1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ChuyenGiaNemDa, 18/01/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tifosimilan

    tifosimilan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/08/2007
    Bài viết:
    2.133
    Đã được thích:
    5.072
    Medvedev cho rằng phương Tây đang thúc giục Ukraine đàm phán với Nga nhưng Tổng thống Zelensky không muốn tham gia để tránh thừa nhận thất bại.

    "Mỹ, NATO và Liên minh châu Âu không sẵn sàng chấm dứt quan hệ với Nga, điều có thể dẫn đến Thế chiến III. Do đó, họ tăng cường trao đổi với Ukraine và thúc giục Kiev tham gia đàm phán", Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev viết trên Telegram ngày 19/11.

    Dạo này anh Med chơi lá đu đủ hơi bị nhiều, phát biểu toàn đi vào lòng đất. Hoặc cũng có thể anh đang cố gắng gồng lên để tuyên bố hù dọa thế giới dùm cho anh Ca Dê Bê đỡ mất mặt :D:D:D
    Babet, goodbyept, chienbinhTECA2 người khác thích bài này.
  2. okaybn

    okaybn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2016
    Bài viết:
    864
    Đã được thích:
    1.947
    Thằng ngáo vodka này nó vẫn nghĩ Nga đủ tầm là một bên trong WW III, mỗi Ukrai mà còn bị hành cho ra bã, sa lầy gần 1 năm ko ngóc lên nổi. Giờ suốt ngày ăn vạ, cầu mong đàm phán trong khi Doneskt chưa cả chiếm xong. Giờ ko thấy suốt ngày lên dọa hột nhân nữa.

    Nó lên bài như thế này thì ngồi bú vodka chờ mẽo nó cho thắng. WW III thật thì quân NATO tham chiến nữa thì Nga gọi được Belarus vào cân lại NATO :))
    Babet, phuongbase, goodbyept2 người khác thích bài này.
  3. BTT

    BTT Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    495
  4. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    usadok, Babet, goodbyept2 người khác thích bài này.
  5. NokiB

    NokiB Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2014
    Bài viết:
    2.314
    Đã được thích:
    5.746
    PHE TÂY PHƯƠNG ĐÃ TRANG BỊ, VIỆN TRỢ VŨ KHÍ CHO UKRAINE NHƯ THẾ NÀO ĐỂ NƯỚC NÀY CÓ THỂ ĐÁNH LẠI QUÂN XÂM LƯỢC NGA CỦA VALDIMIR PUTIN (The New Yorker)

    ( Tiếp theo)

