1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tralainickchotui

    tralainickchotui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2016
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    10
    Đúng rồi.lâu lâu đào lên kiếm tiền thưởng lần nữa chứ :) !Bảo sao các thầy đi đánh ở đâu cũng thấy báo: quân ta chết một,quân địch chết hết nhẩy!
    Cyber02, thanhlam16783honglanx thích bài này.
  2. quankhunamdong70

    quankhunamdong70 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2015
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    882
    Ucraina về với xxxxx , theo chuẩn xxxx giờ dân U lĩnh hậu quả thảm khốc . Chia buồn :-(
    Virus H1N1 hoành hành ở Ukraine, hàng chục người thiệt mạng
    Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngưỡng tuyên bố đại dịch là 578 trường hợp nhiễm bệnh trên 100.000 người. Hiện tại, tỷ lệ mắc cúm trung bình ở Ukraine là 310 bệnh nhân trên 100.000 người.
    Trước đó có tin cho biết trong một tuần qua, 60 người đã thiệt mạng do virus cúm ở Ukraine
    http://www.vietnamplus.vn/virus-h1n1-hoanh-hanh-o-ukraine-hang-chuc-nguoi-thiet-mang/366888.vnp
    ISKANDER, Bonmuasenpai thích bài này.
  3. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    ông @macay3 vào treo mấy ông lạc đề đi .
  4. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    Bọn nga chắc đang tập trung giải cứu sân bay Deir Ezzor nên các nơi khác có lẽ tạm dừng . Bọn IS tấn công đến 5 lần trong 4 ngày liên tiếp gần đây . Quân Assad lần này chết nhiều . Sân bay Deir Ezzor mà thất thủ thì coi như thất bại nhục nhã của quân Assad và nga . :-D
    FSA chiến thuật du kích tóm sống 5 tên lính Assad ở Shayk Maskin - Daraa
    Những tên lính Assad khi bị bắt trông thật thảm hại :-D


    [​IMG]

    Phá hủy 1 xe ủi đất bằng ATGM tại nam Hama



    Lần cập nhật cuối: 20/01/2016
    Lefan_1 thích bài này.
  5. newbiess

    newbiess Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2015
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    858
    1. http://dantri.com.vn/the-gioi/muc-do-phuc-tap-moi-20160119142616784.htm

      Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đánh giá tình hình thế giới hiện nay:

    2. Mức độ phức tạp mới

      Mặc dù trên danh nghĩa đã “rửa tay gác kiếm” từ lâu, nhưng cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger ở tuổi 92 vẫn luôn luôn bận bịu với công việc liên quan tới chính trị quốc tế.

