1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Syria cáo buộc phương Tây kích động bất ổn trong nước
    SGTT.VN - Thứ hai 26.9, tại cuộc họp hàng năm của Liên hiệp quốc, ngoại trưởng Syria Walid Moallem lên tiếng đổ lỗi cho các nước phương Tây đã tài trợ và kích động các cuộc nổi dậy ở quốc gia này, làm 2.600 thường dân thiệt mạng kể từ tháng 3.2011, theo số liệu từ Liên hiệp quốc.

    [​IMG]
    Người biểu tình đốt hình tổng thống Syria Bashar al-Assad để phản đối. Ảnh: AP
    Xa hơn nữa, ông Moallem cáo buộc phương Tây còn viện trợ tài chính và vũ khí cho “chủ nghĩa cực đoan tôn giáo” trong Syria nhằm thực hiện âm mưu “lan rộng quyền bá chủ của phương Tây ở khu vực Địa Trung Hải và phục vụ những lợi ích bành trướng của Israel”.
    Syria sẽ tiếp tục thách thức bất kỳ lệnh trừng phạt nào của Liên hiệp quốc áp đặt lên quốc gia này. Tuyên bố trên của ông đưa ra trước thời điểm các nhà hoạt động ở Syria vào hôm nay, thứ ba 27.9 (giờ địa phương), sẽ yêu cầu Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc giao chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad cho toà án Hình sự quốc tế xét xử, cùng đề nghị một hành động can thiệp từ bên ngoài để bảo vệ dân thường đang bị lực lượng của ông Assad đàn áp.
    Ngày 3.8, Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã ban hành một tuyên bố chủ tịch đầu tiên, lên án chính quyền Syria sử dụng vũ lực chống lại dân thường, và gửi một nhóm nghiên cứu để đánh giá tình hình nhân đạo ở đó. Tuy nhiên, Hội đồng bảo an hiện đang gặp bế tắc trong việc triển khai các hành động gây sức ép lớn hơn lên Syria, do hai thành viên thường trực là Nga và Trung Quốc cùng với Ấn Độ, Nam Phi và Brazil kiên quyết phản đối dự thảo đề xuất cấm vận vũ khí và trừng phạt tài chính lãnh đạo Syria.
    Ông Moallem thừa nhận sự cần thiết phải cải cách chính trị và kinh tế trong Syria. Vấn đề này đã được đề cập trong bài phát biểu hồi tháng 6.2011 của Tổng thống Assad kêu gọi đa nguyên chính trị, truyền thông tự do và độc lập, bầu cử quốc hội và những thay đổi hiến pháp theo hướng dân chủ. Ông cho biết trong thời hạn không quá sáu tháng, Syria sẽ tiến hành thực thi các thay đổi trên.
    Thế nhưng, theo ông, những nhu cầu nội bộ chính đáng đó đã bị các nhóm vũ trang phá hoại an ninh, gây mất đoàn kết. Và điều này đã trở thành một cái cớ, một tiền đề cho ý muốn can thiệp từ bên ngoài.
    Tuyết Hạnh (WSJ)
  2. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Mỹ thầm lặng chuẩn bị kế hoạch Syria hậu al-Assad
    Với dự báo Tổng thống Syria Bashar al-Assad sớm muộn sẽ phải từ bỏ quyền lực, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama trên thực tế đã bắt đầu lặng lẽ triển khai kế hoạch đối với Syria nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung, sau khi ông al-Assad rời ghế tổng thống.
    Theo New York Times, cùng với đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đã và đang nghiên cứu, đánh giá khả năng tại Syria với khoảng 23 triệu dân thời hậu al-Assad sẽ xảy ra cuộc nội chiến giữa bốn cộng đồng tôn giáo vốn kình địch nhau.
    Đó là giáo phái Alawite sống tập trung ở khu vực đồng bằng miền Trung, được coi là phái Hồi giáo dòng Shiite, giáo phái Druse, Thiên chúa giáo và phái Hồi giáo dòng Sunni.
    Cuộc nội chiến này, nếu xảy ra, có nguy cơ làm bùng phát tình trạng căng thẳng hơn trong toàn bộ khu vực vốn thường bất ổn này.
    [​IMG]
    Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Mỹ đã họp bàn về tương lai của Syria không al-Assad
    (ảnh Reuters)
    Giới chức Nhà Trắng cho biết Syria là một chủ đề quan trọng được thảo luận khi Tổng thống Obama gặp Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bên lề kỳ họp lần thứ 66 Đại Hội đồng Liên hợp quốc.

