1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Đến độ này rồi, còn tính chuyện đánh thật bó tay bác kien ,xem 2 đại ca bán vũ khí được rồi.
  2. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Đến độ này rồi, còn tính chuyện đánh thật bó tay bác kien ,xem 2 đại ca bán đồ chơi được rồi.
  3. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Khi nào thì Thổ đánh Siri đây !!!
  4. chimhoabinh

    chimhoabinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    7
    Thổ tầm cỡ gì mà đòi đánh Syria. Tuổi teen.
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nga quyết bảo vệ Syria

    [​IMG] - Nga tiếp tục bảo vệ Syria, bất chấp quan hệ giữa Syria và phương Tây mỗi lúc một căng thẳng; al-Qaeda tuyên bố bắt được một con tin người Mỹ... là những tin nóng trong ngày.

    TIN LIÊN QUAN:
    Thế giới 24h: Iran, phương Tây thi nhau ra đòn
    Thế giới 24h: Ái nữ nhà Gaddafi muốn báo thù


    Nổi bật trong ngày

    Theo hãng tin Interfax của Nga, nước này vừa chuyển các tên lửa hành trình siêu thanh tới Syria, giữa lúc những căng thẳng ngoại giao giữa Syria với Mỹ, phương Tây đang ngày một leo thang.

    "Các tên lửa hành trình đối hạm siêu thanh Yakhont vừa được giao cho Syria", Interfax dẫn một nguồn tin quân sự cho hay. Tuy nhiên, nguồn tin không cho biết thời điểm giao nhận số vũ khí này.

    Hãng tin cho biết, các tên lửa này là một phần trong hệ thống phòng vệ bờ biển di động Bastion, có khả năng bảo vệ toàn bộ bờ biển của Syria trước bất cứ cuộc tấn công tiềm tàng nào từ biển.

    Được biết, năm 2007, Nga đã ký hợp đồng trị giá ít nhất 300 triệu USD để cung cấp cho Syria một số lớn tên lửa hành trình. Theo các báo cáo, Nga dự kiến sẽ giao cho Damascus 72 tên lửa.

    Thông tin Nga chuyển vũ khí cho Syria được công bố giữa lúc quan hệ giữa Syria với phương Tây đang căng thẳng. Hôm 1/12, Liên minh châu Âu đã áp đặt các lệnh cấm vận mới lên Damascus.


    [​IMG]
    Vấn đề Syria đang trở nên nóng hơn bất cứ lúc nào. (Ảnh: Familysecuritymatters)

    Phản ứng lại quyết định của Liên minh châu Âu, Damascus tuyên bố tạm ngừng tham gia Liên minh Địa Trung Hải, bao gồm 27 nước châu Âu và 16 nước trong khu vực quanh Địa Trung Hải.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Syria tuyên bố: "Syria đã ngừng vai trò thành viên của nước này trong Liên minh Địa Trung Hải cho đến khi Liên minh châu Âu dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt".

    Về vấn đề này, Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Sergei Ivanov cùng ngày tuyên bố, các biện pháp trừng phạt của châu Âu đối với Syria không hạn chế việc Moscow cung cấp vũ khí cho Damascus.

    Còn theo tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, quốc gia này phản đối bất kỳ một lệnh cấm vận vũ khí nào đối với Syria và Moscow sẽ nỗ lực để kịch bản Libya không lặp lại ở Syria.

    Trong khi đó, hôm 1/12, một quan chức Liên hợp quốc tuyên bố Syria đã ở vào tình trạng nội chiến, Tổng thống Assad cùng các nhà lãnh đạo Syria khác cần bị truy tố tội ác chống lại loài người.

    Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Navi Pillay cho hay, số binh sĩ đảo ngũ cầm vũ khí chống chính quyền ngày càng tăng, đẩy đất nước đến bờ vực và bây giờ đang thực sự rơi vào nội chiến.

    Theo ông Navi Pillay, Tổng thống Syria Assad vẫn cố tìm cách ngăn chặn cuộc nổi dậy chống lại chính quyền của ông trong 8 tháng qua. Hiện con số thiệt mạng do xung đột đã tới 4.000 người.

    “Chúng tôi đưa ra đây con số 4.000 người nhưng nguồn tin mà chúng tôi nhận được cho thấy con số thực tế còn lớn hơn thế rất nhiều”, Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Navi Pillay cho hay.

