1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quyensg

    quyensg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2005
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Cho tớ thêm vào 1 tí
  2. To_lai_nd

    To_lai_nd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.214
    Đã được thích:
    21
    Các bác thù hằn gì cái tháp đấy mà cứ đòi đánh sập nó thế :))
  3. kid_of_myth

    kid_of_myth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    862
    Đã được thích:
    191
    Em thấy lí do thì có 2 lí do:

    - Đó là cái biểu tượng của Paris, ( còn có cái Khải Hoàn Môn, nhưng mà cái tháp này cơ bản là bán ve chai đồng nát có giá hơn cái cổng chào còn lại).
    - Theo các điệp viên ẩn náu trong Hollywood thì người Pháp có thù hằn lâu năm với tụi lái buôn vũ khí (trích đoạn trong G.I.Joe: The rise of Cobra), thế nên theo chủ thuyết âm mưu thì nhất định chém đẹp cái tháp đó.

    Em cược là sau chuyến thăm của đ/c cựu TTK UN Kofi Annan thì thế nào cũng có chuyện hay mà xem.


    Cơ mà đùa tí, sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì có chiến tranh thế giới. Tối qua, đọc trên báo nào đó không nhớ (hình như là Tuổi Trẻ) thì "anh hai" đang lún dần vào khủng hoảng do mất thị phần ở Mỹ và EU, sút giảm tăng trưởng nghiêm trọng hơn dự báo.

    Còn báo Tuổi Trẻ hôm nay (số ra thứ hai 12/3/2012) thì trang 20 đưa tin tàu Shilang ( em dịch ra là Ve chai đại hàng không mẫu hạm) sẽ đóng tại Hải Nam, và "anh hai" sẽ tăng cường tuần tra, tranh chấp ở các vùng đang chồng lấn chủ quyền với các nước, có cả VN trong đó. Trang 18 thì đăng bài về phi đội trực thăng biển tầm xa E255 (không biết nhớ nhầm ko nữa).

    Em để ý chừng tháng nay, khi có 1 bài về TQ phô trương sức mạnh quân sự ở trang cuối, thì thế nào cũng có ít nhất 1 bài về quân đội VN, mà đa số là các khí tài mang tính đối kháng với các khí tài mà "anh hai" show hàng :P
  4. quangiao

    quangiao Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    2.374
    [​IMG]
    Xi-ri là nấm mồ chôn tham vọng của rợ ALXX và rợ Gô-loa

    http://www.youtube.com/watch?v=r-JHyS7Op3g&feature=colike
  5. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
    Số người chết ở Syria 'lên đến 8000'


    Cập nhật: 03:55 GMT - thứ ba, 13 tháng 3, 2012



    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/12/120312165800_hague_syria_304x171_g_nocre***.jpgCuộc khủng hoảng Syria tiếp tục làm nóng diễn đàn Liên Hiệp Quốc


    Hơn 8.000 người đã chết kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ bùng nổ ở Syria một năm trước đây, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) Nassir Abdulaziz al-Nasser cho biết.
    Trong số các nạn nhân này có nhiều phụ nữ và trẻ em, Chủ tịch al-Nasser nói.
    Các bài liên quan




    Chủ đề liên quan





    Trước đó, con số mà các quan chức LHQ đưa ra là hơn 7.500 người chết.
    Những bình luận này được đưa ra trong lúc đặc phái viên của LHQ và Liên đoàn Ả Rập về Syria Kofi Annan chuẩn bị gặp gỡ phe đối lập Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ.
    ‘Hết sức phức tạp’
    Cựu Tổng thư ký LHQ đã có các cuộc hội đàm với Tổng thống Bashar al-Assad ở Damascus. Ông cho biết ông ‘lạc quan’ về khả năng đạt được một lệnh ngừng bắn.
    Ông nhấn mạnh ưu tiên của ông là tiếp cận nhân đạo ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi bạo lực và đối thoại chính trị trong tương lai.
    Tuy nhiên sau các cuộc hội đàm hôm thứ Hai 12/3 với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ở Ankara, ông Annan thừa nhận rằng tiến trình chính trị cần có thời gian và mô tả tình hình tại Syria ‘hết sức phức tạp’.
    Ngay sau cuộc hội đàm này, ông Annan sẽ gặp gỡ các thành viên của Hội đồng quốc gia Syria – một tổ chức quy tụ các phe nhóm chống đối Tổng thống Bashar al-Assad.
    Bạo lực vẫn tiếp diễn trên khắp lãnh thổ Syria. Các nhà hoạt động nhân quyền cáo buộc ít nhất 47 người đã bị lực lượng dân quân thân chính phủ giết hại ở Homs.
    Phụ nữ và trẻ em nằm trong số những người bị tra tấn và giết hại vào tối Chủ nhật 11/3 ở khu Karm el-Zeytoun. Chính phủ Syria đã thừa nhận những cái chết này nhưng đổ lỗi cho ‘những kẻ khủng bố có vũ trang’.
    "Chiến dịch bạo lực kinh hoàng của Syria đã gây chấn động lương tâm thế giới."
    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton






    Các đoạn video được đưa lên YouTube cho thấy thi thể của đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị giết trong cuộc tấn công, phóng viên BBC Jon Donnison từ quốc gia láng giềng Lebanon cho biết
    Trong một đoạn video có thể thấy ít nhất 11 thi thể trong đó có ít nhất bốn trẻ em đầy máu me, ông nói thêm.
    Homs đã bị tấn công trong nhiều tuần khi các lực lượng chính phủ cố gắng nhổ sạch các chiến binh nổi dậy. Nhiều nơi trong thành phố này bị phá hủy hoàn toàn.
    ‘Chấn động lương tâm’

    Hôm thứ Hai 12/3, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hối thúc cộng đồng quốc tế hòa cùng một giọng về Syria.
    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/12/120312165517_homs_syria_304x171_ap_nocre***.jpgGiết chóc vẫn diễn ra hàng ngày trên lãnh thổ Syria


    Phát biểu trước Hội đồng bảo an, bà Clinton nói rằng ‘chiến dịch bạo lực kinh hoàng của Syria’ đã ‘gây chấn động lương tâm thế giới’.
    “Chúng tôi tin rằng bây giờ là lúc để mọi quốc gia – ngay cả những nước mà trước đây ngăn chặn nỗ lực của chúng tôi – cùng hậu thuẫn cho cách tiếp cận nhân đạo và chính trị mà Liên đoàn Ả Rập đưa ra.”
    Nga và Trung Quốc đã hai lần phủ quyết nghị quyết lên án Tổng thống Assad của Hội đồng bảo an.
    Trong một thông điệp rõ ràng nhắm đến Moscow và Bắc Kinh, bà Clinton kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy ‘hòa cùng một giọng – không do dự và chia rẽ – rằng việc giết chóc người dân Syria vô tội phải chấm dứt và tiến trình chuyển giao chính trị phải bắt đầu’.
    Trong khi đó, Tổng thư ký Ban Ki-moon thì cho rằng Chính phủ Syria ‘đã không thực hiện trách nhiệm bảo vệ người dân của mình mà lại dùng hành động quân sự và sức mạnh không tương xứng tấn công vào những công dân của mình ở một số thành phố’.
    "Những người sáng lập ra LHQ quyết định rằng các nước thường trực Hội đồng bảo an phải đạt được đồng thuận, nếu không thì bất cứ quyết định nào cũng không bền vững. "
    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov






    Ông nói Hội đồng bảo an phải ‘đoàn kết mạnh mẽ’ để ủng hộ những nỗ lực của đặc sứ Kofi Annan để ‘giúp Syria lùi lại từ bờ vực của một thảm họa sâu sắc hơn’.
    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng tình hình tại Syria vẫn là một mối ‘quan ngại nghiêm trọng’ nhưng cảnh báo rằng những thay đổi trong thế giới Ả Rập ‘không thể được thực hiện bằng cách đánh lừa cộng đồng quốc tế hay thao túng Hội đồng bảo an’.
    Sau cuộc họp ở Hội đồng bảo an, Ngoại trưởng Lavrov cho biết Chính phủ Nga vẫn liên lạc thường xuyên với giới chức Syria và bác bỏ ý kiến cho rằng sự phản đối của Nga đối với bất cứ nghị quyết nào của LHQ là nguyên nhân duy nhất cản trở giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria.
    “Những người sáng lập ra LHQ quyết định rằng các nước thường trực Hội đồng bảo an phải đạt được đồng thuận, nếu không thì bất cứ quyết định nào cũng không bền vững. Hãy cố gắng tôn trọng nhau cũng như quyết định của nhau,” ông phát biểu.