    Theo đánh giá của một quan chức cấp cao Mỹ, với việc lần lượt bị Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và các nước Liên minh châu Âu (EU) ‘bỏ rơi’, Tổng thống al-Assad giờ đây ngày càng bị cô lập, nhất là trong hoàn cảnh lực lượng quân đội Syria gần như ‘kiệt sức’ bởi các cuộc trấn áp kéo dài.
    [​IMG]
    Quân đội Syria vẫn tuyên bố trung thành với Tổng thống al-Assad (ảnh Getty Images)
    Ngoài ra, hơn 90% nguồn xuất khẩu dầu lửa của Syria là vào thị trường châu Âu, mà giờ đây đã đóng cửa, nền kinh tế của quốc gia Tây Á có khả năng sẽ bị tê liệt.
    Giờ đây, trọng tâm nghị sự trong nội bộ chính quyền Obama đã chuyển hẳn từ việc có nên kêu gọi ông al-Assad từ chức sang việc làm thế nào để lật đổ Tổng thống Syria và Mỹ sẽ phải làm gì sau đó.
  3. fan_CS

    fan_CS Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2010
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    472
    Cứ khi nào, Mẽo bảo thằng đàn em nhả cao nguyên Golan về cho Syria thì em mới tin cái đỏ đỏ của bác
  4. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Mỹ xui là giữ luôn mới khổ
  5. vietcong91

    vietcong91 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    He he chúc mừng nhân dân Siri đã "tìm được" con đường giải phóng dân tộc, con gái Siri sắp ko mặc gì ra đùờng rồi FREEDOM :-bd
  6. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Hỗn loạn ở Syria dấy lên quan ngại về vũ khí hoá học


    Thứ ba , 27 / 9 / 2011, 20: 4 (GMT+7)





    Năm 2008, một bức điện tín mật của Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo mối đe dọa vũ khí hóa học đang âm ỉ từ một nước thuộc Trung Đông mà nhà lãnh đạo chuyên quyền của nó từng có lịch sử lâu dài về khuấy động bất ổn trong khu vực. Nhà lãnh đạo nước này, nổi tiếng vì ủng hộ các tổ chức khủng bố, đang nỗ lực mua công nghệ từ các nước khác để nâng cấp kho chất độc chết người.

    Tình trạng Trung Đông đang bị đe dọa bởi vũ khí hóa học không chỉ ở Libya, nơi kho hóa chất độc hại vừa bị phát hiện hồi tuần trước sau khi xảy ra chiến sự, mà còn ở Syria. Hiện nay, Syria sở hữu nhiều vũ khí tiên tiến gây nhiều quan ngại khi nước này đang cuốn theo một tương lai bất ổn. Nếu chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ đồng nghĩa với sự mất kiểm soát về vũ khí ở nước này.
    Trong khi hóa chất độc hại của Libya chỉ là hơi cay thì Syria đang sở hữu nhiều loại hóa chất nguy hiểm nhất từng được đem chế tạo vũ khí, chúng rải rác trong hàng ngàn đầu đạn pháo và tên lửa vốn rất dễ vận chuyển.
    Thứ hóa chất "ưa thích" của Syria không phải là hơi cay mà là sarin - hóa chất từng làm thiệt mạng 13 người và gây bệnh cho khoảng 1.000 người khác trong vụ tấn công khủng bố hệ thống xe điện ngầm ở Tokyo, Nhật Bản năm 1995. Sarin rất độc nếu hít phải và còn được dùng để làm nhiễm độc nguồn nước và thức ăn.

