1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
  1. newbiess

    newbiess Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2015
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    852
    http://dantri.com.vn/the-gioi/putin-tro-lai-cuoc-choi-20160207060940557.htm

    Putin đã là bếp trưởng mới trong thực đơn hoạt động ngoại giao thế giới.

    Tạp chí Forbes vừa công bố những nhân vật quyền lực nhất thế giới. Theo đó, Tổng thống (TT) Nga Vladimir Putin năm thứ ba liên tiếp chiếm giữ ngôi đầu.

    Có thể nói, TT V. Putin là nhân vật nổi bật nhất trên vũ đài chính trị thế giới trong năm 2015, đặc biệt là giữa bối cảnh cả thế giới đang cần hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

    Phiến quân IS đã trở thành mối đe dọa toàn cầu y như Đức quốc xã thời Thế chiến thứ hai. Báo Daily Mail nhận định: Để chiến thắng IS, phương Tây cần hợp tác với Nga, như đã từng hợp tác với Liên Xô để loại bỏ Hitler.

    “TT Putin đã trở lại cuộc chơi” - tạp chí Forbes (Mỹ) trích dẫn lời ông Alexander Baunov (Trung tâm Phân tích Carnegie Moscow). Thêm vào đó, với động thái đưa quân ra hoạt động bên ngoài biên giới (đến Syria), nhà lãnh đạo Nga muốn gửi đến dân chúng nước này thông điệp “Nước Nga vẫn vĩ đại”.

    TT Putin đã chọn đúng thời gian và không gian để đưa quan điểm của mình đến với các nhà lãnh đạo phương Tây bằng phương thế quân sự và Moscow ở trong thế thắng khi nhà lãnh đạo Nga “chơi đúng quân bài”. Báo Fiscal Times viết: Sau vụ tấn công khủng bố ở Paris đêm 13-11-2015, các nước phương Tây đã nhận thức được rằng cần phải hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống IS.

    Cuộc họp báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 17-12-2015.

    Bức ảnh chụp cuộc gặp gỡ giữa TT Putin và TT Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Ankara - Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 11-2015 cho thấy mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đã có bước chuyển biến cơ bản: Nhà lãnh đạo Mỹ chăm chú lắng nghe, còn nhà lãnh đạo Nga trông giống như người đang đề xướng sáng kiến - BáoRzeczpospolita (Ba Lan) nhận xét.

    Trong khi đó, tờ The Guardian (Anh) bình luận chỉ sau một năm, TT Putin đã đảo ngược tình thế: Nếu như các nhà lãnh đạo đều như muốn “ăn tươi nuốt sống” ông tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Brisban - Úc năm 2014 thì tại hội nghị năm 2015, ông lại là nhân vật ai cũng muốn gặp mặt... Nguyên nhân của hiện tượng này chẳng có gì bí ẩn cả: Họ cần Nga trong cuộc chiến chống IS.

    Sự can thiệp củaTT Putin ở Syria không làm yếu đi vị thế của ông, trái lại đã trả lại cho Nga ưu thế bên bàn đàm phán. Lúc này đây, Putin đã không còn là một món ăn trong thực đơn hoạt động ngoại giao thế giới nữa mà chính là bếp trưởng mới.

    Nhà phân tích chính trị Germano Dottori (Trường Đại học Rome, Ý) nhận định ông Putin đã giành lại cho Nga hình ảnh của đất nước bảo đảm sự ổn định trên thế giới. Điều này phù hợp với người dân châu Âu bình thường và cái tên Putin đã trở thành niềm hy vọng của họ.

    Nữ chuyên gia Rebeccah Heinrichs, Viện Hudson (Mỹ), thừa nhận trên kênh Fox News rằng Mỹ đã mất vị thế lãnh đạo ở châu Âu và Cận Đông và thay thế vào đó là TT Putin. Bà nhấn mạnh tư thế sẵn sàng chống IS của nhà lãnh đạo Nga có thể lôi kéo Pháp về phía mình và đẩy NATO đến bên bờ tan rã.

