1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TienThanh70

    TienThanh70 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/05/2015
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    265
    Ko hiểu sao nước Nga bây giờ lại xuống cấp đến như vậy.
  2. promy2311

    promy2311 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2015
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    11
    chuẫn đấy Nước Nga bây giờ gần bằng thằng mỹ rồi.. quá xuống cấp
    Cyber02, germanyquoc, ngotuan3 người khác thích bài này.
  3. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.059
    Đã được thích:
    29.138
    Mấy mô hình đó giờ lạc hậu rồi. Vượt trội về trang bị kỹ thuật thì phải chơi của lạ cho nó máu. Thí dụ như "khẩn dân lập ấp" ấy :)
    --- Gộp bài viết: 06/12/2015, Bài cũ từ: 06/12/2015 ---
    Chú chả biết gì cả. Thổ không cần đường ống đó nữa từ khi họ có nguồn dầu giá bèo từ Da ếch. Vì vậy Nga ném bom chúng để ép thổ tả mua dầu mua khí. Thổ chơi phang tàu bay Nga rụng để hăm Nga. Giờ thì nguồn dầu đang bị Nga, Anh, Pháp ném bom dữ dội. Riêng Mỹ bị hết bom :-D. Chẳng mấy mà các lò dầu lậu bên thổ thất nghiệp. Quân ớt xắt sẽ đẩy bộ xe tăng.
    Cyber02, thanhlam16783, Massu3 người khác thích bài này.
  4. Lefan_1

    Lefan_1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2014
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    1.699
    Thổ Nhĩ Kỳ tìm nguồn năng lượng mới thay Nga
    Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đang tìm kiếm các nguồn cung cấp năng lượng mới thay thế Nga sau khi quan hệ hai nước sụp đổ vì vụ bắn máy bay.
    [​IMG]

    Ông Erdogan quyết giảm sự phụ thuộc của Thổ Nhĩ Kỳ vào năng lượng Nga - Ảnh: Reuters

    Theo AFP, Thổ Nhĩ Kỳ nhập 55% nhu cầu khí đốt từ Nga nhưng mới đây Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định: “Hoàn toàn có thể kiếm các nhà cung cấp mới”. Đó là Qatar và Azerbaijan. Ông Erdogan đã đến thăm Qatar trong tuần này và đạt thỏa thuận mua khí đốt lỏng.

    Trong khi đó Thủ tướng Ahmet Davutoglu cũng đã đến Azerbaijan. Ông Erdogan cũng nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ có thể sử dụng nguồn năng lượng sạch để bù đắp nguy cơ thiếu hụt khí đốt từ Nga. Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tuyên bố Matxcơva ngừng đàm phán với Ankara về dự án xây dựng hệ thống đường ống khí đốt TurkStream.

    Theo thiết kế, hệ thống này sẽ dẫn khí đốt từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Âu. Ông Erdogan cáo buộc ông Novak “nói dối” và cho biết chính Thổ Nhĩ Kỳ chủ động dừng đàm phán vì “Nga không chấp nhận các yêu cầu của chúng tôi”.

    Trước đó Tổng thống Nga Vladimir Putin thề sẽ bắt Thổ Nhĩ Kỳ “hối tiếc” về vụ bắn máy bay. Điện Kremlin công bố hàng loạt biện pháp cấm vận kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm lệnh cấm nhập thực phẩm và ngừng bán các gói tour đến nước này.

    Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế quốc tế nhận định các biện pháp trừng phạt này sẽ không gây tác động quá lớn lên nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà phân tích Nafez Zouk của tổ chức Oxford Economics cho biết trong năm 2015, xuất khẩu sang Nga chỉ chiếm 4% tổng xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ.

    Tổng thống Erdogan tuyên bố ông không hề quan tâm đến việc Nga có nhập khẩu hàng hóa của Thổ Nhĩ Kỳ hay không. “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không sụp đổ vì thiếu khoản xuất khẩu 1 tỷ USD sang Nga. Chúng tôi sẽ đứng vững” - ông Erdogan quả quyết.

    Ông chỉ ra rằng không giống như các nước phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ không hề tham gia cấm vận Nga vì khủng hoảng Ukraine. “Chúng tôi vẫn xuất khẩu hàng sang Nga. Khi người ta hỏi tại sao, chúng tôi nói rằng Nga là đối tác chiến lược” - ông Erdogan cho biết.

    Ông Erdogan chỉ trích chính Nga tìm cách leo thang căng thẳng với các tuyên bố cứng rắn.

