1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Về nguyên tắc Budapest memo có thể hiểu theo cách nào cũng được tùy mục tiêu và đối trọng
    4 bên tham gia ký vào văn bản đấy để đảm bảo "một lời hứa" trên cơ sở là người đại diện/ đứng đầu của 4 chủ thể quốc gia.
    Khi có lợi cho mình (như Nga) thì xổ toẹt vào cũng được như cô lý luận
    Khi bất lợi (ví dụ cái giá phải trả cho việc thực hiện lời hứa là quá lớn so với quyền lợi dân tộc), thì phớt lờ cũng chả thằng nầu bắt bẻ được.

    Cái mất duy nhất khi không thực hiện lời hứa chỉ là uy tín mà uy tín thì...hehe...còn tùy thuộc anh sĩ diện hoặc anh cần đối tác đến đâu.
    Tóm lại anh Uy kiên giờ hối tiếc việc trót dại thực hiện lời hứa nộp hàng nóng cho Nga đã là quá muộn.

    Còn xét pháp lý thì hiệp ước Molotov-Ribetrop pháp lý gấp tỉ lần nhưng kết quả thế nầu đã rõ
    hk111333 thích bài này.
  2. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Cái thèng lú lảm nhảm cái gì đấy: một lời hứa này liên quan gì đến việc Nga và U hiện nay.
    Chỉ có mấy ông Út ặc giả U mới đang phải loay hoay chứng minh Nga nó vi phạm "một cái gì đó"
    suhomang, MalogsOnlySilverMoon thích bài này.
  3. Oplot

    Oplot Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/03/2014
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    104
    Các lần động binh của Nga sang nước láng giềng
    Kể từ sau khi Liên Xô tan rã, Nga từng nhiều lần huy động quân đội sang các nước láng giềng gồm Gruzia, Moldova và Tajikistan và coi đây này là hoạt động gìn giữ hòa bình, trong khi những người phản đối cho là hành động xâm phạm chủ quyền.
    Putin đề nghị đưa quân đội Nga vào Ukraine
    Tàu chiến Nga xuất hiện ngoài khơi Ukraine
    1. Transnistria, Moldova (1991-1992)

    [​IMG]
    Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga duy trì tại Transnistria từ năm 1992 đến nay. Ảnh: Mil.ru

    Khu vực Transnistria nói tiếng Nga là một lãnh thổ phân ly nằm phần lớn trên một dải đất giữa sông Dniester và biên giới phía đông của Moldova với Ukraine. Khu vực này độc lập khỏi Cộng hòa Moldova sau cuộc nội chiến năm 1991-1992, với hơn 700 người thiệt mạng.

    Nga huy động hơn 3.000 binh sĩ gìn giữ hòa bình và thực thi lệnh ngừng bắn tại đây. Đến nay, khoảng 400 binh sĩ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga vẫn đóng quân trong khu vực này bất chấp việc Moldova kêu gọi rút quân theo như cam kết của chính Nga rằng sẽ rút quân vào năm 1999. Nga cũng có một lượng vũ khí lớn ở đây.

    Chính phủ thân Nga không được cộng đồng quốc tế công nhận và đối lập với chính quyền Moldova nói tiếng Romania trong cuộc xung đột kéo dài dai dẳng.

    2. Tajikistan (1992)

    [​IMG]
    Binh sĩ Nga tại căn cứ quân sự của nước này ở gần thủ đô Dushanbe của Tajikistan. Ảnh: Reuters.

    Nga điều quân đồn trú đến Tajikistan sau cuộc nội chiến của nước cộng hòa Trung Á này nổ ra năm 1992, sau khi Liên Xô tan ra. Moscow đóng vai trò người gìn giữ hòa bình và bảo vệ những người tị nạn, tuy nhiên cũng ủng hộ chính quyền của Tổng thống Emomali Rakhmonov chống lại phe đối lập ủng hộ Hồi giáo.

    Nga chính thức cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến đây năm 1992 cùng với các quốc gia từng thuộc Liên Xô khác. Lực lượng trung thành với Rakhmonov cuối cùng giành thắng lợi năm 1993 sau một cuộc chiến làm 150.000 thiệt mạng.

    Nga có một căn cứ quân sự ở quốc gia chiến lược giáp với Afghanistan này và có hiệp ước đóng quân lâu dài tại đây.

    3. Abkhazia và Nam Ossestia, Gruzia (2008)

    [​IMG]

    Lính gìn giữ hòa bình Nga ngồi trên xe bọc thép tiến vào quảng trường trung tâm Gori của Gruzia. Ảnh: Reuters.

    Căng thẳng giữa Nga và chính quyền thân phương Tây của Gruzia lên đến đỉnh điểm trong cuộc chiến ngắn năm 2008. Nga có quân đội thiện nghệ và các vũ khí hiện đại tại hai vùng ly khai ở Gruzia là Abkhazia và Nam Ossetia.

