1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ChuyenGiaNemDa, 18/01/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
  1. phuongbase

    phuongbase Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2011
    Bài viết:
    2.040
    Đã được thích:
    5.623
    usadok, kuyomukoChuyenGiaNemDa thích bài này.
  2. phuongbase

    phuongbase Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2011
    Bài viết:
    2.040
    Đã được thích:
    5.623
    CHIẾN LƯỢC CỦA PUTIN ĐÃ THẤT BẠI TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VỚI UKRAINE

    Thế giới bước sang thế kỷ XXI đã “nhận lấy” ngay một vụ khủng bố kinh hoàng vào tận kinh đô tài chính của nước Mỹ, thành phố New York. Trong tất cả những hệ lụy hay hậu quả kéo theo nó, có cuộc chiến tranh tấn công vào Afghanistan. Hồi đó, cuộc tấn công của liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu đã diễn ra trong 5 (năm) tuần và kết thúc bằng sự sụp đổ của chế độ Taliban.

    Đó là một trong những ví dụ về “xung đột hạn chế” và nó đại diện cho lý thuyết chiến tranh trong thế kỷ XXI, dù thực chất lý thuyết này đã được bắt đầu từ 10 năm trước, trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Sẽ có độc giả phản đối tôi khi dẫn chứng rằng cuộc Chiến tranh Afghanistan đã kéo dài 20 năm, nhưng nó là cả một quá trình chiếm đóng, bình định, nội chiến… và các hoạt động quân sự chỉ đóng vai trò phụ trợ cho quá trình kia mà thôi.

    Đặc điểm nổi bật của “xung đột hạn chế” được gắn với sự phát triển mạnh mẽ đến mức bùng nổ của công nghệ tiên tiến, đặc biệt khi bước sang thế kỷ XXI là sự xâm nhập rất sâu rộng của trí tuệ nhân tạo. Việc thi hành chiến tranh ngày càng giống những gì diễn ra trên trò chơi điện tử hơn, và với rất nhiều người chỉ biết ngồi ôm bàn phím trước màn hình máy tính như chúng ta, luôn luôn có cảm giác ít khốc liệt hơn, đỡ đổ máu hơn. Thực tế là “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ.”

    Nếu phân tích rõ ra về quá trình thâm nhập của trí tuệ nhân tạo vào công nghệ chiến tranh, thì chúng ta sẽ thấy sự tương hỗ qua lại giữa công nghệ với yêu cầu thời đại và ngược lại. Công nghệ với đặc điểm tuân theo răm rắp định luật Moore “số lượng transistor trên mỗi đơn vị inch vuông sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi 24 tháng” (và giá thì giảm 1 nửa) đã xâm nhập vào tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống, và công nghệ vũ khí cũng không phải là ngoại lệ. Tự nó (công nghệ) thâm nhập sâu vào lĩnh vực vũ khí làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của các hoạt động quân sự.

    Ngược lại, thế giới bước sang kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo cũng đặt ra các quan niệm mới về địa chính trị, trong đó người ta nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền lực mềm, sức mạnh quốc gia không còn giới hạn trong đường biên giới tự nhiên mà còn vươn xa khắp toàn cầu trong mọi lĩnh vực được gộp chung là “sức mạnh tổng hợp.”

    Chưa bao giờ chúng ta hình dung ra một thời đại mà chỉ cần cấm vận… điện thoại di động thôi mà cuộc sống của dân chúng trên một quốc gia có thể bị ảnh hưởng. Vậy mà đang có những chuyện trên một nước nào đó xuất hiện tình trạng cướp giật iPhone trên đường phố thủ đô vì bị cấm vận và trừng phạt do những hành động chiến tranh của giới cầm quyền.

    Chúng ta cũng chưa bao giờ thấy được ở một xứ “không sản xuất nổi ốc vít” nhưng tự hào là “trung tâm hòa giải quốc tế” vì hành động cho thuê hội trường và lấy đó làm tự hào vì ta đây cũng có chút tiếng nói trên trường quốc tế.

    Sức mạnh quốc gia trước đây gắn liền với diện tích lãnh thổ (đương nhiên đi kèm với nó là khả năng bảo vệ lãnh thổ đó bằng tiềm lực quân sự), nó gắn liền với tài nguyên trong lòng đất, trong đại dương và mở rộng cả về không gian vũ trụ. Vì thế có những quốc gia sẽ đam mê đất đai, trong đó có cả việc tiến chiếm những hòn đảo ngoài khơi để mở rộng vùng đặc quyền kinh tế của mình.

    Ở thời đại mới thì việc bành trướng sức mạnh “mềm” của quốc gia sẽ đặt ra yêu cầu về sự ổn định tình hình ở mức độ toàn cầu, trong đó có an ninh quân sự, quốc phòng, lương thực, môi trường. Vì thế nó đã tạo ra sự thay đổi tính chất của các cuộc xung đột quân sự trong thời đại mới, là nếu không tránh được xung đột, thì cũng phải cố mà đưa nó về xung đột hạn chế. Một cuộc chiến kéo dài sẽ dẫn tới những hệ lụy phải khắc phục mất hàng chục năm thậm chí lâu hơn, đặc biệt là về nhân lực như vấn đề chảy máu chất xám.