    NGUYỆT PHƯƠNG
    alo_cho_anh1, NamtuocLexusGX460TienThanh70 thích bài này.
  5. Lefan_1

    Lefan_1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2014
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    1.699
    Mỹ đặt thêm bẫy đưa Nga sa lầy tại Syria?
    Truyền thông Nga cho rằng những thay đổi trong kế hoạch quân sự của Mỹ thời gian qua chỉ nhằm mục đích muốn Nga sa lầy tại Syria.
    Mỹ giảm không kích, triển khai đặc nhiệm tạo phe đối lập

    Cuộc chiến chống IS tại Syria ngày càng diễn biến phức tạp. Các nước phương Tây như Pháp, Đức, Anh cũng lần lượt nhảy vào để tham chiến. Đặc biệt về phần mình, Nga ngày càng thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt IS đến tận gốc rễ bằng các cuộc không kích với quy mô lớn hơn, đánh vào những vị trí đầu não, những tụ điểm chứa dầu của nhóm phần tử khủng bố.

    Trái ngược hoàn toàn với Moskva, chính quyền tổng thống Obama ngày càng phản ứng lạ đầy toan tính. Thay vì đẩy mạnh các hoạt động tấn công phiến quân thì Washington lại lên kế hoạch đưa lực lượng đặc nhiệm đến đây.

    Ngày 1/12 Nhà Trắng tuyên bố sẽ cử một lực lượng đặc nhiệm mới có thể lên đến 200 người tới Iraq để tiêu diệt IS tại Iraq và quốc gia láng giềng Syria.

    “Các lính đặc nhiệm sắp tới sẽ thực thi các nhiệm vụ như tiến hành tấn công, giải phóng con tin bị bắt cóc, thu thập thông tin tình báo cũng như bắt giữ các thủ lính của IS”, Bộ trưởng Carter tuyên bố với Ủy ban quân vụ Hạ viện Mỹ.

    [​IMG]

    Thay vì đẩy mạnh các cuộc không kích thì Mỹ lại lên kế hoạch đưa lực lượng đặc nhiệm đến Syria để huấn luyện phe đối lập. Ảnh: AP

    Còn nhớ, ngày 30/10, Nhà Trắng cũng cử một lực lượng đặc nhiệm gồm 50 người đến Syria nhằm phối hợp với các nhóm nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn.

    Tuy nhiên, Nga ngay lập tức lên tiếng cáo buộc rằng, hoạt động hỗ trợ phe đối lập chỉ là cái cớ để Washington ngăn cản các kế hoạch không kích IS của Moskva.

    Thậm chí, ngày 3/12 vừa qua, phát biểu tại hội nghị bộ trưởng của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu diễn ra ở Serbia, Ngoại trưởng Mỹ Kerry còn tỏ ra ngờ vực về khả năng giành chiến thắng trước IS bằng việc tiến hành các hoạt động không kích.

    “Tôi cho rằng chúng ta đều biết nếu không thể tìm ra các lực lượng trên bộ sẵn sàng đương đầu với Daesh (IS), sẽ không thể thắng cuộc chiến này từ trên không", ông Kerry khẳng định.

    Truyền thông Nga cho rằng, trong bối cảnh IS đang ngày càng hung hăng, tìm đủ mọi cách để tuồn dầu lậu ra ngoài lãnh thổ Syria thì những thay đổi đột ngột trong chiến lược quân sự của Washington đã gây thêm những khó khăn cho Moskva.

    Việc Nhà Trắng giảm hẳn các cuộc không kích mà chủ yếu tập trung đưa đặc nhiệm sang hỗ trợ và huấn luyện cho lực lượng đối lập đã tạo ra những khoảng trống để phiến quân IS tiếp tục lộng hành vận chuyển dầu lậu bán sang các nước gần khu vực biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

    Kế hoạch quân sự của Nga chắc chắn sẽ rơi vào thế sa lầy khi không nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ và các nước và phải chống chọi với nhiều nhóm đối lập mới cũ được huấn luyện.

    Mỹ rút tàu chiến ra khỏi vịnh Ba Tư

    Đây không phải là lần đầu tiên truyền thông Nga lên tiếng khẳng định Washington đang tìm mọi cách để kéo sâu Moskva vào cuộc chiến tại Syria.

    Trước đó vào tháng 10, chỉ một tuần sau khi chính quyền tổng thống Putin tiến hành các cuộc không kích tại Syria theo lời đề nghị của Tổng thống Assad, Mỹ đã ngay lập tức rút tàu sân bay USS Theodore Roosevelt khỏi Vịnh Ba Tư để tiến hành đại tu, sửa chữa.

    Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2007 Washington không có tàu sân bay ở đây.