    Bọn độc tài độc đảng bạo chúa như thằng súc sanh Asát này là ví dụ, như loài cỏ dại mọc trên đống fa^n trâu ấy. Nó giết cả ngàn cả nghìn người mà mặt cứ trơ ra, đã vậy còn được 2 quan thầy hà khơi tiếp sức nữa chứ. VN chúng ta ko thể bang giao với mấy cái thể chế độc tài phát xít phản dân hại nước, bạo chúa như vầy được
  6. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
    Đọc bài này thấy hay và đúng lắm cả nhà ợ :)

    Tính toán của Nga và Trung Quốc ở Syria


    Cập nhật: 11:05 GMT - thứ ba, 7 tháng 2, 2012



    Quyết định của Nga và Trung Quốc phủ quyết một dự thảo của Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi Tổng thống Assad của Syria từ bỏ quyền lực đặt câu hỏi tại sao Moscow và Bắc Kinh lại có một thái độ như vậy đối với chính quyền Damascus.
    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/02/07/120207104507_free_syrian_464x261_freesyrian_nocre***.jpgPhe nổi dậy Syria gồm nhiều thành phần đào tẩu khỏi quân đội của chính phủ


    Điều này xảy ra trong lúc không chỉ Phương Tây mà cả Liên đoàn Ả Rập lên tiếng chỉ trích Syria và trách nhiệm của Damascus trong làn sóng bạo lực và các đợt đàn áp người biểu tình.
    Các bài liên quan




    Chủ đề liên quan





    Nhà nghiên cứu Đoàn Xuân Lộc tại Anh điểm qua các góc nhìn và bình luận của một số phân tích gia về chủ đề này cho trang bbcvietnamese.com:
    Vì lợi ích kinh tế
    Theo một bài viết của Dmitri Trenin được đăng trên tạp chí Foreign Affairs hôm 05/02/2012, Syria là đồng minh quan trọng của Nga tại Trung Đông. Nga có một căn cứ hải quân tại Tartus ở Syria và nước này cũng là một khách hàng về vũ khí chính của Moscow.
    Một bài viết khác của Harvey Morris trên The New York Times hôm 31/01/2012 cho rằng trong lúc bất ổn, bạo lực đang gia tăng tại Syria, các công ty Nga đã ký kết các hợp đồng quân sự hàng tỷ đô với Syria.
    Với Trung Quốc, Syria cũng là một đối tác kinh tế quan trọng. Bài viết của Holly Yan đăng trên CNN hôm 05/02/2012 trích nguồn của Ủy ban châu Âu nói rằng Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn thứ ba của Syria.
    Hơn nữa, như nhận định của giáo sư Chris Dixon, người phụ trách Chương trình châu Á thuộc The Global Policy Insitute, nguồn dầu lớn của Trung Quốc đến từ Iran và các nước khác trong vùng. Do đó, Bắc Kinh sẽ phản đối bất cứ một hành động nào làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển dầu qua vùng Vịnh.
    Vì vậy, sợ mất các quyền lợi kinh tế là một lý do quan trọng dẫn đến việc Nga và Trung Quốc phủ quyết nghị quyết về Syria hôm 04/02.
    Nhưng đó chỉ là một trong nhiều lý do khiến Moscow và Bắc Kinh ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/02/07/120207104640_li_baodong_304x304_libaodong_nocre***.jpgĐại sứ Lý Bảo Đông tại Liên Hiệp Quốc: quyết định phủ quyết của Bắc Kinh đang là tin nóng quốc tế


