1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình Hình Thái-Cam & Thái Độ Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi zamzo, 10/02/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. UnitedKondom

    UnitedKondom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2011
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Ngày 22/4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nam cực Lý Phương Nga kêu gọi Campuchia và Thái Lan không do dự, nhanh chóng giải quyết bất đồng, tranh chấp một cách dứt điểm và trong thời gian ngắn, ưu tiên sử dụng các biện pháp cứng rắn, kể cả dùng sức mạnh quân sự, thậm chí chiến tranh tổng lực. Mục đích là giải quyết nhanh gọn tranh chấp, dùng sức mạnh để xác định chủ quyền! Tránh việc đàm phán, lôi kéo đồng minh bừa bãi gây mất ổn định khu vực và nội bộ khối Acaen!
  2. sakura.

    sakura. Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    0
    Tôn sùng cá nhân thì Thái và Cam có lẽ không ai hơn ai. Còn bạn nào nói là không ép buộc thì xem lại vụ mấy thằng Du lịch lỡ làm bẩn ảnh Rama bị tụi Thái bỏ tù thì sao nhỉ có phải ép buộc không, sự tôn sùng này nó ghi vào luật rồi ai không theo nó bỏ tù cả đấy chứ chẳng chơi. Thỉnh thoảng tụi chính trị gia Thái còn lôi chuyện bất kính ra để hạ nhau cơ mà.
  3. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Topic chìm sâu quá rồi. Kéo lên chút nha. [:D]

    ++++++++++++++++++++++++++++

    Campuchia hoãn triển lãm Thai Expo dự kiến ​​vào tuần tới tại Phnom Penh

    PHNOM PENH, ngày 13 tháng 5 (Dân trí – Xinhua)

    Campuchia đã quyết định hoãn triển lãm Thai Expo dự định tổ chức vào tuần tới ở Phnom Penh, nói rằng đây không phải là thời điểm thích hợp để tổ chức như một hội chợ nhứ thế.

    "Do những hạn chế mới về thương mại biên giới của quân khu 2 Thái Lan, tôi có ý kiến ​​rằng đây không phải là thời điểm thích hợp để quảng bá sản phẩm Thái Lan tại Campuchia," Bộ trưởng Thương mại Campuchia Cham Prasidh cho biết trong một bức thư gởi đại sứ quán Thái ở Phnom Penh ngày Thứ Sáu.

    Quyết định của Campuchia là một phản ứng đối với mệnh lệnh của chỉ huy quân khu 2 Thái Lan hôm thứ Ba nhằm ngưng xuất khẩu thêm nhiên liệu và các sản phẩm khác vào Campuchia, nói rằng quân đội Campuchia có thể dùng chúng để hỗ trợ quân đội của họ trong các hoạt động chống lại các lực lượng Thái Lan dọc theo biên giới tranh chấp.

    "Lệnh cấm xuất khẩu sẽ kéo dài cho đến khi tình hình biên giới thực sự trở lại bình thường," tờ báo trực tuyến Bangkok Post trích dẫn từ lệnh của quân khu 2.

    Hôm thứ Tư, Thái Lan tuyên bố sẽ tổ chức hội chợ quy mô lớn thứ hai của các sản phẩm Thái Lan tại Phnom Penh từ Ngày 19-22 tháng Năm.

    "Chúng tôi không thể đảm bảo phản ứng của khách tham quan Campuchia tại cuộc triển lãm đó sau hành vi của Thái Lan," Ông Cham Prasidh cho biết.


    "Vì vậy, tôi đã ban hành hướng dẫn cho Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại liên hệ với những người tổ chức triển lãm Thai Expo 2011 để hoãn cho đến thời điểm thuận lợi hơn," bộ trưởng nói thêm.

    Jiranan Wongmongkol, giám đốc Văn phòng xúc tiến ngoại thương của đại sứ quán Thái Lan tại Phnom Penh, là đơn vị tổ chức sự kiện, cho biết hôm thứ Sáu rằng các đại sứ quán đã nhận được lá thư và đồng ý hủy bỏ hộ chợ.