    USS Theodore Roosevelt là một tàu sân bay chạy bằng hạt nhân cỡ lớn. Nó đóng vai trò trung tâm trong cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria kể từ tháng 8/2014 khi liên quân do Mỹ dẫn đầu bắt đầu khởi động chiến dịch không kích.

    Sự thiếu vắng hiện diện của Mỹ ở vùng Vịnh diễn ra đúng vào thời điểm Nga gia tăng không kích.

    [​IMG]

    Mỹ đã đột ngột rút tàu sân bay USS Theodore Roosevelt khỏi Vịnh Ba Tư sau khi Nga không kích Syria. Ảnh: AP

    "Với sự có mặt của Nga, thì sự thiếu vắng tàu sân bay Mỹ khiến dư luận chú ý" - Peter Daly, đô đốc hải quân về hưu, CEO của Viện Hải quân Mỹ, nhận xét.

    "Điều quan trọng nhất cần có một tàu sân bay là để đáp ứng cho những gì bạn không biết sẽ xảy ra tiếp theo" - ông Daly nói với NBC News.

    Tờ báo nhận xét, việc rút USS Theodore Roosevelt về chứng tỏ Hải quân Mỹ đang cố gắng hạn chế các đợt triển khai dài ngày, vì không chỉ phá hỏng tàu, mà còn gây hiện thại về tinh thần cho các thủy thủ.

    Nhưng đó chỉ là lý do nói cho có, thực sự Mỹ đã toan tính đẩy vị trí tiên phong cho Moskva tại Syria.

    Lương Sơn (Tổng hợp)
    TienThanh70, alo_cho_anh1NamtuocLexusGX460 thích bài này.
  6. newbiess

    newbiess Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2015
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    858
    Công nhận Mỹ dog nhân văn ghia. Không bem mỏ dầu vì sợ ô nhiễm môi trường. Chỉ bem nhà máy cấp nước ở Aleppo thôi, vì bem nhà máy nước chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của 3 triệu người dân |Aleppo, chứ không ảnh hơởng đến môi trường. Mỹ dog quan tâm đến môi trơờng hơn cuộc sống của hàng triệu người dân Syria, thật nhân văn :) :(
    Cyber02, BaoSoViet, BuiAQ7 người khác thích bài này.
  7. alo_cho_anh1

    alo_cho_anh1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2015
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    132
    Bây giờ mới hiểu mỹ nó bảo hết sạch bom :))
    Mỹ nó bảo hết bom vì không kich is đến Nga xin cũng trả bao giờ tin, may ra Nga rởm nó tin
    Lefan_1TienThanh70 thích bài này.
  8. pastsimple

    pastsimple Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/10/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    388
    Bài phân tích hay

    Thổ Nhĩ Kỳ liều lĩnh bắn hạ Su-24 và mưu đồ thực sự của Ankara
    Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiếc máy bay Su-24 của Nga đang thực hiện nhiệm vụ chống lại nhà nước Hồi giáo IS, “trận bán kết mở rộng” của cuộc chiến bắt đầu khởi động. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố công khai ủng hộ lực lượng khủng bố Turkman trong Lữ đoàn duyên hải số 1 Quân đội Syria tự do.
    [​IMG]
    Như vây, Thổ Nhĩ Kỳ đã xác nhận rằng có một đội quân khủng bố khác tại Syria, ngoài nhà nước Hồi giáo IS, liên minh chống lại chế độ Assad. Nhóm này thực hiện các nhiệm vụ chiến thuật trên một đoạn biên giới dài 98km của Syria-Thổ Nhĩ Kỳ, giữa Azaz và Jarabulus.

    Đó là một kế hoạch nhằm để tạo ra một "vùng đệm" cho Ankara, cũng có nghĩa là sẽ tạo ra một sự "thay đổi cơ bản" trong cuộc chiến tại Syria... Nhưng kế hoạch đó đã bị rò rỉ với các phương tiện truyền thông, theo nguồn tin thân cận trong chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.

    Thổ Nhĩ Kỳ cùng với sự hỗ trợ của Mỹ đã giành quyền ủng hộ phe đối lập tại Syria ngay trên lãnh thổ của mình với các cuộc tấn công bằng pháo binh và không kích. Thực tế đó chính là lý do mà Ankara bắn hạ Su-24 của Nga ngày 24/11, nhưng các máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc phải bay vào không phận Syria khoảng 2 phút.
    Chính phủ Mỹ đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa một phần biên giới với Syria, từ tỉnh Gaziantep. Tuy nhiên, những toan tính của họ không chỉ là với 10%, hay 20% của 900 km đường biên giới giữa Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Rõ ràng, những toan tính này dự kiến được thực hiện trên toàn bộ phần phía tây xuống đến bờ biển phía bắc của Latakia, nơi chiếc máy bay Nga bị rơi.

