1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình Hình Thái-Cam & Thái Độ Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi zamzo, 10/02/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 01.tuaans

    01.tuaans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2011
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Tân Hoa Xã (PHNOM PENH, 28 Tháng Tư) - Đấu súng qua lại giữa quân đội Cambodia và Thái Lan trong khu vực biên giới tại đền Ta Moan và Ta Krabei tỉnh Oddar Meanchey vào buổi sáng Thứ năm, tin từ một chỉ huy chiến trường của Cambodia.

    "Cuộc giao tranh lại bắt đầu vào buổi sáng sớm hôm nay, khoảng 3g50 ở khu vực 2 ngôi đền, binh sĩ Thái Lan tấn công trước", Suos Sothea, Phó chỉ huy 1 đơn vị pháo binh, đã nói với Tân Hoa Xã qua điện thoại từ chiến trường.

    "Trong thực tế, quân đội Thái Lan đã nã pháo vào quân đội chúng tôi gần như suốt đêm qua và họ đã tăng cường pháo kích vào buổi sáng sớm hôm nay (thứ năm)".

    "Lực lượng Thái đã bắn cả súng bộ binh và pháo hạng nặng vào các khu vực chúng tôi đóng quân, họ có tham vọng đánh chiếm và giữ những ngôi đền này. Chúng tôi cũng bắn trả bằng súng bộ binh để bảo vệ lãnh thổ, chúng tôi không sử dụng súng hạng nặng để chống lại họ".

    Không có thương vong nào được báo cáo cho đến thời điểm này (sáng Thứ năm).

    Cuộc giao tranh này đã xảy ra trong bảy ngày liên tiếp giữa lực lượng vũ trang hai nước.
    Trong sáu ngày trước của cuộc đụng độ đã có tám binh sĩ Campuchia, năm Thái Lan và một dân Thái bị chết.
  2. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Phóng viên chiến trường hình như không tiếp cận được mấy nhỉ? Video về Libya, Yemen, Iraq, Afga tương đối nhiều mà về vụ này ít quá!
  3. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Có một bài phân tích nguyên nhân xung đột Thái-Cam.
    Mình pót lên để ta cùng tham khảo nhé!

    http://www.irrawaddy.org/article.php?art_id=20722

    Qua nhiều thế kỷ, ngôi đền Preah Vihear cổ, một kiệt tác Hindu, đã đứng trên một vách đá nhìn ra biên giới Thái Lan-Campuchia mà không hề bị quấy nhiễu. Tuy nhiên, trong ba năm qua, ngôi đền đã trở thành một quan điểm xung đột ngày càng tăng giữa Thái Lan và Campuchia nhằm xúi bẩy các động cơ chính trị thuần túy trong nước.

    Và, trong vụ tai tiếng mới nhất, các sự kiện đã chứng minh những điểm yếu tương đối của Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva, người rõ ràng là không thể kiểm soát quân đội của mình, và của các nước ASEAN, dường như đã ít có hoặc không có ảnh hưởng trong việc ngăn chặn các cuộc xung đột.

    Báo cáo chưa được xác nhận đã lưu truyền trong cả Bangkok và Phnom Penh về lý do đằng sau các vụ đụng độ ngay cả khi quân đội hai nước trước đó đã đồng ý kêu gọi một cuộc ngưng bắn trong khu vực đền thờ được Tòa án Công lý quốc tế trao cho Campuchia năm 1962. Một số nguồn tin nói rằng có sự thiếu giao tiếp giữa chính phủ Thái Lan và quân đội. Trong khi Thủ tướng Abhisit Vejjajiva có vẻ thích một lựa chọn ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng, quân đội đã quyết định sử dụng vũ lực để thay thế.

    Ngoài ra còn có một lý thuyết về âm mưu. Liên minh Nhân dân vì Dân chủ bảo hoàng (phe áo Vàng) PAD được cho là đang làm việc với quân đội để làm suy yếu chính phủ Abhisit, rõ ràng là vì hai bên đều không hài lòng với sự nhiệt tình của thủ tướng khi kêu gọi bầu cử ngay sau tháng tư. Theo lý thuyết trên, quân đội lo ngại rằng điều này sẽ làm giảm bớt vai trò của quân đội trong chính trị quá sớm. Các gốc rễ của cuộc xung đột biên giới gần đây nhất có thể được tìm thấy trong quyết định vượt biên vào Campuchia của một nhóm Đảng viên Dân chủ PAD, nơi mà họ đã nhanh chóng bị bắt giữ. Một thành viên PAD, Veera Somkwamkit, vẫn đang còn trong nhà tù Campuchia.