    TT Pháp Francois Hollande đã đến Moscow để bàn chiến lược chống IS với TT Putin vào cuối tháng 11-2015, ngay sau khi thăm Washington. Ông mở đầu cuộc hội đàm với vị đồng cấp Nga bằng cụm từ “Mon cher Vladimir” (Vladimir thân mến của tôi) và trò chuyện thân mật như bạn bè chứ không giữ khuôn phép ngoại giao của vị nguyên thủ quốc gia. Đối với ông Hollande, bắt tay với TT Putin và hợp tác với Nga còn quan trọng hơn những bất đồng liên quan đến TT Syria Bashar al-Assad, theo bình luận của báo National Review (Mỹ).

    Phát biểu sau vụ khủng bố ở Paris, cựu TT Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố: “Chúng ta cần tất cả mọi người để tiêu diệt IS, trong đó có cả người Nga”. TT Pháp đương nhiệm Francois Hollande ủng hộ quan điểm của vị tiền nhiệm trong khi Thủ tướng Anh David Cameron kêu gọiôngPutin tập trung hỏa lực của Nga vào các mục tiêu IS, đồng thời thừa nhận Anh sẵn sàng cho một thỏa thuận hòa bình và thời kỳ chuyển tiếp ở Syria.

    Báo Newsweek Polska (Ba Lan) khen ngợi TT Putin biết tranh thủ vụ khủng bố ở Paris để khôi phục quan điểm của Nga trên trường quốc tế, buộc phương Tây hợp tác trở lại.

    Trước đó, khi điều chiến đấu cơ đến Syria, nhà lãnh đạo Nga đã thực hiện bước đi đầu tiên trong cuộc chơi của mình và chờ đợi sớm hay muộn cuộc chiến chống IS sẽ chuyển sang châu Âu và điều đó sẽ buộc cựu lục địa xem xét lại các liên minh toàn cầu.

    Theo Ngô Sinh

    Người Lao động
    honglanxhieunch thích bài này.
  2. newbiess

    newbiess Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2015
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    852
    1. http://dantri.com.vn/the-gioi/obama-putin-nhung-pha-doi-dau-ngoan-muc-20160205195736477.htm

      Obama - Putin: Những pha đối đầu ngoạn mục

      Thế giới đang bị dẫn dắt bởi hai xu hướng toàn cầu giữa một bên do Mỹ kiểm soát nhằm duy trì quyền bá chủ thế giới mà họ đã giành được sau khi Liên Xô tan rã, với bên kia do Nga dẫn đầu nhằm thiết lập một trật tự thế giới đa cực.

      Biểu hiện rõ nhất sự va chạm giữa hai xu hướng này được thể hiện trong cuộc khủng hoảng Ukraine và Syria. Vì thế, trong hai năm vừa qua đã diễn ra không ít những pha đối đầu ngoạn mục giữa Tổng thống Mỹ B.Obama và Tổng thống Nga V.Putin, trong đó ông chủ Nhà Trắng là bên chủ động nhưng rốt cuộc lại bị lâm vào thế khó trước chủ nhân Điện Kremlin.

      Obama thất bại trong việc tẩy chay Olympic Mùa Đông Sochi

      Nước Nga, đứng đầu là Tổng thống V.Putin, đã đầu tư hơn 50 tỷ USD cho Olympic Mùa Đông năm 2014 với hy vọng thông qua đại hội thể thao này chứng tỏ trước thế giới một nước Nga thân thiện, sẵn sàng hợp tác làm ăn với tất cả các nước trên thế giới.

      Thế nhưng, Tổng thống Mỹ B.Obama đã “rủ rê” các đồng minh phương Tây tẩy chay sự kiện này. Rốt cuộc, Olympic Mùa Đông năm 2014 ở Sochi được đánh giá là “một trong những kỳ đại hội thể thao thế giới thành công nhất”, trong đó hình ảnh nước Nga được quảng bá rộng rãi và vô cùng ấn tượng.

      Thông qua đảo chính ở Ukraine nhằm đẩy Nga ra khỏi Crimea

      Một trong những mục đích mà Tổng thống Mỹ B.Obama theo đuổi khi hậu thuẫn cho cuộc khủng hoảng Ukraine và lật đổ Tổng thống Yanukovych thân Nga là đẩy Hải quân Nga ra khỏi căn cứ hải quân trên bán đảo Crimea, bởi căn cứ này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng đối với Nga.

      Mất căn cứ này, trước mắt Hải quân Nga mất khả năng kiểm soát Biển Đen, không còn khả năng can dự vào các sự kiện ở Địa Trung Hải, đặc biệt là ở Syria.

