1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. namtuocAudiA7

    namtuocAudiA7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2016
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    2.232
    Đã bao vụ đấy ko theo dõi ko để ý nhưng SOHR đã lên tiếng chỉ có đúng thôi . 1k dân thường đã bị bọn xâm lược nga giết hại 1 cách dã man tàn bạo ở Syria
    Nhìn bản đồ ko kích của bọn xâm lược nga từ 8-14 tháng 1 trong đó ngày 13-1 ko kích trường học ở Aleppo 90% là đánh quân nổi dậy :-( . IS thì éo bao giờ đánh
    [​IMG]
    jun_leeLefan_1 thích bài này.
  2. namtuocAudiA7

    namtuocAudiA7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2016
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    2.232
    http://infonet.vn/vi-sao-my-voi-va-xay-dung-can-cu-khong-quan-o-syria-post189802.info
    Syria nên chia làm đôi , thằng Assad tham quyền cố vị cho theo tin hói còn FSA , SDF thì lập khu tự trị riêng để Mỹ đóng quân xây căn cứ ở đây :-D
    Lefan_1 thích bài này.
  3. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    1.873
    Đã được thích:
    908
    tuyentd2, honglanxfilber70 thích bài này.
  4. Bonmua

    Bonmua Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.885
    Đã được thích:
    350
    TNT_NTNhonglanx thích bài này.
  5. newbiess

    newbiess Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2015
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    852
    http://infonet.vn/chi-co-nga-co-the-huy-diet-de-che-khung-bo-cua-is-post189805.info

    Chỉ có Nga có thể hủy diệt “đế chế khủng bố” của IS

    Chuyên gia Anh cho rằng chiến dịch không kích của Nga và hoạt động quân sự của quân đội chính phủ Syria là lý do duy nhất khiến đế chế khủng bố của IS sụp đổ chứ không phải là liên quân của Mỹ.

    Theo Sputnik, chuyên gia chính trị người Anh Marcus Papadopoulos nhận định sức mạnh của lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS dường như không hề bị “sứt mẻ” sau nhiều tháng Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết “tấn công và tiêu diệt tận gốc nhóm khủng bố. Tuy nhiên, IS đã phải chịu cảnh thất bại liên tiếp sau khi Moscow và Damascus liên minh thực hiện các vụ tấn công.

    “Chiến dịch không kích của Nga và hoạt động quân sự của quân đội chính phủ Syria là lý do duy nhất IS bị đẩy lùi tại Syria và khiến đế chế khủng bố của IS bắt đầu sụp đổ”, ông Papadopoulos nói.

    [​IMG]
    Quân chính phủ Syria được xem là lực lượng nòng cốt chiến đấu chống lại IS.

    Cũng theo ông Papadopoulos, một số quốc gia phương Tây thừa nhận rằng liên minh không kích do Mỹ dẫn đầu đã không thể tiêu diệt được IS mà thậm chí còn giúp nhóm khủng bố có cơ hội “bay cao”. Chuyên gia người Anh còn gọi chiến dịch chống khủng bố của Washington là “sự thất bại hèn hạ”.

    Ông Papadopoulos nhấn mạnh việc hợp tác với Quân đội Ả Rập Syria (SAA, một nhánh của quân đội Syria) là mấu chốt để giành được thắng lợi trong cuộc chiến chống IS và các nhóm cực đoan khác, vốn muốn lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad và thiết lập một nhà nước Hồi giáo tại Syria. Bởi lâu nay SAA và lực lượng người Kurd được xem là lực lượng nòng cốt chiến đấu dưới mặt đất thực hiện các vụ tấn công nhằm tiêu diệt các nhóm khủng bố.

    Quân đội Syria là trái tim và linh hồn trong cuộc chiến chống IS và các nhóm khủng bố hồi giáo khác hoạt động trên khắp lãnh thổ nước này”, ông Papadopoulos chia sẻ.

