1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
  2. Tank_T90

    Tank_T90 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2013
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    155
    Quân nổi dậy Syria "làm cỏ" làng Hatla, giết ít nhất 60 người
    Quân nổi dậy Syria hôm qua bị buộc tội thực hiện vụ thảm sát sắc tộc dã man một làng Hồi giáo Shia, giết hại ít nhất 60 người.

    Hàng nghìn chiến binh Sunni cực đoan đã thảm sát một làng Shia ở phía đông Syria được gọi là Hatla, để trả thù cho vụ tái chiếm thành phố chiến lược Qusayr bởi các lực lượng trung thành với chế độ Assad tuần trước.

    Tổ chức giám sát nhân quyền Syria cho biết, ít nhất 60 người, chủ yếu là các chiến binh Shia ủng hộ chính phủ cùng người dân làng Hatla vô tội, đã bị giết khi không có khả năng kháng cự trước đội quân nghìn người của nhóm chiến binh phe nổi dậy. Theo nhiều nguồn tin, chủ mưu vụ thảm sát là cánh Hồi giáo cực đoan trong hàng ngũ phe nổi dậy Syria, Mặt trận al-Nusra.

    Một quan chức chính phủ Syria tuyên bố, quân nổi dậy phải chịu trách nhiệm cho một "cuộc tàn sát dân làng, trong đó có người già cả và trẻ em".

    Trong khi đó, một đoạn video được đăng tải và lan rộng trên mạng hôm 11/6, mang tên "Cuộc đột kích và làm cỏ Hatla" được xem là một trong những bằng chứng quan trọng chứng minh vụ thảm sát đã xảy ra. Trong video, hàng chục tay súng cầm cờ đen, bắn loạn xạ trên phố trong một thị trấn nhỏ. Những đám khói đen bốc lên từ một số tòa nhà trong vùng.

    “Đây là khu vực của người Sunni chứ không phải bất cứ nhóm tôn giáo nào khác”, một chiến binh tham gia vụ thảm sát đe dọa xóa sổ cộng đồng người Syria bằng các cuộc tấn công tương tự cho biết.

    Ngoài ra, một nhà hoạt động địa phương tiết lộ, khoảng 150 người Shia bị buộc phải chạy trốn khỏi nhóm quân nổi dậy Hatla bằng cách vượt sông Euphrates tới làng Jafra do chính phủ Syria kiểm soát.

    -------------------------------------------
    Sao thấy Mỹ & Phương Tây lên án vụ này nhỉ ? d km cứ assd đánh ở đâu là kêu trời lên, còn phỉ tàn sát cả 1 làng thì coi đó là bình thường
  3. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Đọc qua thấy nhiều người cứ nghĩ Mỹ là người khuấy nồi cháo Trung Đông để cướp dầu.
    Câu trả lời là đúng và sai
    Trước tiên nói về "sai":
    Câu chuyện nước Mỹ nghiện dầu Trung Đông là câu chuyện từ thời Jimmy Carter, đỉnh cao thời Bush bố và kết thúc vào cuối đời Bush con
    1. chỉ 4% tổng lượng dầu mỏ của Mỹ nhập từ Iraq (bé hơn cả TQ hay EU)
    2. Sau 2014-15 Mỹ sẽ trở thành nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới (nhờ công nghệ khai thác khí đá phiến (shale gas) đã hoàn thiện) - qua mặt cả Gaz Prom theo dự báo của IEA
    3. HIện giờ lượng dầu nhập từ Mỹ chủ yếu từ Canada và Venezuela, cũng IEA dự báo 2017 Mỹ sẽ qua mặt Saudi Arab trở thành nhà sx dầu thô lớn nhất thế giới và 2020 sẽ trở thành nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu
    (tất cả thông tin trên mời tự gúc)
    4. Xét về logic có ai muốn làm ăn buôn bán trên chảo lửa không? Như vậy nếu Mỹ muốn gom dầu thì việc đầu tiên nó làm là giữ ổn định chứ không phải khuấy cháo

    Vậy câu trả lời ở đâu?