      [​IMG]

      Thế nhưng, bằng một chiến thuật vô cùng độc đáo, Tổng thống V.Putin đã thu hồi Crimea về với nước Nga ngay trước mũi súng từ các tàu chiến của Mỹ đang hiện diện ở Biển Đen mà không cần bắn một viên đạn, khiến Lầu Năm Góc và Bộ chỉ huy NATO phải sững sờ đến kinh ngạc.

      Phá giá đồng Ruble để làm tan rã nền kinh tế Nga

      Tổng thống Mỹ B.Obama đã chỉ đạo các chuyên gia kinh tế Mỹ và các nước đồng minh thực hiện chiến dịch hạ giá dầu và phá giá đồng Ruble, khiến đồng tiền Nga mất giá một cách đột biến, từ đó sẽ làm sụp đổ nền kinh tế Nga.

      Tuy nhiên, do hoảng loạn trước đồng Ruble mất giá quá nhanh và kinh tế Nga có thể phá sản, các tập đoàn tài chính ở phương Tây từng sở hữu khối lượng cổ phần rất lớn của các công ty khai thác tài nguyên (dầu mỏ và khí đốt) của Nga đã vội vàng bán thốc bán tháo cổ phiếu của họ do lo ngại bị “trắng tay” một khi kinh tế Nga sụp đổ.

      Chính vào thời điểm đó, Tổng thống V.Putin ra lệnh cho các ngân hàng Nga bỏ tiền ra mua hết toàn bộ khối lượng cổ phần đó. Như vậy, chỉ cần một “nước cờ”, nhiều công ty năng lượng của Nga đã thu về toàn bộ tài sản của mình mà trước đó nằm trong tay các tập đoàn tài chính của phương Tây, cũng có nghĩa là giành lại quyền kiểm soát tài nguyên thiên thiên của nước Nga từ tay các công ty nước ngoài.

      Ông Obama đã phải chấp nhận thua cuộc và phải chứng kiến nụ cười “tươi như hoa” của Tổng thống V.Putin trước khi mở đầu cuộc họp báo lớn cuối năm 2015.

      Âm mưu lật đổ Tổng thống Nga V.Putin

      Mục tiêu chiến lược hàng đầu mà siêu cường và phương Tây hướng tới khi ủng hộ làn sóng biểu tình trên Quảng trường Maidan để lật đổ Tổng thống Yanucovich là sau đó sẽ thực hiện “kịch bản Maidan” ở Moskva nhằm lật đổ Tổng thống Nga V.Putin.

      Để thực hiện kịch bản này, một mặt phương Tây vừa tiến hành cuộc chiến tranh thông tin ráo riết chưa từng có nhằm hạ uy tín của ông Putin trước thế giới cũng như trong xã hội Nga, đồng thời gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội ở Nga, kích động người dân Nga “nổi loạn”, xuống đường biểu tình phản đối chính sách của chính phủ, tiến tới lật đổ Tổng thống V.Putin theo một kịch bản “cách mạng màu” quen thuộc.

      Tuy nhiên, hoàn toàn trái ngược với toan tính đó, uy tín của Tổng thống Nga V.Putin không những không sút giảm, mà lại tăng cao tới mức chưa từng có, trên 80%. Còn tạp chí uy tín nhất thế giới Forbes của Mỹ 3 năm liền bầu chọn chủ nhân Điện Kremlin là người dẫn đầu danh sách những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Ông Obama đành phải “ngậm ngùi” đứng sau ông Putin trong danh sách này.

      Trong chuyến thăm Nga chính thức ngày 24-12-2015, Thủ tướng Ấn Độ Modi nhận định: “Tổng thống Nga V.Putin có một trong những phẩm chất chủ yếu của nhà lãnh đạo là đức hy sinh vì lợi ích của bạn hữu, tuyệt nhiên không phải là người nghĩ một đằng nói một nẻo”.

      Ngăn cản V.Putin tiến hành cuộc chiến chống IS ở Syria

      Khi nắm được những dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ Nga sắp phát động chiến dịch chống Tổ chức khủng bố mang tên “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng ở Syria, người phát ngôn Nhà Trắng tuyên bố, hành động đó của Nga là “thách thức nghiêm trọng đối với liên minh chống IS” gồm 60 nước do Mỹ chỉ huy.