    Chúng ta có thể kể những cuộc xung đột hạn chế về thời gian điển hình như Cuộc chiến tranh 6 ngày (1967) hay Chiến tranh Nga – Georgia 2008. Tuy vậy vẫn có những cuộc chiến tranh kéo dài như Iran – Iraq những 8 năm mới hết. Đó là bối cảnh thời đại của cuộc Chiến tranh Nga – Ukraine năm 2022.

    ____

    Nước Nga của Putin bước vào cuộc chiến tranh năm 2022 với người hàng xóm Ukraine lúc đầu cũng trong các toan tính của một cuộc chiến hạn chế, khi họ sử dụng mũi tấn công chính, đảm nhiệm nhiệm vụ chính là cho lực lượng quân đổ bộ đường không. Lực lượng này sẽ đổ bộ vào sân bay Hostomel, lập đầu cầu hàng không cho lục quân được không vận vào tiếp theo trong khi họ tìm cách tấn công Phủ tổng thống trong thủ đô Kyiv.

    Trong kế hoạch đó, các mũi tấn công khác bằng lục quân (xe tăng, bộ binh) trên các hướng như Sumy, Kharkiv và cả hướng phía nam tấn công Melitopol, Kherson… đều là các hướng phụ. Họ không dự trù việc phải chiến đấu, mà sẽ được sự chào đón nhiệt tình của nhân dân Ukraine và quân đội Ukraine thì nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng. Đó là lý do mà chúng ta đã thấy quân đội Nga khi tiến vào Ukraine đã yêu cầu quân đội Ukraine đầu hàng ngay lập tức, mặt khác họ chỉ chuẩn bị thức ăn, đạn dược và nhiên liệu đủ cho 3 ngày tiến quân. (Đây cũng là thông tin mà tất cả các phương tiện truyền thông căn cứ vào đó để cho rằng kế hoạch ban đầu của Nga là chỉ cần 3 ngày đủ hạ gục toàn đất nước Ukraine.)

    Đầu tiên, là việc cánh quân đổ bộ của Nga vào sân bay Hostomel (Antonov) bị đánh thiệt hại nặng, có thể nói là bị tiêu diệt trong ngày 25/2; dẫn đến sự phá sản của kế hoạch đánh úp thủ đô, bắt sống nội cách Zelensky trong vài ngày đầu. Tất cả các cánh quân khác của quân Nga vẫn tiến được, nhưng thay vì bánh mì và muối cùng hoa hồng để chào đón “Hồng quân,” họ tìm thấy mình trong vai trò của một quân đội phát-xít đi xâm lược. Người Ukraine đã không chào đón họ như mong đợi, bù lại tiếp họ bằng đủ thứ từ RPG-7 đến Stugna hay thậm chí Javelin.

    Đến lúc này, sự đứt gãy thông tin chỉ huy đã diễn ra, chóp bu Nga dường như chưa nhận thấy những trở ngại chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại, vẫn cố tiếp tục kế hoạch như ban đầu. Đó là lý do chúng ta đã chứng kiến đoàn xe kéo dài đến 64km xếp hàng từ biên giới Belarus – Ukraine đến tận ngoại vi thủ đô Kyiv. Có người hỏi sao “nó” chở nhiều hàng hóa như thế mà lại để lính chết đói – nhưng hàng hóa của nó (đoàn convoy) chở chủ yếu là quân phục đại lễ để duyệt binh chiến thắng trên thủ đô Kyiv; là con dấu cho các cơ quan ban ngành đoàn thể bù nhìn sẽ được thành lập; là biển tên, biển hiệu đóng trên cửa các trụ sở… toàn là những thứ không ăn được.

    Vì cấp dưới thì che giấu, cấp trên thì không hình dung được vấn đề, nên nhẽ ra cuộc chiến bất chấp kết quả, đều phải được dừng từ những ngày đầu tiên để rút quân thì họ không làm. Đó là sự phá sản đầu tiên của kế hoạch tấn công chớp nhoáng, và tính hạn chế về thời gian không còn đảm bảo nữa. Tuy thế, do đứt đoạn thông tin cũng như thông tin lên đến cấp cao bị bóp méo: tình trạng đó diễn ra ở khắp các hướng chứ không chỉ một vài nơi nhưng họ vẫn cho tiến hành kế hoạch ở mọi khu vực. Đó là sự phá sản thứ hai của kế hoạch tấn công, bây giờ thì là sự không đảm bảo về tính hạn chế về mặt quy mô chiến tranh.