    Ta xem xét ở khía cạnh đúng:

    Sau nửa thế kỷ "để dành" những vựa dầu khổng lồ trên sân nhà (alaska, thềm colorado, vịnh mexico, canada) và tận lực hút dầu các vùng khác. Nay Mỹ cảm thấy đến lúc thay đổi cuộc chơi:
    1. Phá thế độc quyền của Gaz Prom ( tham gia cạnh tranh chi phối giá khí)
    2. Kéo các ngành công nghiệp liên quan năng lượng (hóa dầu, luyện kim, phân bón, điện v.v..) về lại nhà
    3. Trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu và "nô lệ hóa" các nền kinh tế đang khát dầu " Ấn, Trung, Brazil" - dự báo 2020 3 nước này sẽ tiêu thụ 45-55% tổng sản lượng dầu thế giới
    4. Không cho các nước khác hưởng lợi an ninh từ vị trí "bảo kê" các vựa dầu trên thế giới của mình

    Như vậy ta thấy câu trả lời ở mục [4]:
    Âm mưu của Mỹ là sau khi rút khỏi trung đông tạo một vùng hỗn loạn khiến những ai quan tâm đến dầu phải chi tiền/máu để bảo vệ tuyến vận chuyển này thay Mỹ và thậm chí sẽ mất rất nhiều thời gian để có được sản lượng mong muốn. (hầu như các nước ở Trung Đông hiện giờ không nội chiến thì cũng bạo loạn, tệ nữa là vô chính phủ v.v..)
    Mỹ rút khỏi Trung Đông người đau nhiều nhất sẽ là EU , Trung , Ấn và rốt cuộc giá dầu khí sau 2020 không còn do Gas Prom và OPEC kiểm soát nữa mà là Mỹ -
    Quá thâm thúi [r24)]
  4. dangkhoaquan

    dangkhoaquan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2003
    Bài viết:
    1.834
    Đã được thích:
    243
    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc...n-giu-hoa-binh-den-Cao-nguyen-Golan/301359.gd
    Nga tuyên bố mục đích đưa quân gìn giữ hòa bình đến Cao nguyên Golan

    Việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đến Cao nguyên Golan không phải là nỗ lực nhằm gia tăng ảnh hưởng của Matxcova trong khu vực này mà là mong muốn cải thiện tình hình an ninh ở Trung Đông. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Rio de Janeiro.

    Bộ trưởng cho biết rằng vấn đề gửi quân gìn giữ hòa bình Nga đến Cao nguyên Golan chỉ phải do Israel và Syria giải quyết, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không có thẩm quyền đưa những quyết định chính thức về vấn đề này.

    Tuần trước, Nga đã đề xuất đưa quân gìn giữ hòa bình của mình đến khu vực tranh chấp ở Cao nguyên Golan sau khi Áo quyết định rút quân khỏi đây vì những mối đe dọa an ninh.

    Tuy nhiên, theo Nghị định thư ký năm 1974 giữa Syria và Israel, những quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó có Nga, không thể gửi quân gìn giữ hòa bình của mình đến Cao nguyên Golan. Đòi hỏi phải có một thỏa thuận mới cho việc này.

    Phát biểu về hội nghị quốc tế về Syria ở Geneva, ông Lavrov nói rằng Matxcova khẳng định yêu cầu mời tất cả các nước láng giềng Syria, cũng như các nước trong khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Syria là Iran và Ai Cập, cùng tham gia hội nghị.

    Ông Lavrov nói rằng những tuyên bố của các quan chức Mỹ cho rằng việc phái đoàn chính phủ Syria đến Geneva và chuyển giao quyền lực cho phe đối lập là mục tiêu duy nhất đã gây nhiều quan ngại cho Matxcova.

    Điều này “thực sự có tác dụng phá hại bản thân ý tưởng tổ chức hội nghị”, ông Lavrov nói.

    Theo ông, những yêu cầu của phe đối lập Syria đòi nhận vũ khí nước ngoài như một điều kiện để tham gia vào "Geneva 2" là động thái đi ngược lại việc triệu tập hội nghị.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc...n-giu-hoa-binh-den-Cao-nguyen-Golan/301359.gd
    Nga tuyên bố mục đích đưa quân gìn giữ hòa bình đến Cao nguyên Golan

    Việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đến Cao nguyên Golan không phải là nỗ lực nhằm gia tăng ảnh hưởng của Matxcova trong khu vực này mà là mong muốn cải thiện tình hình an ninh ở Trung Đông. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Rio de Janeiro.

    Bộ trưởng cho biết rằng vấn đề gửi quân gìn giữ hòa bình Nga đến Cao nguyên Golan chỉ phải do Israel và Syria giải quyết, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không có thẩm quyền đưa những quyết định chính thức về vấn đề này.

    Tuần trước, Nga đã đề xuất đưa quân gìn giữ hòa bình của mình đến khu vực tranh chấp ở Cao nguyên Golan sau khi Áo quyết định rút quân khỏi đây vì những mối đe dọa an ninh.

    Tuy nhiên, theo Nghị định thư ký năm 1974 giữa Syria và Israel, những quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó có Nga, không thể gửi quân gìn giữ hòa bình của mình đến Cao nguyên Golan. Đòi hỏi phải có một thỏa thuận mới cho việc này.