    Tuy nhiên, những ngôi làng ở phía bắc Aleppo và phía nam Afrin là địa bàn của "Các lực lượng dân chủ Syria" do người Mỹ hỗ trợ. Rõ ràng Washington đang chơi trò hai mặt tại đây, lực lượng này với sự hậu thuẫn của Mỹ là nhằm chống lại cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, kích động một cuộc xung đột sắc tộc lớn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd ở Syria.

    Nếu người Kurd có thể kết nối Kobane với Afrin, sự hình thành một nước cộng hòa người Kurd ở Syria sẽ trở thành thực tế đã rồi. Tuy nhiên, kế hoạch của Pháp-Mỹ đưa ra một gợi ý để nước cộng hòa Kurdish có thể tiến đến Địa Trung Hải thông qua Moru Idlib và Latakia, vùng đất của người Turkmen Syria mà lực lượng nổi dậy ở đây được hỗ trợ bởi Ankara đang kiểm soát. Sự mâu thuẫn này sẽ là tia lửa gây lên một trận hỏa hoạn mới, một cuộc chiến tranh sắc tộc - dân tộc.

    [​IMG]
    Khu vực do người Kurd kiểm soát ở Syria

    Lực lượng Liên minh đảng dân chủ Người Kurd tuyên bố nhiệm vụ chính của Đảng lúc này là sự kết hợp hai bang Gire Sipe và Kobane với Afrin.
    Người Kurd kiểm soát ba bang, hai trong số họ đã kết hợp với nhau đó là Gire Sipi và Kobane, những nguồn thông tin từ khu vực người Kurd cho biết ban lãnh đạo người Kurd Syria đang chuẩn bị một kế hoạch mở rộng vùng lãnh thổ hai bang Gire Sipe và Kobane đến Afrin.

    Thành viên của PYD, Amina Avisi cho biết có đủ sức mạnh để giành lại khu vực người Kurd kiểm soát và liên kết các bang. Bà nói thêm rằng các lực lượng vũ trang PYD, lực lượng dân quân người Kurd (YPG) đã có hơn 50 nghìn tay súng.

    Như vậy, câu hỏi đặt ra: tại sao Thổ Nhĩ Kỳ liều lĩnh bắn hạ Su-24, Ankara chờ đợi điều gì trong phản ứng của Nga.

    Vấn đề được truyền thông đề cập đến nhiều là việc buôn dầu lậu của Ankara với IS, vụ không kích được coi như một cú rửa hận cho dầu mỏ. Nhưng rõ ràng tổng thống Erdogan đang chờ đợi một phản ứng có lợi cho mưu đồ của ông ta.

    Sự việc bị phanh phui khi tại hội nghị G-20, Tổng thống V.Putin công bố các nước tài trợ cho khủng bố và so sánh giá dầu thế giới cũng như giá dầu mà IS bán trên chợ đen để vào Thổ Nhĩ Kỳ. Cộng đồng thế giới hiểu rõ vì sao Iraq và Syria trở thành hỗn loạn, đó là lợi nhuận kinh hoàng của dầu mỏ bất hợp pháp ở khu vực lãnh thổ này.
    Quá trình khai sinh và phát triển của IS không nằm ngoài việc biến tổ chức khủng bố này trở thành kẻ khai thác dầu lậu làm giàu cho các tập đoàn mafia năng lượng – dầu mỏ quốc tế. Sử dụng IS khai thác và bán dầu phi pháp, ai đó đang nhanh chóng làm đầy ví của mình đồng thời tấn công vào nguồn năng lượng khổng lồ - nước Nga như họ đã muốn làm trước đây.

    [​IMG]
    Phân bổ lực lượng các bên xung đột tính đến cuối tháng 11.2015

    Các quốc gia phương Tây khẳng định IS là một tổ chức quái vật và cần phải tiêu diệt nó như đã từng làm với Taliban ở Afganistan, Saddam Hussein ở Iraq, al-Gaddafi ở Lybia. Tất nhiên cũng để cướp dầu mỏ giá rẻ và làm hỗn loạn khu vực, lần này đến lượt Assad và IS.

    Họ cần chia Syria ra làm vài quốc gia riêng biệt, gây chiến liên miên giữa các quốc gia nhỏ này và họ sẽ tài trợ cho cả bên này lẫn bên kia để kiếm được nguồn nhiên liệu giá rẻ mà các chính quyền do họ tài trợ và dựng lên cung cấp. Do đó phải tiêu diệt Al-Assad, công cụ sử dụng chủ chốt sẽ là IS, các công cụ khác có thể sẽ là FSA, Al – Nusra, v.v.

