1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hungbonglau

    hungbonglau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2011
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Mình muốn đưa thêm một ý kiến của mình nữa về vấn đề Iran gần 100% ****te thì có lật được không?
    để nói đến việc này mình xin lật lại việc mỹ lật đổ sát đam tại iraq. chiến tranh vùng vịnh lần 1 lần 2, bão táp sa mạc... thì chắc mọi người cũng ít hay nhiều nghe hay biết đến. Vậy tại sao mỹ lại lật đổ Iraq trong khi nếu xét kỹ nguồn gốc, con đường đến quyền lực của sát đam và đang bát thì có thể thấy sự trợ giúp đắc lực của CIA. tại iraq theo số liệu mình tham khảo trên mạng thì dòng hồi giáo sunny của sát đam chiếm khoảng 20-30% và điều quan trọng là dòng ****te (dòng hồi giáo 100% tại iran) chiếm khoảng ...gấp đôi. Trong quá trình cầm quyền sát đam thẳng tay đàn áp các lực lượng và dòng hồi giáo đối lập (****te và kurd). Nếu sát đam bị lật đù thì hai dòng hồi giáo còn lại có thể giành được chính quyền hay không thì còn tùy nhưng chắc chắn là hai dòng hồi giáo này sẽ mạnh lên. Vậy tại sao mỹ vẫn lật sát đam
    Lí do quan trọng nhất là về vấn đề một thế giới hồi giáo độc lập, vững mạnh và liên kết với nhau. Đây là điều mà mỹ sợ nhất. Nguồn lợi dầu mỏ và vị trí triển lược của vùng đất trung đông sẽ còn giữ vững đến nghìn năm sau. Trung đông không bao giờ được trở thành một cái gì dạng liên minh châu âu EU hay thậm chí lỏng lẻo hơn là asean cũng không được. Không được phép có một nước nào mạnh và trở thành "lãnh tụ" khu vực. những "siêu nhân" như iraq hay iran bị thịt không đơn giản là vì họ hô khẩu hiệu chống mỹ. Điều quan trọng hơn là họ có tham vọng và thưc sự cũng có tiềm lực để thống nhất và xây dựng một thế giới hồi giáo vững mạnh, không chịu sự chỉ huy của mỹ hay bất cứ quốc gia phương tây nào. Đó mới chính là lí do sâu xa mà những nước này phải được thay đổi chính quyền bằng chính quyền mới "bớt tham vọng hơn".
    mình mới đọc được trên link này về cuộc đời sát đam, đọc và suy xét kỹ sẽ thấy li do tại sao sát đam phải bị lật đổ
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=15793.0;wap2
  2. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Sát Dam Gà Fi hay A Sát Kim II thì cũng như nhau cả thôi toàn bọn ác ôn độc tài độc đang?, sớm muộn gì cũng có ngày những cái thể chế như bọn chúng bị chính dân chúng bá tánh lật chứ chẳng cần bom đạn của ngoại bang nào cả

    PS: Kiến nghị ban hung viết hịch ít lại và nên viết Hoa tên riêng của các quốc gia
  3. hungbonglau

    hungbonglau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2011
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn ý kiến của bạn Founding_father!
    - Mình cũng không đủ khả năng để viết hịch, có thể mình "lèm nhèm" hơi dài là vì muốn nói rõ ý kiến của mình thôi, mong bạn thông cảm nếu phải đọc hơi nhiều!
    - Mình xin nhận khuyết điểm về việc không viết hoa tên các quốc gia, mình sẽ cố gắng sửa đổi trong những lần post sau

    Mong nhận được thêm nhiều nhận xét của bạn cho đề tài này thêm phần sống động!
  4. blackcavitas

    blackcavitas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2009
    Bài viết:
    1.576
    Đã được thích:
    11
    Hungbonglau là một trong những số ít các thành viên có bài viết chất lượng và thái độ rất ôn hòa, phù hợp!
    Đọc các bài viết của một số người, tuy có chất lượng nhưng dùng từ thì chán quá.
    Hi vọng bạn sẽ phan tích nhiều hơn nữa!