    Lo sợ dân chủ
    Trong một bài viết có tựa đề “Why Did Russia and China Veto UN Resolution on Syria?” được đăng trên Israel National News hôm 04/02/2012, tiến sỹ Amiel Unga đã liệt kê một số lý do khiến Nga và Trung Quốc phủ quyết nghị quyết về Syria.
    Theo tác giả bài viết, cả Nga và Trung Quốc sợ rằng phong trào dân chủ sẽ lan tới hai nước này vì nếu cuối cùng ông Bashar Assad bị lật đổ, người dân tại đây tin rằng biểu tình có thể giúp họ đạt được những gì họ mong muốn.
    Lý do khác làm Nga và Trung Quốc quan ngại là nếu phong trào dân chủ thành công, Mỹ và các nước phương Tây sẽ hành động đơn phương trên diễn đàn quốc tế, bỏ qua hay phớt lờ những quyền lợi của họ. Do đó, bỏ phiếu chống lại nghị quyết này tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng là cách buộc Mỹ và các nước khác coi trọng quyền lợi của họ.
    Lý do quan trọng thứ ba là Moscow và Bắc Kinh đều muốn đề cao quyền không can thiệp vào nội bộ của nước khác để tìm kiếm thêm bạn cũng như các quyền lợi kinh tế tại một số nước có chế độ độc tài. Tại những nước này, Nga và Trung Quốc đều có những mối làm ăn lớn và nếu những chế độ độc tài như tại Syria sụp đổ, những quyền lợi của họ cũng bị chấm dứt.
    Một bài viết của Rajan Menon – giáo sư về quan hệ quốc tế tại đại học Lehigh, ở Pennsylvania của Mỹ, được đăng trên website The Huffington Post – đưa ra một số điểm để lý giải sự phủ quyết của Nga, Trung.
    Cũng giống như tiến sỹ Amiel Unga, giáo sư Rajan Menon cho rằng lãnh đạo Nga và Trung Quốc hiểu chủ quyền theo một nghĩa hẹp – theo đó chuyện gì xảy ra trong một quốc gia là chuyện của quốc gia đó và việc nhân danh nhân quyền để can thiệp và thay đổi một chính phủ là phi pháp.
    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/02/07/120207105903_syria_policeman_304x304_syriapoliceman_nocre***.jpgĐám tang Wahbi Jadallah al-Rashed, cảnh sát viên Syria bị giết trong giao tranh cuối tháng 1/2012 với phe chống đối


    Nga và Trung Quốc cũng lo sợ rằng nếu ủng hộ nghị quyết đó, Mỹ và các nước đồng minh sẽ vượt qua những gì nghị quyết cho phép và can thiệp sâu vào Syria như các nước này đã từng làm trong trường hợp Lybia.
    Hiện tại Trung Quốc và đặc biệt là Nga đang phải đối diện với các phong trào đối lập và đây cũng là một lý do quan trọng khác đằng sau quyết định phủ quyết của Nga và Trung Quốc.
    Tại Nga, tầng lớp trung lưu đã gia tăng và trở nên giàu có dưới thời ông Putin. Sau khi đã có của cải, giờ họ muốn có tự do.
    Tuy phải đối diện ít thách đố hơn nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc cũng đang phải đương đầu với các cuộc biểu tình dai dẳng của người Tây Tạng, Uighur và nhiều người dân khác đang giận dữ vì những vụ cưỡng chế đất đai phi pháp hay tình trạng tham nhũng.
    Theo giáo sư Rajan Menon, vì những gì họ đang phải đối đầu trong nước, giới lãnh đạo tại Moscow và Bắc Kinh không muốn có một Liên Hiệp Quốc luôn bận rộn với việc trừng phạt các nước đang đàn áp các cuộc nổi dậy.
    Ngoài những nguyên nhân trên, như Harvey Morris trên The New York Times và Dmitri Trenin trên Foreign Affairs nhận định, việc Mỹ và các nước đồng minh càng ngày càng chiếm ưu thế tại Trung Đông – một khu vực mà Moscow mà coi là có vai trò chiến lược đối với Nga – cũng là một yếu tố quan trọng khác trong quyết định phủ quyết của Nga.
    "Lãnh đạo Nga và Trung Quốc hiểu chủ quyền theo một nghĩa hẹp."
    Giáo sư Rajan Menon






    Cá cược mong manh
    Cũng vì những lợi ích kinh tế và những tính toán, lo sợ trên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ sang Damascus ngày thứ Ba (07/02/2012) để tìm kiếm một sự đối thoại giữa chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và phe đối lập với hy vọng có thể cứu chế độ này.
    Nhưng theo một bài viết trên The Economist hôm 05/02/2012, Moscow càng ngày càng cô lập trên hồ sơ Syria.
    Trong cuộc bỏ phiếu về Syria hôm 04/02, Nam Phi và Ấn Độ – hai nước bỏ phiếu trắng trong lần bỏ phiếu trước vào tháng 10 năm ngoái – đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết.
    Hơn nữa, cũng theo bài viết của The Economist, với việc Nga phủ quyết, ông Sergei Lavrov chắc sẽ không tìm một sự ủng hộ nào từ phe đối lập.
    Trong bài viết của mình trên Foreign Affairs, Dmitri Trenin còn cho rằng việc Moscow cá cược trên khả năng tồn tại của chế độ Bashar al-Assad để bảo vệ quyền lợi của mình có thể không đem lại kết quả như họ mong muốn.
    Tác giả bài viết này khuyên rằng Moscow nên nhận ra rằng nói không chưa phải là tốt và trên chính trường quốc tế vấn đề thức thời rất là quan trọng.
    [​IMG]Ngoại trưởng Sergei Lavrov đến Syria: Nga có nhiều quan hệ truyền thống với Syria