    Về phần mình, mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cho hay liên minh của Mỹ sẽ tăng cường lực lượng bộ binh tới Iraq và Syria song không nói rõ binh sĩ của quốc gia thành viên nào sẽ được huy động làm nhiệm vụ.

    Còn theo chuyên gia Anh, tuyên bố của Bộ trưởng Carter không liên quan tới lực lượng binh sĩ Mỹ thông thường. “Tôi cho rằng điều mà ông Carter muốn nói tới là sự hiện diện tăng cường của các đặc nhiệm Mỹ và khả năng là các nhóm đặc nhiệm phương Tây hoạt động tại Iraq và Syria chiến đấu chống lại IS”, ông Papadopoulos nói.

    Theo ông Papadopoulos, tuyên bố của ông Carter hiện “đi ngược lại với quan điểm chính sách đối ngoại của Mỹ tại Trung Đông”. Bởi Tổng thống Obama đã khẳng định thi hành chính sách rút hàng chục ngàn binh sĩ Mỹ khỏi Trung Đông và cam kết duy trì kế hoạch này.

    Tuy nhiên, tôi đã nhận được tin một số quan chức Mỹ bao gồm cả những người làm trong lĩnh vực quân sự và phi quân sự cho biết Mỹ thực sự nghiêm túc trong việc cân nhắc triển khai binh sĩ tới tiêu diệt IS ở Iraq và Syria”, chuyên gia Anh cho hay.

    Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.

    MINH THU (lược dịch)
  6. imagic2

    imagic2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2015
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2.026
    K0 theo dõi để ý hay k0 tìm đc tí ảnh, bằng chứng nào mà SOHR post lên cho lần vu vạ đó :)) ?
    Thôi ráng tìm đi, k0 tìm đc thì vứt chữ "chính xác" vào thùng rác hộ :))
  7. Rapid_Arrow

    Rapid_Arrow Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/08/2015
    Bài viết:
    1.157
    Đã được thích:
    877
    =)) Thấy bảo liên quân độc tài thắng liên tọi, mà bản đồ về cơ bản vẫn thế không có gì thay đổi nhể.
    jun_lee, Lefan_1Puhoilata thích bài này.
  8. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Tướt Công Nông làm hề mãi không chán hả em.
    Mua vui cho mọi người thì cũng chỉ được vài lần thôi.
    Anh hỏi thật, có phải chú post bài được tiền????
    filber70honglanx thích bài này.
  9. newbiess

    newbiess Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2015
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    852
    http://soha.vn/quoc-te/khung-hoang-nhap-cu-de-doa-schengen-quyt-lam-cam-chiu-2016012409475098.htm

    Khủng hoảng nhập cư đe dọa Schengen: “Quýt làm cam chịu”?
    Nguyễn Nhâm
    | 24/01/2016 10:47

    Theo đánh giá của giới phân tích, Hiệp ước Schengen có nguy cơ sụp đổ, một phần do chiến lược “Đại Trung Đông” mới của Mỹ.

    Phát biểu tại Nghị viện châu Âu ngày 19/1, Chủ tịch EC ông Donald Tusk cảnh báo châu Âu còn “chưa đầy hai tháng” để kiểm soát cuộc khủng hoảng người di cư, nếu không khối Schengen sẽ sụp đổ.

    Chủ tịch EC Donald Tusk phải chua chát thừa nhận khối Schengen đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. (Ảnh: PAP)

    Trước đó, hồi tháng 9/2015, Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng cảnh báo nếu không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay Schengen sẽ phải đối mặt với “nguy hiểm”.

    Ông còn cho rằng nếu các đường biên giới bên ngoài của EU không được kiểm soát, các nước thành viên sẽ “tìm mọi cách để tái thiết lập biên giới quốc gia” và đây sẽ là “sự chấm dứt của không gian Schengen”.

    Từ “bức tường Berlin” mới…

    Ngay những tuần đầu của năm mới 2016, hàng loạt trạm kiểm soát thẻ căn cước ở biên giới của các nước thành viên Hiệp ước Schengen đã bắt đầu đi vào hoạt động nhằm ngăn chặn dòng người di cư từ Trung Đông vào châu Âu.