    "Chúng tôi không có sự lựa chọn, chúng tôi đành phải hoãn lại sự kiện này," cô nói. "Chúng tôi không biết khi nào nó sẽ được tổ chức lại."

    Campuchia và Thái Lan có tranh chấp biên giới chỉ một tuần sau khi ngôi đền Preah Campuchia Vihear được liệt kê như là di sản thế giới vào ngày 07 tháng 7 năm 2008. Thái Lan tuyên bố quyền sở hữu 4,6 km2 vùng bụi rậm bên cạnh đền thờ.

    Kể từ đó, hai bên đã xây dựng được lực lượng quân sự dọc biên giới, và cuộc đụng độ định kỳ giữa binh sĩ hai nước đã dẫn đến tử vong của quân đội cả hai phía.

    Các vụ đụng độ tóe lửa xảy ra gần nhất từ ​​ngày 22 tháng 4 cho đến 03 tháng 5 tại ngôi đền Ta Moan thế kỷ 13 và đền Ta Krabei thuộc tỉnh Oddar Meanchey, để lại 19 người của cả hai bên thiệt mạng và gần 100, 000 thường dân phải di tản đến nơi trú ẩn an toàn.

    +++++++++++++++++

    Bình lọan:

    1. Chuyện dài Thái-Cam vẫn chưa tới hồi kết. Chủ nghĩa dân tộc có vẻ đang trỗi dây mạnh ở ĐNA và châu Á nói chung.
    2. Càng ngày càng thêm nghi là chú Cam bị cu nào xúi trẻ ăn c.. gà.
    3. Chú Cam Sam Rainsy còn đang giở trò kích đông hận thù dân tộc với VN về "ngày quốc hận 4/6", chắc sau lưng có chú nào đốc vô.
    4. Ai đang lợi dụng chủ nghĩa dân tộc trong khu vực để quấy cho hôi?
    4. Ai được hưởng lợi nếu mấy chú Asean luôn xào xáo lục đục với nhau?

    Điểm mặt thủ phạm chắc không mấy gì khó....[:D]

  4. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
  5. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Bộ trưởng quốc phòng Campuchia và Thái Lan sẽ hội đàm tại Indonesia
    VIT - Ngày 17/5, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cho biết, ông sẽ hội đàm với người đồng cấp Thái Lan Prawit Wongsuwon về vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai nước bên lề hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần thứ 5 tại Jakarta, Indonesia. <FONT face=[/IMG]"Sẽ có một cuộc hội đàm ngắn giữa ông Prawit Wongsuwon và tôi vào buổi tối ngày 18/5 tại Jakarta theo sự sắp xếp của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro," ông Tea Banh nói với giới phóng viên tại sân bay quốc tế Phnom Penh trước khi lên đường sang Indonesia tham dự hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần thứ 5 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 18-21/5.

    "Khi đó, chúng tôi sẽ đàm phán về cuộc xung đột biên giới giữa Campuchia và Thái Lan," ông cho biết.

    Các cuộc xung đột giữa Campuchia và Thái Lan đã bùng phát đúng một tuần sau khi ngôi đền cổ Preah Vihear tranh chấp được công nhận là Di sản Thế giới vào ngày 07/7/2008, vì Thái Lan đã tuyên bố chủ quyền đối với khu vực rộng 1,8 dặm vuông (4,6km2) bên cạnh ngôi đền.

    Kể từ đó, hai bên đã tăng cường quân đội dọc biên giới giữa hai nước và các cuộc đụng độ đã thường xuyên xảy ra làm nhiều binh lính và thường dân của cả hai bên thiệt mạng.

    Tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN ở Jakarta hôm 22/2, hai bên đã đồng ý tiếp nhận các quan sát viên Indonesia đến khu vực biên giới của họ để giám sát một lệnh ngừng bắn, nhưng kế hoạch triển khai này luôn bị trì hoãn do Thái Lan yêu cầu trước hết binh lính và cư dân địa phương Campuchia phải rút khỏi khu vực tranh chấp rộng 4,6 km vuông gần ngôi đền Preah Vihear.

    Ông Tea Banh đã khẳng định rằng Campuchia chưa bao giờ biết đến diện tích 4,6km2 và Campuchia không thể rút quân khỏi lãnh thổ của chính họ.

    Ông cho biết thêm rằng cuộc họp Ủy ban Biên giới Chung giữa Campuchia và Thái Lan chỉ có thể được tổ chức khi đã có sự hiện diện của các quan sát viên Indonesia trên lãnh thổ Campuchia hoặc lãnh thổ Thái Lan.

    Cuộc xung đột biên giới mới nhất giữa quân đội Campuchia và Thái Lan đã xảy ra từ ngày 22/4 đến ngày 03/5 tại hai ngôi đền Ta Moan và Ta Krabei có từ thế kỷ thứ 13 thuộc tỉnh Oddar Meanchey của Campuchia, làm 19 người của cả hai bên thiệt mạng và gần 100.000 thường dân phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
  6. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Campuchia đã từng là đồng minh thân cận của Việt Nam trong quá khứ. Mối quan hệ này xoay quanh cuộc chiến chống Khmer Đỏ do Trung Quốc giật dây. Thủ tướng Hunsen của Campuchia, người cầm quyền đến bây giờ là do Việt Nam đưa lên thay chính quyền Polpot.
    [​IMG]
    Bài viết của độc giả Nightmoonlight ( moonlightofthenight@gmail.com) gửi tới REDS.VN. Bài cùng tác giả: Vì sao nền kinh tế Việt nam thảm haị đến thế?; Trung Quốc sẽ gây chiến tranh vào lúc nào? Vì sao?

    Từ sau vụ việc “ASEAN không ra được thông cáo chung” hồi giữa tháng 7, trong dư luận Việt Nam đã hình thành một tâm lý cho rằng Thủ tướng Hunsen và người Campuchia đã phản bội, bán đứng Việt Nam để ngả vào tay Trung Quốc.

    Đây là lý do khiến tôi phải bày tỏ quan điểm của mình, từ góc độ của một người luôn theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình biển Đông và quan hệ ngoại giao trong khu vực.

    Bản chất của vấn đề này là như thế nào? Trước hết, ta phải tóm tắt lại một chút:

    Lần đầu tiên trong 45 năm, Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 45 đã không thông qua được thông cáo chung. Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong nói chính phủ ông không ủng hộ bất cứ bên nào trong các tranh chấp. Trước vụ việc này, Việt Nam nói lấy làm tiếc vì hội nghị không thông qua thông cáo chung, trong khi Philippines tức tối chỉ trích Campuchia không tiếc lời. Indonesia thì cử ngoại trưởng Marty Natalegawa thực hiện một chuyến “ngoại giao con thoi” và nhảy như cóc đến các nước liên quan. Trung Quốc thì im lặng trên mặt ngoại giao.

    Điều đầu tiên tôi cần nói là nhận xét của tôi về Campuchia:

    Campuchia đã từng là đồng minh thân cận của VN trong quá khứ. Mối quan hệ này xoay quanh cuộc chiến chống Khmer Đỏ do TQ giật dây. Thủ tướng Hunsen của Campuchia, người cầm quyền đến bây giờ là do VN đưa lên thay chính quyền Polpot thân TQ. Ngày nay ở Campuchia, VN vẫn làm rất nhiều điều như nhận đào tạo, giáo dục cho Campuchia về mặt nhân lực, hỗ trợ về mặt chính trị, thậm chí, trực tiếp đào tạo tướng lĩnh cho Campuchia.

    Nhưng Campuchia của hiện tại có còn là đồng minh của Việt Nam không?