    Trong nhiều tháng, quân đội Ukraine nhận được hệ thống vũ khí của Mỹ hàng đầu mà họ yêu cầu viện trợ. Đó là loại giàn phóng tên là High Mobility Artillery Rocket System, gọi tắt là HIMARS. Giàn phóng M777 có thể bắn trúng nơi tập trung binh lính của địch, trạm chỉ huy tiền phương, xe tăng, hay xe bọc sắt trong phạm vi 15 dậm. Nói chung là chỉ sâu trong phạm vi chiến thuật mà thôi. Trong lúc đó, hệ thống HIMARS có thể bắn thật xa, vào những mục tiêu ở sâu trong phòng tuyến của địch, nơi tập trung đạn dược, tiếp liệu và hệ thống Radar, cũng như bộ chỉ huy của địch. Giàn phóng HIMARS có thể được đặt trên xe vận tải quân sự Hoa Kỳ, loại thường. Điều này giúp giàn phóng dễ dàng thực hiện phương châm “bắn xong rồi chạy đi nơi khác”, nói theo thuật ngữ quân sự. Ông Colin Kahl, thứ trưởng quốc phòng Mỹ, mô tả giàn phóng HAMARS là loại vũ khí bắn rất chính xác từ trên không xuống mục tiêu, và đặt ngay trên xe vận tải quân sự. Giới chức quân sự Mỹ thì nói: “Có sự kết hợp hài hòa giữa tính chính xác của giàn phóng HIMARS với tin tức tình báo. Cả hai yếu tố này phụ trợ cho nhau.”. Tuy nhiên, điều khó khăn cho chính quyền Biden không phải là chỉ gửi giàn phóng đến Ukraine là xong, mà còn phải gửi đạn đến cho họ dùng. Mỗi hệ thống phóng hỏa tiễn có thể mang theo được 6 hỏa tiễn tên là GMLRS, có tầm bắn xa khoảng 40 dậm, hoặc 01 hỏa tiễn tên là ATACMS có tầm bắn xa đến 180 dậm. Theo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ việc chuyên chở giàn phóng HIMARS không khó khăn, song việc di chuyển hỏa tiễn, và dụng cụ để bắn sâu vào trong lãnh thổ của Nga mới vất vả. Putin tỏ ra hết sức bực bội về hệ thống bắn hỏa tiễn tầm xa. Ví dụ Điện Kremlin cho rằng hỏa tiễn đối không của Mỹ đặt ở Romania và ở Ba Lan là nhắm vào trong lãnh thổ Nga. Mặc dù phía Ukraine khẳng định rằng họ sẽ không bao giờ sử dụng giàn phóng HIMARS để tấn công vượt biên giới, sang nước Nga. Nhưng chỉ cần hiểu khả năng kỹ thuật của giàn phóng cũng ngầm hiểu rằng việc dùng giàn phóng HIMARS mang tính chất khiêu khích. Viên chức Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng đồng ý với mối lo ngại này, ông nói:
    “Chúng ta có lý do để tin rằng hỏa tiễn ATACMS chính là một cây cầu không quá xa.”.Tình hình thực tế nơi chiến trường cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định cung cấp quân viện cho Ukraine. Theo Bộ Quốc Phòng Mỹ: “Chúng ta không viện trợ quân sự theo yêu cầu của Ukraine, mà theo sự đánh giá của riêng chúng ta.”. Chính quyền Biden yêu cầu phía Ukraine đưa danh sách những mục tiêu họ muốn nhắm bắn tới.Kết quả cho thấy hầu hết những mục tiêu họ nhắm tới đều chỉ cần loại hỏa tiễn GMLRS là đủ, không cần phải dùng đến hỏa tiễn ATACMS.Có một trường hợp ngoại lệ: Đó là khi Ukraine mong muốn có thể bắn hỏa tiễn đến tận Crimea. Đây là nơi quân Nga dùng làm đầu tàu tiếp tế cho lực lượng vũ trang của họ trong vùng phía nam. Crimea lại ở rất xa, chỉ có thể dùng loại hỏa tiễn ATACMS mới có thể bắn tới đích. Viên chức Bộ Quốc Phòng tính toán: “Rõ ràng là người Ukraine muốn ỉa một đống *** lớn vào mặt Putin. Đối với nước Nga, Crimea cũng quan trọng và quý báu như là St. Petersburg. Nếu Mỹ giúp Ukraine trong yêu cầu, e rằng sẽ bị Nga xem đó là một bước leo thang chiến tranh. Chúng ta phải hết sức thận trọng.”.Trong nhiều cuộc đối thoại, nói chuyện, các viên chức Hoa Kỳ công khai nói rõ rằng giàn phóng HIMARS không được dùng để bắn hỏa tiễn vượt biên giới vào địa phận nước Nga. Viên chức quân sự của Ukraine cũng nhận ra điều này. Họ nói: “Người Mỹ rất nghiêm túc về yêu cầu nói rằng chúng ta không được dùng vũ khí của họ để bắn vào lãnh thổ Nga. Chúng ta trả lời ngay rằng điều đó không có gì trở ngại cả. Chúng tôi chỉ dùng vũ khí của các ông chống lại quân thù trong phạm vi lãnh thổ của chúng tôi mà thôi.”