      Không ít những nguyên thủ quốc gia tới thăm Mỹ tìm kiếm cơ hội tiếp xúc với ông để đàm đạo về các chủ đề mà họ biết ông có thể đưa ra được các ý kiến bổ ích. Mặc dầu sức không còn khỏe nhưng Kissinger vẫn tiếp tục viết sách, diễn thuyết trong các hội thảo và trả lời phỏng vấn báo chí.
      Mới đây, ông đã tiếp hai phóng viên Gabor Steingart và Astrid Dorner của tờ báo Đức Handelsblatt để đưa ra những nhận định của mình về tình hình quốc tế hiện nay.
      Handelsblatt:Thưa ông Kissinger, sau khi cuốn sách của ông “Trật tự thế giới” được ấn hành thì trên thế giới lại chỉ gia tăng thêm những sự thiếu trật tự – và nó càng ngày càng trở nên mông muội, tàn bạo và hỗn loạn. Đâu là những động lực tạo ra khủng hoảng đó?
      Henry Kissinger:Cuốn sách của tôi rất nhiên không phải là sự tiên đoán tương lai trực tiếp. Tôi đã thử mô tả một trạng thái và những nguy cơ có thể liên đới với nó. Chính vì thế nên tôi không ngạc nhiên khi hiện tại trên thế giới lại nảy nòi thêm tình trạng thiếu trật tự nhiều hơn.
      Theo ý kiến của tôi, chuyện liên quan tới những vấn đề nền tảng: lần đầu tiên trong lịch sử trên những châu lục khác nhau lại diễn ra cùng một lúc những sự kiện như thế. Con người biết được những gì diễn ra ở khu vực này hay khu vực khác của thế giới trong bất cứ thời điểm nào. Điều đó đẩy nhanh và làm phức tạp hóa tất cả các quá trình.
      Thứ hai, tại các khu vực khác nhau của thế giới đang diễn ra những thay đổi rất khác nhau. Chúng không có những đặc thù chung. Và vì thế, cũng không có những nguyên tắc chung để theo đó mà tìm cách giải quyết những vấn đề này.
      Tuy thế, tình trạng đối địch giữa phương Đông và phương Tây, cũng như xung đột giữa phương Bắc với phương Nam, đều cùng có một cơ chế gần như đã rất rõ ràng và vì thế có thể đoán định trước được. Khu vực nào đang khiến ông cảm thấy lo lắng nhất?
      - Trung Đông! Tại đó đã có 3 hay 4 cuộc cách mạng xảy ra đồng thời. Giờ ở đó đang tồn tại những cuộc xung đột nhằm chống lại các quốc gia hiện hữu, những cuộc xung đột giữa các giáo phái, các sắc tộc, cũng như những cuộc xung đột đã vượt ra ngoài ranh giới này hay ranh giới khác. Và còn thêm những cuộc tấn công vào cả một hệ thống. Tất cả những chuyện như thế đang diễn ra ở cùng một khu vực đó!
      Trung Quốc cũng đang nổi lên…
      - Trung Quốc đang ngày một trở nên hùng mạnh hơn, tạo ra những thay đổi thế cân bằng đang tồn tại trên trường quốc tế. Cũng phải nói thêm rằng, chính người Trung Quốc cũng đang phải trải qua những thay đổi lớn.
      Nước Nga của ông Putin đang quay trở lại vũ đài toàn cầu.
      - Nước Nga lại thêm một lần tìm lại vai trò của mình trong một bầu không khí không quen thuộc. Và chuyện đó có thể tạo ra thêm một vấn đề đối với phương Tây.
      Ông nói thế có nghĩa là gì?
      - Châu Âu hiện đại so với một trăm năm trước đã thay đổi đến không còn nhận ra được nữa. Nó đang tiến tới một hình thái thống nhất mới nào đó nhưng hiện vẫn chưa thể tạo ra hình ảnh chính trị cho nỗ lực đó. Châu Âu vẫn chưa tạo ra được chiến lược dài hạn cho sự phát triển của chính mình. Hiện nay tất cả những yếu tố đó đã trùng hợp theo thời gian. Tôi nhìn thấy ở trong đó một mức độ phức tạp mới.
      Ông trong cuốn sách “Trật tự thế giới” của mình đã viết về những mối đe dọa nảy sinh từ tình trạng hỗn loạn và sự tùy thuộc lẫn nhau chưa từng thấy trước đây giữa các quốc gia khác nhau. Liệu có phải nói tới việc các xã hội Tây phương đã quá chật chội hay đã đổ vỡ hoàn toàn?
      - Dù gì thì cho tới thời điểm hiện nay các phía khác nhau vẫn chưa thống nhất được về cách hiểu chung đối với những cuộc khủng hoảng đang diễn ra và về sự phân tích chung các mối nguy cơ. Đấy là còn chưa nói tới việc chung tay giải quyết các vấn đề đó. Vậy là thực sự có thể nói tới một sự “đổ vỡ” nào đó.
      Tuy nhiên, nó có tính tâm lý nhiều hơn là bản chất tự nhiên. Việc xuất hiện mạng internet - điều đó ngày càng hiện hình rõ nét hơn – làm thay đổi thế giới hiện đại một cách căn bản. Người ta thu nhận thông tin một cách rất dễ dàng khi nhìn vào màn hình chứ không phải nhìn vào trang giấy. Điều đó làm cho thông tin trở nên trực tiếp và nhiều cảm xúc hơn, tuy nhiên, toàn bộ quá trình lại ít gắn với nhận thức.
      Ông có thể mô tả chính xác hơn tác động của mạng internet tới chính sách đối ngoại không?