    Chúng ta đã phân tích với nhau về những yếu kém của quân đội Nga cũng như sự thiếu chuẩn bị của nó, chính xác là khả năng sẵn sàng chiến đấu của nó là rất có vấn đề. Thực chất thì quân đội Nga từ 2008 đã thi hành một cuộc cải tổ sâu rộng, trong đó có sự ra đời của các “Cụm tác chiến cấp tiểu đoàn” (BTG – Batallion Tactical Group) và trong cuộc chiến tranh này đã chứng minh đã điểm yếu chết người của mô hình.

    Để thi hành được một cuộc chiến tranh hạn chế cả về thời gian lẫn quy mô, Nga đã có ý tưởng (quân nhảy dù thọc sâu đánh đầu não) là một ví dụ, chiến thuật này họ đã sử dụng từ lâu, ví dụ như ở Tiệp Khắc năm 1968 hay ở Afghanistan năm 1979. Nhưng ở thế kỷ XXI thì người ta lại thi hành theo kiểu khác, ví dụ như Hoa Kỳ làm ở Iraq năm 1991 là đánh què các trung tâm thông tin đầu não chỉ huy của quân đội Saddam Hussein bằng tên lửa hành trình. Từ đó đến nay chúng ta đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của tên lửa hành trình thông minh, bom thông minh và UAV… cũng như sự kết nối của người lính trên chiến trường với các hệ thống hỗ trợ có độ chính xác cao kiểu “đánh phẫu thuật.”

    Từ đó chúng ta nhận thấy vai trò của người lính trên chiến trường đã thay đổi: tính bắn nhau trực tiếp giảm, mà càng ngày càng giống người trinh sát quan sát trực tiếp trên chiến trường và sau đó gọi trung tâm chỉ huy tấn công. Để thực hiện được việc này đòi hỏi (1) một nền giáo dục cơ bản toàn diện, trước khi là người lính phải là học sinh nắm vững kiến thức và khỏe mạnh, đầy đủ kỹ năng và (2) một nền giáo dục và huấn luyện quốc phòng công bằng cho tất cả các công dân, không phải con nhà nghèo học kém mới phải đi lính còn con của nhà tinh hoa thì trốn mất.

    Đó là những điểm yếu có tính rất cơ bản của xã hội, mà khi bước vào cuộc chiến tranh này quân đội Nga đã bộc lộ những vấn đề như khí tài chỉ hoành tráng khi duyệt binh, lộ cộ ngoài chiến trường; hậu cần bị bớt xén trở nên tệ hại và thối nát; coi thường tất cả các vấn đề cơ bản của chiến tranh như phương tiện vận tải và đường sá; thì vấn đề nhân lực là vấn đề không thể khắc phục. Các BTG Nga ngoài nhược điểm về mô hình tổ chức của nó, còn là vấn đề học vấn của người lính, trong đó có cả vấn đề lính theo hợp đồng và lính nghĩa vụ đang bị nhập nhèm với nhau.

    Những yếu kém kinh khủng đó không thể khắc phục được trong ngày một ngày hai, do đó chúng ta hiểu rất rõ được rằng cuộc chiến tranh có thể kéo dài, nhưng thất bại cho người Nga là kết cục tất yếu. Sức mạnh quốc gia của họ chỉ có thể suy giảm theo thời gian, chứ không thể mạnh lên như thời Chiến tranh Vệ quốc cách đây 80 năm họ đã từng làm – vì đằng sau họ là cả một nền sản xuất của Hoa Kỳ.

    Một đất nước không có sức mạnh mềm đặc biệt bằng những thành tựu của thời đại văn minh, thì buộc phải khoe sức mạnh vũ khí và bành trướng bằng chiếm đất, đi kèm với đô hộ dân tộc. Đó là tiền đề đầu tiên của sự thất bại về chiến lược – sai về yêu cầu thời đại. Tiếp theo, một đất nước có những lãnh đạo coi thường thời đại trong sự phát triển vũ bão của trí tuệ nhân tạo, làm cho lực lượng vũ trang của mình trở nên yếu kém về tri thức, về mức độ công nghệ xâm nhập vào thiết bị và khí tài, là bước thứ hai dẫn đến thất bại về chiến lược thi hành xung đột hạn chế.

    Khi thất bại về chiến lược thi hành xung đột hạn chế, Putin và bộ sậu buộc phải lựa chọn một trong hai: tiếp tục duy trì cái thất bại về thời gian khi không thể đánh nhanh thắng nhanh, mà khắc phục cái thất bại về quy mô khi thu hẹp mục tiêu, khoanh một phạm vi mục tiêu nhỏ hơn. Khi thu hẹp mục tiêu như vậy, đương nhiên là họ đã ngầm thừa nhận thất bại của mình về chiến lược chiếm càng nhiều đất càng tốt; hạ gục nội các đối phương và thành lập Chính phủ bù nhìn; bằng lòng với chỉ một số thành phố nhỏ nào đó dù đã bắn phá chúng chỉ còn là đổ nát.