      Sao lại là thách thức? Tổng thống Mỹ B.Obama đã từng tuyên bố thực hiện “chiến lược chống IS” từ tháng 9-2014 tới nay thì việc Nga chống IS là một tin tốt, cần hoan nghênh, nhưng cớ sao lại là “thách thức”?

      Nhìn vào kết quả chống IS từ tháng 9-2014 tới giữa năm 2015, IS đã kiểm soát gần 80% lãnh thổ Syria, người ta không khỏi hoài nghi về mục đích đích thực của liên minh này. Có lẽ vì thế, khi biết Nga sắp đánh IS, Washington mới coi đó là “thách thức nghiêm trọng đối với Mỹ”.

      Tuy nhiên, ông V.Putin “bỏ ngoài tai” lo ngại của Mỹ và ngày 30-9-2015 đã phát động chiến dịch chống IS ở Syria. Chỉ sau 1 tháng không kích, hiệu quả chống IS của liên quân do Nga dẫn đầu vượt xa hiệu quả chống IS của Mỹ trong hơn năm qua. Thế là, từ chỗ đe dọa ngăn cản Nga, Mỹ chuyển sang “sẵn sàng hợp tác với Nga để chống IS”.

      Còn chiến dịch chống IS của Nga nhận được sự ủng hộ và hợp tác của Pháp - đồng minh quan trọng của Mỹ. Đồng thời, Chính phủ Iraq và Afghanistan đề nghị Nga tiến hành chiến dịch chống IS trên lãnh thổ của họ. Vai trò và ảnh hưởng của Nga được khẳng định ở Trung Đông.

      Chủ trương loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad

      Tại Diễn đàn của Đại hội đồng LHQ ngày 28-9-2015 diễn ra cuộc "đối đầu" ngoạn mục chưa từng có giữa Tổng thống Mỹ B.Obama và Tổng thống Nga V.Putin.

      Trong bài tham luận của mình tại sự kiện này, ông Obama tuyên bố rằng, điều kiện tiên quyết để chống IS thành công là phải loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Cả thế giới đặt câu hỏi: vì sao ông Bashar al-Assad đã từng đơn thương độc mã chiến đấu kiên cường chống IS trong hơn 4 năm qua lại không những không được Mỹ “mời” tham gia liên minh chống IS, mà còn bị họ coi là “yếu tố ngăn cản cuộc chiến chống khủng bố”?
      Phát biểu tại diễn đàn này tiếp theo ngay sau ông Obama, Tổng thống Nga V.Putin khẳng định rằng, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu được trong cuộc chiến chống IS, còn việc chấp nhận hay loại bỏ ông ta phải do người dân Syria quyết định, chứ không phải là Tổng thống Mỹ.

      Ngày 15-12-2015, trong chuyến thăm Nga, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga V.Putin và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov về nhiều vấn đề thời sự quốc tế như cuộc khủng hoảng Ukraine và xung đột ở Syria. Sau cuộc hội đàm, ông John Kerry cho biết: “Mỹ chấp thuận quan điểm xuyên suốt của Nga về hóa giải cuộc khủng hoảng Syria, theo đó tương lai của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ do chính người dân nước này quyết định”.

      Ngày 18-12-2015 Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua Nghị quyết về lộ trình hòa bình quốc tế tại Syria, trong đó xác định người dân Syria sẽ quyết định quá trình chuyển giao quyền lực trong vòng 18 tháng và không đề cập tới việc Tổng thống Bashar al-Assad phải rời chính trường ngay lập tức.

      Trong năm tới không loại trừ khả năng sẽ xảy ra các pha đối đầu Obama-Putin có thể không kém ngoạn mục, bởi ông chủ Nhà Trắng muốn để lại chút vốn liếng chính trị nào đó trước khi kết thúc hai nhiệm kỳ cầm quyền vào cuối năm 2016 cho cá nhân ông cũng như để ghi cho **** Dân chủ hiện đang chạy đua nước rút với **** Cộng hòa vào chiếc ghế chủ nhân Nhà Trắng trong năm 2016.

      Tạp chí uy tín nhất thế giới Forbes của Mỹ 3 năm liền bầu chọn chủ nhân Điện Kremlin là người dẫn đầu danh sách những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Ông Obama đành phải “ngậm ngùi” đứng sau ông Putin trong danh sách này.

