1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hasiquan

    hasiquan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2008
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    3
    Syria: Hòa bình xa tầm tay
    Cập nhật lúc :2:16 PM, 07/10/2011
    Dù dự thảo nghị quyết trừng phạt Syria bị Liên Hợp Quốc bác bỏ, căng thẳng chính trị tại Syria không hề có dấu hiệu giảm nhiệt.

    (ĐVO) Hôm 6/10, lãnh đạo phe đối lập đã nhóm họp tại Halbuon, cách thủ đô Damascus của Syria 30km, tái thể hiện quyết tâm lật đổ chính quyền Bashar al-Assad, bất chấp thất bại của họ trong nỗ lực vận động Liên Hợp Quốc ủng hộ. (>> chi tiết)

    AP trích dẫn tuyên bố của Hassan Abdul-Azim, Tổng Thư ký Nhóm điều phối các lực lượng thay đổi dân chủ quốc gia tại Syria, khẳng định: Những người tham gia cuộc họp tiếp tục theo đuổi nguyên tắc thay đổi dân chủ và chuyển giao sang chế độ dân chủ nghị viện.

    Hassan Abdul-Azim cho biết, nhóm đối lập đặc biệt ủng hộ và hoan nghênh việc thành lập Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) (>> chi tiết), coi đó là bước đi tích cực để thống nhất những người thuộc phe đối lập ở trong và ngoài Syria.

    Giữa lúc các phe phái đối lập tăng cường liên kết, tình hình bạo lực tại Syria vẫn tiếp tục leo thang.

    Trong một diễn biến mới nhất, có thêm gần 20 người thương vong bởi các cuộc đụng độ giữa binh sĩ Syria và những người đào tẩu diễn ra tại Damascus, hôm 6/10.

    Trong khi nội tình Syria rối ren, quan hệ giữa các nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trở nên xấu đi nhanh chóng sau cuộc bỏ phiếu trừng phạt Syria bất thành. (>> chi tiết)


    [​IMG]
    Nga và Trung Quốc phủ quyết dự thảo trừng phạt Syria.​

    Nga, Trung Quốc đã ngăn chặn "chiến tranh thế giới thứ 3"

    Đại sứ Nga Vitaly Churkin tại Liên Hợp Quốc, thẳng thừng tuyên bố có chứng cứ cho thấy một lượng lớn vũ khí đang ngày đêm được tuồn vào cho phe đối lập ở Syria. Kịch bản tương tự như đã từng xảy ra tại Libya.

    Ngày 6/10, Đài tiếng nói nước Nga có bài bình luận cho rằng, việc Nga và Trung Quốc phủ quyết dự thảo trừng phạt Syria đồng nghĩa với việc ngăn chặn nguy cơ nổ ra “chiến tranh thế giới lần thứ ba”.

    Theo Sergei Luzyanin, Phó Giám đốc Học viện Viễn Đông - Viện Hàn lâm khoa học Nga: “Bằng mọi giá bóp nghẹt chế độ Assad có khả năng dẫn tới các hậu quả tai hại không chỉ đối với khu vực mà cả thế giới. Trong thực tế nó như tia lửa có thể nhen nhóm một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba”.

    Sergei Luzyanin phân tích: “Nga và Trung Quốc đang kiềm chế một cuộc chiến tranh lớn ở Trung Đông. Bởi nếu xảy ra sự can thiệp của liên minh quân sự vào công việc nội bộ Syria, thì sự can thiệp ấy sẽ tự động chuyển thành cuộc chiến giữa Syria và Israel. Iran cũng sẽ không chịu ở ngoài cuộc và hành động đứng về phía Syria. Có nghĩa bắt đầu một cuộc xung đột quân sự dài hạn và không thể tiên lượng”.

    Thực tế cho thấy, lo ngại của Nga không phải không có cơ sở. Theo hãng thông tấn Fars của Iran, trong tuyên bố trên các phương tiện truyền thông, Tổng thống Basha al-Assad cảnh báo: Nếu NATO tấn công nước này như đã làm với Libya, Damascus sẽ đáp trả.

    Tổng thống Syria cũng đe doạ sẽ đánh hội đồng bằng cách kêu gọi nhóm chiến binh Hezbollah ở Lebanon bắn phá các thành phố của người Israel và yêu cầu Iran tấn công các tàu chiến của Mỹ ở vịnh Ba Tư. Ngoài ra, các lợi ích khác của Mỹ cũng như châu Âu sẽ tiếp tục trở thành mục tiêu tấn công.

    Trong khi Nga, Trung Quốc bỏ phiếu chống, 4 nước là Brazil, Ấn Độ, Nam Phi và Lebanon bỏ phiếu trắng, cho thấy mối bất hòa trong Liên Hợp Quốc đã mở rộng ra nhiều thành viên.

    Mỹ và NATO chỉ trích Nga, Trung Quốc

    Cùng thời điểm, các thành viên NATO, đặc biệt là Mỹ những ngày qua liên tục đưa ra những chỉ trích nhằm vào Nga và Trung Quốc.