    Đáng tiếc cho họ, vì những yếu kém của cả bộ máy tiến hành chiến tranh mà để đánh đổi vài chiến quả, họ buộc phải kéo dài bất chấp những hậu quả cho kinh tế xã hội. Đến đây thì chúng ta đã rất rõ rồi: Putin và chế độ của ông ta không thể tồn tại được lâu, nó sẽ sụp đổ cùng với những biến đổi mạnh mẽ từ các điều kiện về kinh tế và xã hội và quá trình này chắc cũng sẽ không còn quá lâu nữa.

    Cuộc chiến tranh mà Putin đã khởi động, nhưng không biết rút ra như thế nào khi thất bại, sẽ là dấu chấm hết cho sự nghiệp “lẫy lừng” của ông ta.

    Bài trên Nhịp cầu thế giới tại đây:

    http://nhipcauthegioi.hu/goc-nhin/C...A-THAT-BAI-TRONG-CUOC-CHIEN-UKRAINE-7504.html

    Bài trên Facebook tại đây:

    https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/684763899278337

    #Nga_xâm_lược_Ukraine
    Eatmenow, usadoktifosimilan thích bài này.
  3. VienthongQuandoiHaiPhong

    VienthongQuandoiHaiPhong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2015
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    1.637
    Đúng rồi bác chỉ cần đánh đc hậu cần thì đám BTG của Nga ở hướng Donbass tự tan ra, chứ đấu pháo thì ko lại với Nga, nhưng bọn Nga ko phải là nó có kho đạn pháo vô tận, công nghiệp quốc phòng Nga đang khủng hoảng trầm trọc, các máy móc sản xuất vũ khí mà ko có linh kiện sửa chữa bảo dưỡng của Phương Tây cũng sớm lăn ra chết thôi, còn nữa xe tải Nga cũng vậy hiện tại cũng ko có đồ sửa, vậy nên đánh mạnh vào xe tải, hết xe tải là chúng chết
    usadok, tifosimilanphuongbase thích bài này.
  4. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.404
    Đã được thích:
    4.707
    Ui trời. Đạn pháo ngu của nga trong kho nó cả triệu quả đấy. Đạn pháo loại 120mm nó nhiều vô kẻ còn sót lại thời chiến tranh lạnh. Đạn pháo nó ko cần bảo quản ở mức độ cao , mà tuổi thọ của đạn nó lâu lắm. Ko cầu kỳ bảo dưỡng như đạn tăng. Chỉ là làm sao nó đưa đạn vào chiến trường được thôi chứ pháo nó bắn có tiếc đạn đâu. Mẽo nó ko nhanh mà cấp cho tầm chục hệ thống pháo phản lực với tầm 50 quả tên lửa chiến thuật chiến dịch trá hình đi kèm thôi thì ý chí quân u cà nó xẽ đi xuống. Vì dù gì đánh mã ko có kết quả mà thương vung ngày 1 lớn thì quân đội nào cũng thấy nản. Phải tạo ra hiệu ứng sock tâm lý đánh thẳng vào kho chung chuyển hậu cần thì bọn nga ở miền đông nó mới ớn. Ko dám mở rộng ra đánh vì hậu cần ko theo kịp. Phải co cụm. Lúc đó u cà nó mới phản công được. Nga đánh trận này ở miền đông như trận bối thủy. Trong tử xẽ có sinh. Mà nga nó đã ổn định tâm lý tìm được cửa sinh thì u cà xác định là bị nó nhai từng tý 1 đến khi nản mà tan dần dần..
    hoalongtranghuntinghunter thích bài này.
  5. vuthanhbinh1993

    vuthanhbinh1993 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2014
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    1.049
    Có tin là M-109 155mm của Mỹ đã tới Ukr

    [​IMG]

    - Chết vì sức ép
    https://pbs.twimg.com/media/FT1QIPiX0AMKgsr?format=jpg&name=small

    - Ukr băng sông ở Kherson

    [​IMG]

    - LỜI CHÀO TỪ ĐỊA NGỤC. LÍNH DÙ UKR TRONG CÁNH RỪNG DONBASS

    SLOVIANSK, Donetsk Oblast - Chiến trường trải dài qua khu rừng rậm bên bờ sông Siversky Donets. Các binh sĩ thuộc Lữ đoàn Dù 79 của Ukraine bò ra khỏi chiến hào cát, chuẩn bị đạn 40 mm dưới nòng. Nổ súng. Họ nhắm vào phòng tuyến kẻ thù không thể nhìn thấy cách đó khoảng 300 mét, ẩn sau một rặng thông cao.