    Nga cũng thành lập các lực lượng bán quân sự hay "đội tự vệ" tham gia vào các hoạt động chống lại nhân viên an ninh của Gruzia, khiến Tbilisi dùng quân đội để đáp trả.

    Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili phát động hoạt động trên quy mô lớn chống lại Nam Ossetia vào ngày 8/8/2008, nơi các làng dân tộc người Gruzia bị bắn phá trước đó. Sự kiện này trở thành lý do để Nga điều quân và tiến vào lãnh thổ Gruzia.

    Mùa thu năm 2008, Nga công nhận hai vùng lãnh thổ ly khai này là các quốc gia độc lập đóng căn cứ quân sự thường trực ở đây nhưng đã rút quân khỏi lãnh thổ Gruzia.

    [​IMG]
    Binh sĩ Nga hướng về phía Tskhinvali, thủ phủ Nam Ossetia. Ảnh: AFP.

    Nhiều tàu chiến của Nga thuộc Hạm đội Biển Đen khi đó cũng tuần tra thường xuyên ở ngoài khơi Abkhazia.Theo số liệu của tình báo Gruzia, Quân khu 7 của Nga ở Abkhazia có 3.500 quân, 150 xe tăng T-90, các bệ phóng tên lửa Grad và hai khẩu đội tên lửa đất đối không tầm xa S-300. Về thiết bị và độ sẵn sàng chiến đấu, "đây là một trong những đơn vị mạnh nếu không muốn nói là mạnh nhất của toàn quân đội Nga", cựu quan chức an ninh cấp cao ở Tbilisi nói với AFP.

    Ở Nam Ossetia, Quân khu 4 của quân đội Nga có 3.500 binh sĩ, 150 xe tăng T-72 và các bệ phóng tên lửa Grad.

    Ngoài ra, vùng biên giới của cả hai khu vực trên thực tế đều được Lực lượng Biên phóng Nga, một đơn vị của Cơ quan An ninh Liên bang Nga mà tiền thân là KGB, bảo vệ. Có khoảng 2.000 lính biên phòng của Nga ở Abkhazia và 1.000 ở Nam Ossetia.

    Trong những tháng gần đây, lính biên phòng của Nga tăng cường lắp đặt hàng rào dây thép gai dọc theo biên giới giữa Nam Ossestia và các vùng khác của Gruzia. Động thái này khiến người dân địa phương và Tbilisi, các lãnh đạo EU và Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng phản đối.

    4. Crimea, Ukraine (2014)

    [​IMG]
    Các xe quân sự của Nga được nhìn thấy đang di chuyển trong thành phố Sevastopol, Crimea. Ảnh: CNN

    Nước cộng hòa tự trị Crimea là một vùng đất nhô ra từ phía nam phần lục địa của Ukraine, ngăn cách với Nga ở phía đông bằng eo biển hẹp Kerch. Nga nhượng lại Crimea cho Ukraine vào năm 1954, khi cả Nga và Ukraine đều thuộc Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, một số người dân địa phương có nguyện vọng tách Crimea khỏi Ukraine và trở lại làm một phần lãnh thổ của Nga. Tuy nhiên, các nghị sĩ Ukraine và Crimea đã bỏ phiếu nhất trí tiếp tục duy trì bán đảo này cho Ukraine.

    Sau ba tháng biểu tình chống chính phủ và tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych bị phế truất, người dân ở Crimea phản đối chính phủ mới thân châu Âu và bán đảo trở thành điểm nóng. Hôm 27/2, một nhóm tay súng nắm được quyền kiểm soát quốc hội và tòa nhà chính quyền ở Crimea và cắm cờ Nga.

    Căng thẳng càng gia tăng khi các máy bay Nga chở khoảng 2.000 binh sĩ được cho là đã hạ cánh xuống một căn cứ quân sự ở Crimea. Hai sân bay trên bán đảo cũng đã nằm dưới sự kiểm soát của các tay súng không rõ thuộc bên nào. Ukraine cũng tố cáo Nga đã đưa 6.000 quân nhân vào Crimea và cho rằng Moscow đang "khiêu khích quân sự".

    Ngày 1/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị quốc hội thông qua việc sử dụng quân sự ở Ukraine. Quốc hội Nga nhất trí. Ông Putin đưa ra đề nghị sử dụng quân lực nhằm bảo vệ các công dân Nga sống ở khu tự trị Crimea của Ukraine và binh sĩ Nga đang hiện diện tại căn cứ quân sự mà Moscow thuê trên lãnh thổ của Ukraine.