    Sau khi chính quyền ông Assad sụp đổ, như đã tuyên bố ban đầu, liên minh quân sự chống khủng bố sẽ tăng cường lực lượng không kích tiến công IS và Al-Nusra. Các lực lượng tác chiến mặt đất sẽ là Quân đội Syria tự do FSA (có năng lực tác chiến thật sự và được hỗ trợ của Mỹ), lực lương dân quân người Kurd, lực lượng người Thổ ở Latakia sẽ được cung cấp vũ khí hạng nặng, phương tiến chiến tranh để tiêu diệt IS, Al-Nusra.

    Kết quả là sau khi lật đổ chính quyền Syria đương nhiệm, các lực lượng này sẽ xung đột với nhau về dân tộc, tôn giáo và lãnh thổ (Mỹ sẽ ủng hộ người Kurd độc lập, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đòi quyền lợi cho phiến quân mà họ ủng hộ, có thể là một nước cộng hòa Turkman được sự hỗ trợ của Ankara, FSA sẽ chiếm Damascus và trở thành nước Syria mới. Nhưng do những mâu thuẫn lợi ích và di chứng từ các ổ nhóm khủng bố nhỏ khác, bất ổn vẫn tiếp tục diễn ra. Để có lực lượng, nguồn sống và vũ khí, các lực lượng này tiếp tục chiến tranh với nhau và bán dầu giá rẻ.

    Theo kế hoạch, Syria có thể sẽ bị chia sẻ thành ít nhất là 3 quốc gia nhỏ. Trong một số tình huống khác, Iraq cũng có thể bị chia cắt bởi người Kurd, các lực lượng vũ trang do Mỹ hoặc Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ cũng có thể xung đột để có lãnh thổ riêng biệt cho các nhóm phiến quân mà họ ủng hộ.

    Kết quả là Iraq và Syria sẽ có kịch bản tiếp theo là xung đột triền miên giữa các tổ chức vũ trang và là nguồn cung cấp dầu mỏ chợ đen giá rẻ.

    Sự xuất hiện của Nga ở Syria làm thay đổi triệt để tình hình. Chính quyền Assad có thể đứng vững, IS buộc phải chết sớm trước khi hoàn thành sứ mệnh đặt ra tương tự như Taliban, Al-Qaeda. Để duy trì quyền lợi rõ ràng trước mắt, các thế lực cần có một cuộc chiến lớn hơn, hỗn loạn hơn với nước Nga.

    Sự cần thiết và nhiệm vụ cấp bách của quân đội Syria là phải loại bỏ các tay súng người Thổ, nếu không thì không thể khai thông khu vực Idlib và Aleppo và bảo vệ biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó trong chiến dịch “Trừng phạt” sau vụ chiếc Aibur A321, Moscow đã triển khai không kích dữ dội tất cả các mục tiêu quan trọng bằng không quân tầm xa và giáng đòn tấn công mạnh mẽ vào khu vực Latakia. Nga cũng hỗ trợ không kích các cuộc tấn công của người Kurd ở Syria từ hai phía, bắt đầu ở các thành phố Afrin và Coban.

    Ankara cũng nhận thấy cái kết rõ ràng: khi Nga đã sờ tới cổ họng của IS bằng việc không kích dầu mỏ, điều đó có nghĩa là Moscow đã biết tất cả và tính toán tất cả. Ankara muốn gia tăng cường độ xung đột bằng 1 cuộc chiến vùng biên có sự chống lưng từ phía NATO.

    Để giành thắng lợi trong một cuộc đối đầu quân sự quy mô lớn thì Ankara không thể, nhưng một cuộc xung đột quy mô nhỏ dẫn đến Thổ Nhĩ Kỳ tiến quân vào khu vực Turkman với danh nghĩa bảo vệ người Thổ Syria cũng sẽ đưa đến một kết quả tương tự.

    Lực lượng phiến quân Lữ đoàn duyên hải số 1 thuộc FSA dễ dàng mắc lừa. Các chiến binh ồ ạt chuẩn bị một chiến dịch tiêu diệt phi công, máy bay cứu hộ, lính đặc nhiệm Nga để khiến cho quân đội Nga đổ bộ xuống biên giới, máy bay Nga tiêu diệt máy bay Thổ Nhĩ Kỳ, NATO triển khai quân đội yểm trợ Ankara tiến công bảo vệ phiến quân người Thổ.