    Lữ đoàn Dù 79 đang trấn giữ phòng tuyến trên địa hình khá khoanh vùng bên trong Donbas - khu rừng thông rậm rạp ở phía bắc Donetsk Oblast. Khu vực này đã từng rất nổi tiếng với nhiều khu nghỉ mát kỳ nghỉ và nơi nghỉ ngơi vào mùa hè. Đại đội hỗ trợ hỏa lực 79 đã đào chiến hào trong rừng sâu phía nam Lyman, một thành phố trọng điểm đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh của Nga. Những ngôi làng nhỏ trong phạm vi vài km của tiền tuyến đã bị bỏ hoang.

    Những diễn biến mới nhất cho thấy Bộ chỉ huy Ukraine quyết định tăng cường đồn trú ở Sievierodonetsk, thay vì rút lui. Nga phải vượt qua hơn 20 cây số chiến đấu mới có thể chốt được nồi hầm. Các lực lượng lớn của Ukraine, bao gồm cả đơn vị dù 79, đang duy trì phòng thủ trong các khu rừng ở Siversky Donets, đang chiến đấu hết mình để ngăn chặn các lực lượng Nga vượt sông. Các chiến hào của đơn vị chống tăng của Dù 79 có một kho vũ khí chống tăng phong phú do phương Tây cung cấp: AT4 84 mm do Thụy Điển, M141 của Mỹ (SMAW-D), NLAW của Anh phổ biến và hiếm hơn là RGW-90 MATADOR, tất cả đều dựa vào những bức tường hào bằng đất bên cạnh những khẩu súng máy chĩa vào rừng sâu.

    Ngày 9 tháng 5, ngày mà Nga kỷ niệm chiến thắng của Đồng minh trong Thế chiến thứ hai, được cho là thời hạn cuối cùng để Nga đạt được thành công ở Donbas và cũng là ngày Dù 79 chứng kiến cuộc tấn công dã man nhất của Nga trong nhiều tuần. Một nhóm lớn của Nga do một BTR-80 dẫn đầu đã xuất hiện từ phía sau những tán cây và tham gia một cuộc tấn công trực diện vào chiến hào của 79. "Đó là một cách kỳ lạ của họ để kỷ niệm ngày 9 tháng 5", người lính Ukraine Maksym Churun nói, "Chúng tôi đã nghe thấy họ hét lên trên điện thoại: "Chết tiệt, có 60 thằng ở đây!" Nhưng trên thực tế, chỉ có một số ít lính dù thôi". Cuộc tấn công của Nga đã thất bại: Dù 79 đã làm hư hại chiếc BTR của Nga bằng một khẩu SMAW-D (vốn dĩ không được sử dụng làm vũ khí chống tăng) và cách đó khoảng 70 mét, một vài phát đạn RPG-18 Mukha đã kết liễu nó. Sau khi chịu tổn thất liên tục, bộ binh Nga rút lui vào rừng dưới làn đạn xuyên giáp.

    Sự cố này chỉ là một trong nhiều khoảnh khắc nguy hiểm trong chiến tranh. Những gì phía trước là một cuộc chiến thậm chí còn tàn bạo hơn, vì Nga đã làm mọi thứ có thể để siết chặt các lực lượng Ukraine từ các bờ sông về phía Sloviansk và Kramatorsk, các pháo đài chính của khu vực. Pháo binh dội vào hai bên sườn, không bao giờ dừng lại. Cứ sau 10 đến 15 phút một lần, tiếng pháo nổ dữ dội đến mức ngay cả những đội quân thiện chiến nhất cũng phải cảnh giác. Hệ thống tên lửa BM-21 Gran của Nga liên tục bắn tung toé, tấn công các phòng tuyến xa xôi của Ukraine. "Đó chỉ là không có gì," những người lính nói. "Trong đêm, bầu trời ở đây sáng rực đôi khi vì tiếng pháo."

    Tiếng điện thoại liên tục kêu vo vo trong bóng tối nửa đêm, đưa ra cảnh báo về việc máy bay không người lái của Nga đang quét khu vực của họ. "Orlan-10 đã được phát hiện, đang bật chế độ ngụy trang", một bộ đàm râm ran. Ở nơi này, Orlans là sứ giả nghiệt ngã của pháo binh Nga. Ngay cả trong các hầm trú ẩn phía sau, những người lính luôn để súng trường gần tay, thậm chí đôi khi họ còn ôm chúng vào ngực khi họ chợp mắt.
    "Bạn có thể nhìn thấy những vết gỉ khổng lồ đó ở đáy chiếc xe bán tải Ford của tôi", một tiểu đoàn phó nói khi nhấm nháp ly Nescafe nóng hổi từ một chiếc cốc nhựa và trộn nó với khói thuốc lá trong bóng tối.
    “Chà, nó không gỉ. Đó là máu của một người lính Nga. Chúng tôi tóm anh ta vào ngày hôm trước khi một đội Nga cố gắng tấn công chúng tôi trong đêm. Họ nghĩ chúng tôi là một nhóm Alpha Spetznaz hay gì đó và đã ra ngoài. Họ đã bỏ lại chàng công tử trẻ tuổi này, bị thương. Chúng tôi đã cố gắng nói chuyện với anh ấy. Anh ta 20, có thể là 21. Anh ta chỉ nói được rằng tên anh ta là Vadim, anh ta phục vụ trong Lữ đoàn súng trường cơ giới cận vệ 15, và nhiệm vụ chính của đơn vị anh ta trong khu vực là cố thủ và chờ đợi. "
    "Nhưng chỉ có vậy - anh ta đá vào xô trong xe tải của tôi khi tôi đang cố sơ tán anh ta."
    tifosimilanoanh89 thích bài này.
  6. VienthongQuandoiHaiPhong