      - Trên mạng interner có thể hết lần này đến lần khác chạm vào một nguồn tin, đến mức giờ đây ngày một ít những động lực phân chia các sự kiện trên thế giới thành những thứ loại khác nhau và đưa ra những luận giải khác nhau. Số lượng lớn các sự kiện thường cản trở việc phân tích chúng.
      Ngoài ra, giờ đây các thủ lĩnh chính trị lại có thêm nhiều lý do để phản ứng trước tâm trạng xã hội ngay lập tức. Điều đó dẫn đến việc người ta xử lý các vấn đề theo cách khác so với trước đây, thậm chí chỉ so với 20 năm trước thôi. Tôi còn chưa nói tới việc thế giới hiện nay đã trở nên tồi tệ hơn trước. Không, đơn giản là nó đã trở nên khác trước.
      Hãy giúp chúng tôi tạo ra thêm trật tự cho thế giới phức tạp hiện nay. Cựu thủ tướng Anh Tony Blair đã trả lời phỏng vấn CNN rằng ông ấy nhìn thấy mối liên hệ giữa chiến tranh ở Iraq với sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS). Ông cũng nghĩ như thế?
      - Cuộc tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới ngày 11-9-2001 đã trở thành bước khởi đầu cuộc chiến của xu thế Hồi giáo cực đoan nhằm vào phương Tây. Phương Tây đã coi đó như một hành vi khủng bố được thực hiện do một nhóm nhỏ.
      Tuy nhiên từ đó tính chất đối đầu giữa các bên đã thay đổi. Những đặc tính căn bản của IS khác với Al Qeada. IS có cơ sở lãnh thổ để hành xử như một quốc gia bình thường. Nhìn từ góc độ khác, IS lại là một phong trào tôn giáo, hoạt động không tập trung – với yếu tố quan trọng hơn là hệ tư tưởng, chứ không phải là hệ thống nhà nước.
      Phương Tây phải làm gì đây với IS? Sau các vụ khủng bố ở Paris cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố đã trở thành vấn đề then chốt với cả châu Âu.
      - Tôi nghĩ, chúng ta sẽ không thể tìm ra giải pháp ngoại giao cho vấn đề IS. Cần phải đè bẹp IS vì một khi nó còn tồn tại thì nó sẽ phổ biến hệ tư tưởng về việc mọi xã hội khác đều là bất hợp pháp và nó sẽ cố gắng xây dựng thể chế Khalifah ở Cận Đông.
      Trong những trường hợp như thế ngoại giao chỉ có thể đóng vai trò quan trọng theo cái nghĩa cần phải liên kết những xã hội khác nhau đang bị đe dọa và thành lập một hệ thống ngăn cản IS tấn công mình.
      Ông đã luôn là con người của các cuộc hòa đàm và ngoại giao. Liệu ông có tin rằng những quốc gia hiện đang có vẻ như còn ở ngoài cuộc như Arab Saudi, Iran hay thậm chí là Israel cũng có thể giúp đạt được một thỏa thuận nào đó? Không phải trực tiếp với các phần tử khủng bố mà với những gia tộc giàu có hay những nhóm nhóm đang đứng sau IS. Chẳng gì thì trại David vẫn nhiều khi trở thành nơi có thể đạt được những kết quả mà rất khó hy vọng có được ở những nơi khác.
      - Tôi luôn luôn cho rằng, để có những cuộc thương thảo giàu nội dung cần ở các bên phải có một số lượng nào đó những mục tiêu và giá trị chung, nhưng ở IS thì tôi lại không nhìn thấy có điều đó. Liệu có thể đạt được một thỏa thuận chung nào đó giữa phương Tây với thế giới Hồi giáo mà lại không có sự tham gia của IS không? Nếu giả sử rằng thế giới Hồi giáo chấp nhận tính hợp pháp của thể chế thế giới với nền tảng là các quốc gia thì tôi có thể nói là được và cần phải tiến hành những cuộc thương thảo như thế.
      Ông có thể đưa ra lời khuyên gì cho các bên trong quá trình đó?
      - Những chấn động ở Trung Đông sẽ không thể chấm dứt thiếu một cái gì tương tự như Hòa ước Westfalen, từng chấm dứt cuộc chiến ba mươi năm giữa các nhóm quốc gia khác nhau với những động cơ khác nhau, dẫn tới thành lập một hệ thống các nước khác nhau mà về sau trong suốt mấy trăm năm đã tạo nên nền móng của quan hệ quốc tế.
      Ngay bây giờ nó vẫn được coi là tư tưởng cơ sở. Liệu có thể có được một cái gì tương tự không? Có thể. Nhưng “cái gì đó” sẽ không xuất hiện từ các cuộc thương thảo trực tiếp với IS…
      Tại Mỹ hiện đang diễn ra cuộc chạy đua tổng thống rất quyết liệt. Ông có trông mong rằng nước Mỹ sau bầu cử sẽ lại giữ vai trò chủ đạo trên thế giới không?
      - Có. Hãy thử nhìn xem, tất cả các ứng cử viên, trong đó có Hillary Clinton, đều ủng hộ việc làm cho cứng rắn hơn chính sách đối ngoại của nước Mỹ.
      Nếu ông có một ước muốn gì đối với thế giới hiện nay thì đó sẽ là ước muốn gì?
      - Tôi muốn để xã hội liên lục địa có thể cùng nhau tìm ra câu trả lời cho câu hỏi về ý nghĩa của nó trên thế giới.
      TheoPhương Hà(lược thuật)
      Đại đoàn kết
    honglanx thích bài này.
  6. newbiess

