1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Nga tiếp tế vũ khí cho Syria?

    1/11/2012 3:17:00 AM | Lượt xem: 6471 PM
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Giới chức Síp đã tạm giữ để khám xét một tàu chở đạn dược đang trên đường đến Syria.

    Theo một số nguồn tin, chiếc tàu với 60 tấn đạn dược xuất phát từ St. Petersburg đến cảng Latakia của Syria. Sau một thời gian ngắn tạm giữ tàu trong cảng Limassol, giới chức Síp đã để cho tàu đi tiếp.

    Con tàu được nhận dạng là tàu M/V Chariot treo cờ St. Vincent và Grenadines, chở 60 tấn vũ khí và đạn dược đi từ St. Petersburg, bên nhận là Bộ Quốc phòng Syria.

    Tuy nhiên, đại diện chính phủ Síp Stefanos Stefanou lại khẳng định tàu sẽ không đi Syria và cho biết tàu không định ghé cảng Limassol, nhưng buộc phải ghé lại do bão.

    Đại diện chính phủ Síp từ chối bình luận về chủ sở hữu con tàu và tính chất hàng hóa, nhưng cho biết Síp quyết định thả con tàu sau khi thủy thủ đoàn quyết định đổi hướng, không đi Syria.
  2. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    sắp oanh sirya rùi ... đời người ai cũng 1 lần hà ! ko oánh thì obama bị chửi hèn, oánh cũng bị chửi dốt ! giữa hèn và dốt thì chọn dốt chứ lỵ ! chim to mà hèn thì ... đú !
  3. damcamau001

    damcamau001 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Mỹ chỉ đạo đàn em trong Nato oánh là đủ, khi cần cho vài con B2 xuất kích oánh vài chỗ quan trọng, còn đâu đàn em cứ làm thịt dần.

    Thằng assad năm nay không chui ống cống thì mới lạ :-w
  4. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Bản thân tôi cũng ko tin là Mỹ + Nato can thiệp quân sự vào Xiri, nhưng việc gì cũng có giới hạn của nó.
    Nhớ vụ Nam tư ko, ông em tôi là quân nhân xuất ngũ, cá 10 ăn 1 là phương tây ko dám nhảy vào, và kết quả thì các bác biết rồi đấy.
  5. hungbonglau

    hungbonglau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2011
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Bác hát sát chưa bị thịt nhưng giáo chủ đã bị sờ gáy rồi, tình hình này "đô mi nô" chẳng mấy mà dổ qua Iran

    Đáp án nào cho khủng hoảng phương Tây-Iran?

    Một loạt sự kiện - công tác chuẩn bị cho các đòn trừng phạt tăng cường của Mỹ và phương Tây nhằm vào Iran, việc Tehran cảnh báo một tàu sân bay Mỹ hãy ở ngoài Vùng Vịnh, bản án tử hình dành cho gián điệp mang hai quốc tịch Mỹ-Iran, và vụ ám sát một nhà khoa học hạt nhân nữa của Iran - đã làm tăng kịch tính và cảm giác rằng theo một cách nào đó, cuộc khủng hoảng này đang đến hồi nguy kịch.

    "Đường xoắn ốc"

    Thông báo của Iran trong tuần rằng nước này đã bắt đầu làm giàu uranium tại cơ sở Fordo gần Qom xác nhận thực tế chính quyền ở Tehran đã quyết định đẩy mạnh chương trình hạt nhân của nước này - tâm điểm bất đồng giữa nước Cộng hòa Hồi giáo và phương Tây.

    Thảo luận về hành động quân sự tiềm tàng đã chuyển từ khả năng Mỹ hoặc Israel oanh kích cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran sang khả năng một cuộc chiến nghiêm trọng trên biển ở Vùng Vịnh nếu Iran vẫn quyết đóng cửa Eo biển Hormuz trong khi phía Mỹ nỗ lực tái xác nhận quyền tự do lưu thông qua đây.

