1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình Hình Thái-Cam & Thái Độ Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi zamzo, 10/02/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Thái Lan, Campuchia tiếp tục xung đột bất chấp lệnh ngừng bắn
    VIT - Sáng sớm hôm nay (29/4), quân đội Thái Lan vẫn tiếp tục nã pháo vào lãnh thổ Campuchia tại ngôi đền Ta Krabei có từ thế kỷ thứ 13 thuộc tỉnh Oddar Meanchey của Campuchia, bất chấp lệnh ngừng bắn vừa đạt được chỉ một ngày trước, một tư lệnh chiến trường Campuchia cho biết.
    “Họ (quân đội Thái Lan) đã bắt đầu nã pháo vào binh lính của chúng tôi tại ngôi đền Ta Krabei lúc 04h50 (giờ địa phương),” ông Suos Sothea, phó tư lệnh đơn vị pháo Campuchia, cho biết.

    “Binh lính Thái Lan có thể đã không tôn trọng cấp trên của họ bởi vì hôm Thứ 5 (28/4), tư lệnh quân đội của họ đã đàm phán với tư lệnh của chúng tôi và hai bên đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn, nhưng sáng nay họ vẫn nã pháo vào chúng tôi,” ông cho nói.

    “Tuy nhiên, chúng tôi đã không bắn trả vì chúng tôi tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn này," ông cho biết thêm.

    Phát ngôn viên quân đội Thái Lan, Đại tá Sansern Kaewkamnerd, cũng đã lên tiếng xác nhận là sáng nay đã xảy ra các cuộc xung đột quân sự tại khu vực biên giới tranh chấp giữa hai nước.

    ++++++++++++++++

    Quân đội thái dúi quyết tâm PR cho a bị sịt trước bầu cử mà :-ss
  2. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Thái Lan, Campuchia "tố" nhau khai hỏa trước

    VIT - Quân đội Thái Lan không khai hỏa trước trong cuộc đụng độ mới nhất với binh lính Campuchia ở biên giới, một phát ngôn viên của quân đội Thái Lan nói với Tân Hoa Xã hôm nay (29/4).

    “Trong suốt cuộc đấu súng mới nhất vào đêm qua khiến một binh lính Thái Lan thiệt mạng và khoảng 3 đến 4 người khác bị thương, chúng tôi không khai hỏa trước”, Đại tá Sansern Kaewkamnerd phát biểu trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Tân Hoa Xã sáng nay.

    “Cuộc chiến tiếp tục từ 9:00 tối hôm qua (28/4) đến 6:00 sáng nay (29/4), trong suốt cuộc đụng độ người Campuchia đã bắn đạn pháo và ném bom vào chúng tôi rồi sau đó chúng tôi mới phản công”, Đại tá Sansern Kaewkamnerd nói tiếp.

    Đụng động đã xảy ra chưa đầy 12h sau khi các cuộc đàm phán ngừng bắn diễn ra giữa Thiếu tướng Campuchia Chea Mon, chỉ huy Quân khu 4 và tư lệnh Quân khu 2 của Thái Lan, Trung tướng Thawatchai Samutsakorn. Trong cuộc đối thoại này, hai bên đã nhất trí ngừng bắn.

    Phát ngôn viên Sansern nhấn mạnh, quân đội Thái sẽ tiếp tục giám sát tình hình.

    Trước đó, phát ngôn viên chính phủ Campuchia tuyên bố, binh lính Thái lại tiếp tục tấn công vào binh lính Campuchia đang đóng ở ngôi đền Ta Krabey đêm hôm qua (28/4) cho đến sáng nay.

    Phay Siphan, phát ngôn viên của Văn phòng Hội đồng Các Bộ trưởng cho biết, ông đã nhận được thông tin về vụ tấn công mới vào lính Campuchia ở ngôi đền Trabey.

    “Chúng tôi lấy làm tiếc khi nghe được thông tin từ các vụ tấn công mới từ phía Thái Lan. Kinh nghiệm cho thấy, Thái Lan không hề trung thực. Một mặt, họ đàm phán ngừng bắn, mặt khác họ tấn công chúng tôi”, ông Phay Siphan nói.