    newbiess Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2015
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    858
    1. http://infonet.vn/lieu-qatar-co-lam-thay-doi-cuc-dien-chien-su-syria-post189402.info

      Hôm 18/1 vừa qua, Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Thani đã tới Moscow và có cuộc đàm thoại với Tổng thống Vladimir Putin. Lý do thực sự của chuyến viếng thăm này là gì?
      Tổng thống Nga đánh giá cao vai trò quan trọng của Qatar ở Trung Đông trong khi ông Hamad cũng nhấn mạnh vai trò quyết định của Nga trong việc đảm bảo ổn định toàn cầu.
      Các nhà phân tích đã đưa ra lý do thực sự đằng sau chuyến viếng thăm này. Gevorg Mirzayan, phóng viên đặc biệt của tạp chí kinh tế nổi tiếng Expert của Nga, cho rằng Quốc vương Qatar có thể đang tìm kiếm một giải pháp ngoại giao giúp đất nước mình gìn giữ được hòa bình trước tình hình Syria, hay nói một cách khác là “sự đầu hàng trong danh dự”.
      Ông Mirzayan viết: “Ban đầu, cuộc nói chuyện không đề cập gì đến việc đầu hàng có điều kiện. Cả hai bên trao đổi vị thế, khen ngợi lẫn nhau và nói về Trung Đông. Theo truyền thống Trung Đông, Quốc vương Qatar sẽ không từ chối cơ hội chỉ trích Israel và yêu cầu Nga giúp đỡ để chấm dứt tình trạng bế tắc ở Dải Gaza. Tuy nhiên, điều hiển nhiên là chủ đề chính của buổi nói chuyện vẫn là cuộc xung đột ở Syria”.
      Theo Gevorg Mirzayan, vị trí của lãnh đạo Qatar có chút kỳ lạ. Từ lúc bắt đầu chiến dịch không kích của Nga ở Syria, các quan chức Qatar thường xuyên lớn tiếng chỉ trích Moscow, cho rằng Kremlin đang tiến hành một chính sách sai lầm. Kênh truyền thông quốc gia Qatar Al-Jazeera đưa tin về trường hợp hàng chục trẻ em và phụ nữ được cho là nạn nhân của các vụ ném bom của máy bay Nga và cáo buộc Moscow không phải đang chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố mà thực chất hành động không khác gì “một tên độc tài khát máu”.

      Tuy nhiên, ở Moscow, Qatar lại bày tỏ một thái độ khác. Phát ngôn viên Hạ viện Nga Sergei Naryshkin cho biết: “Trong chuyến thăm Moscow, Quốc vương Tamin nhấn mạnh Nga đóng một vai trò lớn trong việc giải quyết tình trạng thảm họa mà người dân Syria đang phải chịu đựng và sớm giúp đất nước này đạt được sự ổn định chính trị”.

    2. Quốc vương Tamin nói thêm rằng: “Qatar luôn luôn ủng hộ một sự hòa giải chính trị ngay từ những ngày đầu. Thêm vào đó, chúng tôi cũng ủng hộ tất cả các tổ chức và sáng kiến quốc tế nhằm mục đích tìm ra một giải pháp chính trị có thể làm hài lòng tất cả các bên”.
      Theo chuyên gia Mirzayan, “sự thay đổi chóng mặt về ngôn từ” này không chỉ đơn giản là những lời nói xã giao mà thực chất “Qatar đơn giản là phải thay đổi để thích nghi bởi giờ đây quốc gia này đang đứng trong một tình thế rất khác”.
      Đó là kết quả của cuộc xung đột khu vực với Ả Rập Saudi. “Sau khi kế hoạch giành lấy vị thế lãnh đạo Trung Đông của cựu Quốc vương Hamad bin Khalifa al-Thani thất bại năm 2013, ông buộc phải thoái vị và giờ trách nhiệm thuộc về con trai của ông là người cần phải cải thiện mối quan hệ với những người hàng xóm của Doha.
      Tuy nhiên, kế hoạch của chính phủ mới cũng không thành công. Chưa đến 10 ngày sau khi ông Tamin kế vị, quân đội Ai Cập, đồng minh của chế độ quân chủ Ả Rập Saudi, đã lật đổ tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập, đây là lực lượng mà Qatar đã đầu tư một lượng lớn tiền bạc và cả công sức. Vị vua mới của Qatar cảm thấy mình bị cô lập và buộc phải tìm đủ mọi cách để lấy lại sức ảnh hưởng của đất nước mình ở Trung Đông. Song Ả Rập Saudi và các đồng minh đã đưa ra tối hậu thư và từ chối để Qatar gây bất kỳ ảnh hưởng nào lên khu vực.
      Tuy nhiên, ông Mirzayan nhớ lại, vào mùa hè năm 2015, áp lực này đột nhiên dừng lại. Đến tháng 7, Quốc vương Ả Rập Saudi Salman đã gặp gỡ Quốc vương Qatar Tamim và quyết định giải quyết các vấn đề nổi cộm vì lợi ích của hai nước trước một đối thủ chung là Iran và “người bạn” Syria. Ả Rập Saudi và các đồng minh cho phép Qatar duy trì sự ảnh hưởng trong việc trao đổi hỗ trợ cho lực lượng chống chính phủ ông Assad ở Syria.
      Thực tế, Doha đã can thiệp rất nhiều ở Syria, kể cả việc làm hỏng mối quan hệ với phương Tây (Washington và Brussels đều biết rõ ai là người hỗ trợ cho IS). Cho đến lúc đó, canh bạc này vẫn hiệu quả, IS thành công trong việc tấn công quân đội chính phủ, mở rộng vùng kiểm soát ra cả Latakia. Nhưng sau đó, Nga bất ngờ gia nhập vào cuộc chiến và cán cân sức mạnh trong khu vực thay đổi nhanh chóng.
      Theo ông Mirzayan, chuyến thăm Moscow của ông Tamim là nhằm tìm kiếm các lựa chọn làm thế nào để Qatar có thể thoát khỏi cuộc xung đột Syria. “Rất khó để Quốc vương Tamim tiếp tục hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận với ông Putin nhằm thuyết phục ông rút khỏi Syria và cho phép Qatar giành chiến thắng. Ả Rập Saudi đã thử lựa chọn này và chẳng dẫn tới đâu. Thêm vào đó, không có lý gì để Putin rút lui vào thời điểm này bởi cơ hội giành chiến thắng của Nga rất cao”, ông Mirzayan viết.
      Cũng không thể loại trừ việc Qatar sẵn sàng đóng vai trò xây dựng trong cuộc xung đột ở Syria là để thực hiện một mục tiêu lâu dài, đó là nối lại quan hệ hữu nghị với Iran. Sau cùng, nếu bình thường hóa quan hệ với Iran, Qatar cũng có thể khiến Ả Rập Saudi “nguôi ngoai” và ngừng gây áp lực cho nước này.
      Ông Mirzayan đưa ra kết luận rằng: “Tất nhiên, điều này không có nghĩa là chuyến viếng thăm Moscow của Qatar sẽ đạt được hiệp định nào. Nhưng một sự thật là Qatar đã bắt đầu một cuộc đối thoại nhằm thay đổi vị thế của Doha trong cuộc chơi vốn bao trùm không chỉ riêng về vấn đề Syria mà còn cả Trung Đông”.
      Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.
      Tuệ Minh (lược dịch)
    honglanx thích bài này.
  7. newbiess