    Cũng trong ngày 1/12, Syria cũng tuyên bố ngừng thực hiện Hiệp định tự do thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ và tiếp tục cân nhắc các biện pháp tương xứng khác, đáp trả trừng phạt của Thổ Nhĩ Kỳ.

    Trước đó, Chính phủ Syria đã lên tiếng phản đối các biện pháp trừng phạt do Liên đoàn Arập đưa ra, cho rằng lệnh trừng phạt như vậy đã đóng lại mọi cánh cửa giữa Liên đoàn Arập và Syria.

    Tin đọc 30 giây

    - Ngoại trưởng Thái Lan khẳng định, chính phủ nước này sẽ sớm cấp lại hộ chiếu cho cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra.

    - Lực lượng khủng bố al-Qaeda tuyên bố đang giam giữ một con tin mang quốc tịch Hoa Kỳ và đòi hỏi nhiều điều kiện để đánh đổi.

    - Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật quốc phòng khổng lồ trị giá 662 tỷ USD, bất chấp việc Nhà Trắng dọa sẽ phủ quyết dự luật.

    - Ủy ban bầu cử Ai Cập tiếp tục hoãn công bố kết quả bỏ phiếu đợt một, đồng thời cho biết, việc kiểm phiếu đang được tiến hành.

    - Hai nước Anh, Đức kêu gọi siết chặt, tăng cường trừng phạt đối với Iran sau những gì vừa xảy ra tại Iran trong thời gian vừa qua.

    - Sứ quán Iran ở Anh và Thụy Sĩ vừa bị tấn công, động thái được xem có chủ đích nhằm vào cơ sở ngoại giao nước này ở châu Âu.

    - Tổ chức Ân xá quốc tế kêu gọi các nước châu Phi bắt cựu Tổng thống Mỹ George Bush trong chuyến đi của ông tới châu lục này.

    - Nga sẽ đưa các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 tới Hạm đội Baltic vào cuối 12/2011, thay thế cho các hệ thống tên lửa S-300.

    - Ấn Độ đã từ chối tham gia hay tuân thủ hiệp ước an ninh 3 bên với Mỹ cùng Australia, và tiếp tục theo đuổi cơ chế song phương.

    - Italy cho biết sẽ triệu đại sứ tại Iran về nước "để tham vấn" sau khi Đại sứ quán Anh ở thủ đô Tehran bị người biểu tình tấn công.

    - Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, chính quyền Myanmar cần cải cách sâu rộng hơn nữa để Mỹ có thể xóa bỏ cấm vận đối với nước này.

    - Một xe tải chứa bom đã phát nổ gần trụ sở NATO ở Logar, Afghanistan, làm 70 người bị thương, trong đó có 7 nhân viên an ninh.

    - Trưởng công tố Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đề nghị phát lệnh bắt Bộ trưởng Quốc phòng Sudan Abdelrahim Mohamed Hussein.

    Thông tin trong ảnh


    [​IMG]
    9 tháng sau thảm họa sóng thần 11/3/2011, tỉnh Miyagi của Nhật Bản vẫn đang nỗ lực phục hồi. (Ảnh: THX)

    Trong ảnh, chiếc xe bus "bay" lên nóc ngôi nhà tại Ogatsu, Ishinomaki, tỉnh Miyagi trong thảm họa kép vẫn neo đậu suốt từ đó tới nay.

    Họ đã nói gì?


    [​IMG]
    Tổng thống Pháp, ông Nicolas Sarkozy. (Ảnh: Wat)

    Nói tại Toulon hôm 1/12, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho hay, Hiệp ước Liên minh châu Âu “không còn hoàn hảo” và “cần sớm sửa chữa”.

    Ngày này năm ấy

    Ngày 3/12/1910, những chiếc đèn neon đầu tiên, do Georges Claude phát minh, đã được sử dụng tại triển lãm môtô Paris.

    Thanh Vân (Tổng hợp)


  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lý giải động cơ khiến Nga "bênh" Syria

    Tình hình tại Syria dường như đã lên tới đỉnh điểm. Những lời chỉ trích chính quyền Tổng thống Bashar Assad ngày một tăng thêm, trong khi đó Nga lại là một trong số ít quốc gia phản đối các sức ép này. Tại sao Moscow vẫn do dự trong khi Liên đoàn Ả Rập yêu cầu ông Assad ra đi?