    Câu chuyện về mối quan hệ sóng gió của Iran với phương Tây được mô tả tốt nhất bởi điểm giao phức tạp của hai lịch trình - một mặt là sự áp đặt các lệnh cấm vận kinh tế gắt gao hơn bao giờ hết còn mặt kia là tiến bộ của Iran trong nỗ lực nghiên cứu hạt nhân của nước này.

    Nhìn chung, các điểm khủng hoảng thường hiện ra khi các đòn trừng phạt mới được xem xét và trường hợp hiện tại không phải là ngoại lệ.

    Paul Pillar, một chuyên gia kỳ cựu về tình báo Mỹ tại Đại học Georgetown, đưa ra một suy luận khác. Ông ví căng thẳng giữa Iran và Mỹ như "một đường xoắn ốc, trong đó mỗi vụ việc mới sẽ càng tăng thêm thù nghịch và sự thù địch này lại khích lệ những hành động đối địch từ phía kia".

    "Đây là một trường hợp thù địch kinh điển mà lại sinh ra thù địch hơn nữa", ông nhận xét.

    Mỹ hiện đang chuẩn bị cho loạt biện pháp chế tài mới nhằm vào ngân hàng trung ương Iran và Liên minh châu Âu đang hướng tới kiềm chế mạnh mẽ các hoạt động nhập khẩu dầu lửa từ Iran.

    Washington cũng đang cố gắng gia tăng ảnh hưởng của các lệnh cấm vận bằng cách thuyết phục các khách hàng chủ chốt của Iran ở Viễn Đông hãy giảm bớt quan hệ của họ với Tehran.

    Trung Quốc có thể không muốn tham gia nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc có lẽ sẽ dễ chiều theo ý Mỹ.

    Với tất cả các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Iran đang bắt đầu cảm nhận được "đau đớn" từ các lệnh cấm vận, có thể thấy rõ mọi sự đang trở nên căng thẳng.

    Mối đe dọa của Iran về việc đóng cửa Eo biển Hormuz rõ ràng là một nỗ lực nhằm cảnh báo phương tây rằng sự áp đặt các lệnh cấm vận tăng cường có thể cũng sẽ tác động đến chính các nền kinh tế phương Tây.

    "Các lệnh cấm vận phát huy tác dụng"

    Nói theo cách khách, Iran có thể áp đặt "các đòn trừng phạt" của riêng mình.

    Paul Pillar cho rằng, ở những hoàn cảnh hiện tại thì ít có khả năng có một điểm rẽ thực sự trong cuộc khủng hoảng này. Iran rõ ràng đang cảm thấy khó khăn từ các lệnh cấm vận nhưng đây không phải là điểm rẽ chừng nào Iran không còn chỗ để xoay xở".

    "Các kênh ngoại giao để tìm ra những cách thức mà trong đó một chương trình hạt nhân hòa bình của Iran có thể tiếp tục trong sự bảo vệ đầy đủ vẫn chưa được thăm dò. Lãnh đạo Iran có thể tin rằng mục tiêu thực sự của phương Tây và đặc biệt là Mỹ có thể là sự thay đổi chế độ ở Tehran, chứ không phải là một thỏa thuận", ông Pillar nói. "Phương Tây cho người Iran rất ít lý do để nghĩ khác".

    Tất nhiên, có một lịch trình thứ 3 hoạt động vào thời điểm này mà đang có ảnh hưởng đến các sự kiện kể trên. Đó là tiến trình bầu cử tổng thống Mỹ.

    Cuộc chạy đua giành chức ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa đang diễn ra và mức độ mà Iran được nhắc đến trong các tuyên bố của các ứng viên tương lai là rất đáng chú ý.

    "Chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ là một yếu tố quan trọng góp phần vào những căng thẳng hiện tại với Iran", ông Pillar lập luận. "Hầu hết các ứng viên đều cố gắng vượt qua đối thủ bằng việc tỏ ra hiếu chiến về Iran. Tehran sẽ hiểu điều này như một dấu hiệu nữa cho thấy Mỹ cực kỳ thù địch và cơ hội để đạt các thỏa thuận là rất nhỏ".