    Áo là quốc gia đầu tiên, ngay từ năm ngoái đã siết chặt kiểm soát biên giới và kiểm tra từng người nhập cảnh, tăng cường kiểm tra người di cư và trục xuất những người không có quyền tị nạn.

    Mới đây, Thủ tướng Áo ông Werner Faymann đã tuyên bố tạm ngừng thực thi Hiệp ước Schengen về điều khoản miễn thị thực giữa 22 quốc gia thành viên EU và 4 quốc gia ngoài Liên minh.

    Thụy Điển cũng bắt đầu siết chặt kiểm soát nhập cảnh ở biên giới với Đan Mạch, tiếp đó Đan Mạch cũng đưa ra các biện pháp ứng phó bằng cách tổ chức các điểm kiểm soát thị thực ở biên giới với Đức.

    Phần Lan cũng yêu cầu các bến phà phải kiểm tra thị thực hoặc giấy phép cư trú của hành khách trước khi cho lên phà.

    Theo quy định mới, tất cả hành khách đi tàu đều phải rời khỏi tàu tại ga Castrarp ở Copenhaghen và trình thẻ căn cước để kiểm tra trước khi lên lại tàu.

    Một người dân Đan Mạch đã thốt lên: “Cứ như là chúng ta đang dựng ‘Bức tường Berlin’ ở đây vậy, chúng ta đang đi lùi về mặt thời gian”.

    Trước tình hình đó, Đức đã lên tiếng cảnh báo rằng khu vực đi lại tự do Schengen “đang bị đe dọa”.

    Đến mâu thuẫn nội bộ gia tăng…

    Cuộc khủng hoảng di cư trở nên phức tạp hơn là do nội bộ EU không thống nhất trong chính sách nhập cư.

    Các nước châu Âu đã cho thấy quan điểm khác biệt về cách thức đối phó với hơn 1 triệu người di cư vượt biển Địa Trung Hải vào châu Âu trong năm 2015.

    Đức là quốc gia đầu tàu trong việc mở rộng cửa đón tiếp người di cư vì mục đích nhân đạo và nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế, nhưng Italia, Hy Lạp, Serbia, Hungary, Croatia… lại không muốn tiếp nhận gánh nặng này do lo ngại an ninh và những khó khăn về kinh tế.

    Hy Lạp đã cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ tạo thuận lợi cho tình trạng người di cư từ lãnh thổ của mình sang châu Âu. “Điều quan trọng là Thổ Nhĩ Kỳ cần phải tham gia vào nỗ lực hạn chế người di cư một cách đúng đắn”.

    Theo thỏa thuận đạt được vào cuối năm ngoái giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU, thì Ankara có nghĩa vụ giúp ngăn chặn người tị nạn ở bên ngoài biên giới EU, đổi lại sẽ được hưởng khoản hỗ trợ trị giá 3 tỷ euro, tuy nhiên cho đến nay thỏa thuận này đã không được thực hiện đầy đủ.

    Đan Mạch cũng biện minh cho quyết định kiểm soát biên giới của nước mình khi tuyên bố đây “chỉ đơn thuần là phải phản ứng trước quyết định của phía Thụy Điển”.

    Đan Mạch cảnh báo, quyết định kiểm soát biên giới của Thụy Điển có thể gây ra hiệu ứng domino đối với Đan Mạch, nước đã nhận 21.000 đơn xin tị nạn trong năm 2015 so với 163.000 của Thụy Điển.

    Theo ông, rõ ràng là EU không thể bảo vệ đường biên giới bên ngoài, do vậy các nước sẽ buộc phải đưa ra lệnh kiểm soát biên giới của họ.

    Na Uy, nước không thuộc EU nhưng tham gia Hiệp ước Schengen cũng tuyên bố sẽ bắt đầu trả lại những người tị nạn không có thị thực đến từ các nước thành viên Hiệp ước Schengen, nhất là Thụy Điển.