    P/s: Tình hình Sirya nói chung là ngày càng căng thẳng!
    Nga đưa hai tàu chiến tới Syria
    (Dân trí) - Hai tàu chiến Nga đã tới Syria trong khi các quan sát viên Liên đoàn Ảrập cho hay chính phủ của Tổng thống Assad chỉ áp dụng một phần cam kết ngừng trấn áp, thả tù nhân và rút quân khỏi các thành phố trong cuộc biểu tình kéo dài 10 tháng qua ở Syria
    Đài truyền hình Syria đã phát hình ảnh hai chiếc tàu chiến Nga cập cảng Tartus của Syria, một trong ít tiền đồn của Nga ở nước ngoài. Trên boong tàu, thuyền trưởng các tàu chiến đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Syria.
    Hai tàu chiến Nga đã cập cảng vào hôm thứ bảy vừa qua và dự kiến sẽ lưu lại đây nhiều ngày, trong động thái được cho là tiếp tục ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad khi các cuộc biểu tình phản đối ông đã kéo dài 10 tháng.
    Nhóm 165 quan sát viên của Liên đoàn Ảrập đã tới Syria hai tuần trước nhằm giám sát chính phủ của ông Assad thực hiện kế hoạch rút quân, thả tù nhân và ngừng trấn áp người biểu tình. Giới chức của Liên đoàn Ảrập cho biết chính phủ Syria chỉ áp dụng một phần cam kết của họ. Trong khi đó, giới chức Syria cho hay họ đang chiến đấu với các phần tử lật đổ chính quyền, được nước ngoài trang bị vũ khí, chứ không phải là cuộc nổi dậy của quần chúng.
    Tại Damascus, quan sát viên Liên đoàn Ảrập đã tham dự một cuộc tập hợp của người Thiên Chúa, nơi những người ủng hộ ông Assad tưởng niệm những người thiệt mạng trong 10 tháng bất ổn qua.
    Liên đoàn Ảrập có vẻ như chia rẽ về việc liệu có đưa Syria ra trước Liên hợp quốc không, bước đã từng dẫn đến cuộc can thiệp quân sự vào Libya và lật đổ nhà lãnh đạo Gadhafi vào năm ngoái.
    Nga cùng Trung Quốc đã ngăn chặn thông qua một nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhằm lên án chính phủ của ông Assad đã trấn áp phe đối lập.

    Nga đã và đang tính toán khả năng An Át Sát bị hạ bệ nhưng chắc chắn quyền lợi của nó ở Sirya và Trung cận đông không thay đổi!
  5. blackcavitas

    blackcavitas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2009
    Bài viết:
    1.576
    Đã được thích:
    11
    Phòng không Syria có đứng vững trước không quân NATO?

    Liệu Syria có đứng vững nổi khi NATO khai chiến? Trong mọi trường hợp, có thể nói rằng, trận đánh sẽ cực kỳ ác liệt.

    Khi mà tình hình xung quanh Syria ngày càng căng thẳng và ngày càng có nhiều lời kêu gọi can thiệp từ bên ngoài vào Syria, thực sự đang xuất hiện nguy cơ mở một chiến dịch quân sự chống nước này. Trong tình huống đó, như thực tiễn các cuộc xung đột vũ trang 25 năm gần đây cho thấy, chiến dịch sẽ bắt đầu bằng các cuộc tấn công bằng máy bay và tên lửa.
    Liệu phòng không Syria có thể chống đỡ nổi cuộc tấn công có thể xảy ra? Khác với phòng không Libya, tình trạng của phòng không Syria hoàn toàn khác hẳn. Xét về mức đột tập trung lực lượng và phương tiện phòng không, Syria vượt hẳn tất cả các nước Arab còn lại và không thua kém đa số các cường quốc phát triển hơn về quân sự.

