1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ChuyenGiaNemDa, 18/01/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    4.428
    Đã được thích:
    5.421
    Mỹ đánh irag . Chỉ mất 1/3 vk tấn công tầm xa bắn từ trên không và tầu nổi. Chiến dịch cứ sock kinh hoàng mỹ kết hợp tên lửa tomahawk cùng các đạn đẫn đường lần đầu tiên được dùng ném từ các máy bay chiến thuật liên quân. Kết hợp với chiến tranh tâm lý. Quân mỹ đã 1 đường tiến đến thủ đô. Nga đánh trận này trên mọi mặt trận đều là thua cả. Truyền thông thua.. Trên mặt trận thua.
    Mỹ đánh nam tư đúng là mẫu mực và tác chiến không quân cường độ cao. Cao hơn đánh irắc. Tác chiến truyền thống đã chết ngay khi mỹ đánh nam tư rồi. Cùng nhìn lại mỹ chén nam tư là biết thôi.
    Cho đến cuối thập kỷ 1990, khoảng cách giữa sự gia tăng về số và chất lượng của các phương tiện tiến công đường không-vũ trụ của Mỹ và các nước NATO với sự phát triển hầu như chậm lại của các lực lượng và phương tiện PK của các nước có khả năng bị tấn công đường không bằng tên lửa đã đạt đến điểm nguy hiểm. Những biện pháp kỹ thuật và tổ chức muộn màng nhằm nâng cao hiệu quả PK của các nước này đã không mang lại kết quả đáng kể.

    Khả năng và sức mạnh tiến công đường không đã được Mỹ và NATO thể hiện trong các chiến dịch:
    “Cáo sa mạc” (Operation Desert Fox): Tấn công đường không bằng tên lửa vào Iraq năm 1998;

    “Sức mạnh cương quyết” (Operation Determined Force), Mỹ đặt mật danh cho chiến dịch này là “Sức mạnh Đồng minh” -(Opertaion Allied Force): Cuộc xâm lược Nam Tư của NATO năm 1999;
    “Tự do bất diệt” (Operation Enduring Freedom: Chiến dịch chống khủng bố ở Afghanistan năm 2001-2002 và;
    “Cú sốc và sự kinh hoàng” [Operation Shockand Awe] (Chiến dịch xâm lược Iraq năm 2003).
    Từ góc độ đối kháng lực lượng và phương tiện tiến công đường không và PK, có ý nghĩa nghiên cứu nhất là Chiến dịch Determined Force, trong đó các lực lượng KQ và PK không lấy gì làm mạnh của nước Nam Tư đã bị chia rẽ vì mâu thuẫn nội bộ đã phải đối phó với một lực lượng KQ và hải quân hùng mạnh của liên quân NATO.