    Phát biểu về hội nghị quốc tế về Syria ở Geneva, ông Lavrov nói rằng Matxcova khẳng định yêu cầu mời tất cả các nước láng giềng Syria, cũng như các nước trong khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Syria là Iran và Ai Cập, cùng tham gia hội nghị.

    Ông Lavrov nói rằng những tuyên bố của các quan chức Mỹ cho rằng việc phái đoàn chính phủ Syria đến Geneva và chuyển giao quyền lực cho phe đối lập là mục tiêu duy nhất đã gây nhiều quan ngại cho Matxcova.

    Điều này “thực sự có tác dụng phá hại bản thân ý tưởng tổ chức hội nghị”, ông Lavrov nói.

    Theo ông, những yêu cầu của phe đối lập Syria đòi nhận vũ khí nước ngoài như một điều kiện để tham gia vào "Geneva 2" là động thái đi ngược lại việc triệu tập hội nghị.


    Theo như bài báo thì việc Nga đổ quân vào chỉ trong một sớm một chiều sau khi thoả thuận với iXaren.
  5. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    Công nhận bọn phỉ mày trơ mặ trẽn thật . Chẳng là 1 cái gì ngoài đám Syri hải ngoại và 1 lũ phỉ + khủng bố ở trong nước mà khi đi hội nghị Geneva đòi điều kiện này nọ mới tham gia . Trong khi số phận đám phỉ trong nước càng ngày càng tệ hại vậy mà vãn chảnh chó :))
  6. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tuyên bố mục đích đưa quân gìn giữ hòa bình đến Cao nguyên Golan
    Việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đến Cao nguyên Golan không phải là nỗ lực nhằm gia tăng ảnh hưởng của Matxcova trong khu vực này mà là mong muốn cải thiện tình hình an ninh ở Trung Đông. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Rio de Janeiro.

    Bộ trưởng cho biết rằng vấn đề gửi quân gìn giữ hòa bình Nga đến Cao nguyên Golan chỉ phải do Israel và Syria giải quyết, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không có thẩm quyền đưa những quyết định chính thức về vấn đề này.

    Tuần trước, Nga đã đề xuất đưa quân gìn giữ hòa bình của mình đến khu vực tranh chấp ở Cao nguyên Golan sau khi Áo quyết định rút quân khỏi đây vì những mối đe dọa an ninh. Tuy nhiên, theo Nghị định thư ký năm 1974 giữa Syria và Israel, những quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó có Nga, không thể gửi quân gìn giữ hòa bình của mình đến Cao nguyên Golan. Đòi hỏi phải có một thỏa thuận mới cho việc này.

    Phát biểu về hội nghị quốc tế về Syria ở Geneva, ông Lavrov nói rằng Matxcova khẳng định yêu cầu mời tất cả các nước láng giềng Syria, cũng như các nước trong khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Syria là Iran và Ai Cập, cùng tham gia hội nghị. Ông Lavrov nói rằng những tuyên bố của các quan chức Mỹ cho rằng việc phái đoàn chính phủ Syria đến Geneva và chuyển giao quyền lực cho phe đối lập là mục tiêu duy nhất đã gây nhiều quan ngại cho Matxcova. Điều này “thực sự có tác dụng phá hại bản thân ý tưởng tổ chức hội nghị”, ông Lavrov nói. Theo ông, những yêu cầu của phe đối lập Syria đòi nhận vũ khí nước ngoài như một điều kiện để tham gia vào "Geneva 2" là động thái đi ngược lại việc triệu tập hội nghị.
    VOR
  7. Blockbuster01