    [​IMG]
    Người biểu tình ở Syria bỏ chạy sau khi bị bắn hơi cay trên đường Al-Maluong Homs.
    Mặc dù nhiều nhà phân tích nghi ngờ Assad cố ý chia sẻ bom hóa học với bọn khủng bố, nên có thể hiểu lí do tại sao số vũ khí đó dễ dàng biến mất trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại quốc gia này.
    Syria lần đầu tiên phát triển vũ khí hóa học vào thập niên 70 của thế kỷ trước và từ từ tích lũy được 1 kho khổng lồ vũ khí hóa học tinh vi dưới sự giám sát của người mà sau đó là Tổng thống Hafez al-Assad rồi tới con trai ông ta là Bashar Assad - đương kim Tổng thống Syria.
    Sử dụng công nghệ thu được một phần từ các nhà khoa học Nga, gia đình Assad định lập ra rào cản chiến lược chống lại Israel - có vẻ như để trả mối thù với nước láng giềng hùng mạnh đã làm bẽ mặt quân đội Syria trong trận chiến năm 1967 và chiếm Cao nguyên Golan (vùng đất chiến lược của Syria).
    Nhiều nước, trong đó có Mỹ và Nga, dần dần loại bỏ các kho vũ khí hóa học, nhưng Syria đã từ chối ký Hiệp định không phổ biến vũ khí hóa học của Liên Hiệp Quốc và vẫn ngoan cố tiếp tục phát triển kho vũ khí ngày càng lớn hơn và nguy hiểm hơn. CIA từng kết luận rằng Syria sở hữu số lượng lớn đầu đạn chứa chất độc sarin và đang phát triển VX, một hóa chất độc hại hơn gây hại nghiêm trọng cho môi trường.
    Đầu thập niên trước, nhiều chuyên gia vũ khí đã xếp hạng kho vũ khí hóa học của Syria vào hàng lớn nhất thế giới, gồm khoảng 10 tấn hóa chất cực độc, hàng trăm tên lửa Scud, đạn pháo và bom bi để phát tán chất độc.
    Jeffrey Feltman, phụ trách ngoại giao của Bộ Ngoại giao Mỹ về Trung Đông, cho biết chương trình vũ khí hóa học của Syria là nguyên nhân chính để Mỹ tiếp tục trừng phạt kinh tế chống lại chế độ Assad. Jeffrey Feltman nói trong một cuộc điều trần trước Nghị viện Mỹ: "Chúng ta sẽ tiếp tục thúc ép Chính phủ Syria về những chính sách khó hiểu của họ".
    Bức điện tín năm 2008 của Bộ Ngoại giao Mỹ, đã bị WikiLeaks "chộp" được và công bố trên trang web này, ngụ ý rằng Syria có được các lò phản ứng và trang thiết bị công nghệ cao khác từ một hãng tư nhân của Ấn Độ. Các nhà ngoại giao Mỹ lập tức thúc ép Chính phủ Ấn Độ ngăn chặn việc buôn bán này. Cho tới nay vẫn chưa rõ giao dịch kia có được phép tiến hành hay không.
    Syria đứng đầu danh sách các nước Trung Đông về sở hữu vũ khí hủy diệt, nhưng theo các quan chức Mỹ, tình trạng chính trị hỗn loạn ở khu vực cho thấy sự cần thiết của việc đánh giá lại những mối nguy hiểm từ các kho vũ khí ở nhiều nơi khác.
    Nhiều nước Trung Đông sở hữu số lượng lớn vũ khí thông thường cũng như các lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân mà những thanh nhiên liệu của chúng có thể được dùng trong "bom bẩn".
    Hiện nay chưa có chứng cứ cho thấy các loại vũ khí tiên tiến đã bị đánh cắp, nhưng các quan chức Mỹ biết rằng sự bất ổn đang gia tăng trong việc kiểm soát kho vũ khí ở những nước đang trong thời kỳ hỗn loạn.
    Các quan chức phương Tây ít lo ngại hơn về kho vũ khí của Libya - vũ khí ở đây đã bị tháo gỡ sao khi ông Muammar Gaddafi đồng ý giải giới vũ khí hủy diệt hồi 8 năm trước. Theo các chuyên gia, vũ khí ở Libya không có gì gây ấn tượng đặc biệt mà chỉ là những vũ khí mang công nghệ thời đầu thế kỷ 20.
    Vào thời điểm quân nổi dậy Libya bắn phá tổng hành dinh của ông Gaddafi ở Tripoli hồi tuần trước, kho vũ khí của nước này gồm có 11 tấn hơi cay và 845 tấn hóa chất sơ chế - không thể trực tiếp dùng trong vũ khí và tất cả số đó được cất giữ trong thùng bên trong một boongke kiên cố.
    Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, hôm 26/8, trong một báo cáo về Libya: "Chúng tôi đánh giá rằng căn cứ này an toàn".
    Các quan chức Mỹ cho biết, họ lo ngại hơn về việc canh giữ kho vũ khí thông thường, gồm cả tên lửa vác vai chống máy bay. Các chuyên gia vũ do Mỹ chống lưng đã làm việc tại những khu giải phóng ở Libya từ tháng 5 để tìm kiếm các loại tên lửa mà bọn khủng bố rất thèm thuồng vì chúng đã được dùng để bắn hạ nhiều máy bay tầm thấp và trực thăng của Mỹ. Nhóm này được chi 3 triệu USD Mỹ để tìm kiếm hàng trăm tên lửa được cho là hiện diện rải rác khắp Libya. Cho tới nay mới có 5 quả tên lửa bị tiêu hủy