    Trong chiến dịch này, có lẽ chưa có KQ và PK của nước nào lại phải đồng thời thực hiện một tổ hợp các nhiệm vụ PK như vậy. các cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra trong tương lai gần sẽ diễn ra theo kịch bản tương tự. Bởi vậy, Chiến dịch Determined Force cần được chú ý đặc biệt.
    Giới lãnh đạo chính trị-quân sự NATO đã giành vị trí trung tâm cho các phương tiện tiến công đường không-vũ trụ trong việc đạt được các mục đích của Chiến dịch Determined Forc ,họ đã xây dựng và tiến hành một chiến dịch tiến công đường không từ ngày 24/3-10/6/1999 gồm 3 giai đoạn chính.
    Mục tiêu chủ yếu của giai đoạn 1 mà lãnh đạo NATO đặt ra là: giành ưu thế trên không, chế áp hệ thống PK Nam Tư và loại khỏi vòng chiến những mục tiêu chính của hạ tầng quân sự tại Kosovo.
    Trong vòng 2-3 ngày đêm, NATO dự định dùng các cuộc tấn công đường không chủ yếu được thực hiện vào ban đêm để tiêu diệt các đài radar, các phương tiện hoả lực, các đầu mối thông tin liên lạc và các sở chỉ huy KQ và PK, làm rối loạn công tác lãnh đạo nhà nước và chỉ đạo chiến tranh của Nam Tư. Ngoài ra, họ còn dự định gây tổn thất lớn cho lực lượng quân sự tại các điểm trú đóng thường xuyên và cô lập các lực lượng quân đội ở Kosovo..
    Giai đoạn 2 trù tính: tiếp tục thực hiện các đòn tấn công bằng bom và tên lửa để tiêu diệt các mục tiêu trên toàn lãnh thổ Nam Tư.
    Các nỗ lực chính được tập trung vào tiêu diệt các đơn vị lục quân, vũ khí và kỹ thuật quân sự, cũng như các mục tiêu quân sự các cấp, kể cả cấp chiến thuật. Ở giai đoạn này, lãnh đạo NATO đặt ra mục tiêu chính là cô lập khu vực chiến sự..
    Trong giai đoạn 3, NATO trù định: thực hiện các cuộc tấn công vào những mục tiêu nhà nước và công nghiệp quốc phòng quan trọng của Nam Tư nhằm làm suy yếu tiềm lực kinh tế-quân sự của Nam Tư và đè bẹp ý chí kháng chiến của nhân dân Serbia.
    Khi bắt đầu chiến sự, lực lượng KQ và HQ liên quân NATO gồm gần 300 máy bay chiến đấu, trong đó có 8 máy bay ném bom chiến lược và 35 tàu.
    Tiếp đó, để thực hiện các mục tiêu của chiến dịch tiến công đường không, NATO đã thành lập lực lượng liên quân gồm hơn 600 máy bay chiến đấu (tổng cộng có hơn 1.000 máy bay), trong đó có các các máy bay ném bom chiến lược tàng hình tối tân В-2А và các máy bay tiêm kích tàng hình F-117A, hơn 60 tàu các loại, trong đó có 4 tàu sân bay.
    Đặc điểm nổi bật của lực lượng này là trong biên chế của nó có một số lượng lớn máy bay không người lái các loại. Tổng cộng đã tập trung tại khu vực xung đột gần 40 máy bay không người lái (gần 20 chiếc của Mỹ, gần 10 chiếc Pháp và hơn 10 chiếc của Đức).
    Các mẫu vũ khí hiện đại (tên lửa hành trình phóng từ biển và trên không), cũng như các mẫu vũ khí chính xác cao mới như bom có điều khiển JDAM được dùng làm những phương tiện tiến công đường không chính.
    Lực lượng KQ chiến lược, chiến thuật của KQ và KQHQ Mỹ chiếm hơn 50% lực lượng KQ liên quân NATO.
    Trong thành phần lực lượng NATO, HQ Mỹ chiếm hơn 30% tàu chiến và 90% tên lửa hành trình phóng từ biển Tomahawk.

    Trong chiến dịch không kích chống Nam Tư, NATO đã thực hiện hơn 20.000 phi vụ xuất kích và phóng đi 870 tên lửa hành trình (792 tên lửa hành trình phóng từ biển và 78 tên lửa hành trình phóng từ trên không), trong đó phóng 374 tên lửa hành trình phóng từ biển vào các mục tiêu trên lãnh thổ Kosovo.

    Gần 80% tên lửa đã được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu tĩnh kiên cố và có PK mạnh (các mục tiêu nhà nước và quân sự quan trọng, các sở chỉ huy và các đầu mối thông tin, các căn cứ KQ và phương tiện PK) nhằm làm giảm thiệt hại trong các hoạt động tiếp sau của KQ. 20% tên lửa còn lại dùng để phóng vào các mục tiêu công nghiệp lưỡng dụng (các xí nghiệp công nghiệp hoá chất, lọc dầu và chế tạo máy).

    Thông thường, sau khi phát hiện có TLPK bắn lên, các máy bay NATO thường cố thoát khỏi khu vực sát thương càng nhanh càng tốt bằng cách vứt bỏ vũ khí mang theo, sử dụng các loại nhiễu và thực hiện cơ động tránh đạn tên lửa.