    Bây giờ tôi có 3 chuyện ngoài lề mà tôi đã được nghe về mối quan hệ Campuchia -VN:

    - Trước đây, khi chính phủ mới thành lập (sau Polpot) bị Thái Lan đánh để giành đất, Campuchia chống không nổi, gọi đến VN, VN im lặng không nói gì, chỉ bảo với Campuchia: “Đem quân phục lính Campuchia qua đây”. VN cho quân đội mặc quân phục Campuchia vào và đánh lùi quân Thái về biên giới. Vậy Thái có biết không? Biết chứ, tức lắm, nhưng không làm gì được VN cả! Nói vậy cho bạn thấy VN trên quốc tế có thể không nói nhiều, nhưng luôn giúp đỡ ngầm cho Campuchia, điều này thiết thực hơn vô số các tuyên bố sáo rỗng, và Campuchia biết điều đó.

    - Vụ kế tiếp là tranh chấp ngôi đền Preah Vihear, vừa mới nghe UNESSCO công bố là di sản thế giới là Thái Lan ngay tức khắc giở trò. Thế là Thái bắt đầu kèn cựa Campuchia. Rạch ròi ra thì ngôi đền đó thuộc đất của Campuchia, nhưng trớ trêu nỗi là một phần mảnh đất thuộc ngôi đền đó lấn qua đất Thái, vì thế Thái mới kiếm chuyện.

    Trớ trêu thứ hai, cái đền ở trên núi, đường đi từ Campuchia đến ngôi đền toàn núi là núi rất khó đi, trong khi đường từ Thái Lan vòng qua rất gần, chỉ hơi dốc, cho nên Campuchia lâm vào thế của nhà mình mà khó phát triển du lịch, còn Thái cơ sở vật chất tốt mà lại không được sở hữu ngôi đền để phát triển du lịch (cả hai nước này đều kiếm sống bằng du lịch). Và tức khắc, xe tăng quân đội kéo ra ầm ầm để dọa nhau.

    Bí thế, em Campuchia hỏi anh VN: “Giờ phải làm sao”. VN trả lời: “Phần đất mày mày cứ lo giữ đi, còn vụ vô đền để tao, tao xây tuyến cáp treo xuyên qua núi dẫn vào đền, cho mày tha hồ làm du lịch!”. Đây là ví dụ tiếp theo về việc sự “giúp đỡ trong im lặng” của Việt Nam đối với Campuchia.

    - Vụ gần đây nhất là Campuchia gặp thiên tai, trên báo VN đăng tin các chiến sĩ bộ đội biên phòng VN qua Campuchia giúp đỡ người dân. Ta thấy gì qua mẩu tin này? Liệu việc triển khai quân đội vào quốc gia một nước khác có dễ dàng vậy không, dù là với mục đích nào đi chăng nữa? Bạn thể tưởng tượng nổi chuyện bộ đội Trung Quốc vượt qua biên giới Việt Nam để cứu trợ người dân không?

    Bây giờ hãy trở về với cái thông cáo chung ASEAN. Cái thông cáo ấy thực ra mà nói, nó chẳng là gì cả. Hãy nhìn vào một thực tế là ba cái COC, DOC gì gì đó của ASEAN có đủ sức kiềm chế TQ hay không, khi mà TQ vốn từ xưa tới nay chẳng bao giờ tuân thủ luật pháp quốc tế, toàn chơi luật rừng đè lên các nước nhỏ bé? Lẽ hiển nhiên, ai có thể làm gì TQ khi mà TQ là ủy viên thường trực hội đồng bảo an LHQ?

    Bạn biết tại sao mỗi khi tòa án quốc tế mở phiên xử đồng bọn Polpot thì rốt cục chả bao giờ đi đến đâu không? Bởi vì cứ mỗi khi hỏi đến câu: “Ai là kẻ sai các người thảm sát dân chúng, ai đứng sau vụ này?” là hoãn, không xử nữa. Vậy bạn đã hiểu là tòa án ngại dính đến TQ như thế nào chưa?