    Các cuộc xung đột kéo dài một tuần qua giữa hai quốc gia láng giềng này đã cướp đi sinh mạng của 7 binh lính Thái và một dân thường, hàng chục người thiệt mạng và buộc 60.000 người dân sống ở quanh khu vực xung đột phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán.

    ++++++++++++++++++++

    Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay! Bố ai biết đằng nào mà lần! ~X
  3. Lie

    Lie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2010
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
  4. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Cả bài được đúng mỗi câu tô đỏ là hay =))
  5. Spyder

    Spyder Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Bài viết:
    1.374
    Đã được thích:
    12
  6. 01.tuaans

    01.tuaans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2011
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Không phải Bom mà là pháo phản lực.
    Một vài hình ảnh từ giới truyền thông Thái. Xem ra khoản tuyên truyền này Thái hơn đứt Cam.
    [​IMG]
    Đạn nổ xuyên thủng tường táp-lô nhà bên Thái

    [​IMG]
    Một xưởng dệt tư nhân tại gia bị trúng đạn pháo

    [​IMG]
    Chủ một ngôi nhà bị đạn pháo

    [​IMG]
    Nhà của ông ta đã tan hoang
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    Đuôi đạn pháo phản lực trên đường nhựa

    [​IMG]
    Một trạm điện thoại bên đường

    [​IMG]
    Một nhà sàn của dân Thái bị đạn pháo
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    Súc vật bị trúng mảnh pháo

    [​IMG]
    Ấn tượng hơn với con chó kiếm ăn trong ngôi nhà đổ nát

    (nguồn: xem properties của hình)
  7. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Có một bài phân tích nữa về nguyên nhân xung đột Thái-Cam.
    Mình mạn phép dịch và pót lên cho cả nhà cùng tham khảo nhé [:D]

    +++++++++++++++++++++++

    BANGKOK - Họ tiến hành các trận đấu pháo chết người trong một tuần qua một khu rừng biên giới đang tranh chấp, nổi bật là ngôi đền cổ. Nhưng các nhà phân tích nói rằng các cuộc đụng độ đẫm máu nhất giữa Thái Lan và Campuchia những năm qua có lẽ có ý nghĩa nhiều hơn về chính trị trong nước hơn là về lãnh thổ,
    Cả hai bên đã thỏa thuận tạm ngừng bắn vào Thứ năm, một thỏa thuận đầy hy vọng sau bảy ngày giao tranh đã giết chết 15 người và làm cho 50.000 người phải đi tản cư. Các thỏa thuận tương tự trong quá khứ đã không đảm bảo chấm dứt cuộc xung đột, và nhiều người tin rằng xung đột chưa kết thúc.
    "Các cử tri trong cả hai quốc gia đang được hưởng lợi quá nhiều từ tranh chấp biên giới nên sẽ không cho phép nó kết thúc hoàn toàn." Joshua Kurlantzick, phụ trách Đông Nam Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, đã viết như thế trên trang web của tổ chức.

    Đối với họ: một cuộc đảo chính của phe quân sự Thái Lan có thể khẳng định quân đội là người đứng đầu đất nước đối với cuộc bầu cử đang gây tranh cãi, và một đại ca Campuchia được ủng hộ bởi phong trào dân tộc bùng phát lại muốn thấy một đồng minh cầm quyền tại Bangkok thay vì một đối thủ.
    Biên giới đã bị tranh chấp ít ra là từ ​​những năm 1950, khi Pháp rút khỏi Đông Nam Á và cựu thuộc địa Campuchia giành được độc lập.
    Nhưng căng thẳng tăng vọt trong năm 2008, khi ngôi đền đổ nát Hindu Preah Vihear của thế kỷ 11 - mà Tòa án Quốc tế phán quyết thuộc về Campuchia năm 1962, được công nhận là Di sản thế giới của Liên Hợp Quốc trước sự phản đối quyết liệt của Thái Lan. Chủ quyền của vùng đất xung quanh ngôi đền vẫn còn tranh chấp, cũng như các vạt đất có những đền thờ khác được xây dựng dưới triều đại của Đế quốc Khmer.
    Đụng độ đã nổ ra sáu lần trong ba năm qua và các cuộc giao tranh đã phát triển ngày càng đẫm máu, với pháo binh sử dụng lần đầu tiên trong trận chiến tháng Hai vừa qua.
    Tuy nhiên, cả quân Thái Lan lẫn quân Campuchia đã không thực hiện bất kỳ chuyển động nào để giành lãnh thổ, và cư dân trong khu vực xung đột tự hỏi cuộc khủng hoảng này là vì cái gì.
    "Tôi không biết tại sao họ đang đánh nhau," bà Yingcherddee 56 tuổi cho biết như vây tại thị trấn biên giới Thái Lan Surin trong tuần này.
    "Tôi chỉ muốn họ dừng lại," bà nói. "Không đáng phải như vậy, ít nhất là không đáng cho chúng tôi."
    Nhiều nhà phân tích tin rằng quân đội Thái Lan, đã lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra trong một cuộc đảo chính năm 2006, muốn phô trương cơ bắp trước cuộc bầu cử dự kiến ​​vào tháng Sáu hay tháng Bảy.
    Tiến sĩ Pavin Chachavalpongpun, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore nói rằng:

    Những lo ngại quân đội liên minh Puea Thai chống đối ông Thaksin có thể giành được lá phiếu, và một giả thuyết nói rằng các chỉ huy hàng đầu của quân đôi đã sử dụng các cuộc giao tranh "để tạo ra một bầu không khí bất ổn" bên trong Thái Lan để làm chệch kết quả bầu cử,
    Pavin nói, " Nếu quốc gia đang trong cuộc khủng hoảng, quân đội có thể hỏi, là đã sẵn sàng để tổ chức bầu cử hay chưa?"
    Duncan McCargo, một chuyên gia về Đông Nam Á, người đứng đầu các trường nghiên cứu quốc tế tại Đại học Leeds của Anh, đã đồng ý là: Cuộc chiến tranh biên giới "phản ánh quyết tâm của quân đội để chứng minh rằng chỉ có các lực lượng vũ trang mới có thể là người bảo vệ đáng tin cậy cho lợi ích quốc gia Thái Lan,".
    Quân đội Thái Lan luôn đóng một vai trò nổi bật trong chính trị, dàn dựng 18 cuộc đảo chính kể từ năm 1930. Tuy nhiên, họ phủ nhận là đang can thiệp vào chính trị và nói rằng, giống như quân đội Campuchia, họ chỉ bảo vệ để chống ngoại xâm.
    Trong cuộc tranh chấp hiện nay, quân đội đã cản trở một đề nghị gởi quan sát viên quân đội Indonesia tới biên giới, kế hoạch mà Campuchia đã đồng ý. Tuy nhiên, hôm thứ Năm, người phát ngôn Bộ quốc phòng và Bộ ngoại giao Thái Lan Thái Lan cho rằng đã trở lại kế hoạch đó nhưng chỉ làm việc về các chi tiết. Bộ trưởng ngoại giao của Indonesia cũng cho biết đối tác Thái Lan của ông đã ký tắt vào kế hoạch.
    Cuộc chiến đã khuấy động nhiệt tình dân tộc của cả hai phía, nhưng nhiều người tin rằng nó cũng có lợi cho Thủ tướng Campuchia Hun Sen, cho phép ông ta miêu tả mình như một nạn nhân bị Thái Lan "bắt nạt".
    Một bài xã luận trên một tờ báo Thái Lan cho rằng Hun Sen, người đã nắm quyền từ năm 1985, đã kích động những căng thẳng biên giới để đạt được ủng hộ ở nhà và chuyển hướng sự chú ý ra khỏi những gì gọi là "sự bất bình ngày càng tăng của công chúng đối với chế độ độc tài của ông ta."

    Kurlantzick nói rằng con trai của Hun Sen, Hun Manet, đã lợi dụng cuộc khủng hoảng "để đóng một vai trò lớn hơn trong hoạch định chính sách quân sự, có khả năng định vị anh ta để tiếp nhận việc điều hành đất nước từ cha mình một ngày nào đó."
    Hun Sen được biết là có một mối quan hệ gần gũi với ông Thaksin, hiện đang sống lưu vong ở Dubai.

    http://irrawaddy.org/article.php?art_id=21208
  8. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    em dc biết là bên thái nó có cái băng rôn gì gì mà đại khái là vn sắp đuổi kịp nó gi đó. bác nào có ảnh ko cho em xin tí
  9. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    +++++++++++++++++++++

    Em coi đỡ bài viết này nhé:

    “Việt Nam sắp đuổi kịp Thái Lan”

    Đó là tiêu đề bài viết đăng trên nhật báo Bangkok Post ngày 3/3, một ngày sau khi hội thảo khu vực của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Hà Nội kết thúc.