    “Các nước quyết định phủ quyết dự thảo nghị quyết sẽ phải đưa ra lời giải thích của mình trước nhân dân Syria và tất cả những ai trên thế giới đang đấu tranh cho tự do và nhân quyền” – Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu trong chuyến thăm Cộng hòa Dominica.

    Theo giới phân tích chính trị, sau khi thất bại trong việc thực hiện bước đi như đã từng làm với Libya thông qua Liên Hợp Quốc, Mỹ và các đồng minh NATO sẽ chuyển hướng sang tăng cường ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt sẵn có đối với chế độ Assad, trong khi nỗ lực phối hợp với các tổ chức như Liên đoàn Arab, Hội đồng hợp tác vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ để đẩy mạnh đối thoại với các phe phái đối lập tại Syria chống chế độ Assad.

    Có thể thấy, bạo lực chính trị tại Syria không còn là câu chuyện nội bộ. Xem ra, hòa bình vẫn còn rất xa tầm tay của người dân quốc gia này. Tùng Dương (Tổng hợp)
  2. Gamer001

    Gamer001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2011
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    2
    Ôi dư hơi cãi lộn chi mất công.

    Chờ chừng nào Med hay Putin gật đầu. Hồ Cẩm Đào ngậm tăm xỉa răng thì Nato mới dám to còi. Anh em trên TTVN hãy huynh đệ tương tàn cũng chưa muộn :P
  3. Rattan

    Rattan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    "Clip này nhân đạo hơn một tí chỉ xài dùi cui rồi nhét vô cốp xe"
    Tiền thuế của dân, tài nguyên của đất nước đi nuôi một đám ưng khuyển đàn áp nhân dân như thế bảo sao đất nước không nghèo cho được.
  4. hasiquan

    hasiquan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2008
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    3
    Iran "dâng" Syria cho NATO?

    Thứ năm, 06 Tháng 10 2011 09:13

    Cuộc chiến dai dẳng ở Syria bắt đầu chuyển sang một cục diện mới với tương quan lực lượng 10% và 90 %. Trong đó, 10% là lực lượng trung thành với chế độ của Tổng thống Assad đang vật lộn để chống chọi lại với 90% người dân Syria.
    Tuy nhiên, quan trọng hơn là cuộc nội chiến ở Syria đang mở rộng thành một cuộc chiến khu vực giữa Iran và NATO với Thổ Nhĩ kỳ đóng vai trò là tiền tuyến của NATO bởi ở cùng một mức độ, cả Iran lẫn NATO đều chia sẻ một mối quan tâm chung: đó là sự tan rã của Syria.
    Kể từ khi “mùa xuân Arab” tràn vào Syria cũng như nhiều nước khác trong khu vực, chế độ của Tổng thống Assad kiên quyết chống cự đến cùng với những người nổi dậy bằng những biện pháp đàn áp tàn bạo.
    Theo phương Tây, tình báo và các lực lượng đặc biệt của Iran giúp chế độ của Tổng thống Assad giết hại 2.700 dân thường Syria kể từ khi cuộc bạo loạn diễn ra ở đây hồi tháng 2 cho đến nay. Song con số này vẫn thua xa so với con số ít nhất 10.000 quân nổi dậy Sunni từng bị sát hại bởi chế độ độc tài của Tổng thống Hafez al-Assad (cha đẻ của đương kim Tổng thống Syria Bashir al-Assad) năm 1982.
    [​IMG]
    ************ đòi thay đổi chế độ ở Syria.
    Hồi tháng trước, Tổng thống Barack Obama không ngần ngại bày tỏ lập trường của Mỹ kiên quyết yêu cầu Tổng thống Syria phải từ chức: “Vì lợi ích của người dân Syria, đã đến lúc Tổng thống Assad phải từ bỏ quyền lực”.
    Tuy nhiên, vẫn không có gì chắc chắn về khả năng Mỹ và NATO can thiệp quân sự trực tiếp vào Syria. Bởi đơn giản, NATO muốn tránh nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và các hoạt động tái thiết Syria thời hậu Assad trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn.
    Điều này không có nghĩa là Syria "thoát". Mỹ và NATO vẫn không ngừng gây áp lực lên chính quyền của Tổng thống Assad buộc ông này phải từ chức. Ngoài ra, với sự mạnh lên của lực lượng quân nổi dậy Syria, chế độ Assad co nguy cơ sụp đổ.
    Người Iran cũng nhận ra điều này. Do đó, đầu tháng này Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đưa ra lời khuyên đối với Tổng thống Syria Assad rằng cần điều chỉnh cách đối xử với lực lượng nổi dậy. Động thái này chứng tỏ rằng Tehran có khả năng chấp nhận chung sống với một chế độ khác Assad với điều kiện chế độ mới này tiếp tục ủng hộ Iran và đồng minh của họ.
    Tuy nhiên, một điều không thể chối cãi là Iran vẫn mong Assad có thể tiếp tục tồn tại bởi đây sẽ là một kết quả tối ưu cho cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran, ủng hộ Iran trong cuộc chiến chống lại Israel, ủng hộ phong trào Hezbollah và các tổ chức ************ khác.
    Song cần chú ý, do Syria được xem là một bức tranh đa dạng với sự hòa trộn của nhiều nhóm tôn giáo và dân tộc, bao gồm người Arab, người Kurd, Druze và nhiều giáo phái Kitô giáo khác nhau nên nhiều người lo ngại Syria sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị chia năm sẻ bảy nếu chính quyền Assad sụp đổ.
    May mắn thay, các nhà lãnh đạo quân nổi dây Syria hiểu được rằng người phải gánh chịu hậu quả nếu kịch bản tồi tệ nhất xảy ra không ai khác chính là người dân Syria. Do đó, tuần trước, sau nhiều tháng thảo luận, họ họp nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ và thành lập một Hội đồng quốc gia. Hội đồng này bao gồm nhiều thành phần đa dạng nhưng nỗ lực thống nhất các phe phái đối lập với chế độ Assad. Các đại diện của Hội đồng cũng hi vọng họ có thể nhận được sự hỗ trợ quốc tế để ủng hộ cho quân nổi dậy bên trong Syria và chống lại sự hậu thuẫn từ Iran cho chế độ Tổng thống Assad.

