1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    Tifavn thích bài này.
  2. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    Kết bài!
    Vườn Địa Đàng ở đâu? Ad nhớ có bài hát nhạc vàng hay nhạc xanh gì đấy nói đến thì phải...Dân Công giáo thì cho rằng vườn Địa Đàng chắc ở Jerusalem, tuy nhiên hôm nay ad sẽ cho mọi người biết xứ ấy ở đâu
    Xứ ấy nhiều gái đẹp, dáng xinh, ngực đẹp, da trắng...Gen di truyền của hàng trăm tộc người hun đúc nên... Nhưng ngày nay lũ quỷ IS, các hiệp sĩ Thánh chiến Hoa Kỳ đang tranh nhau đất này...Thật là quá bất công khi toàn những kẻ không biết thưởng thức cái đẹp lại ăn đủ như vậy
    Chúng ta sẽ tới vườn địa đàng Mésopotamie
    Văn minh Mésopotamie
    Mang một thiên lý kính, leo lên ngọn kim tự tháp cao nhất ở Ai Cập mà nhìn về chân trời ở phía đông, ta thấy ở xa, xa tít, sau biển cát vàng mênh mông, hiện lên một vệt xanh bóng: đó là một thung lũng nằm giữa hai con sông Tigre và Euphrate, cho nên người Hi Lạp gọi là miền Mésopotamie (miền giữa hai sông). Hai con sông ấy chảy song song nhau rồi cùng đổ ra vịnh Ba Tư. Nhờ hai con sông đó mà đất đai phì nhiêu, cho nên Thánh kinh đã đặt vườn Địa Đàng (Eden) ở đó. Cũng theo Thánh kinh, thủy tổ của loài người, ông Adam, do Thượng Đế nặn bằng đất sét cũng xuất hiện ở Mésopotamie vì miền này toàn là đất sét. Cũng theo Thánh kinh, hồng thủy dâng lên chắc cũng ở đây, trước hết là vì Mésopotamie rất thường bị nạn lụt. Vì thường bị nạn lụt nên kỹ thuật đào kinh, thông ngòi, dẫn nước, tháo nước ở đây phát triển rất sớm. Và vì đất là đất sét, cho nên nhà cửa, lâu đài toàn bằng gạch chứ không phải bằng đá như Ai Cập, còn chữ thì không viết trên giấy như Ai Cập mà trên những phiến đất sét bằng một cây que, viết xong rồi phơi nắng cho khô mà cứng lại.
    Mésopotamie chia làm hai khu vực: khu đông nam gọi là Chaldée, khu tây bắc gọi là Assyrie. (Ai Cập gần như cô lập: bốn mặt là biển
    và sa mạc, chỉ có mỗi một đường ở phía đông bắc thông qua châu Á, nên hồi đầu ít bị các dân tộc khác xâm chiếm và văn minh của họ khá lâu bền, truyền được hàng ngàn năm.)
    Mésopotamie trái lại là nơi giao nhau của nhiều con đường từ đông qua tây, từ nam lên bắc, dân miền núi phương bắc thấy nó phì nhiêu mà ham, dân sa mạc phương nam thấy nó xanh tốt cũng thích, Ba Tư ở đông dòm qua, Ai Cập ở tây cũng dòm tới; trước sau có đến mười dân tộc tranh giành nhau cái vườn Eden đó, nên
    các sử gia đã gọi nó là lò đúc nhiều giống người, nhiều văn minh và văn minh nào, giống người nào cũng chỉ thịnh trong một thời gian ngắn.
    Mới đầu (vào khoảng 2.500 TCN), là giống Sémite thịnh lên ở phương nam, miền Chaldée, lập đô ở Our. Our nay ở cách bờ biển 200 cây số, thời đó cất trên bờ nước như thành Venise. Nó là quê
    hương của Abraham, một ông tổ của Do Thái. Người ta đã đào lên được vô số di tích cổ, từ khí giới tới các đồ trang sức.
    Ngày nay Mésopotamie không còn là thiên đường của loài người, nhưng đúng là thiên đường của các nhà khảo cổ. Our thịnh trong một thời gian ngắn rồi tới Babylone, kinh đô của Mésopotamie từ 2.300 tới 1.250 TCN. Vào khoảng 2.100, một vị minh quân, Hammourabi, tổ chức quốc gia, đặt ra lệ luật, khai sông ngòi, phát triển kinh tế và thương mại, đã dùng chi phiếu như các ngân hàng ngày nay. Babylone thành trung tâm thương mại của thế giới hồi đó: tất cả các sản phẩm, hóa vật từ đông qua tây, từ tây qua đông đều tới Babylone, chở trong ghe biển hoặc trên lưng lạc đà. Mấy lần miền Chaldée bị Ai Cập xâm nhập, nhưng Babylone vẫn đứng vững và vào khoảng 1250 , Chaldée mới bị Assyrie (ở phương bắc) diệt. Dân tộc Assyrie hiếu chiến, đã biết dùng chiến xa bọc đồng, đặt các trạm thông tin, chiếm đất rồi, định đô ở Ninive ( đã bị IS xử lý xong). Thời thịnh nhất của họ là triều Assourbanipal, làm chủ cả Egypte và xứ của dân tộc Hittite. Nhưng thịnh không được lâu, họ lại bị vua Babylone là Nabuchodonosor trả thù: thành Ninive bị tàn phá. Nabuchodonosor chiếm Syrie, Palestine (lúc đó thuộc về Do Thái), san phẳng thành Jérusalem (thế kỷ thứ 7 TCN), chọc đui mắt vua cuối cùng của Do Thái là Sédécias, đầy dân Do Thái về Mésopotamie.
    Thời đó, Babylone là kinh đô của cả miền Tây Á, có một bức thành bao bọc, dài 45 cây số, gồm một trăm cửa bằng đồng đen; phía trong, cung điện nguy nga, có những vườn treo trồng đủ các giống cây lạ. Luôn luôn như vậy, thịnh cực rồi thì suy, vua cuối cùng của Babylone là Belschatsar bị Cyrus, vua Ba Tư, bắt làm
    tù binh và Mésopotamie sáp nhập vào đế quốc Ba Tư. Văn minh Mésopotamie cũng rực rỡ như văn minh Ai Cập. Môn thiên văn rất
    tiến bộ. Mới đầu người ta ngắm sao để đoán vận mạng (khoa chiêm tinh), sau nghiên cứu tinh tú, làm ra lịch, tính trước được nguyệt thực và nhật thực. Họ đặt ra đơn vị để đo thời gian, không
    gian và sức nặng. Biết nấu sắt, đắp đập ngăn nước sông, xây cầu dẫn nước qua thung lũng.Thư viện của họ có rất nhiều sách về
    văn học (ngữ pháp, tự điển), về khoa học (toán học, y học). Nhưng chữ viết của họ dùng tới 600 dấu vừa ghi âm vừa diễn ý, không tiện bằng chữ Ai Cập.
    Dân tộc Ba Tư, chiếm được Mésopotamie rồi, tiến qua phương tây, tới Ai Cập, Bắc Phi, Hi Lạp, Tây Ban Nha. Lúc đó Babylone vẫn còn giữ địa vị quan trọng của nó ở ngã tư các đường từ đông qua tây.
    Ba Tư suy. Vua Hi Lạp Alexandre đại đế lập một đội binh cực tinh nhuệ, đủ khí giới tốt, rất có kỷ luật và có thể tiến lui một cách chớp nhoáng, đi chinh phục thế giới, tới đâu thắng đấy, như vào chỗ không người, một hơi chiếm chọn miền Tiểu Á, miền Mésopotamie, xứ Ai Cập (tại đây ông dựng thành phố Alexandre), rồi quay trở lại, tiến sâu vào Ba Tư, vua Ba Tư chạy trốn, bị bộ hạ giết (thế kỷ thứ 4 TCN). Đế quốc Hi Lạp tuy mênh mông mà không bền. Sau Hi Lạp tới La Mã. Đế quốc La Mã thịnh nhất vào thời Hoàng đế Auguste (người đã thắng Cléopâtre), gồm Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hi Lạp, Tiếu Á, Mésopotamie và cả miền theo bờ Địa Trung Hải, từ Syrie tới Ai Cập. Babylone suy tàn mà Constantinople thành kinh đô La Mã ở phương Đông. Từ thế kỷ thứ III SCN, La Mã bắt đầu suy; Mésopotamie lại chịu ảnh hưởng của Byzane, nhưng mỗi ngày một tàn lụi cho tới khi thuộc về Ả Rập (thế kỷ thứ VII).
    maison2510souri thích bài này.
  3. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Bắn chẳng ăn thua
  5. kutkyt