    VienthongQuandoiHaiPhong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2015
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    1.637
    Em nghĩ là người Mỹ biết điều đó, Mỹ nó cấp vũ khí cho Ukraina cũng có sự tính toán cụ thể theo tình hình thực tế chiến trường, em nghĩ hệ thống HIMARS sẽ sớm có mặt thôi
  7. vuthanhbinh1993

    vuthanhbinh1993 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2014
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    1.049
    Mồm thơm thật. Romania đang chuẩn bị chuyển cho Ukr hệ thống M142 HIMARS MLRS ngay sau một tuyên bố chính thức của Lầu Năm góc, dự kiến là tuần sau.
    chienbinhTECA, usadokphuongbase thích bài này.
  8. phuongbase

    phuongbase Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2011
    Bài viết:
    2.040
    Đã được thích:
    5.623
    Bọn U lại thêm được pháo

    https://twitter.com/DefenceU/status/1530475289393897472

    Đánh nhau với Ngú, Ngú thì có kho dự trữ khá nhiều hàng từ thời chiến tranh lạnh nhưng không phải vô tận - bằng chứng là đang lôi các Cụ T62 ra trận để bù số lượng vài ngàn con Tank đã hóa vàng hoặc viện trợ không hoàn lại cho quân đội UA anh hùng. Khả năng sản xuất để tái trang bị lại trong khi bị cấm vận số 2 không ai là chủ nhật thì có lẽ không khả thi

    UA cứ liên tục được bơm vk theo tình hình chiến trường thế này thì a Ngú từ giờ đến cuối năm không chim cút về nước sợ rằng các bọn khác nó thừa nước đục thả câu -> ly khai sạch :-D

    Đúng thật là, không bắt được gà lại mất 3 nắm thóc

    Chúc mừng anh Hói
    Chia buồn cùng nhân dân Nga
    ChuyenGiaNemDa, usadok, oanh891 người khác thích bài này.
  9. vuthanhbinh1993

    vuthanhbinh1993 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2014
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    1.049
    Bài báo này rất có giá trị. Nó cho thấy sức mạnh ẩn của hệ thống các quốc gia dân chủ và tầm nhìn tương lai của chúng nó về thế giới được đặt trên giả định về sức mạnh đó. Dù anh là người Nga Orthodox nhưng Putin đã góp phần quan trọng để bóc trần sức mạnh ẩn tàng đó, khiến nó phải hiện diện và phô trương cho bàn dân thiên hạ thấy. Không phải điệp viên thì bố ai làm được như anh