    Tất cả những điều đó khá là phức tạp vì cuộc khủng hoảng hiện nay đang được Tổng thống Obama theo dõi sát sao và là một kết quả trực tiếp của vòng cấm vận nặng nề hơn mà ông đang đề xuất.

    Các ý kiến mơ hồ về một sự cởi mở với Tehran đã bị quên lãng từ lâu. Chính quyền Obama cũng không chậm trễ trong việc cảnh báo Iran rằng Hải quân Mỹ sẽ hành động để giữ cho Eo biển Hormuz lưu thông.

    Theo chiều hướng đó, ông Obama đang tiến gần tới bờ vực xung đột với Iran hơn bất cứ chính quyền Mỹ nào trước đó.

    Những thù địch có thể tránh được đến lúc này nhưng đối với nhiều chuyên gia và học giả Mỹ, dường như đang có một cảm giác bi quan gia tăng - một ý nghĩ rằng Mỹ và Iran sẽ dùng vũ lực với nhau ở một điểm nào đó.

    Và đó là một tình huống cực kỳ nguy hiểm để mà lao vào, vì những trông đợi có thể đóng một vai trò quan trọng đối với cách thức các sự kiện xảy ra.
    nguồn: vietnamnet
  6. damcamau001

    damcamau001 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Phe đối lập quá yếu. Kịch bản hỗ trợ phe đối lập tiến về thành đô tóm cổ độc tài như kiểu Libya khó thể xảy ra.

    Xem ra còn giằng co dài dài.

    Năm nay nhân loại tâp trung làm kinh tế.
  7. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Quân đội Syria tái chiếm khu ngoại ô Damascus


    TT - Ngày 30-1, bạo lực tiếp tục leo thang ở Syria sau những cuộc giao tranh ác liệt giữa quân chính phủ và phe nổi dậy khi chính quyền Syria đưa 2.000 quân càn quét các khu vực ngoại ô thủ đô Damascus, làm hàng chục người thiệt mạng.

    [​IMG]
    Một nhóm Quân đội tự do Syria chiếm đóng khu ngoại ô Saqba của thủ đô Damascus - Ảnh: Reuters
    AFP mô tả hàng chục xe tăng, xe bọc thép yểm trợ lực lượng quân đội đã nã pháo vào các khu vực ngoại ô như al-Ghouta, căn cứ của binh lính Syria đào ngũ, và giao tranh với lực lượng chống đối Quân đội tự do Syria (SFA). Ít nhất 66 người thiệt mạng, trong đó có 26 dân thường.
    Quân đội Syria tuyên bố đã chiếm lại các khu ngoại ô phía đông Damascus. Theo Reuters, người phát ngôn SFA khẳng định SFA chỉ “rút lui chiến thuật” và vẫn hoạt động gần khu vực thủ đô, trung tâm quyền lực của Tổng thống Bashar al-Assad.
    Bạo lực cũng tiếp diễn tại nhiều thành phố khắp Syria như Homs, Hama, Idlib. Hôm qua, ở Homs có 17 người chết. Các nhóm hoạt động chống Tổng thống al-Assad khẳng định tổng cộng 250 người đã chết trong vòng một tuần qua. Ông al-Assad vẫn khẳng định sẽ dẹp bỏ các nhóm “sống ngoài vòng pháp luật” này và đánh bại âm mưu chống chính quyền.
    Trước làn sóng bạo lực leo thang, cuối tuần này các ngoại trưởng Ả Rập sẽ họp khẩn về tình hình Syria tại trụ sở Liên đoàn Ả Rập (AL) ở Cairo (Ai Cập) sau khi AL quyết định ngừng sứ mệnh giám sát tại Syria. Lãnh đạo AL Nabil Elaraby đã bay đến New York (Mỹ) vận động Liên Hiệp Quốc ủng hộ kế hoạch buộc ông al-Assad từ chức.
    Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc dự kiến thảo luận về giải pháp cho Syria trong tuần này, bất chấp việc Nga đe dọa sẽ bỏ phiếu phủ quyết bất cứ dự thảo đề nghị trừng phạt nào. Dự thảo này kêu gọi ông al-Assad từ chức.
    Quan điểm của Matxcơva từ trước đến nay là không chấp nhận một “sự can thiệp” từ bên ngoài vào một quốc gia có chủ quyền. Theo AFP, mới đây Nga tuyên bố chính quyền Syria đồng ý đàm phán không chính thức với phe đối lập ở Matxcơva. Phe đối lập Syria đã từ chối.
    TRẦN PHƯƠNG
  8. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Khủng hoảng ở Syria:
    Đối đầu Nga - phương Tây tại Liên Hiệp Quốc
    TT - Trong khi giao tranh nổ ra ở Syria thì một “cuộc chiến” khác quyết định số phận Syria đang diễn ra căng thẳng ở Liên Hiệp Quốc (LHQ) giữa Nga, Trung Quốc với các nước phương Tây và các nước Ả Rập.