    [​IMG]

    Xung đột tại Syria đã trở thành nội chiến thực sự với hơn 4000 người thiệt mạng.
    Ảnh: Telegraph.
    Có một vài lý do như sau.
    Trước tiên, Nga đã “lĩnh hội” được từ bài học Lybia, và đi đến kết luận rằng bất kỳ việc tán thành một giải pháp mà có thể đồng nghĩa với việc can thiệp vào các công việc nội bộ của họ sẽ hầu như dẫn đến việc sử dụng vũ lực nhằm thay đổi chế độ. Quyết định của Nga bỏ phiếu trắng về vấn đề Lybia là khá bất thường trong truyền thống ngoại giao của Nga, và không rõ là Moscow có lặp lại việc làm này không khi cân nhắc viễn cảnh của Libya.

    Thứ hai là, không giống như Liên đoàn Ả Rập và các cường quốc phương Tây, Nga coi tình hình tại Syria phức tạp hơn rất nhiều chứ không chỉ là một phong trào ủng hộ dân chủ một cách hòa bình nhằm chống lại một chế độ hiện thời. Một điều khá rõ ràng là Syria đang chìm trong nội chiến, điều này không có gì ngạc nhiên khi thực tế là một nhóm người thiểu số Alawite lại đang nắm quyền điều hành đối với cả nhóm người Suni chiếm đa số, và lịch sử bất đồng đã có từ lâu.

    Nhưng khi chính quyền dùng tới xe tăng cũng đồng nghĩa với việc phe đối lập đã được trang bị vũ khí hạng nặng, và những người nổi dậy được nước ngoài hậu thuẫn. Và để can thiệp vào một cuộc nội chiến thông qua việc ủng hộ cho một bên là một việc nguy hiểm và không công bằng.

    Thứ ba, Nga đang lo ngại về tình trạng bất ổn lan rộng trong khu vực này. Trong con mắt của các quốc gia Ả Rập, đặc biệt là các quốc gia Vùng Vịnh, Syria là một đồng minh tin cậy của Iran. Bằng cách lật đổ Tổng thống Assad, các quốc gia láng giềng hy vọng rằng có thể làm cho tầm ảnh hưởng của Iran trong khu vực sẽ suy yếu đáng kể, và làm xói mòn dần vị thế của Hezbollah và các phong trào chiến đấu của dòng Hồi giáo Shia theo hướng ủng hộ cho Iran và Syria.

    Một chiến dịch song song đó nhằm vào Iran có thể khiến cho mọi người có thể đi đến kết luận rằng khu vực này đang được bố trí lại. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu lên các khu vực mà ở đó quyền lợi của Nga có tầm quan trọng sống còn, trước tiên là ở Caucasus. Tình trạng xáo trộn tại Iran và Syria có thể trở thành một cú sốc bên ngoài nhưng có thể khiến cho hiện trạng tại Nagorno-Karabakh vốn đang rất mong manh trở nên mất cân bằng, và viễn cảnh này sẽ hầu như rất “thảm khốc” cho nước Nga.

    Trong trường hợp đó, Nga sẽ buộc phải lựa chọn giữa hai đối tác vô cùng quan trọng của họ - Armenia và Azerbaijan. Đó là một lựa chọn mà đơn giản là Nga không thể quyết định. Do đó, Moscow sẽ phải phản đối các biện pháp đối lập vốn có thể làm gia tăng các nguy cơ của viễn cảnh này.

    Thứ tư, đó là lý do trong nước. Syria là một khách hàng cũ và có tiếng của ngành công nghiệp quân sự Nga. Ngành sản xuất này đang rất giận dữ. Trước tiên là vì họ đã mất một bản hợp đồng với Iran về hệ thống tên lửa S-300 vì Nga đã tán thành các lệnh trừng phạt do Mỹ hậu thuẫn. Sau đó thì đối tác truyền thống của họ là Gaddafi bị lật đổ và Nga đã không tham gia bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nếu Syria ‘nối gót’, lãnh đạo Nga có thể sẽ gặp phải nhiều rắc rối với các đại diện trong ngành công nghiệp quan trọng và đang giải quyết hàng trăm ngàn công ăn việc làm trong nước.