    Theo giới quan sát, sau các cuộc tấn công khủng bố ở Paris (Pháp) ngày 13/11/2015, việc EU thắt chặt chính sách nhập cư là điều hoàn toàn nằm trong dự đoán.

    Các biện pháp này đã bắt đầu được thực hiện từ cuối năm ngoái và đẩy mạnh triển khai tại nhiều nước trong những ngày đầu của năm nay.

    Tuy nhiên, theo quy định của Hiệp ước Schengen, các nước được phép tái lập việc kiểm soát biên giới với thời gian tối đa là 6 tháng trong những trường hợp đặc biệt khẩn cấp.

    Và cái gốc của vấn đề…

    Việc những người dân di cư từ các “điểm nóng” Trung Đông – Bắc Phi đổ về châu Âu ngày càng gia tăng, được lý giải bằng các lý do: thứ nhất, nơi đây có nhiều quốc gia giàu có, an toàn và dễ tiếp cận; thứ hai, việc phân bổ “hạn ngạch” đã tiếp thêm động lực cho những người di cư đổ về đây, khiến các quốc gia thành viên nảy sinh mâu thuẫn và buộc tội lẫn nhau.

    Tuy nhiên, giới nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân “gốc” phải kể đến là từ Chiến lược “Đại Trung Đông” của Mỹ cùng với sự hưởng ứng và chung tay thực hiện của các thành viên NATO.

    Chính sách “Đại Trung Đông” mới của Mỹ đưa ra sau vụ khủng bố 11/9/2001 với chủ trương: “Trả lại thời nguyên thuỷ của Trung Đông dưới hình thức bộ lạc sẽ dễ quản lý hơn vì không có đòi hỏi dân tộc.

    Đàm phán với các bộ lạc cũng dễ dàng hơn, chỉ cần thông mua chuộc các thủ lĩnh bằng tiền là các vấn đề có thể được giải quyết”.

    Giới hoạch định chính sách của Mỹ cho rằng, nếu chia nhỏ Trung Đông, Israel sẽ giữ vai trò cai quản như một “nước Mỹ thu nhỏ” và năm 2006, tấm bản đồ “Đại Trung Đông” mới do Ranpho Pito vẽ đã được công bố lần đầu tiên tại thành phố Rome, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ là nước đầu tiên được Mỹ thông báo.

    Trong khi đẩy mạnh việc triển khai chiến lược, Mỹ và NATO đã tác động tích cực làm cho cơn lốc “Mùa xuân Arab” tràn qua Trung Đông – Bắc Phi khiến cho tình hình ngày càng phức tạp hơn.

    Giờ đây, theo giới phân tích, “hiệu ứng trái chiều” của phiên bản “Cách mạng màu” với tên gọi “Mùa xuân Arab” đã biến thể thành cơn lốc “người nhập cư trái phép” tràn vào châu Âu, khiến EU khó bề chống đỡ.

    Như vậy, theo giới phân tích, sự lúng túng trong giải pháp đối phó với “cơn lốc” người nhập cư của EU là nguyên nhân trực tiếp tạo nguy cơ sụp đổ của Hiệp ước Schengen, nhưng nguyên nhân gốc rễ vẫn phải kể đến chiến lược “Đại Trung Đông” mới của Mỹ.

    Vì thế, dư luận cho rằng: “quýt làm, cam chịu” là có cơ sở./
  10. ISKANDER

    ISKANDER Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2015
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    113
    Tuoc ah anh là tổng đại diện nó SOHR đó em , anh nói gi nó nói lại nó nhu bò nhai cỏ ý mà . anh lệnh nó nó rùi , ăn tiền mỹ thì múa đi . anh trích nó 15% được chưa ? Mịa ở trong nhà mà nói như thánh sáo , mà sáo rỗng mới kêu to ............................ anh lệnh rồi nhé , tước cứ ok lấy tin ở đó đi . Anh đảm bảo hàng chất lượng nhé
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này