    Kế hoạch bí mật giúp Nhà Trắng đi trước Nga một bước
    Tác giả: David Ignatius (viết 26/5/2022), người giữ chuyên mục Quan Hệ Ngoại Giao, báo Washington Post.
    Người dịch: Felicita Ta
    ————
    Chỉ thị đầu tiên mà Ngoại trưởng Antony Blinken nhận được từ Tổng thống Biden là "thiết lập lại" các liên minh và quan hệ đối tác của Mỹ ở nước ngoài để Hoa Kỳ có thể đối phó với những thách thức phía trước. Chiến lược đó đã mang tính quyết định trong việc chống lại sự xâm lược của Nga đối với Ukraine sau này.
    Blinken và các quan chức khác đã cung cấp cho tôi thông tin chi tiết mới trong tuần này, mô tả một loạt các cuộc họp hậu trường trong năm qua đã giúp tạo nên liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu để hỗ trợ Ukraine. Câu chuyện của ông xác nhận quan điểm của Tổng thống Dwight D. Eisenhower trong một bài phát biểu năm 1957: "Các kế hoạch là vô giá trị, nhưng lập kế hoạch là tất cả."
    Kế hoạch bí mật của chính quyền Biden bắt đầu vào tháng 4 năm 2021 khi Nga điều khoảng 100.000 quân ở biên giới Ukraine. Sự tập trung để tấn công hóa ra chỉ là một tin đồn, nhưng Blinken và các quan chức đã thảo luận với tình báo Mỹ về các hành động của Nga với các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp và Đức tại một cuộc họp của NATO ở Brussels vào tháng đó. Thông điệp của họ là, "Chúng ta cần chuẩn bị cho mình", một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao cho biết.
    Đức là một đồng minh miễn cưỡng nhưng cần thiết, và chính quyền Biden đã đưa ra một quyết định gây tranh cãi vào mùa hè năm ngoái, có lẽ rất quan trọng trong việc giành được sự ủng hộ của Đức chống lại Nga sau này. Lúc đó Biden đã cho phép Đức bỏ qua vòng trừng phạt ban đầu đối với một công ty xây dựng đường ống Nord Stream 2 để đổi lấy cam kết từ Thủ tướng Angela Merkel, rằng nếu Nga xâm lược Nord Stream 2 sẽ bị loại bỏ. Khi cuộc xâm lược xảy ra, bà Merkel đã ra đi nhưng người kế nhiệm bà, Olaf Scholz, vẫn giữ lời hứa.
    Blinken cho biết, bằng cách tránh một cuộc khủng hoảng với Đức ngay từ sớm, để có một “kết quả thực sự là nền tảng được xây dựng từ trước khi người Nga tiến hành cuộc xâm lược”.
    Chính sách ngoại giao này của Hoa Kỳ được Emily Haber, đại sứ Đức tại Washington, đánh giá cao. “Từ ngữ trong tuyên bố chung [về Nord Stream] rất mơ hồ/ không rõ ràng, nhưng chính quyền đã tin tưởng thủ tướng cũ - và sau đó là thủ tướng mới - sẽ theo dõi tiếp/ xử lý tiếp vấn đề đó. Đó là những gì đã xảy ra, ”cô ấy nói với tôi. “Tôi nghĩ, một hình thức tuyệt vời về quản lý quan hệ đối tác”.
    Mối đe dọa Ukraine trở nên nóng bỏng vào tháng 10, khi Hoa Kỳ thu thập thông tin tình báo về sự tập trung quân mới của Nga ở biên giới, cùng với “một số chi tiết cụ thể về kế hoạch của Nga đối với các lực lượng đó thực sự là gì”, Blinken nói. Chi tiết về hoạt động quân sự này "thực sự làm mở mắt"/ nghiêm trọng. Nhóm 20 quốc gia đã họp vào cuối tháng 10 tại Rome, và ở đó Biden đã gọi các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp và Đức sang một bên, cung cấp cho họ một bản chi tiết về các bằng chứng tối mật.
    Blinken nói: “Tin tình báo đã đủ để khích lệ một thỏa thuận… làm sao giải quyết hệ lụy đối với Nga nếu nước này tiến hành gây hấn,” ông Blinken nói.
    Giám đốc CIA William J. Burns đã tới Moscow vào ngày 1 tháng 11 để cảnh báo với Tổng thống Vladimir Putin rằng Hoa Kỳ và các đồng minh đã sẵn sàng vũ trang cho Ukraine và áp đặt các biện pháp trừng phạt tê liệt đối với Nga nếu ông ta xâm lược. Putin rõ ràng đã nghĩ rằng Biden sẽ không thể thực hiện được kế hoạch đó.
    Ban đầu, việc thuyết phục Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky coi trọng nguy cơ xâm lược là điều không hề dễ dàng. Blinken đã nói chuyện với ông tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP 21 ở Glasgow vào đầu tháng 11 và cung cấp một bản tóm tắt thông tin tình báo về các kế hoạch của Nga. “Về cơ bản, tôi có nhiệm vụ nói với ông ấy rằng chúng tôi nghĩ rằng có khả năng đất nước của ông ấy sẽ bị xâm lược,” Blinken nhớ lại. Zelensky tỏ ra nghi ngờ, theo một quan chức Bộ Ngoại giao.
    Những tuyên bố đe doạ trừng phạt cấm vận mà không được thực hiện thì chỉ là nghi thức ngoại giao trống rỗng. Vì vậy từ tháng 12, Blinken và các đồng nghiệp của ông bắt đầu thảo luận nghiêm túc với các đồng minh về những bước họ sẽ thực hiện. Địa điểm ban đầu là cuộc họp của Nhóm bảy bộ trưởng ngoại giao ở Liverpool, Anh, vào ngày 11 tháng 12. Những người tham dự cam kết công khai rằng sẽ có “hậu quả nghiêm trọng và chi phí lớn,” Blinken nhớ lại. Kết quả là, ông nói, "khi cuộc xâm lược thực sự xảy ra, chúng tôi có thể bắt đầu ngay lập tức."
    Kế hoạch quân sự của NATO được đẩy nhanh cùng với chính sách ngoại giao. Tướng Không quân Tod Wolters, chỉ huy NATO, nói với tôi rằng các đồng nghiệp của ông ấy đã bắt đầu chuẩn bị vào tháng 12 và tháng 1 "đường dây liên lạc mặt đất" cho phép vận chuyển vũ khí nhanh chóng vào Ukraine. Họ đã nghiên cứu các điểm đầu vào cho nguồn cung cấp và các chi tiết thực tế khác. Đường ống vũ khí này đã chuyển giao tên lửa Stinger và Javelin trước khi cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 và đã chuyển một số lượng lớn vũ khí hạng nặng hơn kể từ đó.
    Tình báo Mỹ đã cho Ukraine xem trước bản kế hoạch chiến trường của Putin. Mặc dù Nga cho bao vây Ukraine với 150.000 quân, chiến lược thực sự của Putin là một cuộc tấn công chớp nhoáng, chặt đầu Kyiv bởi một nhóm tương đối nhỏ các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ. Quân Nga lên kế hoạch chiếm sân bay Antonov ở Hostomel, phía tây thủ đô, sau đó dùng nó để nhanh chóng đưa quân vào Kyiv.
    Người Ukraine biết người Nga sẽ đến. Burns đã bí mật đến Kyiv vào tháng Giêng để thông báo cho Zelensky về kế hoạch của Nga, theo nguồn tin từ hai quan chức am hiểu tình hình. Người Ukraine đã sử dụng thông tin tình báo của Mỹ để tiêu diệt lực lượng tấn công tại Hostomel, nơi có thể trở thành trận quyết định của cuộc chiến. “Người Nga không có Kế hoạch B,” Marek Menkiszak, một nhà phân tích tình báo Ba Lan thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông ở Warsaw, giải thích.
    Menkiszak giải thích tầm quan trọng của cuộc đảo chính tình báo, nhờ đó tiết lộ kế hoạch chặt đầu Kyiv: “Người Nga đã tự gài bẫy mình… Nó không có nghĩa là một cuộc chiến toàn diện mà là “một hoạt động đặc biệt ”nhằm lật đổ chính phủ của Zelensky và thiết lập một chế độ mềm dẻo, thân Moscow.
    Trong suốt tiến triển của cuộc chiến tranh, đôi khi có vẻ như Biden nói sai chỗ này chỗ kia. Nhưng ông có một cái nhìn rõ ràng về phát triển chiến lược. Chẳng hạn, ngay từ đầu, Biden đã kết luận rằng cách tốt nhất để làm xáo trộn hy vọng chia rẽ NATO của Putin là sự gia nhập của hai thành viên mới mạnh mẽ, Phần Lan và Thụy Điển.
    Biden tán thành Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto. Blinken cho biết Biden đã gọi cho ông này vào tháng 12 và sau đó vào tháng 1 để nói về mối đe dọa từ Nga. Sau đó, Biden mời Niinisto đến thăm Nhà Trắng vào tháng Ba, và khi họ đang ngồi trong Phòng Bầu dục, Biden đề nghị họ gọi cho Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson, gặp bà vào đêm muộn. Đến tháng 5, cả hai đã cùng nhau đến thăm Nhà Trắng, kỷ niệm kế hoạch gia nhập NATO của hai nước kể trên.
    Việc tổ chức liên minh hỗ trợ Ukraine này của chính quyền Biden trông có vẻ đơn giản khi nhìn vào. Nhưng chính sự phối hợp phức tạp của các nguồn lực ngoại giao, quân sự và tình báo đã kéo hàng chục quốc gia lại với nhau có thể coi là một điểm bản lề trong lịch sử hiện đại. Putin nghĩ rằng ông ta có thể vượt qua Biden và phương Tây để giành chiến thắng dễ dàng ở Kyiv. Nhà lãnh đạo Nga đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi đánh giá quá cao sức mạnh của bản thân và đánh giá thấp quyết tâm của Biden và đồng đội
    coollover991ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  10. virus_lovely