    Ngoài các khoản lợi nhuận bị thua thiệt ra, còn có một khía cạnh khác: đó là danh tiếng của ngành công nghiệp quân sự Nga. Các khách hàng hiện tại và tiềm năng của Nga có thể kết luận rằng họ chỉ biết tuân thủ theo các giao ước, trừ khi không có sự phản đối của Washington. Nếu không Moscow sẽ hủy bỏ các cam kết. Từ khía cạnh thương mại mà nói thì đó quả là một thảm cảnh.

    Nhiều người cho rằng, điều đó không có nghĩa là Nga không chấp nhận thực tế rằng gia đình Assad gần như khó tránh khỏi tương lai đen tối. Sức ép là quá lớn trong việc xử lý cuộc khủng hoảng tồi tệ. Một số người nói rằng Moscow nên gấp rút từ bỏ Bashar Assad và cùng với phương Tây và Ả Rập hậu thuẫn cho lực lượng đối lập. Bằng cách đó, Nga có thể bảo vệ được các lợi ích thương mại của mình ở Syria thời hậu Assad. Điều đó không có vẻ gì thuyết phục. Bất kỳ một nhà cầm quyền nào lên thay thế ở Syria đều sẽ không chú ý tới Nga. Và trong trường hợp đó thì tốt hơn cả là nên đi theo đường lối nhất quán nào đó.


    • Thu Lượng (theo RT)
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    THẾ GIỚI
    > PHÂN TÍCH
    Thứ sáu, 4/11/2011, 09:44 GMT+7

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] E-mail [​IMG] Bản In
    Syria đồng ý chấm dứt bạo lực, gieo hy vọng hòa bình

    Syria đã hoàn toàn chấp nhận bản kế hoạch hòa giải của Liên đoàn Arab nhằm chấm dứt quãng thời gian gần 8 tháng đổ máu, tuy nhiên Washington vẫn quả quyết rằng Tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi.

    [​IMG]
    Tổng thư ký Liên đoàn Arab Nabil al-Arabi (trái), và Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Qatar Sheikh Hamad bin Jassem al-Thani. Ảnh: AFP. Chính quyền của ông Assad đã phải chịu áp lực rất lớn từ các nước Arab buộc phải ký vào đề xuất của Liên đoàn nhằm chấm dứt tình trạng đàn áp các cuộc biểu tình chống chính phủ và tránh quốc tế hóa cuộc khủng hoảng này.
    Một thỏa thuận đã đạt được hôm thứ tư, sau thời gian đợi chờ lâu dài và căng thẳng. Thỏa thuận được công bố tại hội nghị của các Bộ trưởng Ngoại giao Arab tại Cairo. Chính quyền Syria đã đồng ý dừng các hoạt động bạo lực chống lại dân thường và tham vấn các nhà trung gian hòa giải Arab nhằm mở lại cuộc đối thoại với lực lượng đối lập.
    “Phái đoàn Syria đã hoàn toàn chấp nhận kế hoạch của Liên đoàn Arab”, một nhà ngoại giao Arab nói. Bản kế hoạch này mà AFP có được bản sao, quy định “việc chấm dứt các hành động bạo lực chống lại thường dân”.
    “Assad phải ra đi”