    [​IMG]
    Lính quân đội Syria đào ngũ gia nhập lực lượng nổi dậy là Quân đội giải phóng Syria - Ảnh: Reuters Ngoại trưởng Mỹ, Pháp và Anh cùng các nhà ngoại giao các nước Ả Rập đã đông đảo “tụ hội quần hùng” tại New York hầu gây áp lực lên Hội đồng Bảo an LHQ thông qua một dự thảo nghị quyết lên án bạo lực ở Syria do các nước này bảo trợ, nhưng xem chừng “một thất bại mới lại được loan báo ở New York” như báo Le Point của Pháp viết.
    Ngày 1-2, Nga và Trung Quốc một lần nữa lên tiếng phản đối dự thảo nghị quyết này.
    Interfax dẫn lời đại sứ Nga tại Liên minh châu Âu (EU) Vladimir Chizhov nhấn mạnh dự thảo nghị quyết này sẽ không thể được thông qua nếu không có điều khoản loại bỏ khả năng can thiệp quân sự từ nước ngoài vào Syria. Tân Hoa xã dẫn lời đại sứ Trung Quốc tại LHQ Lý Bảo Đông tuyên bố Bắc Kinh chống lại “việc thay đổi chế độ bằng vũ lực” ở Syria.
    Không chỉ có Syria
    Theo giới quan sát, Matxcơva và Bắc Kinh không muốn “kịch bản Libya” được lặp lại ở Syria: Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết lập vùng cấm bay để bảo vệ thường dân, và NATO đã sử dụng nó như là “giấy phép” tấn công Libya. “Thay đổi chế độ không phải là nghề của chúng tôi - Ngoại trưởng Nga Lavrov tuyên bố - Quyết định đó thuộc về người dân Syria”. Nhiều khả năng Hội đồng Bảo an sẽ không thể bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết trước ngày 3-2.
    Giới quan sát nhận định không khó hiểu tại sao Nga bảo vệ Syria. Mỗi năm Nga kiếm được hàng tỉ USD tiền bán vũ khí cho chính quyền Syria. Thủ tướng Nga Vladimir Putin, sẽ tranh cử tổng thống vào tháng 3 tới, muốn khẳng định với người dân rằng Nga đã lấy lại vị thế siêu cường. Tuy nhiên, cuộc đối đầu Nga, Trung Quốc với phương Tây và Ả Rập còn có nguyên nhân sâu xa hơn.
    Báo Daily Star dẫn lời chuyên gia Michel Nehme thuộc Đại học Quốc tế (Libăng) nhận định: Trên bình diện khu vực, Syria là “giai đoạn một” của cuộc chiến chống Iran. Syria chính là đồng minh quan trọng nhất trong khu vực của Iran. Vua Saudi Arabia Abdullah từng nhận định: “Chính quyền (tổng thống Syria) Bashar al-Assad sụp đổ thì Iran sẽ bị suy yếu nghiêm trọng”.
    Giáo sư Bessma Momani thuộc Viện Brookings (Mỹ) cho rằng Nga và Trung Quốc sẽ không chấp nhận đánh mất quan hệ kinh tế quan trọng với Iran. Do đó Matxcơva và Bắc Kinh phải ngăn chặn nguy cơ phương Tây và các nước Ả Rập tái lập “kịch bản Libya” ở Syria.
    Chế độ al-Assad không dễ đổ
    Giới quan sát phương Tây nhận định kể cả khi Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết lên án Syria thì chính quyền al-Assad vẫn sẽ không dễ sụp đổ.