    L.H. (tổng hợp)

    (Theo CAND
  7. gaume1

    gaume1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    366
    Cái đỏ đỏ có chắc không bác?
  8. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    Quân đội trung thành với tổng thống Syria tiếp tục chuyển tank và bọc thép bao vây người b iểu t ình. Một chỉ huy của lữ đoàn 15 và cấp dưới tuyên bố ly khai khỏi quân đội đứng về phía người b iểu t ình
  9. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    Binh sĩ Syria tràn vào một thành phố ở miền trung




    Hình: Reuters
    Xe tăng của quân đội Syria tiến vào khu vực Al-Zawya Jabal trong thành phố Idlib. Các dữ kiện do Liên hiệp quốc và Human Rights Watch thu thập cho thấy chính phủ Syria đã thực hiện một chiến dịch giết hại, tra tấn và bắt người tùy tiện nhắm vào dân chúng
    Tiếng nổ và tiếng súng máy làm rung chuyển thành phố Rastan ở Syria sau khi các lực lượng an ninh đi trên xe tăng tràn vào khu vực này ngày hôm nay trong vụ đàn áp đối lập.

    Các nhà tranh đấu nói rằng ít nhất 20 người bị thương sau khi binh sĩ tiến vào thành phố, nằm trên đoạn đường nối liền hai thành phố điểm nóng Homs và Hama.

    Khu vực này là tâm điểm của những vụ biểu tình chống Tổng thống Bashar al-Assad.

    Cuộc hành quân này diễn ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Syria Walid Mouallem đổ lỗi cho các nhóm vũ trang gây ra tình hình hiện nay ở Syria, và đả kích việc Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu Châu áp dụng các biện pháp chế tài.