    Gần 90% lần phóng TLPK là ở chế độ bắn đuổi. Các lần phóng đơn lẻ 1 quả TLPK cơ bản là bắn trượt, còn phóng 2 quả TLPK thường tiêu diệt được mục tiêu. Việc đánh giá kết quả bắn bằng cách sử dụng radar của hệ thống TLPK không được áp dụng. Ngay sau khi đầu đạn TLPK nổ, tất cả các thiết bị phát radar được tắt đi.
    KQ tiêm kích chỉ được sử dụng trong 3 ngày đầu sau khi chiến sự bùng nổ bởi vì trang bị vô tuyến điện tử và vũ khí hàng không của các máy bay Nam Tư (MiG-29, MiG-21) không cho phép tiến hành không chiến ngang bằng với máy bay NATO. Sau đó, KQ Nam Tư không tham chiến nữa.
    Toàn bộ các thông tin về hoạt động của các phương tiện tấn công đường không-vũ trụ của NATO được tập trung và phân tích tại sở chỉ huy quân đoàn PK Nam Tư. Các đơn vị radar hầu như không được huy động tham gia cuộc xung đột.
    Sau hững ngày đầu tiên của chiến dịch không kích của NATO, bị tổn thất lớn nhất là các trận địa cố định của PK Nam Tư: các sở chỉ huy KQ và PK, các sân bay và trạm radar cố định. Vì nguyên nhân này và do liên quân NATO sử dụng tích cực các khí tài tác chiến điện tử nên việc chỉ huy tập trung các lực lượng và phương tiện PK đã bị phá vỡ. Các đơn vị PK Nam Tư đã phải tác chiến phi tập trung trong các khu vực trách nhiệm của mình.

    Rõ ràng ở cuộc chiến này. Nga tiếp cận sai hoàn toàn và bị động bất chấp nga là bên tấn công. Hoặc nga ko đủ tầm để leo thang các hình thức chiến tranh công nghệ cao. Việc nga ko thể dùng không quân để áp chế quân ucraina là 1 lỗ hổng lớn cho các lực lượng tiến công mặt đất. Từ đó ta có thể thấy học thuyết của nga có vẻ cao siêu. Nhưng thự sự vào 1 trận chiến đôi công thì ko áp dụng được kể cả về không quân và lực lượng tầu mặt nước.
    20 năm qua nato và mỹ đã có 1 cách tiếp cận và hành động câc biện pháp quân sự rất hiệu quả. Từ mặt tuyên truyền đến chiến tranh thực địa. Mỹ với những học thuyết và các vk chuyên biệt đã cho thấy lối đánh phi truyền thống cực kỳ hiệu quả, mang nặng yếu tố công nghệ. Nga tầm này chỉ đánh nhau với đội quân ở Thế kỹ 19 thôi.
    Lần cập nhật cuối: 25/07/2022
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.065
    Đã được thích:
    29.150
    Tầm 30% nếu đánh nhau cạnh nhà hoặc trong nhà Nga. Nếu đi xa quá 4500km thì tầm 10%
    --- Gộp bài viết: 25/07/2022, Bài cũ từ: 25/07/2022 ---
    Còn phải nói! tớ mà trình phịa chuyện với chụp mủ úp sọt kém thì đã bị rồ nga nó hiếp đáp từ lâu
    ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  3. usadok

    usadok Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    207
    Các bác cho hỏi trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì cả 2 bên dù bận túi bụi đánh nhau chí tử nhưng lúc nào 2 bên cũng cử ra phái đoàn duy trì đàm phán, mặc dù 2 bên đều nêu ra những điều kiện phải nói là không thể chấp nhận được lẫn nhau.
    Trong khi cuộc chiến xâm lượt Ukraina này chỉ lúc ban đầu ồn ào đàm phán rồi giờ thì mạnh ai nấy lên mạng chém gió.
    Theo mình nghĩ đánh nhau thì đánh, đàm vẫn đàm chứ các bác nhỉ, biết đâu tìm ra được điểm đột phá thì sao, hay cứ phải đàm phán 3 bên Nato-Nga-Ukraina thì mới được gọi là đàm phán?
  4. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    Tại bác ko thuộc sử đấy. Cái gì cũng cần phải có thời gian. Ví như chiến tranh Đông Dương lần 2 thì oánh nhau từ năm 1955 mà tới tận năm 1968 mới bắt đầu đàm phán ở Paris. Có nghĩa là phải mất 13 năm với rất nhiều xương máu mới khiến Mĩ hiểu rằng ko thể giành chiến thắng ở Việt Nam.