. Đối với phần lớn vũ khi viện trợ cho Ukraine việc tuân thủ quy định này dễ làm, chỉ cần điều chỉnh kỹ thuật là xong. Về mặt chính thức, Hoa Kỳ ra dấu cho rằng tất cả vùng lãnh thổ của Ukraine bị Nga xâm lăng kể từ năm 2014 đều có thể dùng HIMARS để đánh chiếm lại. Chúng ta không nói rõ là cấm không được dùng HIMARS để đánh chiếm vùng Crimea. Và khi đó, chúng ta lại cũng không thể dùng kỹ thuật để ngăn cấm điều này.Gói viện trợ giàn phóng HIMARS đầu tiên được đưa sang chiến trường Ukraine vào cuối tháng Sáu. Chỉ vài ngày sau đã thấy xuất hiện những video chiếu rõ kho đạn, vũ khí của Nga trong vùng ngoại ô Donetsk bốc cháy hừng hực. Ông Reznikov tuyên bố rằng giới chức quân sự đã sử dụng giàn phóng HIMARS để tiêu diệt hàng chục cơ sở tồn trữ vũ khí, quân cụ của Nga. Để đáp ứng với lời tuyên bố trên, các viên chức trong chính quyền Biden vội vàng tuyên bố: “Lực lượng quân sự Nga đã mau chóng điều chỉnh với tình thế mới. Họ di chuyển kịp thời kho vũ khí đi nơi khác, và họ ý thức rõ rằng giàn phóng hỏa tiễn HIMARS đang có mặt ngoài chiến trường.”Mỗi lần phóng hỏa tiễn bằng giàn phóng HIMARS tốn khoảng 7 triệu đô la. Phía Ukraine, họ ước tính phải phóng khoảng 5,000 trái hỏa tiễn loại GMLRS mỗi tháng, trong lúc đó hãng sản xuất ra hỏa tiễn này là hãng Lockheed Martin ở Mỹ chỉ có thể chế tạo được 9,000 trái hỏa tiễn mỗi năm. Viên chức Bộ Quốc Phòng nói thẳng với phía Ukraine rằng: “Các ông không thể có nhiều hỏa tiễn như mong muốn. Không phải vì chúng tôi không tin các ông, mà vì không có đủ số hỏa tiễn đến mức yêu cầu của các ông trên Trái Đất này.”.Hồi tháng bảy, Bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu ra lệnh cho các tướng tư lệnh mặt trận ở Ukraine phải “ưu tiên tiêu diệt cho bằng được các giàn phóng hỏa tiễn tầm xa của địch bằng những vũ khí chính xác.”. Hai tuần sau, phía Nga cho biết họ đã tiêu diệt được 6 hệ thống phóng hỏa tiễn HIMARS. Lúc đó, Hoa Kỳ đã cung cấp tổng cộng 16 giàn phóng. Đức và Anh quốc cung cấp 9 hệ thống tương tự. Giới chức quân sự Hoa Kỳ cải chính tin tức của Nga và nói rằng tất cả các hệ thống phóng hỏa tiễn vẫn còn nguyên vẹn, và hoạt động tốt. Để chuẩn bị cho đợt phản công sắp tới xảy ra trong mùa hè. Phía Ukraine sử dụng hệ thống HIMARS đánh tới tấp các kho vũ khí, bộ chỉ huy của quân Nga trong vùng Kherson. Vài hỏa tiễn đánh trúng cây cầu Antonovsky nối liền thành phố ở bờ phía đông của con sông Dnipro River. Các đơn vị vũ trang của Nga bên trong Kherson sẽ gặp khó khăn về tiếp liệu, cũng như đạn dược, xăng dầu. Ông Bielieskov, chuyên gia quân sự Ukraine cho biết việc nã hỏa tiễn của giàn phóng HIMARS vào lính Nga, và xe tăng làm cho các đơn vị quân đội Nga ở phía nam bị rối loạn. “Toàn bộ nhóm lính Nga ở bên bờ hữu ngạn của con sông Dnipro phải vượt qua sông từng nhóm nhỏ một.”.Hoa kỳ cũng bắt đầu cung cấp cho Ukraine loại hỏa tiễn AGM-88 HARM phóng đi từ máy bay quân sự, điều khiển bằng hệ thống ra đa điện tử. Hỏa tiễn loại này được thiết kế phóng đi từ chiến đấu cơ F-16, nhưng sau đó, Không quân Ukraine cải biến để có thể phóng đi từ phản lực cơ MIG. Viên chức cao cấp thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phải khen ngợi: “Việc làm của không quân Ukraine giống như nhân vật MacGyver trong bộ phim truyền hình. Điều đó cho thấy họ rất linh động trong việc cải biến cách sử dụng vũ khí.”. Giàn phóng hỏa tiễn HARM gây rất nhiều khó khăn cho quân đội Nga. Ngoài ra, loại máy bay không người lái Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo cũng được dùng để tấn công quân Nga. Giới quân sự và tình báo của Hoa Kỳ nhận định rằng mặc dù Hoa Kỳ dính líu rất sâu vào cuộc chiến ở Ukraine, như Nga không thể
    làm gì khác được, hay mượn lý do để leo thang chiến tranh bởi vì Hoa Kỳ và đồng minh luôn luôn thận trọng trong từng quyết định viện trợ vũ khí cho Ukraine. Họ nói: “Phía Nga giống như con cóc nhảy, chúng ta từ từ đun nóng nước dưới chân nó, và nó quen dần với độ nóng của nước.”.