    Trong khi đó, một số cư dân địa phương tại biên giới Thái Lan-Campuchia nói rằng quân đội Thái đã chán với cách thức chính phủ Abhisit xử lý vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Ngày 4 tháng 2, quân đội Thái Lan và Campuchia đã trải qua cuộc xung đột tồi tệ nhất, một cuộc xung đột bạo lực trong đó có bắn súng và đấu pháo, giết chết ít nhất hai người Thái và tám người Campuchia. Khoảng 3.120 người Thái đã được sơ tán từ một ngôi làng gần nơi xảy ra sự cố. Các ngôi đền chính đã bị hư hỏng do hỏa lực từ phía Thái Lan.

    Vì vậy, để thể hiện sự thất vọng của mình, quân đội đã chọn cách nã pháo vào đền Preah Vihear, làm hư hại và làm cho Thái Lan bị lên án hành vi thiếu suy nghĩ của mình, mà cuối cùng có thể phá hủy một di sản thế giới lâu đời hàng thế kỷ.

    Ở Campuchia, Thủ tướng Hun Sen khai thác các cuộc đụng độ vũ trang để củng cố vị thế quyền lực của mình bằng cách hiển thị cảm xúc dân tộc của mình. Lần cuối cùng Hun Sen hiển thị tình yêu của mình cho quê hương Campuchia, là bắt Thái Lan trả chi phí cho đại sứ quán Thái Lan tại Phnom Penh vào năm 2003. Sau đó, Hun Sen đã bị cáo buộc là không muốn can thiệp vào một cuộc tấn công đốt phá đối với đoàn ngoại giao Thái Lan bởi cái gọi là lực lượng yêu nước Campuchia. Các nhà phân tích nhìn thấy sự việc như là âm mưu của Hun Sen nhằm chuyển hướng các vấn đề trong nước có thể hủy hoại cơ hội của mình trong cuộc bầu cử sắp tới.

    Báo cáo nói rằng quy mô của sự tàn phá ở phía Campuchia do hậu quả của các cuộc đụng độ mới đây là rất lớn. Hun Sen có vẻ muốn nhất định trả đũa. Thái Lan sẽ phải chờ xem mối quan hệ Thái Lan-Campuchia từ nay sẽ diễn biến thế nào.

    Trong khi các cuộc đối đầu mới nhất chắc chắn là công chuyện chính trị trong nước ở Thái Lan và Campuchia, nó còn tác động tiêu cực vào ASEAN mà hai nước đều là thành viên. Ngay lập tức, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan đã kêu gọi hai bên tìm một giải pháp hòa bình.

    "Tôi rất quan ngại về tình hình nghiêm trọng ở biên giới giữa Thái Lan và Campuchia", Surin nói. "Xung đột bạo lực phải được kiểm soát và đưa trở lại bàn đàm phán sớm nhất."

    Ông cũng nói thêm, "Tôi đã liên lạc với Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong, và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan Kasit Piromya, và tôi đã kêu gọi bình tĩnh kiềm chế tối đa, ở cả hai bên, và tôi tha thiết mong muốn được nhìn thấy cả hai bên trở lại bàn đàm phán càng sớm càng tốt. "

    Là thành viên của ASEAN, Thái Lan và Campuchia đã phá vỡ truyền thống tư vấn và hợp tác kịp thời của Hiệp hội trong các cuộc khủng hoảng song phương, và đặc biệt, Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (TAC) trong đó tất cả các nước thành viên cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp.
  4. 01.tuaans

    01.tuaans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2011
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Dựa vào tấm bản đồ do Pháp vẽ, tòa án quốc tế công nhận đền Preah Vihear của Cambodia.
    [​IMG]

    Đường biên giới tới đây thì không thấy đánh dấu nữa
    [​IMG]

    Khu vực cửa khẩu Ô-sa-mếch, núi Cóc và lui về phía Tây (nơi có 2 đền đang xảy ra chiến sự) hoàn toàn không được đánh dấu biên giới trong tấm bản đồ
    [​IMG]

    Cả tấm bản đồ
    [​IMG]
  5. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Xung đột Thái Lan - Campuchia tiếp tục căng thẳng