    Đằng này chiến tranh U - Nga mới được hơn 5 tháng.

    P/S: Tất nhiên em ko tin rằng U cũng phải mất tới 13 năm.
    tifosimilanphuongbase thích bài này.
  5. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    Trước ngày 24 tháng 2 thì các bạn Nga vàng có giải thích là chi phí quốc phòng của Nga trắng 60tỷ USD, nhưng vì chi phí các loại từ lương lậu đến chi phí sản xuất .......... của Nga thấp nên 60tỷ USD của Nga phải tương đương với 220tỷ chi phí quốc phòng của khối Nato và Mỹ =)) Giờ thực chiến mới biết chi phí quốc phòng của Nga trắng chắc bằng chi phí 30ty của Nato vì Nga trắng tham nhũng mất 50% rồi.
    --- Gộp bài viết: 25/07/2022, Bài cũ từ: 25/07/2022 ---
    =))Khi mà hai con gà vẫn đang còn sức và đang rất hăng, bọn xem bên ngoài vẫn tiếp tục hò hét và tăng tiền cược thì làm sao mà bảo chúng nó ngừng đánh nhau và ngồi nói chuyện được . Mấy nữa một trong hai con gà bị xuống sức, bọn bên ngoài khản hết cổ , lúc đấy sẽ có đàm phán mà =))
    tifosimilan, phuongbasechienbinhTECA thích bài này.
  6. goodbyept

    goodbyept Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2014
    Bài viết:
    776
    Đã được thích:
    3.455
    Không thèm đàm phán, tuyên bố rằng "tao éo thèm đàm phán" hay chỉ trích "thằng kia không nghiêm túc đàm phán"..cũng là 1 loại đàm phán
    phuongbasechienbinhTECA thích bài này.
  7. chienbinhTECA

    chienbinhTECA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    1.580
    Đã được thích:
    3.755
    Rảnh ngồi ngắm lại mới thấy lính Nga toàn ông kiểu vùng sâu vùng xa nghèo khó ấy nhỉ. Mấy clip thu từ đt lính Nga nhìn gia cảnh nẫu hết mề. Cũng giống vậy , đội Nga vàng mặc dù tư duy tiến bộ và tri thức thì thiếu trầm trọng nhưng sự mù quáng và lòng nhiệt huyết thì có thừa. Và hậu quả thì ae đều rõ cả =))
    VoThanTrieuVanphuongbase thích bài này.
  8. VoThanTrieuVan

    VoThanTrieuVan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    477
    Cop từ trên một group thông tin về chiến sự Nga hợi và UC, các bác cho em hỏi là bọn Nga nó cố tình làm lệch nòng pháo như này để tăng độ chính xác đúng ko :-D

    [​IMG]
    tifosimilan thích bài này.
  9. pbdkhatmau

    pbdkhatmau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    2.503
    Đã được thích:
    1.511
    Lô PT-91 đầu tiên từ Ba Lan đã đến Ukraine, chuẩn bị đủ hàng để tổng tấn công Kherson rồi đấy, tính ra bọn Warsaw cung cấp tới hơn 400 xe tăng các loại, xứng đáng hậu phương lớn của anh Zelensky luôn.
    chienbinhTECAphuongbase thích bài này.
  10. Naungmi

    Naungmi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2015
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    528
    Thôi, bác làm thế cũng ổn chứ bác làm như mấy tay kia thì thất vọng lắm. Đem mấy ông thần khai quốc, công thần, phong thái lúc nào cũng như Eric Cantona ra so sánh với phong thái tay quản đốc phân xưởng đi gặp Tổng Giám đốc.
    :-D:-D:-D
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này