    Vậy nhìn một cách thoáng ra, cái thông cáo ấy có thông qua cũng chả được gì hết, sở dĩ mọi người sốt sắng vì lí do: “đây là lần đầu tiên sau 45 năm…”. Theo tôi, ngược lại có khi không thông qua lại hay hơn, ai biết được tương lai VN có “mua dây buộc mình” với cái tuyên bố chung ấy không? Ai biết được cuộc chiến biển Đông tương lai, cái thông cáo này có làm khó dễ VN ở mặt ngoại giao không?

    Kế đến, tất nhiên là thái độ của Việt Nam:

    Với quan sát của tôi, ngạc nhiên nhất là phản ứng rất “nhẹ nhàng” từ phía Việt Nam. Tất cả những gì Bộ trưởng ngoại giao VN nói Chỉ gói gọn trong câu “VN lấy làm tiếc vì ASEAN đã không thông qua được thông cáo chung”.

    Tại sao lại như thế? Nếu như nước chủ nhà khiến thông cáo chung không thể thông qua được là Thái Lan, hay Malaysia, Myanmar, Brunei thì ta còn có thể bình tĩnh, nhưng đây là Campuchia, quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của VN cơ mà? Vậy tại sao VN lại nói một câu cụt lủn như vậy? Chả có nhà báo quốc tế nào buồn truy hỏi lãnh đạo VN, chỉ có BBC Việt Ngữ đoán già đoán non, chém gió và móc ngoáy bằng những lời lẽ rẻ tiền thường thấy trên trang của họ bằng các nguồn tin không chính thống, vỉa hè. Và thái độ im ỉm của Việt Nam chính là điều khiến tôi ngạc nhiên hơn cả việc Campuchia phản bội hay việc không thông qua thông cáo.

    Sau vụ đó, thái độ của ban lãnh đạo VN chỉ có thể xuất hiện một trong hai trường hợp sau:

    - Một là: Ban lãnh đạo VN bên ngoài im lặng và cười trừ nhưng bên trong thì cay cú vì bị phản bội và chờ có dịp nào đó đáp lại. Tuy nhiên, tôi không tin TQ có thể chen ngang phá nhanh như vậy chỉ bằng vài cái thỏa thuận kinh tế không rõ ràng với Campuchia.

    - Hai là: VN đang ngấm ngầm làm gì đó! Cái này thì rất mơ hồ, nhưng tôi nghiêng về quan điểm này hơn. Ngoại giao VN luôn luôn là thế mạnh của đất nước, với sự khôn khéo trong phát ngôn, cẩn thận trong từng đường đi nước bước, với sự bình tĩnh và điềm đạm trong suy nghĩ, khả năng nhìn xa trông rộng về mặt chính trị, đối ngoại. Thật khó tin là VN bị TQ dắt mũi bằng cách dùng Campuchia chen ngang phá hoại sau nhiều năm kiểm soát Campuchia gần như toàn diện. Càng khó tin hơn nữa khi Philippines và Campuchia cãi nhau nảy lửa thì Việt Nam “bình chân như vại”.

    Dưới đây là một số suy đoán của tôi về khả năng thứ hai này:

    - VN chỉ đạo Campuchia cố tình phá hoại để không thông qua được thông cáo chung, nhằm gài ngược đồng minh Campuchia vào lòng địch.

    - VN tạo cơ hội để Campuchia nhận được các khoảng tiền và đầu tư hứa hẹn của TQ nhằm phát triển kinh tế, đổi lại sẽ nhận được các lợi ích khác từ Campuchia.