    virus_lovely Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/02/2005
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    306
    Trong khi đám xuẩn Vịt faker cùng đám thiếu nơ -ron say sưa lên án Nga, lên cơn động kinh dài hạn khi lảm nhảm ca bài ca bảo vệ chính nghĩa quốc tế suốt 3 tháng nay, thì những Tài Phiệt như anh Virus và đám bạn anh như Vượng Vin đang âm thầm kiếm ối tiền từ việc Nga bị Huê Kỳ và Phương Tây cấm vận. Xe điện Vinfast chuẩn bị thâm nhập thị trường Nga và có lẽ sẽ chiếm vị trí bá chủ trên thị trường.

    Tiền bọn anh kiếm được sẽ lại quay về nuôi đám xuẩn đang nhe răng, ngoạc mồm, tụt quần tụt áo, nước mắt tràn trề, ra điều ta đây bẩu vệ công ný, adua lên án Nga theo phong trào ở xứ Đại Nam.

    Kể ra cũng thấy lãng phí nguồn lực, nhưng ông zời đã sinh ra tầng lớp tinh hoa như anh Virus và đám bạn anh, thì cũng phải có bầy đàn nuôi để lấy chất thải bón cây. Âu cũng là lẽ tự nhiên vậy.
    Lần cập nhật cuối: 28/05/2022
    ttanh919Phyeudyeu thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này