    Như vậy Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn giành được vùng đất họ muốn, chia cắt người Kurd, kinh doanh dầu từ các vùng của Iraq và Syria chảy qua Thổ Nhĩ Kỳ. Syria trong tương lai gần sẽ có một cuộc xung đột mới biên giới lãnh thổ với ông Erdogan, kết quả là Thổ Nhĩ Kỳ chính thức ủng hộ sự hình thành một nước cộng hòa Turkman mới trên lãnh thổ Syria.

    Nhưng câu chuyện đột nhiên rẽ sang một hướng khác. Chiến dịch được chuẩn bị công phu, tính toán kỹ lưỡng với sự chuẩn bị chắc chắn đến cả truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ bị đổ vỡ thảm hại.

    Thứ nhất: Một phi công hy sinh, một phi công mất tích, người Nga, Syria, chiến binh Iraq cứu hộ phi công sống sót và mất một Mi-8, một quân nhân. Truyền thông chống Nga và Syria không có tư liệu gì đáng kể để khủng bố dư luận và người Nga. Nhưng những cảnh đẫm máu với phi công bị sát hại đã trở thành tai họa cho đám phiến quân Turkman trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

    Thứ hai: Nga không đổ bộ, không giáng trả máy bay Thổ Nhĩ Kỳ mà triển khai hàng loạt giải pháp phòng không, vô hiệu hóa toàn bộ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ khu vực biên giới. Lữ đoàn duyên hải Turkman số 1, đứa con “nhận nuôi” của Ankara trở thành cá nằm trên thớt cho lữ đoàn 103 Vệ binh Cộng hòa Syria và đồng minh.

    Thứ ba: Người dân Syria hiểu rõ ai là kẻ ăn cướp và lập tức dội bão lửa xuống đầu đám phiến quân biên giới Latakia báo thù. Vấn đề một mặt trận dân tộc đoàn kết thống nhất ở Syria đã từng bước hình thành.

    Thứ tư: Đột nhiên NATO quay đầu, truyền thông phương Tây lác đác có những bài phân tích vạch trần bản chất thật sự của Ankara, Iraq công khai chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Sinh mệnh chính trị của gia đình ông Erdogan thực sự trở thành "ngàn cân treo trên sợi tóc”.

    Kế hoạch phân chia Syria và Iraq thành một khu vực hỗn loạn với nhiều quốc gia nhỏ, được gọi là “hỗn loạn có kiểm soát” và “cuộc tấn công giá dầu”, con bài “ác quỷ IS” đang rơi vào nguy cơ phá sản. Nhưng không có nghĩa là các thế lực muốn xé nát Syria thực sự đã buông tay.

    Tình hình của khu vực này vẫn còn đang vô cùng căng thẳng do còn vị thế và sự can thiệp của Israel, Saudi Arabia và các nước láng giềng Syria. Mỹ cũng dự kiến sẽ triển khai sân bay ở khu vực người Kurd để hỗ trợ lực lượng dân quân YPG tiến về Raqqa.

    Hơn nữa, Ankara mới chỉ thất bại trong mưu đồ ban đầu mở rộng vùng lợi ích. Trong cuộc chiến này, với cả một hệ thống Liên minh quân sự chống IS, tổng thống Erdogan sẽ không khoanh tay đợi lực lượng đối lập Thổ Nhĩ Kỳ đánh bại mà sẽ phản ứng dữ dội hơn nữa. Chỉ có một điều chắc chắn, không quân Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải ngừng không kích IS, có nghĩa là người Kurd đã có lợi thế.

    Theo QPAN
    Cyber02, newbiess, engkhoi5 người khác thích bài này.
  9. pastsimple

    pastsimple Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/10/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    388
    Có thể có đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ

    Theo ông Scott Bennet, sau một loạt các biến cố, bước tiếp theo có thể xảy ra là một cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.


    " Có thể có đảo chính lật đổ Erdogan, phần đông thế giới đứng về phía Nga vì Mỹ đã bỏ châu Âu..." đó chính là những nhận định của một cựu sỹ quan lục quân, chuyên gia phân tích chống khủng bố Mỹ đưa ra khi nói về tình hình chiến sự ở Syria cũng như cuộc chiến chống khủng bố đang diễn ra ở Trung Đông.

    [​IMG]
    Người Syria thể hiện sự phản đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.

    Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền do hãng tin Sputnik của Nga vừa thực hiện, ông Scott Bennett - chuyên gia, cựu sỹ quan quân đội Mỹ Scott Bennett cho rằng, việc chính quyền của ông Obama hứa hẹn sẽ không đưa quân đội đến Syria tham chiến đã "loanh quanh" lại chống lại chính những hành động mà quân đội của Washington đang muốn tiến hành.