    Hôm nay (28.4), tiếng pháo nổ vang lên dọc biên giới Thái Lan – Campuchia và khiến cuộc xung đột ác liệt vùng biên giới giữa 2 nước láng giềng kéo dài sang ngày thứ 7.
    Người ta nghe thấy những tiếng nổ lớn ngay từ sáng sớm ở Phanom Dongrak, một ngôi làng Thái Lan cách biên giới 20km.
    Tại Campuchia, chỉ huy chiến trường, đại tá Sous Sothea cho biết giao tranh lại diễn ra quanh khu đổ nát của 2 ngôi đền có từ thời Khmer ở Ta Moan và Ta Krabey – nơi quân đội 2 nước đã xung đột từ thứ 6 tuần trước.
    Những cuộc đụng độ vì tranh chấp lãnh thổ đã làm ít nhất 14 người thiệt mạng và buộc hàng chục ngàn người dân của 2 quốc gia bỏ nhà đi sơ tán.
    Tranh chấp biên giới đã khơi dậy tình cảm quốc gia của cả 2 nước, tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng các chính trị gia cũng có thể làm tăng thêm cuộc xung đột, đặc biệt là ở Thái Lan, nơi quân đội có thể khuếch trương lực lượng trước các kỳ bầu cử vào tháng 6 và hoặc tháng 7 sắp tới.
    Hôm qua, nhà lãnh đạo Campuchia Hun Sen đã buộc tội Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva thích chiến tranh và châm ngòi cuộc xung đột, tuy nhiên ông nói rằng ông vẫn muốn đàm phán hòa bình với Thủ tướng Thái tại một cuộc họp khu vực sắp tới tại Indonesia.
    Campuchia đã dùng bệ phóng tên lửa lần đầu tiên vào hôm thứ 3, theo đó, ông Hun Sen nói rằng đó là sự đáp trả việc Thái Lan dùng vũ khí hạng nặng.
    Trong khi đó, ông Abhisit, nói rằng chính phủ của ông không sẵn sàng có một cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng 2 nước trừ khi có sự ngừng bắn trước. “Nếu họ muốn nói chuyện, cách dễ nhất là ngừng bắn” – ông Abhisit nói với Quốc hội sau khi đi thăm những thường dân bị thương tại tỉnh Surin ở phía đông bắc.
    Những cuộc đàm phán với Campuchia dường như đang tạo ra sự chia rẽ trong chính phủ Thái, trong khi Thủ tướng Abhisit muốn biện pháp hòa giải hơn thì quân đội lại chần chừ trong việc này.
    Quân đội Thái Lan đã cản trở một kế hoạch cho các nhà quan sát quân sự Indonesia đóng quân dọc biên giới. Hôm thứ 4, ông Hun Sen nói rằng Campuchia có thể mời họ tới đường biên giới của mình cho dù có bất kỳ sự trì hoãn nào của Thái Lan.
    Indonesia, hiện làm chủ tịch Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), đề nghị cung cấp các nhà quan sát sau 4 ngày giao tranh vùng biên giới vào tháng 2.
  6. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Thái Lan tăng quân tới biên giới tranh chấp
    VIT - Phát ngôn viên quân đội Thái Lan tiết lộ, Thái Lan đã điều thêm binh lính tới khu vực biên giới tranh chấp với Campuchia vào hôm nay (28/4) sau khi các vụ đụng độ gần hai ngôi đền cổ đã bước sang ngày thứ 7 liên tiếp.
    Quyết định tăng quân tới khu vực biên giới đưa ra sau khi 7 binh lính Thái Lan thiệt mạng và 7 người khác bị thương trong cuộc nã pháo vào đêm qua. Giao tranh kết thúc vào rạng sáng nay nhưng binh lính cả hai bên vẫn duy trì ở mức báo động cao.
  7. toi_rocket

    toi_rocket Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2011
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Tình hình hiện nay cũng hay đấy nhỉ? Thái nhờ Vịt với anh Tàu thuyết phục Cam

    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/nld.com.vn/Thai-Lan-yeu-cau-Trung-Quoc-Viet-Nam-giup-thuyet-phuc-Campuchia/6151953.epi

    Cái này làm anh Tàu phải suy nghỉ mệt đấy nhỉ? Nếu để cho Cam đưa vấn đề này ra quốc tế thì lại khó sử khi Vịt nhà ta quốc tế hóa vấn đề biển đông,làm vậy không khác nào tự làm khó mình kekkeke nhưng lại được lòng Cam

    Còn nếu thuận theo Thái khuyên Cam không nên đưa vấn đề này ra quốc tế thì Cam sẽ nghỉ rằng Tàu theo Thái đá đít mình, lúc đó ảnh hưởng của Tàu tại Cam sẽ giảm đáng kể đấy,tranh thủ nhà ta tạo ảnh hưởng lên anh bạn hàng sóm>:D:D:D<
  8. thatvovan

    thatvovan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    107
  9. 01.tuaans

    01.tuaans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2011
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    KHông phải tiếng Căm!
  10. khaiminh33pro

    khaiminh33pro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2011
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Bac
    Chem ghe qua. Ma con khong dung su that, khong logic

Chia sẻ trang này