    Theo thông tin chính thức, phòng không Syria hiện có trong trang bị hơn 900 hệ thống tên lửa phòng không và hơn 4.000 pháo phòng không cỡ nòng từ 23-100 mm. Không thể không kể đến 400 máy bay tiêm kích mà về tổ chức thì thuộc Không quân Syria. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ thì không phải tất cả đều ngon lành như thế.

    Cần chú ý tới tính năng kỹ thuật của phòng không Syria: gần 80% bộ đội tên lửa phòng không được trang bị các hệ thống lạc hậu (S-75, S-125, Kub, Osa).

    Tuy nhiên, gần 200 hệ thống tên lửa phòng không còn lại lại là nguy cơ lớn đối với máy bay NATO. Một là, trong trang bị của phòng không Syria có 48 hệ thống tên lửa phòng không Buk-М1 và М2, mà hiệu quả của chúng chính Không quân Nga đã cay đắng nếm trải trong cuộc chiến tranh chống Gruzia vào tháng 8.2008 (các tổn thất chủ yếu về máy bay trên lãnh thổ Gruzia chính là do các tên lửa này). Cần lưu ý là vào năm 2007, Nga đã ký hợp đồng cung cấp cho Syria các hệ thống tên lửa phòng không Buk-М2, điều này đã cho phép mở rộng đáng kể tiềm lực của phòng không Syria.

    Hai là, trong trang bị của Syria có 48 hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-200 Angara (phỏng đoán là Vega và Dubna). Bản thân các chuyên gia NATO thừa nhận rằng, đến nay họ vẫn chưa có các phương tiện tin cậy để chế áp hệ thống có khả năng chống nhiễu này mà hiệu quả của nó đã được chứng minh trong chiến dịch của Mỹ chống Libya El Dorado Canyon năm 1986 và ngay ở Syria năm 1982.

    Ngoài ra, phòng không Syria còn sở hữu 48 hệ thống tên lửa phòng không S-300 thuộc các đời đầu (theo Jane’s và nhiều nguồn khác) sản xuất từ thời Liên Xô, phỏng đoán là do Belarus cung cấp cho Syria và 50 hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1.

    Nhưng phá hỏng bức tranh là tình trạng của không quân tiêm kích. Trong số 400 tiêm kích của Syria chỉ có dưới ¼ có thể coi là có thực sự có khả năng thực hiện nhiệm vụ đánh trả địch tập kích. Syria chỉ có gần 60 MiG-29 các đời cuối, không tính các MiG-29 đời cũ hơn và gần 30 tiêm kích đánh chặn MiG-25. Và mặc dù về sức mạnh, không quân tiêm kích Syria mạnh hơn hàng chục lần không quân tiêm kích Serbia (tại thời điểm năm 1999), nhưng điều đó là không đủ để đối phó với không quân và không quân hải quân NATO, khi xét đến tương quan các thông số “số lượng-chất lượng”.

    Điều gì đang diễn ra ở Syria
    Trong suốt thời kỳ cầm quyền của mình, Tổng thống Bashar Assad nhiều lần định hiện đại hóa hệ thống phòng không Syria bằng cách mua máy bay đánh chặn MiG-31E. Nhưng Israel и Mỹ đã gây áp lực mạnh khiến thương vụ này bị “treo lơ lửng”.

    Còn nay, thương vụ này đang ở tình trạng nào? Phóng viên báo Pravda đã đặt câu hỏi này với chính Tổng thống Bashar Assad. Ông trả lời: “Chúng tôi đang có một số vấn đề liên quan đến tình trạng trang bị kỹ thuật không quân của Nga. Mặt khác, chúng tôi rất hiểu là lực lượng kẻ thù tiềm tàng mạnh hơn nhiều lực lượng của chúng tôi. Xét tới thực tế là máy bay nằm trên sân bay dễ bị tổn thương ngay cả do mưa, trong các điều kiện đó, ở thời điểm này, chúng tôi đã quyết định dựa chủ yếu vào bộ phận mặt đất, khó bị tổn thương trước các cuộc tấn công của kẻ xâm lược khi củng cố lực lượng phòng không của mình”.