    Trong bài diễn văn ngày hôm qua tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc ở New York, ông Mouallem tố cáo Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu Châu gây thương tổn cho quyền lợi và nhu cầu của người dân Syria trong lúc tuyên bố là quan tâm tới sự an toàn và quyền tự do của họ.

    Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch bác bỏ sự giải thích của Syria về tình hình bạo động.

    Giám đốc bộ phận Liên hiệp quốc của tổ chức này, ông Philippe Bolopion, nói rằng những dữ kiện do Liên hiệp quốc và Human Rights Watch thu thập cho thấy chính phủ Syria đã thực hiện một chiến dịch giết hại, tra tấn và bắt người tùy tiện nhắm vào dân chúng. Ông Bolopion hối thúc Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hành động.

    Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cũng yêu cầu Hội đồng Bảo an hành động, trong lúc Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì hối thúc mọi phe liên hệ ở Syria tự kiềm chế.
    http://www.voanews.com/vietnamese/n...ran-vao-mt-thanh-ph--min-trung-130627923.html
  10. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Xe tăng Syria ồ ạt tấn công binh lính đào ngũ
    Cập nhật lúc 22h20" , ngày 27/09/2011 - [​IMG]
    [​IMG]

    (VnMedia) - Lực lượng an ninh Syria dưới sự hậu thuẫn của xe tăng và máy bay trực thăng hôm nay (27/9) đã ồ ạt tấn công vào thành phố miền trung Rastan nhằm dẹp tan nhóm binh lính đào ngũ đang tham gia cuộc chiến chống lại Tổng thống Bashar al-Assad.

    Hàng chục xe bọc thép đã tiến vào thành phố 40.000 dân nằm trên đường cao tốc nối với Thổ Nhĩ Kỳ, gần thành phố Homs, sau khi hàng đoàn xe tăng và trực thăng đi trước dọn đường sẵn bằng cơn mưa bom đạn mù mịt.

    "Những chiếc xe tăng đã thắt chặt vòng vây xung quanh Rastan từ đêm qua. Người ta có thể nghe thấy tiếng súng máy vang rền và bom nổ không ngừng. Cuối cùng, họ cũng đã tiến được vào Rastan sáng ngày hôm nay”, một người dân có tên là Abu Qassem cho biết.

    Hàng trăm binh lính Syria từ chối tuân theo lệnh bắn vào người biểu tình đã chạy khỏi quân ngũ và thiết lập một trung đoàn có tên là Khaled Bin al-Walid ở Rastan. Trung đoàn này được dẫn dắt bởi chỉ huy Abdelrahman Sheikh và họ sở hữu một số xe tăng.

    Các binh lính nổi dậy đã tấn công vào xe của quân đội Syria và tìm cách phá những rào cản trên đường do quân đội và lực lượng chiến binh trung thành với Tổng thống Assad dựng lên. Những rào cản này ngày càng nhiều lên trong những ngày gần đây khi lực lượng an ninh Syria tìm cách phá vỡ các cuộc biểu tình chống chính phủ và truy bắt những nhà hoạt động ở Rastan.

    Khu vực xung quanh thành phố Homs và tỉnh Idlib gần đó nổi lên là một trong những điểm nóng nhất của Syria trong thời gian qua. Những nơi này đang phải chứng kiến các cuộc giao tranh ác liệt giữa quân chính phủ và các lực lượng nổi dậy.

    Theo Liên Hợp Quốc cho biết, đã có hơn 2.700 người Syria, trong đó có 100 trẻ em, thiệt mạng trong cuộc nổi dậy kéo dài 6 tháng qua của những người biểu tình nhằm chống lại chính quyền 41 năm tuổi của Tổng thống Assad. Chính phủ Syria đổ lỗi tình trạng bạo lực hiện nay là do các băng nhóm vũ trang gây ra. Theo chính quyền Syria, các cuộc bạo lực đã cướp đi sinh mạng của khoảng 700 nhân viên thuộc lực lượng an ninh.

    Kiệt Linh - (theo Reuters)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này