      Theo Đại tá Lê Thế Mẫu
      Công an nhân dân
    BaoSoViet, Massu, tuyentd23 người khác thích bài này.
  3. polite people

    polite people Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2014
    Bài viết:
    4.385
    Đã được thích:
    19.533
    Chúc mừng năm mới

    Điểm tin tình hình chiến sự tại Syria trong những ngày qua.
    Bắc Latakia.
    SAA và NDF đã giải phóng 1 số làng tại khu vực này và tiến gần đến Kinnsibba-thành lũy kiên cố cuối cùng của rebel tại tỉnh Latakia như Al Hawr, Al Ruwiysat, Al Suwaidia, và Wadi Al Azraq

    [​IMG]
    - Bắc Aleppo
    Dưới sự hỗ trợ của không quân Nga,YPG, SAA đồng loạt tấn công lực lượng rebel tại bắc Aleppo. Klq:
    .YPG chiếm Dayr Jamal, Kafr Antun phía nam sân bay Menagh và tiến gần đến thị trấn Azaz trên biên giới Syria-Thổ và đồng thời áp sát thị trấn Tal Rifaat ở phía nam Azaz.
    . SAA chiếm Kiffin- sau khi rebel tại đây đầu hàng quân chính phủ. Hiện SAA đang bao vây thị trấn Kafr Naya -phía nam của Tal Rifaatvà kêu gọi rebel buông súng đầu hàng.
    Bản đồ vị trí Tal Rìfaat và Kafr Naya
    https://www.google.be/maps/place/Ta...2!3m1!1s0x152fe8f90ecc7df1:0x2ebae1ace11177ea
    . Các mũi tấn công của YGP, SAA hướng về biên giới Syria-Thổ.
    [​IMG]
    . phóng lớn
    http://www.mediafire.com/convkey/44b8/pen6a7ft9f73a3mzg.jpg
    . Hình Kiffin dưới sự kiểm soát của SAA
    [​IMG]
    [​IMG]
    . Tại phía nam Seikh Miskeen-Dara'a
    Khi SAA tiến gần đến Ibta và Da'el. Hội đồng địa phương của 2 thị trấn dưới sự kiểm soát của rebel này đã đề nghị rebel thương lượng ngừng bắn với phía chính phủ, rebel rút lui giao thị trấn cho lực lượng quân chính phủ
    [​IMG]
    Cờ Syria được 1 số người dân kéo lên tại Itba
    [​IMG]
    Nhưng có thông tin mới là 1 số thành phần phản đối tại Itba đã hạ cờ Syria xuống và đòi tử thủ, hiện tình hình ở đây vẩn chưa rõ ràng.
    Massu thích bài này.
  4. bibibibooo

    bibibibooo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2005
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    1.849
    Aleppo sắp toi rồi, nhìn phản ứng tại Geneva của các bên thì hiểu, bọn ủng hộ phe nổi dậy trong thành phố cũng lũ lượt kéo nhau té, thế mà không hiểu sao lũ râm chủ trên này vẫn tru lên được. Đúng là hài hơn cả Táo quân 2016 =))
    BaoSoViet, tuyentd2, Massu3 người khác thích bài này.
  5. Blockbuster01

    Blockbuster01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Bài viết:
    1.505
    Đã được thích:
    4.597
    Theo mình tìm hiêu thì

    Thiết bị này có thể gọi là thiết bị làm nhiễu hồng ngoại IR Jammer . Khả năng được cung cấp từ Iran hoặc Ngố

    Trong chiến tranh vùng Vịnh 1991-1992, quân đồng minh tìm thấy rất nhiều thiết bị tương tự như vậy còn nằm trong kho quân dụng của quân đội Iraq chưa kịp mang ra sử dụng. Nhờ phát hiện này Pháp đã phát triển MILAN3, HOT3 sau này.

    Công dụng của nó là phát ra các chùm tia hồng ngoại làm nhiễu loạn tia ngắm từ bệ phóng của TOW1, Faggot, HOT, KONKUR...các loại ATGM đời đầu không dùng ảnh nhiệt. Nó làm cho tên lửa không còn điều khiển được nữa và bay chệch mục tiêu. Nó không có tác dụng với các ATGM đời sau như TOW2, các ATGM sử dụng chùm IR được mã hóa.