    Khi bầu cử tổng thống đang đến gần, Mỹ không có đủ ý chí chính trị để lập vùng cấm bay và đánh bom Syria. Washington cho rằng các biện pháp trừng phạt và ngoại giao hiện có thể thuyết phục Iran ngừng chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình, bởi lẽ như đánh giá của giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper, các nhà lãnh đạo Iran đang hành động theo “cách tiếp cận chi phí/lợi nhuận”.
    Cuộc nội chiến đã diễn ra tại Syria với sự hỗ trợ tài chính và vũ khí của Mỹ và châu Âu, nhưng xem ra chẳng một chiến thắng nào có thể sớm xuất hiện. Lực lượng nổi dậy ở Syria hiện khá tản mát, có nhiều mâu thuẫn về chính trị, sắc tộc... và không có một chỉ huy quân sự thống nhất.
    Với dự thảo nghị quyết trình LHQ, không khó để thấy Liên đoàn Ả Rập (AL) muốn áp dụng “kịch bản Yemen” với Syria: Tổng thống Ali Abdullah Saleh từ chức, chuyển giao quyền lực cho cấp phó, lập chính phủ đoàn kết dân tộc... Tuy nhiên, giải pháp này không khả thi. Hoàn cảnh của ông Saleh rất khác ông al-Assad. Saleh hầu như bị cả trong và ngoài ép phải chấp nhận giải pháp do Tổ chức Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đặt ra. Al-Assad có Iran và Nga hậu thuẫn.
    Saleh chủ yếu nắm được một số lực lượng vũ trang như vệ binh cộng hòa, an ninh và một phần quân đội. Nhưng cả một sư đoàn chính quy án ngữ tại thủ đô đã chống lại chế độ ngay từ đầu cuộc phản kháng. Trong khi đó, al-Assad vẫn giữ được sự trung thành của an ninh, tình báo, quân đội và hệ thống quan chức cao cấp từ tỉnh, thành đến trung ương.
    Yemen chịu áp lực thật sự, trực tiếp và nhất quán từ phía GCC - một khối thống nhất quan điểm, có thực lực kinh tế tài chính. Còn Syria thì đối phó với AL - tổ chức khu vực lớn hơn, nhưng chỉ là một thực thể không có sự thống nhất và sức mạnh thật sự. Syria lại có vị thế đáng kể tại AL và dày dạn kinh nghiệm ứng phó với tổ chức này. Do đó, “kịch bản Yemen” sẽ vô dụng tại Syria. Cuộc xung đột chính trị - vũ trang tại Syria không thể sớm ngã ngũ.
    NGUYỄN NGỌC HÙNG - SƠN HÀ
  9. nick_boy

    nick_boy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2011
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    266
    Tình hình đang căng thăng mà sao không thấy các bác vào tranh luận nhỉ...Không bù cho cuộc chiến lybia
  10. hobaochomeo

    hobaochomeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    833
    Đã được thích:
    2
    Bọn mẽo sợ uy lực của súng Nga rồi không dám làm gì đâu.
    Assad mới mua pháo mới bắn 1 ngày được hơn 200 mạng, bố Mẽo cũng sợ vãi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này