    "Nếu Mỹ đưa bộ binh tham chiến ở Syria, điều đó tương đương với tuyên bố chiến tranh và nó cũng đồng nghĩa với việc phớt lờ sự nhất trí của Quốc hội Mỹ. Nếu như vậy, đây sẽ là hành động vi hiến. Vi phạm điều này cũng có nghĩa là Tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter có thể sẽ bị bắt và truy tố.


    Mỹ không thể đưa quân nhân đến bất cứ nơi nào tham chiến mà không có tuyên bố chiến tranh trừ những trường hợp hoạt động quân sự ở cấp chiến thuật có quy mô nhỏ.

    Tuyên chiến cũng cũng nghĩa là nguy hiểm và chết chóc, nó chỉ là là giải pháp cuối cùng nếu ngoại giao chính trị thất bại" - ông Scott Bennett nói với tờ báo Nga.

    Theo vị chuyên gia, việc Mỹ tuyên bố điều quân đến Syria đơn giản chẳng qua đó là hành động thử phản ứng và động thái của Nga.

    "Tôi cho rằng điều đó (việc Mỹ đưa quân đến Syria) gần như không thể bởi người Nga đang chiếm lĩnh không gian chiến đấu và kiểm soát gần như toàn bộ lãnh thổ Syria, nơi đặc nhiệm Mỹ được cho là sẽ tới".

    "Đưa quân đến Syria sẽ dẫn đến thiệt hại về tính mạng. Lính Mỹ sẽ có thể tử nạn khi được triển khai nhầm chỗ. Lính Mỹ có thể chết để thổi phồng xung đột quân sự với người Nga và tiến hành các hàng loạt hành động chính trị khác để đòi hỏi sự công bằng".

    "Lập trường của Mỹ sẽ không thay đổi, Washington sẽ cố gắng để loại bỏ Assad và biến Syria thành một Libya thứ hai". - nhà phân tích Scott Bennett nói.

    Khi nói về sự kiện chiếc Su-24 của quân đội Nga bị bắn hạ bởi Thổ Nhĩ Kỳ, ông Scott Bennett cho rằng Nga đã có "ủy quyền về mặt đạo đức" để có thể gia tăng kiểm soát ở Syria bằng sức mạnh công nghệ, nhân lực, tên lửa và tàu chiến.


    "Châu Âu, đa phần thế giới đã nhìn Nga với ánh mắt cảm thông. Mỹ biết điều đó và đang cố gắn làm mọi điều để nói với thế giới rằng "chúng tôi (Mỹ) với là đại ca trong khối và chúng tôi ở đây trước, chúng tôi sẽ không tự đuổi mình ra khỏi đất của mình.

    Mỹ sẽ cố gắng sở hữu càng nhiều mỏ, nhà máy lọc dầu ở khu vực" - ông Scott Bennett nhận định.

    Theo Scott Bennet, bước tiếp theo có thể xảy ra là một cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.

    "Tôi cho rằng quân đội của chính ông ta sẽ nổi dậy, loại bỏ Erdogan và con trai ông ta. Khi đó, một chiến quyền mới sẽ ổn định hơn và Nga có thể thiết lập lại một mối quan hệ với với Thổ Nhĩ Kỳ.

    Khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hòa bình với Tổng thống Syria Assad. Châu Âu cũng sẽ biết ơn điều này với chính Erdogan đã gián tiếp tạo ra dòng người di cư ồ ạt vào các nước này trong nửa năm qua. Hành động đó của Ankara giống như việc Erdogan đang tống tiền châu Âu".

    Khi nói về sự hiện hiện của Nga ở Syria, ông Scott Bennett cho rằng Nga có mặt ở Syria là để chiến đấu loại bỏ khủng bố IS bởi nếu IS không thể kiểm soát được nữa thì nước Nga cũng chính là nơi khủng bố tìm đến đầu tiên để tấn công.

    "Tổng thống Nga Putin không để điều đó xảy ra, ông ấy đã sáng suốt khi đứng cùng Iran, Trung Quốc và một số quốc gia châu Âu.

    Và, đa phần thế giới đã đứng về phía Nga. Đa phần châu Âu ủng hộ Putin bởi Mỹ đã từ bỏ lập trường bảo vệ châu Âu và để cho dòng người di cư từ Trung Đông tràn vào các quốc gia này".