    Công dụng thừ 2, thiết bị này được gắn lên các loại Tank không có giáp, xe bán tải là nhằm cảnh báo cho kíp lái biết trước họ đang bị ngắm bắn từ ATGM để kịp thời thoát thân vài mươi giây trước khi xe của họ bị bắn cháy. Nghĩa là nếu phỉ xài đồ chơi thế hệ sau thì vẫn còn clip bắn cháy, nhưng hiện phỉ đang sử dụng các loại ATGM cũ được thanh lý từ kho vũ khí của Croatia, Arab Saudi...thì thiết bị này vẫn còn tác dụng đáng kễ cứu sống tính mạng, khí tài QOX.
    Massu thích bài này.
  6. sinbadvking

    sinbadvking Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2014
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    660
    Sắp giải phóng đến chỗ Su 24 rơi chưa nhỉ bác @polite people ?
  7. Lefan_1

    Lefan_1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2014
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    1.699
    NamtuocLexusGX460 thích bài này.
  8. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Iraq ko hề có hệ thống tương tự nhé, nếu có mời bạn dẫn nguồn. HOT là phiên bản cho trực thăng, nó chả liên quan gì tới ATGM dưới đất cả, hệ thống APS đầu tiên của LX là Drozd, ko xuất khẩu, Arena và Shtora cũng ko xuất khẩu lấy đâu cho Iraq dùng.

    Có chắc hệ thống này chỉ IR jam ko ?

    TOW 2 cũng dùng IR hả bạn ? biết thì gõ phím ko biết thì đừng gõ kẻo người ta nói là ngu đấy. TOW 2 là phiên bản đặt trên xe HMMWV, còn phiên bản dùng IR (infrared tracking system) để ngắm (thực ra là FLIR) là ITAS, hệ thống nhái ARENA kia vẫn chặn được


    Xem ảnh T-72 chưa mà bảo ko có giáp ? mù à.

    HOT, MILAN theo quảng cáo dùng mode CCD để kháng nhiễu, có điều nó hoàn toàn ko liên quan gì tới phương pháp phòng thủ của 2 APS Arena và Shtora cả

    MILAN và HOT ko có thông tin nó chống được hệ thống APS Shtora hoặc Arena:

    Vì 2 hệ thống này nó đánh vào cơ chế dẫn đường SACLOS nói chung của tất cả các dòng ATGM hiện nay, dùng radar phát hiện quả tên lửa hoặc dùng cảm biến phát hiện ống kính quang học để tung đạn phòng vệ, nên nó ko quan tâm với EO, CCD, laze, raido, thermal, IR, radar... Còn hệ thống CCD chỉ là hệ thống hỗ trợ ngắm mục tiêu ở đuôi tên lửa, chủ yếu dùng cho vào ban ngày (ban ngày hệ thống ngắm EO, laze dễ bị ánh sáng tự nhiên làm lệch độ chính xác. Nga, Mỹ thì sử dụng FLIR, radio hoặc laze )

    Có hiểu ảnh nhiệt (IIR) là gì ko mà bô bô lên thế ? chỉ có loại Javelin và Spike mới dùng IIR cho đầu đạn thôi nhé cháu. Và loại này chống được flares (dùng để bắn trực thăng) và dùng top-attack để đánh tank hiệu quả, chứ vẫn ko có khả năng kháng được APS hiện đại
    Lần cập nhật cuối: 09/02/2016
    Blockbuster01 thích bài này.
  9. Yazidi

    Yazidi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2015
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    211
    Ngoại trưởng Saudi đã xác nhận sẽ gửi quân đến Syria chống IS, mong là thật chứ ko như Nga 90% không kích nhằm vào rebel nhưng vẫn nổ =)). 1 liên minh 8 quốc gia Ả Rập sẽ tham gia:
    [​IMG]
    NamtuocLexusGX460, Lefan_1hinado thích bài này.
  10. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    2.372
    Đã được thích:
    1.592
    Merkel criticizes Russia over Syria bombing that forces thousands to flee
    Thế giới đều căm phẫn hành động ném bom tàn bạo của Nga tại Syria

    German Chancellor Angela Merkel criticized Russia on Monday for bombings in Syria that have forced tens of thousands of civilians to flee, suggesting they were in violation of a U.N. Security Council resolution that Moscow signed in December.

    Speaking during a visit to Ankara, Merkel said she was "appalled" and "shocked" by the suffering in the Syrian city of Aleppo, which she blamed on bomb attacks originating primarily from the Russian side in support of the Syrian government.
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này