    Bài viết của Kultida Samabuddhi khẳng định Việt Nam hiện không chỉ sắp đuổi kịp Thái Lan về xuất khẩu nông sản và phát triển công nghiệp, mà còn là đối thủ cạnh tranh của Thái Lan trong tiến trình đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ (MDG).
    Dù hai nước đã thành công trong việc gia nhập nhóm “những quốc gia thành đạt sớm”, nhưng theo báo cáo mới nhất về tiến trình đạt MDG ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đang vượt trội so với Thái Lan. Việt Nam đạt 0,59 điểm trong bảng chỉ số của LHQ, cao nhất châu Á - Thái Bình Dương, hơn Thái Lan 0,1 điểm.

    Bài báo trích đăng nhận xét trong báo cáo của LHQ cho rằng: “ Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công điển hình ở khu vực”, và ngợi ca những thành tựu mà Việt Nam có được trong tiến trình đạt MDG vào năm 2005.

    Ông Kim Ha Suk, hàm phó tổng thư ký LHQ, ca ngợi Chính phủ Việt Nam đã thể hiện những cam kết mạnh mẽ trong việc bảo tồn rừng, phát triển giáo dục cho dân chúng, cải thiện hệ thống y tế và biến đất nước thành một nhà tiên phong của thế giới trong tiến trình đạt MDG. Ông nói thành tựu đáng kể nhất của Việt Nam là khả năng mở rộng diện tích rừng từ 29% tổng diện tích đất đai năm 1990 lên 38,5% vào thời điểm hiện nay. Mặc dù thừa nhận Thái Lan đang tụt hậu so với Việt Nam trong tiến trình phát triển, nhưng ông Kittisak Sinthuvanich - phó tổng thư ký Ủy ban Phát triển kinh tế xã hội quốc gia Thái Lan - lại
    nhấn mạnh rằng xét về tổng thể, “xứ sở của những nụ cười” lại đạt được kết quả tốt hơn. Ông đã lấy các tiêu chuẩn mà hai nước đạt được và chưa được để so sánh. Ví dụ Thái Lan đã đáp ứng hầu hết các mục tiêu MDG, trừ việc giảm lây lan HIV, giảm phá rừng và khí thải CO2. Trong khi đó Việt Nam lại đang chậm hơn trong vấn đề giáo dục tiểu học, bình đẳng giới, giảm sự lây lan HIV và khí thải CO2. Ông Kittisak cũng trấn an rằng “nếu không có những sự cố ngoài mong đợi như thiên tai hay suy thoái kinh tế, chắc chắn đến năm 2015 Thái Lan sẽ đạt được các mục tiêu MDG”.Tuy nhiên, có một thực tế mà ông Kittisak và một số chuyên gia khác phải thừa nhận là bất ổn chính trị đang đe dọa quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thái Lan. Bài báo dẫn lời của Erna Withoelar, đại sứ đặc biệt của LHQ về các mục tiêu MDG, nói rằng nỗ lực đạt MDG của Thái Lan bị chi phối bởi nhiều thay đổi và xung đột chính trị trong nước. Về điểm này, Việt Nam hơn hẳn Thái Lan do có tình hình chính trị ổn định hơn.

    Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=7012#ixzz1Ktr1mTsH
  10. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    1 lần nữa cho thấy vai trò của LHQ khá mờ nhạt, các khu vực tranh chấp đã được quốc têvà có bằng chứng pháp lý rõ ràng. Giá như LHQ luôn tỏ ra nhanh nhẹn như tromg các vấn đề, các nghị quyết Mỹ đưa ra. Hoà bình thế giới chỉ tồn tại khi có 1 tổ chức đủ mạnh và công bằng để có thể bóp nát bất kỳ hành động phi lí nào của bát kỳ quốc gia nào. Có lẽ phải nhờ đến người ngoài hành tinh:))

Chia sẻ trang này