    kutkyt Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/03/2015
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    109
    Nếu là thật thì Tin này có vẻ tốt cho Assad và syria

    Các phong trào đối lập "Ahrar Al-Najran" ("công dân tự do của Najran") thông báo rằng họ đã nắm quyền kiểm soát một căn cứ quân sự tại Al-Meshal ở tỉnh Najran ở phía nam của Saudi Arabia. "Tổ chức này cũng khẳng định rằng đã có đụng độ vũ trang đẫm máu của lực lượng này với quân đội Saudi trong làng Kabashi, 10 km về phía nam thủ phủ của tỉnh cùng tên Najran "

    http://vz.ru/news/2015/6/20/751938.html
    Tifavn thích bài này.
  6. xanh247

    xanh247 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2012
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    169
    Dường như chỉ là đơn phương mà thôi, Najran biết Assad chứ Assad đâu biết Najran
  7. Lautrec

    Lautrec Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2012
    Bài viết:
    638
    Đã được thích:
    1.126
    Trong quá khứ mỗi khi Saudi gặp nguy hiểm liên quan đến chủ quyền thì các nc Hồi giáo Sunni đều gửi quân đến hỗ trợ nên tin này chẳng có lợi gì
  8. xanh247

    xanh247 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2012
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    169
    M60 cổ lỗ mà còn bắn không thủng thì nói gì đến M1 Abram, xem ra tương lai của Houthi bấp bênh quá
  9. Lautrec

    Lautrec Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2012
    Bài viết:
    638
    Đã được thích:
    1.126
    Houthi ko đc sự ủng hộ của dân chúng phương Tây cũng 1 phần do khẩu hiệu của họ:
    "God is Great, Death to America, Death to Israel, A curse upon the Jews, Victory to Islam"
    Nhìn vào đây là mất sạch cảm tình rồi, lúc nào cũng hô hào giết Jew và người Mỹ thì bảo sao =))
    beta22iloveubaby thích bài này.
  10. xanh247

    xanh247 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2012
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    169
    Dân Tây văn minh khoa học, giỏi kinh doanh. Nhìn vào cái khẩu hiệu này chắc chắn mất sạch cảm tình trong 3 nốt nhạc (à quên 1 nốt nhạc)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này