    Đó là bộ đội tên lửa phòng không. Nhưng chỉ dựa vào lực lượng này, ông Assad sẽ giống như một chiến binh đánh nhau bằng một tay và hầu như trao cả bầu trời của mình vào tay kẻ địch tiềm tàng.

    Và cuối cùng, cần thấy rằng, điểm cực kỳ yếu của phòng không Syria vẫn là bộ đội radar. Loại radar đáng gờm mà Syria đang sử dụng thì đã quá lạc hậu. Vì thế “tai” và “mắt” của nó không thể bảo đảm nhu cầu lớn của phòng không Syria hiện nay.

    Về kịch bản tấn công Syria có thể xảy ra thì dĩ nhiên nó sẽ diễn ra theo sơ đồ đã được thử thách trong những năm 1991-1999 với việc sử dụng hàng trăm tên lửa hành trình và bom có điều khiển, dùng để tiêu diệt các sở chỉ huy, kho tàng, trung tâm thông tin liên lạc, nhà máy điện, sân bay, radar…

    Và Syria không có nhiều khả năng để đánh trả các cuộc tấn công của NATO dội đến từ từ phía. Các hệ thống Pantsir mà Syria đặt nhiều kỳ vọng chỉ là hệ thống tầm ngắn (đến 18-20 km). Mà các loại bom có điều khiển hiện có của NATO và Israel có thể đánh mục tiêu từ cự ly đến 70 km. Vì thế, ít nhất ở giai đoạn đầu của cuộc xâm lược, người ta sẽ tập trung tiêu diệt các mục tiêu của Syria mà thậm chí không cần bay vào không phận Syria. Điều đó sẽ cho phép những kẻ xâm lược tránh được những tổn thất không cần thiết.

    Trong hoàn cảnh đó, Syria buộc phải hy vọng vào một số lượng hạn chế các hệ thống cũ S-300, Buk và S-200. Các hệ thống tên lửa phòng không S-200 tuy có tính năng kỹ thuật xuất sắc, song lại rất yếu về mặt cơ động. Khác với S-300 có khả năng thay đổi trận địa trong 30 phút sau khi phóng đạn, các hệ thống S-200 tĩnh tại không có những khả năng đó nên cực kỳ dễ tổn thương trước tên lửa hành trình của địch. Các hệ thống cũ S-300 của Syria không có khả năng thay thế S-200 ít ra là do tầm bắn nhỏ hơn và nhiều vấn đề khác.

    Tuy nhiên, phía Syria có một lợi thế không kém phần quan trọng mà Libya không có - đó là bề mặt địa hình. Một phần đáng kể lãnh thổ Syria là đồi núi. Trong điều kiện đó, sẽ khó để loại khỏi vòng chiến lực lượng phòng không hơn so với Libya.

    Hơn nữa, mặc dù phần lớn tiêm kích đánh chặn và hệ thống tên lửa phòng không Syria đã lạc hậu, nhưng việc không kích Syria sẽ đi cùng với những tổn thất và chi phí lớn hơn cho không quân NATO so với ở Libya. Ít ra, chi phí sẽ tốn kém hơn và để tiến hành chiến dịch không kích sẽ cần tập trung một lực lượng tương đương lực lượng đã tấn công Nam Tư.

    Liệu Syria có đứng vững nổi khi NATO khai chiến? Trong mọi trường hợp, có thể nói rằng, trận đánh sẽ cực kỳ ác liệt. Phía NATO có ưu thế về số lượng và kinh nghiệm tiến hành các chiến dịch như vậy chống các nước khác. Mặc dù việc Syria đã tích cực hơn các nước khác trong việc hiện đại hóa phòng không và đào tạo nhân lực cho lực lượng phòng không khiến người ta hy vọng là Syria sẽ có thể gây cho không quân đối phương tổn thất ở mức khiến đối phương từ bỏ việc tiếp tục cuộc xâm lược.