    Việc quân Nga phải rút lui khỏi Kharkiv là một sự xấu hổ, nhục nhã cho quân đội Nga. Nó tiết lộ cho chúng ta thấy những điểm yếu căn bản của quân đội nước này. Quân lực của Nga bị xuống cấp cả về nhân sự lẫn vũ khí trang bị đến độ họ không thể trấn giữ được những vùng họ đã chiếm được, trong lúc mở các cuộc hành quân tấn công khác. Trong lúc đó quân đội Ukraine nhận được sự huấn luyện mới tinh khôi do các nước NATO huấn luyện, cộng thêm vũ khí tối tân của Tây phương. Trong suốt hai tháng Chín và Mười, quân đội Ukraine liên tiếp mở nhiều cuộc phản công, thọc sâu vào các vùng Kharkiv và Donbas, lấy lại nhiều tỉnh và thị trấn mà trước đó Putin rêu rao đó là chiến thắng của quân xâm lược Nga. Giới tình báo cao cấp của Hoa Kỳ ghi nhận rõ là những gì đang xảy ra trên chiến trường hoàn toàn khác hẳn với những mục tiêu chính trị mà Putin nhắm tới. Sự mâu thuẫn, nghịch lý này có thể dẫn đến những hậu quả hết sức nguy hiểm. Rồi đây, khi Putin nhận ra sự thật bẽ bàng này, hắn sẽ nổi điên lên, và có thể sử dụng vũ khí hóa học hay nguyên tử. Hoặc cũng có thể khi nhận ra “sự đe dọa rất rõ ràng đến quyền bính” của hắn, có thể hắn sẽ nghĩ đến chuyện lùi bước. Sau thất bại ở Kharkiv, Putin liều lĩnh đánh ván bài gấp đôi để trả đũa cho những thất bại về phía Nga. Trong bài diễn văn đọc ngày 21 tháng Chín, hắn tuyên bố một loạt văn bản sáp nhập vùng lãnh thổ miền Nam Ukraine bị Nga thôn tính, và một số vùng phía đông trở thành những tỉnh mới của nước Nga. Đồng thời hắn cũng ra lệnh động viên thanh niên Nga đi lính. (chẳng mấy chốc mà một triệu thanh niên Nga sẽ bị gọi đi nhập ngũ.). Putin noi1 rằng nước Nga không chỉ có chiến tranh với nước Ukraine, mà đang có một cuộc chiến rất lớn đối với “cả một tập thể các nước phương Tây.”. Ở đoạn cuối bài diễn văn, hắn hăm dọa sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử để bảo vệ những vùng lãnh thổ vừa mới được sáp nhập vào nước Nga. Hăn nói nguyên văn: “Để lãnh thổ của đất nước được duy trì nguyên vẹn, để bảo vệ nước Nga chúng ta sẽ sử dụng tất cả các loại vũ khí mà chúng ta có. Đây không phải là điều hù dọa đâu.”.Việc sáp nhập những vùng lãnh thổ này được kết thúc ở nước Nga vào ngày 5 tháng Mười, và ngay sau đó đã bị cả thế giới đồng thanh chối bỏ, không thừa nhận. Đây là chỉ dấu cho thấy giai đoạn bốn của cuộc chiến bắt đầu. Từ nay quyền bính của Putin sẽ bị đem ra thử thách, liệu xem hắn có thể giữ được những vùng đất mà hắn đã rùm beng tuyên bố là thuộc về nước Nga. Ván bài lớn mà Nga đánh lần này hầu như càng làm cho phía Ukraine thêm sôi máu, tức giận, và hừng chí. Họ phấn khởi, hăng say hơn cả các nước Tây phương đứng sau lưng hỗ trợ cho họ. Người ta tranh luận đặt câu hỏi là liệu Hoa Kỳ có cung cấp vũ khí cho Ukraine để họ đánh chiếm lại vùng Kherson chăng, và nếu như phía Ukraine đòi giành lại cả vùng Crimea bị Nga ngang ngược chiếm lấy hồi năm 2014, Hoa Kỳ có tiếp tục giúp không?.