    Blockbuster01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Bài viết:
    1.505
    Đã được thích:
    4.597
    Tin chiến sự Aleppo
    + Clip chiến dịch ở nam Aleppo : QOX Kiểm soát cao điểm đồi AZZAN và tái chiếm các thị trấn phía nam Aleppo giáp sân bay quốc tế Aleppo.
    [YOUTUBE]2c9MB7arVFk[/YOUTUBE]
  8. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Bác viết linh tinh gì thế[:D]
    1. Phần "Sai" của bác.
    - Khí đốt vận chuyển bằng đường ống mới rẻ. Vậy Mỹ sản xuất khí đốt nhiều hay ít thì liên quan gì đến Châu Âu. Mà bọn này mới là đối tượng bán hàng chính. Cái đó Nga ngố đang độc quyền[:D]
    - Làm ăn kinh tế, có lợi mới làm. Mỹ mua dầu ở Châu Mỹ để vận chuyển cho nó rẻ. Dầu Trung Đông bán cho Châu Âu, TQ...Không ai cấm các công ty độc quyền Mỹ bán hàng cả. Nói Mỹ không cần dầu Trung Đông là linh tinh.
    2. Phần "Đúng" của bác.
    - Ngày xưa, đầu thập kỷ 70, TK20. OPEC hè nhau tâng giá dầu. LX được lợi, tái vũ trang quân đội. Mỹ và Châu Âu lao đao. Sau đó Mỹ tìm mọi cách chia rẽ OPEC, oánh Irak, bơm dầu vô tội vạ cố hạ giá dầu xuống đâu dưới 12USD/thùng thời 1998-2003 để đè Nga. Không cho Nga ngóc đầu lên.
    - Khuấy động các nơi oánh nhau loạn lạc, sản lượng dầu giảm. Giá dầu đương nhiên tăng. Cái đó chỉ Nga được lợi. TQ, châu Âu luôn phải nhập khẩu thì nước nổi bèo nổi thôi.
    - Bi giờ, lại có cái lý thuyết kỳ cục. Oánh nhau để Mỹ rút lui, rảnh nợ. Linh tinh, Mỹ chọc ngoáy là để dẹp các nước sản xuất dầu không theo phe Mỹ (Lybia) và có vị trí chiến lược (đường ống dầu qua chẳng hạn Apganixtan, Syria). Mỹ thử rút xem, TQ và các nước khác nhảy vào thay thế ngay:P
    Kết luận: Mỹ làm mọi điều để OPEC làm đệ cho Mỹ. Từ đó Mỹ là ông quyết định giá dầu, không phải Nga. Tiếc rằng mọi việc không theo ý muốn như vụ Syria. Nga ngố vẫn được lợi, vẫn có tiếng nói về năng lượng ở Châu Âu. Mỹ đang tức hộc máu ra chứ ở đó mà vui mừng hoan hỉ. Tiên sinh A lú nhỉ.
  9. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    @HungSon12C7
    Bác nhận định đúng. Đoàn tank này của Nga ngố hồi 2008. Các bác cứ nhìn mấy cái nhà là biết. Dân Trung Đông không xây nhà kiểu này.

    Nhìn bản đồ của bác Blockbuster01 thì đúng là phải giải phóng Homs trước roài. Kiểu gì thì cũng phải thông tuyến tiếp tế đã chứ nhỉ.
    Bác tìm xem ngoài tuyến đường chính đã nêu trên. Liệu có còn tuyến đường phụ nào mà quân Ớt sát còn kiểm soát đi từ Damascus đến Apeppo không. Không quan trọng đường to đường nhỏ, miễn một xe đi được là được roài[:D]
  10. SeaWolfTG

    SeaWolfTG Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    2.027
    Mùa Xuân Ả Rập thực chất là không phải do Mẽo hay ai xúi dục, nó bộc phát tự nhiên khi con người bị đè nén cảm xúc quá độ. Nó xảy ra bất ngờ nên nước đã đục sẵn, giờ 1 đống cò tranh nhau xem con nào béo hay không.
    Các bác nói rằng Mẽo để dành dầu thì chưa chính xác, vì các thứ dễ khai thác trên đất Mẽo thì đã làm từ đầu thế kỷ rồi, giá nhân công ở Mẽo thì cao, cứ vừa mua vừa hốt từ nước khác sẽ có lợi hơn. Như thao túng bọn Ngọe Venezuela lúc trước vậy, dầu rẻ như cho, dân thì đói nhăn răng.
    Mẽo thừa sức đưa năng lượng xanh vào thay thế dầu để được lợi cho con cháu, nhưng chính phủ Mẽo thì lại quá phụ thuộc vào tư bản dầu. Đưa năng lượng khác vào bọn này ăn cám à. Nên màn kịch dầu và năng lượng xanh mãi còn tiếp diễn thêm 1 thời gian dài nữa.
    Qua các công trình xây dựng thì mình biết Syria nó không phải là nước nghèo, thậm chí còn xịn hơn VN. Có dân đang giàu có lại đi quậy tan đất nước, chỉ có 1 đám ngu muội bị các thế lực nước ngòai cho ăn cái bánh vẽ quyền lực mới làm như thế. Nếu bầu cử thì đám đó chưa chắc có 30% hộ chiếu Syria.
    Mẽo, Nga, TQ và phương tây họ chỉ đang là những con bạc trong mùa xuân Ả Rập, giống chưa mở bài thì chưa biết thằng nào ăn. Nhưng mình chỉ gửi 1 câu cho các bác :
    " Chỉ có một đều đúng về chiến tranh - Người chết"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này