    Toàn bộ vấn đề chỉ còn là ở chỗ các đối thủ của ông Basha Assad sẵn sàng chấp nhận tổn thất ở mức nào để lật đổ ông. Mục đích thường biện minh cho phương tiện. Và mục tiêu Syria xem ra quá hấp dẫn với phương Tây vốn đang mong thanh toán đồng minh thân cận này của Iran.

    Nguồn: Phòng không Syria có sẵn sàng giáng trả cuộc tấn công của NATO? / Sergei Balmasov / Pravda, 9.1.12


  6. chimhoabinh

    chimhoabinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    7
    Một mình Syria thì NATO nó đập phát chết, nhưng nếu hạm đội Nga đậu ở Tartus bật rada gửi tín hiệu cho các hệ thống phòng không Syria thì mọi việc trở lên khó lường. Thực tế là nếu không có những hành động quyết liệt của Nga, NATO nó đã đánh Syria từ đời tám hoánh chứ không cò cưa đến tận giờ.
  7. hobaochomeo

    hobaochomeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    833
    Đã được thích:
    2
    Liên lạc kiểu gì? SMS hay dùng YM?
    Mấy con tàu đậu trong cảng thì nhìn được bao xa. Cứ bật radar lên ầm ỹ rồi bọn mấy dạy nó bảo sự cố kỹ thuật tương nhầm vài trái Harm thì rước họa vào thân. Người Nga chỉ bán súng chứ ko bán mạng, phải giữ cái mạng để tiêu tiền bán súng chứ.
    Dân Syria ghét Assad như Libya ghét Gà. Đốt cờ Nga, đạp ảnh Assad, đốt nhà đản g Bat việc gì họ cũng dám làmt. Các chiến hữu từ Lybia vừa luyện xong chưởng diệt tăng sẵn sàng vượt sa mạc tới giúp. Năm nay Assad quả là ngồi trên đống lửa, ăn ko ngon, phịch ko yên.
  8. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Hobaochomeo cũng sang góp 1 chân giúp "nhân dân Syria" chống lại độc tài Assad đê \:D/
    Nhớ cầm súng và xông lên tuyến đầu nhé :>
  9. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    BÁc bảo thế quá bằng xúi mèo ăn ... :((
  10. hungbonglau

    hungbonglau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2011
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Lại bàn về TSB và máy cái tàu hộ tống "Hơi Hơi ghẻ" của nga:
    - Tớ là tớ cho rằng không bao giờ có Tàu nga hay tàu mỹ bắn vào nhau dù là cố ý nay nhầm lẫn. WW3 là thứ ngăn cản hai bên có thể sảy ra những sự cố như thế này. đừng nói là thời nay, ngay như thời cold war cũng không thể sảy ra vụ đó được. như mình đã từng đưa ý kiến, TSB nga ở đây mục đích chính là ngan cản TSB mỹ vào gần lãnh thổ Siry, nó không thể ngăn mỹ và nato tấn công Siry tuy nhiên có thể làm cho việc tấn công khó khăn và tốn kém hơn. Điều quan trọng hơn nữa là việc TSB cùng một số tàu chiến nga ở đây sẽ có thể phần nào theo dõi được hoạt động của lực lượng mỹ (chủ yếu là lực lượng không quân), khi cần sẽ cung cấp thông tin quân sự, thậm chí có thể hướng dẫn Siry. Nga cũng chỉ nên giúp đỡ chừng đó thôi, đổ quan bộ vào theo mình là không thích hợp với hoàn cảnh. Ngay cả mỹ giờ cũng khó có thể lựa chọn đưa lục quân vào như kiểu iraq. Nếu đánh thì không quân sẽ là lực lượng xung kích như bài báo vừa được post trước. việc nga hỗ trợ thông tin quân sự kiểm này cũng không phải là chưa có tiền lệ, Nga cũng đã nói thẳng là có giúp đỡ Liby về thông tin không quân mỹ xuất kích tấn công vào năm 1986, mà năm đó nga chỉ sử dụng có vài tàu ghẻ thôi nhé. Không thể hiện đại hay quy mô bằng một TSB và một vài tàu hộ tống như thế này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này