    "Mỹ đã không chiến đấu chống lại IS trong hơn 1 năm qua. Thậm chí Mỹ đang chơi với chúng, cung cấp tiền, thả nhu yếu phẩn hỗ trợ các nhóm phiến quân từ máy bay vận tải C-130, giờ thì chúng tôi (Mỹ) không thể làm tiếp như vậy, chúng tôi (Mỹ) đang phải nhằm vào chúng..." ông Scott Bennett thừa nhận.

    Theo nhà phân tích, chiến dịch của Mỹ ở Trung Đông từ năm 2001 đã là một bằng chứng chứng minh dấu chân quân sự từ lâu và vĩnh viên ở khu vực này.

    "Chúng tôi (Mỹ) đã sai lầm khi tham chiến quá sâu ở Trung Đông, đã cố gắng kiểm soát khu vực mà không có chiến dịch thông tin, tâm lý phù hợp nhằm trồng cấy được một định hình rằng Mỹ hiện diện ở Trung Đông là quan trọng.

    Chúng tôi đã sa lầy lá cờ của mình ở Trung Đông, không tạo ra thêm bạn bè mà chỉ xung đột và mâu thuẫn với người dân ở khu vực" - ông Scott Bennett thừa nhận.

    [​IMG]
    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Mỹ Obama.

    Theo dõi truyền thông Nga, đặc biệt là trên trang Sputnik của nước này trong khoảng 10 ngày qua, có thể nhận thấy rõ ràng truyền thông Moscow cũng đang tham gia vào chiến dịch bảo vệ lập trường, quan điểm và hành động của chính quyền nước này ở Trung Đông và các sự kiện có liên quan.

    Hiện tượng này cũng là chuyện bình thường bởi ở bất cứ quốc gia nào, truyền thông cũng là một trong những lực lượng xung kích, đi đầu trong công cuộc bảo vệ danh nghĩa, lợi ích quốc gia và hình ảnh của dân tộc mình.

    Tuy nhiên, điều đáng chú ý là truyền thông Nga đã sử dụng các chiêu thức rất hiệu quả, cụ thể, báo chí Nga đã mạnh dạn tiến hành phỏng vấn, lấy ý kiến của các chuyên gia đến từ chính những nước có tư tưởng đối lập với Nga để tạo hiệu ứng thuyết phục đối với các phần còn lại của thế giới.

    Bài phỏng vấn độc quyền của báo Sputnik với chuyên gia, cựu sỹ quan Mỹ Scott Bennet cũng là một trong những biểu hiện đó.

    Từ nội dung bài phỏng vấn này, báo Nga cũng gián tiếp thể hiện sự quan ngại trước khả năng Mỹ thực sự đưa quân đội tham chiến ở Syria trong thời gian tới. Bởi, nếu binh sỹ Mỹ có đến thì cũng sẽ chiến đấu bên cạnh lực lượng nổi dậy hay "ôn hòa" như cách gọi của Washington.

    Các lực lượng này có mục tiêu chính là lật đổ chính quền của Tổng thống Syria Assad, trong khi đó, Nga đang tiêu diệt IS, tấn công cả vào các lực lượng "ôn hòa" theo cách gọi của Mỹ bởi quân đội Nga cũng đang thực hiện sứ mệnh bảo vệ chính quyền của Tổng thống Syria Assad - một trong những đồng minh mật thiết nhất của ông Putin ở Trung Đông ở thời điểm và giai đoạn hiện nay.
    Cyber02, lopbopp, newbiess5 người khác thích bài này.
  10. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.059
    Đã được thích:
    29.138
    Tớ là cứ cái gì Mỹ nói là tớ tin tuốt tuồn tuột hết ráo lun á. Nó hết bom thì ít hôm nó mua lại hay qua chia lại, mượn đở của các đồng minh chứ khó gì.

    Tớ mà là Nga tớ sẽ thức thời hơn. Tớ làm bom có 2 ngàm lắp. 1bên lắp ngàm vô mấu Nga, bên kia ngàm vô mấu NATO. Chỉ cần 1thao tác lật quả bom là lắp đâu cũng được. Cánh và bộ lái, nếu là bom thông minh, thì lắp riêng. Làm thế vừa tiện cho mình vừa tiện cho người khác. Chỉ cần Mỹ kêu hết bom lập tức cho nó mượn một ít ném đỡ vài bữa.

    Thế có phải đại cao kiến không thưa mụ @Ho_XuanHuong ?

    Mụ chấp bút soạn kiến nghị bằng tiếng Nga giúp các rồ Nga rồi gửi ngay sang Nga nhoé. Mụ thông cảm, các rồ Nga hẻm pít tiếng Nga :-D
    Cyber02filber70 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này