1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoiduongthoi

    nguoiduongthoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    2.883
    [​IMG]

    [​IMG]

    Dân Tây chửi tụi phát xít ung hành Azov đánh đấm chỉ biết cắm đầu = cắm cờ ảo + đầu hàng, trốn chui trốn lủi giờ lại bắt đầu lạm dụng cả trẻ em để tuyên truyền cho tân phát xít. Glory For stinking onion Azov!.
  2. goodbyept

    goodbyept Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2014
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    3.104

    Xương sống của kinh tế Crimea hiện tại chính là ngành du lịch, với lượng du khách thu hút đạt 6 triệu người/năm trong những tháng mùa Hè. Nhưng hiện tại 70% du khách là người Ukraine, và chỉ 25% đến từ Nga. Căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine có thể khiến du khách không còn lui tới đây, khiến doanh thu của ngành này có thể sụt giảm 30% trong năm nay.
    Link http://dantri.com.vn/kinh-doanh/toan-canh-kinh-te-crimea-truoc-gio-sap-nhap-vao-nga-850507.htm
    Bonus thêm cái nữa http://www.vietnamplus.vn/vu-crimea-nga-tra-gia-dat-ve-kinh-te-cho-quyet-dinh-chinh-tri/252957.vnp

    - Phần gạch đậm,cho xin cái link nhỉ
    - Vấn đề LX thì xem ở đây ,nó là lỗi hệ thống chứ chag phải do ai cả. Đổ lỗi cho Gorbachev khác gì ái dầm đổ tại t.rim http://vtc.vn/311-294864/quoc-te/tai-sao-lien-xo-sup-do-vao-ngay-198.htm
  3. Haiphongfun

    Haiphongfun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    2.581
    Dù sao em vẫn phục Mẽo với EU, có mỗi vài tỷ $ mà chiếm luôn cả Kiev, Nga ngú thì vất vả mãi vẫn chưa vãn hồi được miền Đông. Sau này Ngú phải học Mẽo với EU nhiều
  4. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Kiev vẫn chưa phải đỉnh cao!
    Muốn đánh giá thì cần phải xem lại toàn bộ thế giới văn minh mà Mỹ để lại cho nhân dân các nước sau các công cuộc truyền bá "cách mạng mầu"!
    Cứ cho là mấy vị lãnh đạo các nước kia là các nhà độc tài, tham ô,... nhưng ít nhất là dân các nước ấy trước khi được Mỹ ban phát cái CM dâm chủ thì còn được yên ổn làm ăn. Bây giờ sau khi được Mỹ "đoái hoài ban phát" thì đất nước tan hoang, dân thường bị sát hại vô tội vạ, nhà cửa, cơ sở vật chất,... bị tàn phá. Ngay cái nhóm cực đoan IS (hay ISIS) cũng là do Mỹ dựng lên, nuôi dưỡng!!!
  5. goodbyept

    goodbyept Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2014
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    3.104
    Ngố với Mẽo - Nato đập nhau về kinh tế giống kiểu xe du lịch 4 tấn đấu đầu với xe ben 40 tấn
    Thằng xe ben có thể trầy mỏ nhưng thằng du lịch chắc chắn bẹp đầu
  6. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Về chính trị tụi châu Âu bị phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ. Nếu ai quan tâm sẽ thấy các hiệp định kinh tế (song phương) với Mỹ thì các nước châu Âu phải chịu lép vế rất nhiều.
    Ngay trong cuộc chiến với Nga ở U này, Mỹ vẫn tìm cách xua châu Âu vào chiến về kinh tế với Nga trong khi Mỹ ngoài cấm vận cá nhân-tài khoản cá nhân thì có những lĩnh vực (như năng lượng) ép châu Âu làm thì Mỹ lại vẫn bắt tay với Nga!
    Về cấm vận, khi tham gia cấm vận thì không chỉ bên bị cấm vận mà cả bên cấm vận cũng sẽ bị ảnh hưởng. Mỹ và châu Âu từ xưa đến giờ vẫn lôi chính sách cả bầy úm các nước nhỏ, khả năng quây để cấm vận toàn diện dễ nên ảnh hướng của nước bị cấm vận sẽ nặng hơn rất nhiều. Nhưng bây giờ áp dụng với Nga, là một nền kinh tế không chỉ không nhỏ mà ngoài quan hệ với mấy nước tham gia cấm vận Nga vẫn còn rất nhiều các quan hệ khác về tỷ lệ thị trường không hề bé hơn của các nước tham gia cấm vận cho nên thiệt hại thì chưa chắc khẳng định được bên nào chịu nhiều hơn, nhất là Nga lại là thì trường chính của nhiều nước Đông Âu cũ!
  7. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Và sẽ phải tốn ít nhất vài chục tỷ đô để cứu Kiev sau chiến tranh, còn không thì Kiev sẽ lại về với Nga, các nước Đông Âu cũng sẽ dè chừng Mỹ sau này ...
  8. Bigegg