    Trong bài viết của mình, tiến sỹ Amiel Unga nhắc lại rằng khi Mùa xuân Ả Rập xảy ra, báo chí Trung Quốc lúc đầu cố phớt lờ.
    Nhưng sau đó vì không thể im lặng trước những diễn biến tại các nước Bắc Phi – Ả Rập, họ đã chuyển sang giải thích rằng hoàn cảnh ở Trung Quốc hoàn toàn khác và phong trào dân chủ như thế không thể áp dụng tại Trung Quốc.
    Như những gì xảy ra tại các nước khác trong khu vực chứng minh, với việc người dân nước này càng cương quyết xuống đường đòi tự do và trước áp lực của Mỹ, Anh, Pháp và Liên Đoàn Ả Rập, khả năng chế độ của Bashar al-Assad duy trì được quyền lực là rất mong manh.
    Và nếu vậy việc phủ quyết nghị quyết về Syria của Moscow và Bắc Kinh sẽ không đem lại những kết quả như họ mong muốn. Do đó có thể nói sự phủ quyết của Nga và Trung Quốc là một sự cá cược mong manh.
    Hơn nữa, theo giáo sư Rajan Menon, việc Nga và Trung Quốc phủ quyết sẽ ******** trạng bạo lực tại Syria tệ hơn và khi bạo lực gia tăng sẽ tăng thêm sự trả thù của phe đối lập khi chế độ Bashar al-Assad sụp đổ.
    Và nếu vậy, sẽ làm cho bầu không khí chính trị cũng như việc xây dựng Syria thời hậu Assad càng trở nên khó khăn hơn.




    =>> Các chế độc độc tài độc nhất bạo chúa lãnh tụ......xxx thường sẽ là nguồn thịt và máu tuơi vô tận nuôi sống 2 tên kẻ thù của thế giới tự do dân chủ là Nga Hoàng mới và Bành trướng Bắc Kính
  7. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
    Như vậy, chỉ cần đánh đổ hoàn toàn các thể chế như Iran Syri Cu3 BTT........thì tự khắc thế giới sẽ bình an, 2 tên đế quốc thực dân phát xít là Đế quốc Nga và thực dân phát xít Trung Quốc sẽ như rắn mấy đuôi, bạch tuột mất vòi thoi thóp đợi nhân dân bị áp bức nổi dậy đánh đống gông xiềng áp bức hàng chục năm qua :x, cả thế giới quy về 1 mối đó là LHQ :x
  8. Nam_handsome

    Nam_handsome Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/05/2011
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    214
    còn một thằng là đại ca, khủng bố nhất và trâu bò nhất mà bố mấy đời tổ tông bọn Đế Quốc Mỹ lẫn Phát xít Lato muốn cũng ko diệt đc, vẫn sẽ hiên ngang thách thức đám đó và thản nhiên ngắm nhìn bè lũ tụt quần quẳng áo chạy lấy thân=))=))=))=))=))
  9. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    Syri nó giết từ bữa giờ cứ cho là 8k thằng phản loạn đi thì ăn thua gì với thằng giang hồ quốc tế giết người chuyên nghiệp mấy chục năm nay . Nếu đếm thì chắc hàng triệu người rồi đó . Nếu nói về sự nghiệp chém giết thì giang hồ quốc tế chú SAM vẫn vô địch thế giới và kỷ lục này chắc chắn sẽ ko có quốc gia nào phá vỡ :))
  10. haibuiquang

    haibuiquang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    2
    kĩ lục tưởng Hitle chứ chú Nga làm sao đọ được với đệ tam Đế quốc
    chú Sam thì cùng lắm về nhì thôi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này