    Tuy nhiên, hôm qua các nhà hoạt động hòa bình đã cho biết hơn 30 người đã bị thiệt mạng trong các vụ bạo lực, trong khi chính phủ Mỹ cho rằng cách duy nhất là ông Assad phải ra đi.
    “Lập trường của chúng tôi không hề thay đổi vì Tổng thống Assad đã mất tính hợp pháp để điều hành đất nước, ông này phải ra đi”, người phát ngôn của Nhà Trắng Jay Carney phát biểu.
    “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ những nỗ lực quốc tế hướng tới việc chính quyền chấm dứt tấn công cũng như bạo lực nhằm vào dân thường. Tuy nhiên lập trường của chúng tôi đối với ông Assad là không thay đổi”.
    Hơn 3.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc đàn áp đẫm máu của chính phủ trước làn sóng biểu tình chưa từng có chống lại chính quyền của ông Assad, nổ ra từ giữa tháng 3 vừa qua, Liên hợp quốc cho biết.
    Liên hợp quốc cũng kêu gọi “trả tự do cho những người bị bắt giữ trong các vụ biểu tình gần đây và rút các đơn vị quân đội đang được triển khai trên các khu phố, đồng thời cho phép các phương tiện truyền thông Arab và quốc tế tiếp cận. Liên hợp quốc cũng đề xuất “Hội đồng các bộ trưởng Arab (do Thủ tướng Qatar đứng đầu) tham vấn với chính phủ và phe phái đối lập của Syria để mở màn cho cuộc đối thoại quốc gia.
    Tuy nhiên, thỏa thuận kể trên lại không đề cập tới cuộc đối thoại toàn quốc, một nguyên nhân gây ra tranh cãi giữa chính quyền Damascus với lực lượng đối lập.
    Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã phát biểu rằng một điều rất quan trọng là chính quyền của ông Assad thực hiện đầy đủ và ngay lập tức thỏa thuận này. “Ông ấy phải thực hiện thỏa thuận này càng sớm càng tốt”, ông Ban nói trong một cuộc họp báo.
    “Người dân đã phải chịu đựng quá lâu và đang ở trong tình cảnh không thể chấp nhận được”, Tổng thư ký LHQ nói. “Việc giết hại dân thường tại Syria cần phải được ngừng ngay”.
    Trong một diễn biến đáng chú ý, tuần này đại diện của Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Syria đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Trung Quốc, cùng với Nga, đã bỏ phiếu phủ quyết một đề xuất nghị quyết của hội đồng bảo an về việc thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn với chính phủ Syria.
    Thủ tướng Qatar Sheikh Hamad bin Jassem al-Thani nói rằng “nếu Syria không tôn trọng các cam kết, Hội đồng các bộ trưởng Arab sẽ nhóm họp một lần nữa và đưa ra những quyết định cần thiết”.
    Tổng thư ký Liên đoàn Arab Nabil al-Arabi thì khẳng định rằng điều quan trọng là Syria “phải thực hiện đề xuất của các nước Arab, phát gửi đi một thông điệp rõ ràng tới người dân Syria về những tiến bộ, nhằm tránh mọi hình thức bạo lực”.
    Phát biểu tại hội nghị tại Cairo, Hội đồng quốc gia Syria của phe đối lập đã kết tội chính quyền đẩy mạnh việc đàn áp đối với các cuộc biểu tình phản đối gần đây, gây ra cái chết của hoàn chục thường dân. “Hành động này là câu trả lời của Syria đối với bản kế hoạch của Liên đoàn Arab”, hội đồng này cho biết.
    NATO không lập vùng cấm bay

    Trong một diễn biến khác có liên quan hôm 31/10, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã bác bỏ khả năng thiết lập một vùng cấm bay trên không phận Syria như đã làm tại Libya.
    “Chúng tôi không có ý định làm can thiệp vào Syria”, ông Rasmussen phát biểu khi được hỏi về khả năng NATO có thể thiết lập một vùng cấm bay tại Syria, khi ông này tới Tripoli. Trước đó thì các nhà hoạt động chính trị kêu gọi cộng đồng quốc tế áp đặt một vùng cấm bay trên không phận Syria, tương tự như đã làm tại Libya.
    Mặc dù thỏa thuận không dùng bạo lực với thường dân đã được chính quyền Syria cam kết với Liên đoàn Arab, các vụ tấn công từ lực lượng thân chính phủ vào những người biểu tình vẫn diễn ra.
    Nguyễn Tùng
  8. Sinbad_vking

    Sinbad_vking Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    4
    po' tay !!! bác Vaputin -3 bài xóa cả 3
  9. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Đúng là trẻ trâu ;)), xem lại tiềm lực Thổ và tiềm lực quèn của Siri đi rồi chém gió cũng chưa muộn

    Top 10 trong bảng xếp hạng 2011 của GFP

    1. Mỹ
    2. Nga
    3. Trung Quốc
    4. Ấn Độ
    5. Anh
    6. Thổ Nhĩ Kỳ
    7. Hàn Quốc
    8. Pháp
    9. Nhật Bản
    10. Israel
  10. quang169185

    quang169185 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2007
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    229
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này