    Bigegg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2014
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    6
    Thấy mấy bạn đang bàn về kinh tế, tình cờ đọc bài này gởi mấy bạn xem thế nào:

    Thảm cảnh nước Nga và cuộc chơi của người bạn TQ

    Cấp bách


    Sau khi áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm lên EU như một động tác trả đũa các lệnh trừng phạt của châu Âu, dù đã lựa chọn lĩnh vực ít tác động đến kinh tế nhất để trả đũa nhưng đời sống người Nga vẫn chịu không ít thiệt hại.

    Theo thống kê của Viện Xã hội Nga cho thấy đại đa số các thành phố lớn của Nga như Moscow, St. Petersburg, Sakhalin... giá cả thực phẩm đã tăng đột biến ở mọi hệ thống bán lẻ và bán buôn.

    Mặt hàng đầu tiên tăng giá là thịt, cá và các sản phẩm từ sữa như bơ, pho mai... Tiếp đến là các mặt hàng nông sản rau, củ, quả. Giá cả những mặt hàng này đã tăng từ 15%-60%. Thậm chí đã bắt đầu xuất hiện những hành động đầu cơ tích trữ nhằm ép giá trục lợi. Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề nông nghiệp Quốc hội Nga đã chỉ thẳng có dấu hiệu các tập đoàn lương thực Nga làm ăn thiếu trung thực.

    Viện Xã hội Nga cũng đã lên tiếng cho rằng các cơ quan chức năng lĩnh vực chống độc quyền, chống phá giá, Viện Tổng Công tố đã đến lúc phải ngồi lại với nhau và đưa ra giải pháp mang tính cấp bách để ổn định lại mặt hàng giá cả.

    [​IMG]
    Người Nga chất đầy các mặt hàng thực phẩm vào xe hàng trong siêu thị ở Phần Lan

    Một minh chứng cho thấy sự khan hàng của người Nga, khi tại các quốc gia biên giới với Nga ở Đông Âu, nổi bật hơn cả là Phần Lan, bắt đầu hình thành một khái niệm là "du lịch thực phẩm". Theo đó, người Nga đã ồ ạt đổ đến Phần Lan mua các mặt hàng bị cấm nhập khẩu.

    Nhiều siêu thị ở Phần Lan đã thống kê lượng sản phẩm bán cho khách nước ngoài, chủ yếu là Nga đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong ngày 21/8 có đến 16 chiếc xe chở du khách Nga đến siêu thị Prisma để mua bơ, phô mai, sữa, thịt...

    Trò chơi của người bạn tốt

    Dù cho Bộ trưởng Nông nghiệp Nga có khẳng định mọi nguy cơ bất ổn về giá sẽ tan biến sau 6 đến 8 tuần áp đặt trả đũa, nhưng thực tế thì riêng năm 2013, Nga nhập khẩu 25,2 tỷ USD lương thực thực phẩm của châu Âu, chiếm 1/3 nhu cầu toàn quốc. Để lấp đầy khoảng thiếu hụt này trong vòng vài tuần, có lẽ Bộ trưởng Nga đã quá lạc quan.

    Còn theo cách nghĩ của Moscow, được Thủ tướng Dmitry Medvedev phát biểu rằng cấm vận EU là cơ hội để nông nghiệp Nga vực dậy và phát triển, điều này đúng, nhưng để Nga được hưởng trái ngọt ấy, có lẽ phải mất ít nhất một vài năm nữa.

    Trước bối cảnh Nga rơi vào thảm cảnh của việc thiếu thốn nông sản, thực phẩm, Moscow đã nhanh chóng xúc tiến những hoạt động tìm kiếm nguồn cung mới để thế chỗ cho các mặt hàng châu Âu, trong đó có các quốc gia như Azerbaijan, Uzbekistan, Tajikistan và một phần của Kyrgyzstan. Iran, Maroc, Ai Cập.

    [​IMG]
    Các sản phẩm nông sản thi nhau tăng giá trong các siêu thị của Nga

    Ngoài ra, các quốc gia Mỹ Latinh như Chile, Argentina, Paraguay, Ecuador, Peru... cũng nhiệt tình chào hàng. Tuy nhiên, gần gũi nhất, dồi dào và nhanh chóng nhất là những mặt hàng nông sản từ Trung Quốc.