    - Chính VN chỉ đạo Campuchia phá hoại cái thông cáo chung này vì bên ngoài bằng mặt bên trong không bằng lòng với ngôn từ tuyên bố. Có thể lãnh đạo VN nghĩ rằng cái thông cáo chung lần này có thể ảnh hưởng đến cuộc chiến tranh tương lai của VN với TQ, hay ảnh hưởng đến quyền lợi giành lại Hoàng Sa, Trường Sa từ tay TQ? Hãy để ý điểm đặc biệt là “ngoại trưởng ASEAN không thể đồng ý về câu từ cho phần nói về Biển Đông trong tuyên bố chung.” Liệu nó có gì đó khúc mắc khiến VN buộc phải chỉ đạo Campuchia phá?

    Tôi dám đưa ra các suy luận này bởi lẽ sau một thời gian dài theo dõi từng nhất cử nhất động của VN về ngoại giao và biển Đông, về các lần tổ chức họp hành lúc làm chủ tịch luân phiên ASEAN, những lần ngoại giao của nguyên thủ quốc gia, từng câu phát biểu của họ với truyền thông thế giới, tôi hoàn toàn không tin VN bị động trước mấy cái trò mèo phá bĩnh của TQ.

    Bàn thêm về chuyến ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Indo Natalegawa: Chả có gì nhiều để nói, có thể chỉ là trò hề của ASEAN bày ra cho hợp pháp cách thức xoa dịu các thành viên ASEAN, hoặc chỉ đơn giản là Indonesia nhanh chân nhảy ra “chơi trò anh lớn”, đi vỗ về các thành viên VN, Philip, Campuchia để kiếm thêm lòng tin từ ASEAN và cộng đồng quốc tế.

    Còn về thái độ và quan điểm của TQ: Chắc chắn là rất hí hửng. Có lẽ cái mà bây giờ TQ nhìn thấy hoặc đang cố mơ thấy là nội bộ ASEAN chia rẽ, cãi nhau hay cái gì đó đại loại vậy. Và gần đây TQ đã yên tâm quay sang mặt trận phía Đông kích động, phá phách Nhật Bản.

    Trong trường hợp thông cáo chung được ký thì sao?

    Khi đó ASEAN sẽ đem nó ra gây sức ép với TQ. Nhưng TQ hoàn toàn có thể bịa rất bất cứ lý do gì đó để từ chối tuân theo, như xung đột “lợi ích cốt lõi” của mình chẳng hạn, mà có ậm ừ đồng ý thì cũng sẽ nhanh chóng gạt bỏ nó bằng các hành động phá hoại cấp thấp như bắt bớ, đánh đập ngư dân nước khác, đưa tàu tiến vào lãnh thổ có chủ quyền của nước khác, như vẫn làm đều đều hàng ngày. Việc ASEAN không ra thông cáo chung chỉ làm TQ bớt phải nghĩ cách để đối phó với dư luận quốc tế mà thôi.

    Lời kết:

    Đừng nghĩ là tôi viết bài này để bênh cho Campuchia, tôi chả có tí quan hệ hay đặc quyền đặc lợi nào ở Campuchia cả nhé. Tôi chỉ cho rằng có thể chúng ta sẽ nói hớ khi nặng lời quy kết cho Campuchia và chính quyền Hunsen là kẻ phản bội. Lý do thứ hai khiến tôi viết bài là vì cảm thấy thú vị trước sự im lặng đến chết người từ phía VN. Như mọi khi, chính phủ nhà ta vẫn thật khó đoán, chắc đang “ngồi đâu đó nhìn ra với những cái đầu lạnh”. Tình hình hứa hẹn càng lúc càng phức tạp và rất đáng để quan tâm, theo dõi.

    NIGHTMOONLIGHT
  7. panguyenttvnol

    panguyenttvnol Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2010
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    19
    Một đánh giá, một cách nhìn nhận rất hay của bác khoằm...! Đúng vậy, các mối quan hệ, xung đột rất phức tạp ko thể giải quyết bằng cách nhìn thiển cận!
  8. ultrasmilano

    ultrasmilano Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2012
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    21
  9. duong.dl06

    duong.dl06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2012
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    bác khoằm đang mơ :P
  10. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    ai mà biết được :-??[:D]

Chia sẻ trang này