    newbiess Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2015
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    858
    1. http://infonet.vn/nha-bao-tho-nhi-k...-phu-phat-xit-cua-ong-erdogan-post189373.info

      Nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ: EU bắt tay với “chính phủ phát xít” của ông Erdogan

      Tổng biên tập của một trong những tờ báo lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã trả lời phỏng vấn từ buồng giam của mình, chỉ trích chiến dịch bắt giam hàng loạt nhà báo của chính phủ và lên án EU hợp tác với chính quyền Erdogan.
      Ông Can Dundar, tổng biên tập của báo Cumhuriyet (Thổ Nhĩ Kỳ) nói rằng EU đang đi ngược lại giá trị dân chủ mà họ đã và đang xây dựng khi hợp tác với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, với hi vọng rằng ông này sẽ giúp ngăn dòng người tị nạn tiến vào châu Âu bất chấp những hành vi vi phạm nhân quyền của chính quyền hiện tại.
      [​IMG]
      Ông Can Dundar trả lời trước báo giới trước khi tham dự phiên điều trần ngày 19/1.
      “Người dân chúng tôi luôn coi Liên minh Châu Âu (EU) là tấm gương sáng để Thổ Nhĩ Kỳ cải thiện chế độ dân chủ của mình, chứ không phải một tổ chức sẵn sàng thỏa hiệp với một nước độc tài”, ông Dundar cho biết.
      “Giờ đây, nếu EU muốn biến đất nước chúng tôi thành một trại tập trung khổng lồ, đồng thời làm ngơ khi chính quyền Erdogan vứt bỏ quyền dân chủ, quyền con người, quyền tự do ngôn luận và luật pháp, điều đó có nghĩa EU đang ném đi những giá trị bất di bất dịch chỉ để bảo vệ lợi ích trước mắt”, ông nói thêm.
      Ông Dundar bị bắt vào tháng 11/2015, bị kết án làm gián điệp và tiết lộ bí mật quốc gia sau khi một bài báo được đăng vào 6 tháng trước đó có nội dung rằng cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ (MIT) đang gửi vũ khí cho các nhóm nổi dậy chiến đấu chống lại chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad dưới vỏ bọc "viện trợ nhân đạo". Ông bị bắt chỉ vài ngày sau khi **** Công lý và Phát triển (AKP) của Tổng thống Erdogan giành được đại đa số ghế trong cuộc bầu cử quốc hội.

      Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt với hiểm họa khủng bố của Nhà nước Hồi giáo (IS), tổ chức đã tiến hành một loạt các vụ tấn công trong lãnh thổ nước này, cùng với các nhóm nổi dậy ở khu vực người Kurd. Đất nước hiện đang cho hơn 2 triệu người Syria tị nạn, trong số này có đến hàng chục ngàn người đã có ý định tới châu Âu bằng thuyền.
      Trong năm 2015, 14 nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắt giam, qua đó quốc gia này đứng thứ năm trong số các nước "mất tự do truyền thông" nghiêm trọng nhất theo khảo sát của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo Quốc tế (CPJ). Tổng thống Erdogan đã công kích những nhà phân tích nước ngoài khi họ lên án chính quyền của ông và nói họ phải ủng hộ ông chống khủng bố.
      Ông Dundar khẳng định ông và luật sư biện hộ chưa hề nhận được bản án chính thức liệt kê tội trạng nào và chính quyền đang giữ kín vụ việc này, khiến luật sư của ông không thể tiếp cận những văn bản quan trọng.
      “Đây là một vấn đề nghiêm trọng”, ông nói. “Tôi và những nhà báo khác đã bị tạm giam trong 45 ngày, mức phạt chỉ dành cho những kẻ giết người hàng loạt, vậy mà đến nay chúng tôi không biết mình đã phạm tội gì”.

      Ông Dundar khẳng định mình đã bị bắt chỉ vì làm đúng theo lương tâm nghề báo, và cảnh sát chỉ hỏi số điện thoại, lý do viết bài báo trên và ai đã cung cấp thông tin cho ông. Vị tổng biên tập này cũng cho rằng số nhà báo đang bị buộc tội và bắt giam ở Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng lên, cho thấy chính phủ đang có ý đồ gây sức ép đối với truyền thông trong nước.
      Ông Dundar cho rằng chính quyền Erdogan ngày càng trở nên độc đoán khi bắt giữ những **** ủng hộ người Kurd, bí mật hỗ trợ **** AKP trong cuộc bầu cử vừa qua mặc dù không được phép và có ý đồ khống chế lực lượng cảnh sát và cơ quan tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ.
      “Ông ta khẳng định quyền lực của mình bằng việc xây dựng một lực lượng cảnh sát khổng lồ và kiểm soát hoàn toàn hệ thống tư pháp của đất nước”, ông Dundar nói.
      Ông cũng chỉ trích sự hợp tác giữa chính quyền Erdogan và EU. Vào tháng 11 vừa qua, EU đồng ý cung cấp gói hỗ trợ 3 tỉ euro cho những người tị nạn Syria đang ở Thổ Nhĩ Kỳ, một động thái được coi là nhằm khuyến khích Ankara hành động nhằm giảm bớt số người di dân vào lục địa già bằng đường biển.
      “Nếu các nước phương Tây làm ngơ và hợp tác với một chính phủ phát xít để đóng cửa đối với người dân chạy nạn khỏi cuộc xung đột mà họ đã phần nào châm ngòi, họ sẽ sụp đổ cùng với những giá trị và nguyên tắc mà họ đã xây dựng cũng như những người đã tin vào chúng”, ông nói.
      Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin từ The Guardian, tờ báo thông tin đời sống xã hội có lượng bạn đọc đông đảo của Anh.
      Anh Tuấn (lược dịch)
    Cyber02, ISKANDER, Bonmua2 người khác thích bài này.
  8. newbiess

    newbiess Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2015
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    858
    1. http://dantri.com.vn/the-gioi/henry...muu-lam-tan-ra-nuoc-nga-20150824162828625.htm

      Henry Kissinger: Mỹ luôn “ủ mưu” làm tan rã nước Nga

      Cựu Ngoại trưởng, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger đã có những nhận định mang tính “xổ toẹt” về chính sách của Mỹ và châu Âu về Ukraine. Theo đó, phương Tây không đếm xỉa gì tới quan hệ của Nga với các nước láng giềng.