    Tuy nhiên, người bạn khổng lồ của Nga ở châu Á này lại đang chơi một lối chơi buôn bán khi bất ngờ tăng giá nông sản để trục lợi.

    Hãng tin Interfax dẫn thông tin từ Viện Xã hội Nga cho biết các nhà cung cấp của Trung Quốc đã đề nghị tăng 30% giá các nhóm hàng nông sản.

    Đây là một tin rất không vui với Nga.

    Vì sao Nga vẫn cần Trung Quốc?

    Dù Trung Quốc chơi không đẹp, nhưng Nga vẫn phải chơi với họ, có lẽ Nga buộc phải ngậm bồ hòn làm ngọt .

    Bởi lẽ, sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt vào Nga thì các nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia này cũng không cánh mà bay, để lại cho Nga một hệ lụy to lớn: Xếp hạng tín dụng Nga đã bị hạ cấp theo tổ chức Moody và S&P. Các khoản nợ của Nga bị tính lãi suất cao hơn, các tổ chức tài chính như Sberbank, VTB và VEB đều gặp khó.

    [​IMG]
    Ngân hàng Sberbank của Nga đang gặp nhiều khó khăn tài chính và bắt đầu có hiện tượng nợ lương nhân viên

    Theo Ngân hàng Trung ương Nga, tính đến đầu năm 2014, các ngân hàng Nga đã nợ nước ngoài gần 215 tỉ USD, các doanh nghiệp Nga nợ nước ngoài khoảng 438 tỉ USD. Trong hai năm tới đây, các ngân hàng Nga phải trả gần 88 tỉ USD nghĩa vụ nước ngoài của họ và các công ty Nga trả trên 182 tỉ USD.

    Các biện pháp trừng phạt này mang đến ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đó là các tập đoàn công nghiệp, tài chính, quân sự Nga đang đối diện với thực tế họ đang mất dòng vốn đầu tư nước ngoài, có thể ước tính với giá trị khoảng 50 tỉ USD mỗi quý.

    Trong bối cảnh đó, cũng như nông sản, Nga buộc phải tìm chỗ lấp, và khi bị phương Tây nghỉ chơi, phương Đông sẽ trở thành cứu tinh cho nước Nga, và vị cứu tinh đó chẳng còn ai ngoài Trung Quốc. Bởi lẽ những nền kinh tế lớn ở châu Á đều là bạn của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc...

    Kể từ năm 2009, Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, đỉnh điểm đến năm 2013 đạt 89 tỉ USD. Ngoài kinh tế, Trung Quốc còn là lối thoát cho những gì Nga không có, ví dụ như Moscow đã phải nhắm mắt chấp nhận nhập linh kiện hàng không, vũ trụ từ phía Bắc Kinh để phục vụ các hợp đồng và nhu cầu sản xuất quốc phòng của mình.

    [​IMG]
    Nông sản Trung Quốc vào Nga thời điểm này có những mặt hàng sẽ tăng 30% giá trị

    Trung Quốc còn là lối thoát cho năng lượng của nước Nga trong tương lai, bởi sau vấn đề Ukraine, EU sẽ đạt quyết tâm cao nhất để thoát lệ thuộc vào khí đốt của Nga.

    Nếu vắng châu Âu thì ngành năng lượng, vốn đóng góp 50% thu nhập cho nước Nga sẽ rơi vào tình trạng ế ẩm dài dài. Và hợp đồng 400 tỉ USD với Trung Quốc là cứu tinh của Nga.

    Ngoài ra, Trung Quốc và Nga cùng rơi vào thế bị vây trên thế giới bởi Mỹ và đồng minh. Không còn cách nào khác, hai quốc gia này buộc phải xích lại gần nhau để bảo vệ lợi ích của nhau.

    Từ kinh tế, quân sự, địa chính trị, vị thế quốc tế, Nga đều cần có Trung Quốc hỗ trợ. Nếu có phải mua chút hoa quả, đường sữa với giá cao hơn bình thường, có lẽ Moscow cũng vui vẻ ưng thuận.

    Đỗ Minh Tú

    http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-...oc-nga-va-cuoc-choi-cua-nguoi-ban-tq-3055131/
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.276
    Đã được thích:
    26.581
    Hình photoshop còn chưa làm mờ mép và đồng bộ nguồn sang môi trường, tiêu cự. Lỗi tùm lum ra hết trơn
  10. chocolatelanh

    chocolatelanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2013
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    41
    cho hỏi phát, giờ ukraina vỡ nợ thì sẽ như thế nào, ảnh hưởng ra sao tới các chính sách của mình?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này