    Mặt khác, Hoa Kỳ cũng không muốn bị Nga dùng chiêu bài sử dụng vũ khí nguyên tử để bắt nạt các nước khác. Viên chức cao cấp trong chính quyền Biden tiết lộ rằng: “Chúng tôi theo dõi rất sát lực lượng nguyên tử của Nga. Cho đến nay chúng tôi chưa thấy dấu hiệu nào nói rằng ông Putin sẽ chọn việc sử dụng vũ khí nguyên tử.”.Ở thủ đô Kyiv của Ukraine, người dân nghĩ về việc Nga sử dụng vũ khí nguyên tử vừa đáng sợ, vừa là nguy cơ có thật, không phải là điều huyền hoặc. Cố vấn của Tổng thống Zelinsky, ông Podolyak nói rằng: “Ukraine không có chọn lựa nào khác ngoài việc đòi phải giải phóng những vùng lãnh thổ bị Nga cưỡng chiếm, bất chấp có thể phải đối đầu với việc Nga sẽ dùng vũ khí tàn sát tập thể.”

    Hiện nay Ukraine không có vũ khí nguyên tử của riêng mình. Ukraine đã giao tất cả kho vũ khí nguyên tử của mình vào năm 1994 sau khi ký hiệp ước với Hoa Kỳ, Nga và một số nước khác. Vì thế nếu có sự đáp trả đối với việc Nga sử dụng vũ khí nguyên tử, sự đối phó đó sẽ xuất phát từ các nước Tây phương. Ông Podolyak nói thêm: “Câu hỏi đặt ra không phải là chúng ta sẽ làm gì nếu Nga sử dụng vũ khí nguyên tử. Câu hỏi đúng phải là vũ khí nguy6en tử của thế giới sẽ làm gì khi Nga dùng đến loại vũ khí này. Liệu thế giới có còn muốn áp dụng chủ trương tài giảm vũ khí nguyên tử nữa hay không?”. Ông yêu cầu phương Tây, nhất là Hoa Kỳ, nên sớm gửi tín hiệu cho Putin biết, ngay từ bây giờ, chớ để đến sau khi hắn sử dụng vũ khí nguyên tử. Vào đầu tháng Mười, Nga bắn rất nhiều hỏa tiễn thẳng vào thủ đô Kyiv, và một số thành phố khác, giết chết hàng chục thường dân, và phá hủy nhiều cấu trúc hạ tầng cơ sở khắp nước Ukraine. Họ bắn phá dữ dội để trả đũa cho vụ nổ xảy ra trên cây cầu quan trọng nối liền vùng đất liền của Nga với bán đảo Crimea. Do đó, Ukraine phải cầu cứu Tây phương giúp bảo vệ bầu trời cho Ukraine. Theo các viên chức Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ lời yêu cầu này rất khó đáp ứng không phải về khía cạnh chính trị, mà về mặt kỹ thuật. Hoa kỳ không có nhiều loại vũ khí phòng không để mà viện trợ cho Ukraine. Chẳng lẽ cung cấp cho Ukraine hai loại hệ thống phòng không tối tân là Patriot hay NASAM. Nghe đâu Ukraine đã ngỏ lời xin được viện trợ hai loại vũ khí này qua ngả Nam Hàn và Trung Đông. Tuy nhiên, viên chức Bộ Quốc Phòng Mỹ tiết lộ rằng Ukraine có thể nhận được hai hệ thống NASAMS đầu tiên vào cuối tháng 10 hay đầu tháng 11. Chính quyền Biden cũng vừa công bố sẽ viện trợ quân sự thêm cho Ukraine một gói viện trợ mới trị giá hơn một tỷ đô la. Tổng cộng số viện trợ quân sự của Ho Kỳ cho Ukraine tính đến nay lên đến 16 tỷ đô la. Trong gói viện trợ mới gồm có 8 hệ thống giàn phóng hỏa tiễn HIMARS, gấp đôi số vũ khí hiện đang có trong kho của Ukraine. Các viên chức Ukraine hiện đang mơ ước có thêm những vũ khí tối tân khác nữa như máy bay phản lực F-16,xe tăng loại mới của NATO, và hệ thống hỏa tiễn bắn tầm xa ATACMS để nhắm bắn sâu vào kho tiếp liệu, và kho đạn của Nga đặt trong vùng Crimea. Ông Reznikov tin rằng Ukraine sẽ xin được đầy đủ những loại viện trợ quân sự kể trên. Ông kể lại: “Hồi tôi đến Hoa Thịnh Đốn xin viện trợ quân sự. Chúng tôi xin loại giàn phóng hỏa tiễn Stingers, mọi người đều nói không được đâu. Nhưng rối chúng tôi nhận được. Tương tự khi chúng tôi xin súng đại bác 155 li, hay giàn phóng hỏa tiễn HIMARS, ai cũng trả lời là không được. Nhưng chúng tôi vẫn xin được. Do đó, thế nào mai này chúng tôi cũng có chiến đấu cơ F-16’s cũng như hỏa tiễn bắn tầm xa ATACMS.”.Ông cao hứng nói tiếp: “Với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và các nước trong khối NATO, quân đội Ukraine đã chứng minh cho thấy chúng tôi có thể đối phó được với bọn xâm lược Nga. Chúng tôi không sợ bọn Nga. Chúng tôi cũng yêu cầu các đối tác, bạn đồng hành của chúng tôi ở phương Tây cũng đừng sợ bọn Nga.”
    hoalongtrang, Babet, kametock6 người khác thích bài này.
  6. minhchau1110