    Theo The New York Times, Hội đồng này ủng hộ "một nhà nước Syria đa sắc tộc, ************và bình đẳng về tôn giáo". Đây rõ ràng là kết quả mà Iran không hề mong muốn song lại là kết quả tối ưu cho NATO. Và để đạt được kết quả này, cần phải có một sự chuyển đổi chế độ tại Damascus với nỗ lực ngăn chặn sự hỗ trợ của Iran cho chế độ Assad và tham vọng của các phe phái chính ở Syria nhằm kiểm soát nền chính trị thời hậu Assad.
    Cuối cùng, có khả năng là ở một thời điểm cần thiết, một lực lượng an ninh quốc tế cần phải được triển khai bên trong Syria nhằm ngăn chặn bất cứ sự trả thù nào thời hậu Assad.
    (Đất Việt).
  5. maison2510

    maison2510 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2009
    Bài viết:
    1.064
    Đã được thích:
    740
    Có chuyện dư lày á :-":-":-"
    Thật đáng sợ :-ss:-ss:-ss
  6. hobaochomeo

    hobaochomeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    833
    Đã được thích:
    2
    Kô những sống lại mà cô ấy còn nói tốt cho các anh Assad nữa ấy chứ.
  7. thanhvy6

    thanhvy6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2011
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    313
    Nga phản đối âm mưu "nhờ" LHQ lật đổ các chế độ

    [​IMG]

    Theo AFP, phát biểu tại phiên họp Hội đồng An ninh Liên bang Nga (SBR) chiều 7/10 ở dinh thự Gorki, ngoại ô Mátxcơva, Tổng thống Dmitry Medvedev tuyên bố Nga phản đối mọi âm mưu thông qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm hợp pháp hóa các hành động cấm vận hoặc trừng phạt đơn phương với mục đích lật đổ những chính phủ đối địch với các cường quốc phương Tây.

    Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời ông Medvedev nói: "Nga sẽ tiếp tục phảnđối những âm mưu hợp pháp hóa thông qua các lệnh trừng phạt đơn phương của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm lật đổ nhiều chế độ."

    Phát biểu này được đưa ra sau khi Nga và Trung Quốc phủ quyết một nghị quyết của Liên hợp quốc nhằm trừng phạt Syria.

    Tổng thống Medvedev khẳng định, Liên hợp quốc được thành lập không để phục vụcho mục đích đó và Nga trước sau như một sẽ tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc.

    Cũng theo Tổng thống Medvedev, Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ phải từbỏ quyền lực nếu ông không có khả năng tiến hành cải cách, tuy nhiên, chính nhân dân Syria mới là người đưa ra quyết định liên quan.

    Trong một diễn biến khác, tổ chức Giám sát nhân quyền Syria cho biết, bốn người đã bị lực lượng an ninh bắn chết ngày 7/10 khi hàng nghìn người biểu tình chống chế độ của Tổng thống Assad và ủng hộ mặt trận đối lập mới được thành lập. Cuộc biểu tình đã diễn ra ở Douma, gần thủ đô Damascus và tại thành phố Homs./.

    VNPlus
  8. huonghphp

    huonghphp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    =)) Đến khi mỹ nhãy vào sút thì lại lươn lẹo tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân syri ngay.
  9. hungdao1

    hungdao1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2006
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    thằng cha Men này trông như bệnh đao thế mà làm tổng thống
  10. quang169185

    quang169185 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2007
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    229
    Cần gì Mẽo tới :-"

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này