    Động thái này của Nga khiến quân đội Ukraine được đặt trong trạng thái báo động. Chính phủ Ukraine tuyên bố rằng một hành động quân sự như vậy sẽ là xâm lược trắng trợn đối với chủ quyền của Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng Nga vi phạm luật pháp quốc tế nếu can thiệp quân sự vào Ukraine và cảnh báo sẽ có hành động "trừng phạt về chính trị và kinh tế".
    suhomang, graywolf83dangkhoaquan thích bài này.
  4. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Không cần có bất kỳ treaty hay memo nào thì việc anh đưa quân đội vào nhà người khác đã là hành động xâm lược rồi.
    Luật pháp quốc tế chỉ áp dụng cho hehe kẻ yếu chứ đâu có áp dụng cho các siêu cường.
    Các cô cổ võ cho hành động này vì tình cảm cá nhân dành cho Nga thì đến lúc anh bạn phía Bắc cậy khỏe mượn cớ tương tự xâm phạm chủ quyền nhà các cô thì các cô ăn nói thế nầu?

    Cô gà vẫn cay cú à? không bỏ sân si thì sống khổ lắm đấy :confused:
    hk111333, longmuonhieu, hiraly1 người khác thích bài này.
  5. fan_CS

    fan_CS Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2010
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    472
    Một bài viết khá châm biếm của RT về phát ngôn của ngài Ngoại trưởng John Kerry
    http://rt.com/news/kerry-russia-us-pretext-494/
    “You just don’t invade another country on phony pretext in order to assert your interests,” “This is an act of aggression that is completely trumped up in terms of its pretext. It’s really 19th century behaviour in the 21st century.”
    Vâng vậy bao lâu nay, suốt từ thế kỷ XX đến XXI, hành vi của cá ngài là ở thế kỷ XIX đấy.
    Bình luật của RT:
    Although Kerry was never challenged by the interviewer to comment in terms of that statement on Washington’s own constant threats to use force and military invasions in Iraq and Afghanistan, those who watched the interview immediately smelled the hypocrisy.
    Vâng ai cũng ngửi thấy cái mùi đạo đức giả ở cái bài phỏng vấn này
    suhomang, net104, Malogs1 người khác thích bài này.
  6. Oplot

    Oplot Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/03/2014
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    104
    Xâm lược thì sao chứ, đó là vùng đệm các nước vệ tinh nó muốn làm gì mà ko được, chỉ có Mỹ mới mất dạy, Iraq chả phải vùng đệm hay vệ tinh nhưng vẫn đánh
  7. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Đây là điển hình của sự ngu dốt đang tràn lan trên diễn đàn.
  8. Oplot

    Oplot Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/03/2014
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    104
    Nga: Không quân Hạm đội Baltic bất ngờ tập trận lớn

    (Lực lượng vũ trang) - Theo hình ảnh mới nhất được đăng tải, cuộc tập trận của không quân hạm đội Baltic được Nga thực hiện ở biên giới Kaliningrad.

    [​IMG]
    Bản tin quân đội Nga hôm 1/3/2014 đã phát một đoạn băng ghi hình quay lại cảnh tập trận quy mô lớn của không quân Hạm đội Baltic ở biên giới phía Tây của đất nước này.
    [​IMG]
    Ngoài Hạm đội Baltic thì lực lượng Hải quân Nga và quân khu Trung ương cũng được huy động của cho cuộc tập trận.
    [​IMG]
    Lực lượng không quân của Hạm đội tham gia các kịch bản tập trận có máy bay tiêm kích và ném bom chiến thuật.
    [​IMG]
    Theo thông báo thì có 150.000 binh lính Nga được huy động tham gia cho cuộc tập trận này.
    [​IMG]
    Diễn tập quy mô lớn với sự tham gia của hàng trăm ngàn binh sỹ được Moscow bất ngờ tiến hành trong bối cảnh tình hình Ucraine đang diễn biến hết sức phức tạp.
    [​IMG]
    Cuộc diễn tập được tổ chức bất ngờ mà dư luận quốc tế coi là động thái mạnh, sẵn sàng cho quân đội vào cuộc của Nga này bắt đầu từ hôm 26/2, dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 3/3 tới với nội dung gồm 2 giai đoạn.
    [​IMG]
    Mới đây nhất, Nghị viện Nga đã chấp thuận biện pháp đưa quân đội đến Crimea của Tổng thống Nga với lý do sẵn sàng bảo vệ công dân Nga cũng như lợi ích của nước này tại đây.
  9. Oplot

    Oplot Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/03/2014
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    104
    Thế Mỹ đánh Iraq bây giờ đã biết vì lý do gì chưa ? BSF tới 2042 mới hết hạn thuê, Nga bây giờ vẫn có lợi ích ở đó, cả kiều dân ở đó, chính phủ cầm quyền chưa được nhiều nước công nhận, cả quân U cũng lưỡng lự, lại hầu hết là tân phát xít và tham vọng hạt nhân, nhiêu đó cũng đủ để Nga đập rồi
    net104 thích bài này.
  10. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Cô chờ đến ngày tàu nó xâm lược rồi mang lập luận của mình ra mà xem lại, buồn cho suy nghĩ của cô :oops:
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này