    minhchau1110 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2018
    Bài viết:
    2.207
    Đã được thích:
    3.767
    [​IMG]
    [​IMG]

    Lính Ukr bên chiến hòa mùa đông.
    usadok, Babet, chienbinhTECA2 người khác thích bài này.
  7. okaybn

    okaybn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2016
    Bài viết:
    864
    Đã được thích:
    1.947
    Sao họ ko che cái nắp ngăn tuyết nhỉ? Quần áo chắc phải ấm lắm mới ko bị đóng băng.
  8. chienbinhTECA

    chienbinhTECA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    1.580
    Đã được thích:
    3.755
    ĐỜi nào cũng thế bác nhỉ , chỉ lính lác là khổ đầu tiên . Dân thì chỉ muốn yên ổn mà làm ăn bao thành quả bị xoá bỏ bởi chiến tranh . Douma thằng Tin hói vĩ cuồng , giờ e nghĩ nó muốn rút cờ him ra lắm rồi nhưng bị kẹp nặng rồi . Tay Med thì vẫn cứ nghiến răng nghĩ vừa chán vừa buồn cười :(
    usadok, Babet, goodbyept3 người khác thích bài này.
  9. tifosimilan

    tifosimilan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/08/2007
    Bài viết:
    2.133
    Đã được thích:
    5.072
    Nga hôm thứ Bảy lên án việc Warsaw từ chối cho phép Ngoại trưởng Sergei Lavrov tham dự cuộc họp vào tháng tới của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu là "hành động khiêu khích và chưa từng có".

    "Quyết định của Ba Lan, quyền chủ tịch của OSCE, từ chối sự tham gia của Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov trong cuộc họp cấp bộ trưởng của OSCE tại Lodz vào ngày 1-2 tháng 12 là chưa từng có và mang tính khiêu khích", Bộ Ngoại giao cho biết.

    Ba Lan cho biết hôm thứ Sáu rằng họ sẽ không cho phép ông Lavrov, đang chịu lệnh trừng phạt của châu Âu, đến nước này để tham dự cuộc họp.

    "Các phái đoàn nên được điều chỉnh theo các quy định hiện hành của EU và không bao gồm những người bị Liên minh châu Âu trừng phạt", chủ tịch OSCE của Ba Lan cho biết trong một tuyên bố.

    Cuộc chiến ở Ukraine thay vì đưa nước Nga lên một tầm cao mới như anh hói Ca Dê Bê và đồng bọn mong đợi lại khiến nước này sa lầy rồi bị thiên hạ tẩy chay như một thằng cùi hủi ghẻ lở :-D:-D:-D
    usadok, hoalongtrang, Babet3 người khác thích bài này.
  10. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    Crotelat tên lửa phòng không cơ động cao của Pháp đã đến Ukraian. Chúc mừng nhân dân Ukr .
    usadokphuongbase thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này