      “Làm tan rã nước Nga đã luôn là điều (mà giới chức Mỹ) tích hợp trong các mục tiêu dài hạn. Nếu như chúng ta hành xử nghiêm túc với Nga – một quốc gia ở vị thế nước lớn, bước đi đầu tiên mà chúng ta phải làm là xác định sự cần thiết phải xoa dịu mối quan ngại của Moskva”, cựu chính khách Mỹ bày tỏ trong bài phỏng vấn dài với tờ tạp chí tên tuổi “National Interest” (Lợi ích Quốc gia).
      Vị quan chức Ngoại giao 92 tuổi, người từng rất nổi bật dưới thời Tổng thống Richard Nixon, đã cáo buộc phương Tây không chịu chấp nhận bối cảnh lịch sử đưa đến những rắc rối gần đây giữa Moskva và Kiev. “Quan hệ Ukraine - Nga luôn là một dấu ấn đặc biệt trong suy nghĩ của Nga. Không bao giờ được phép giới hạn mối bang giao đó theo kiểu giữa hai quốc gia truyền thống, kể cả trên quan điểm của Nga hay Ukraine. Vì lẽ đó, những gì đang diễn ra ở Ukraine không thể nhét vào một công thức đơn giản là áp dụng các nguyên tắc vận hành ở châu Âu phương Tây”, ôngKissingerchia sẻ.
      [​IMG]
      Cựu ngoại trưởng kiêm Cố vấn ANQG Mỹ HenryKissinger.
      Ông này cũng cho phương Tây là bên gây ra xung đột ở ngay cửa ngõ Liên minh châu Âu (EU) khi chính thiết chế này đã đề xuất một thỏa thuận tự do thương mại hồi năm 2013 mà không tính đến tác động đối với Moskva, làm chia rẽ dân tộc Ukraine. “Lỗi lầm đầu tiên chính là bước đi phiêu lưu của EU. Họ không hiểu được những tác động của các tình huống do chính họ tạo ra. Những vấn đề chính trị nội bộ của Ukraine không cho phép (cựu Tổng thống) Viktor Yanukovych chấp thuận các điều khoản của EU để rồi tái đắc cử. Nga cũng không thể xem thỏa thuận này chỉ là vấn đề kinh tế thuần túy”, ôngKissingernói.
      Sự thực rồi thì ai cũng rõ. Ông Yanukovych từ chối ký thỏa thuận, EU “kinh hãi”, Nga hành xử “đầy tự tin” còn Mỹ thì lâm vào thế “bị động”. Tất cả là bởi “các bên đã hành động quá duy ý chí, dựa trên những nhận định sai lệch về đối phương và không có bất kì hoạt động thảo luận chính trị đáng kể nào”. Khi Ukraine trượt vào vòng xoáy Maidan tại thời điểm mà nước Nga dưới sự chèo lái của Putin đã xác lập được vị thế, Moskva có lý do để tin rằng phương Tây đang lợi dụng tình hình để kéo bật Ukraine khỏi quỹ đạo của Nga.
      Đề cập đến khủng hoảng chưa thấy lối thoát hiện nay ở Ukraine, cựu Ngoại trưởng Mỹ một lần nữa nhắc lại đề xuất nên để Ukraine trở thành một vùng đệm hoặc là “bên trung gian” giữa Nga và phương Tây. Ông nói rằng: “Chúng ta cần nghiên cứu những khả năng về một cơ chế không liên kết quân sự tại các vùng lãnh thổ nằm giữa Nga với đường biên giới hiện nay của NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương). Phương Tây miễn cưỡng trong việc phục hồi kinh tế cho Hy Lạp và chắc chắn sẽ không để vấn đề Ukraine tự trôi đi. Ít nhất, cần tính đến khả năng hợp tác Nga – phương Tây về một Ukraine không liên kết quân sự”.
      Trong khi nhấn mạnh sự cần thiết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thống nhất của Ukraine, nhà ngoại giao kì cựu người Mỹ cảnh báo phương Tây dừng ngay việc hỗ trợ, hậu thuẫn cho Kiev bằng mọi giá. Nguyên nhân là bởi “khủng hoảng Ukraine biến thành một thảm kịch do Kiev nhầm lẫn giữa lợi ích về một trật tự thế giới mới trong dài hạn và nhu cầu cấp thiết khôi phục bản sắc cho dân tộc Ukraine ở ngay trước mắt”.
      TheoHoài Thanh/RT
      baotintuc.vn
    imagic2 thích bài này.
  9. newbiess

    newbiess Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2015
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    858
    1. http://dantri.com.vn/the-gioi/cuu-n...het-nguoi-trong-van-de-ukraina-1416387826.htm

      Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger: Phương Tây đã sai lầm chết người trong vấn đề Ukraina
    Cựu Ngoại trưởng Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, ông Henry Kissinger, đã đánh giá tình hình địa chính trị mới hình thành trong cuộc khủng hoảng Ukraina, và cảnh báo một cuộc chiến mới, gọi cách tiếp cận của phương tây với cuộc khủng hoảng này là “sai lầm chết người”.
    [​IMG]

    Trả lời phỏng vấn tờ Der Spiegel của Đức, nhà ngoại giao kỳ cựu gọi những quan hệ căng thằng hiện nay là biểu hiện cho nguy cơ “một cuộc chiến tranh lạnh mới”.
    “Nguy cơ này tồn tại và chúng ta không thể phớt lờ nó,” ông Kissinger nói. Ông cảnh báo rằng bỏ qua nguy cơ này có thể dẫn tới “thảm kịch”.
    Nếu phương tây muốn “trung thực”, họ phải công nhận rằng họ đã mắc sai lầm – cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về các hành động của Mỹ và EU trong cuộc khủng hoảng Ukraina. EU và Mỹ không hiểu “tầm quan trọng của các sự kiện”, bắt đầu từ việc đàm phán kinh tế Ukraina – EU gây ra biểu tình ở Kiev năm ngoái. Những căng thẳng này lẽ ra phải là điểm khởi đầu để đưa Nga vào quá trình thảo luận – ông nói.

    “Đồng thời, tôi cũng không nói rằng phản ứng của Nga là thích hợp” – nhà ngoại giao kỳ cựu thời Chiến tranh Lạnh nói. Ông phát biểu thêm rằng Ukraina luôn có ý nghĩa đặc biệt với Nga và nếu không hiểu điều đó sẽ là “một sai lầm chết người”.

    Ông Kissinger gọi cấm vận chống lại Nga là “phản tác dụng” và tạo ra tiền lệ nguy hiểm. Những hành động này có thể dẫn tới việc các nước lớn khác cố tìm cách có biện pháp bảo vệ và kiểm soát nghiêm ngặt thị trường của họ trong tương lai.

    Khi đưa ra các biện pháp trừng phạt hoặc danh sách những người bị cấm đi lại, ta cần đặt câu hỏi “điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?” – cựu Ngoại trưởng Mỹ nói. Ông cũng phát biểu rằng, ông chờ đợi Đức hành động nhiều hơn về vấn đề này. Là quốc gia quan trọng nhất ở Châu Âu, Đức cần tích cực hơn nữa.



    Theo M.Y/ RT
    Lao Động
    honglanximagic2 thích bài này.
  10. newbiess

    newbiess Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2015
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    858
    1. http://infonet.vn/my-dong-danh-eu-can-doi-thoai-voi-nga-post189385.info

      Mỹ “đỏng đảnh”, EU cần đối thoại với Nga

      Trước đây, các nước châu Âu vẫn luôn ủng hộ Mỹ trong mọi vấn đề, kể cả khi Mỹ đẩy mạnh thực hiện “chiến tranh lạnh” chống Nga. Tuy nhiên, hiện tình thế có thể đã thay đổi khi EU đang xây dựng hệ thống hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống IS.

      Trước đây, các nước châu Âu vẫn luôn ủng hộ Mỹ trong mọi vấn đề, kể cả khi Mỹ đẩy mạnh thực hiện “chiến tranh lạnh” chống Nga. Tuy nhiên, hiện tình thế có thể đã thay đổi khi EU đang xây dựng hệ thống hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống IS.

      [​IMG]
      EU cần đối thoại với Nga

      Nhận định trên được tờ Il Giornale của Italia đưa ra.

      Theo chuyên gia phân tích chính trị Francesco Alberoni của tờ Il Giornale, các nước châu Âu hiện cần phải vạch ra con đường riêng, độc lập trong phát triển quan hệ với Nga và tăng cường đối thoại với Mosow.

      Nguyên nhân là do chính sách đối ngoại của Mỹ được xây dựng và thực hiện theo khuynh hướng chống lại Nga, các chế độ thân Nga ở Trung Đông. Chính sách này sẽ không đem lại bất cứ kết quả tích cực nào mà chỉ làm gia tăng lan truyền chủ nghĩa Hồi giáo trên thế giới.

      “Người châu Âu đã ủng hộ Mỹ trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả khi Mỹ tiếp tục phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Nga sau khi Liên Xô sụp đổ bằng cách mở rộng NATO sang phía Đông, ban hành cấm vận chống Nga vì sự kiện sáp nhập Crimea, đẩy nước Nga xa dần khỏi châu Âu trong khi Nga vẫn là một phần của khu vực cả về chính trị và văn hóa.

      Người Mỹ đã không nhận thấy được mối đe dọa đáng sợ xuất phát từ kẻ thù đội lốt chủ nghĩa Hồi giáo nên tiếp tục chống lại quốc gia có thể trở thành đối tác của họ”- Francesco Alberoni phân tích trong bài báo của mình.

      Theo Francesco Alberoni, ở khu vực Trung Đông, Mỹ đã lật đổ chế độ ở Saddam Hussein ở Iraq, Muamar Gaddafi ở Libya và đang cố gắng lật đổ Al-Assad ở Syria. Tuy nhiên, sau khi các lực lượng ở Libya và Iraq bị lật đổ, chế độ ở các nước này lại thuộc về người Hồi giáo.

      “Trong bối cảnh này, chúng ta, những công dân châu Âu bình thường, có thể làm được gì? Cần phải thay đổi bối cảnh không tin tưởng vào Nga. Cần phải nhắc nhở cho mọi người thấy rằng chúng ta (châu Âu và Nga) cùng thuộc về một nền văn minh”- Francesco Alberoni kết luận.

      Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới. Ngày 9/12/2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập tờ Tiếng nói nước Nga và RIA Novosti thành Rossiya Segodnya (hãng tin tức quốc tế Russia Today (RT)).

      Đức Dũng (lược dịch)
    honglanx thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này