1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. SeaWolfTG

    SeaWolfTG Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    2.027
    Ngoại trừ cáo buộc xâm lược ko bằng chứng ra những gì mình thấy anh Tin từ đầu đến h là thiện chí, chưa chủ động cấm vận hay dọa nạt ai cả. Med mà lên thì đám lùng nhùng đó đã xong rồi, chứ có đâu mà mềm mỏng như anh Tin, được đằng chân lên đằng đầu.
    1 : Anh Tin kiên quyết : Lão sĩ diện ko quan tâm đến nhân dân
    2: Anh Tin mềm mỏng: EU bảo với anh Tin là năn nỉ vô ích, bọn anh trừng phạt chú là vì công lý .
    Cả 2 trường hợp đều có thể chửi cả, khóa van cũng chửi mà mở van cũng chửi, đúng là khó sống.
    VOV.VN -Chuyến thăm thu hút sự chú ý của dư luận Nga và được hầu hết tất cả các kênh thông tin đại chúng đăng tải suốt mấy ngày gần đây.

    Ngay trước chuyến thăm, cuộc phỏng vấn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của hãng Thông tấn lớn nhất của Nga -Tass, được trang trọng đăng với tựa đề: "Nhân dân Việt Nam luôn luôn biết ơn nhân dân Liên Xô và Nga". Sau đó, nhiều báo chí, kênh thông tin đại chúng Nga đã đăng tải rộng rãi cùng những bình luận sâu sắc, có những thông tin tổng hợp để giới thiệu về những giai đoạn quan trọng trong quan hệ song phương đang ngày càng tốt đẹp.



    [​IMG] TBT Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với lãnh đạo và đại diện Hội Hữu nghị Nga - Việt và Hội CCB Nga từng công tác tại Việt Nam
    Trước thềm chuyến thăm, Viện Đông phương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Triển vọng phát triển quan hệ Nga - Việt trong giai đoạn mới” thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia nghiên cứu, thảo luận sôi nổi.
    Đặc biệt ý nghĩa của chuyến thăm đã được Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Dmitry Mosyakov – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á - châu Úc và châu Đại dương thuộc Viện Đông phương – Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng: “Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư ********************** là một sự kiện quan trọng, vì nó vừa có tính thực tiễn trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga, và vừa có tính biểu tượng. Việc lãnh đạo Việt Nam đi thăm, không chỉ thể hiện sự ủng hộ của Việt Nam đối với Nga, mà còn tiếp tục phát triển hơn nữa quan hệ cùng có lợi giữa Nga và Việt Nam.”

    Những ngày qua, thông tin về các hoạt động của đoàn từ ngày đầu tiên của chuyến thăm liên tục được cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các báo lớn của Nga như hãng Thông tấn ITAR – TASS, "Nước Nga ngày nay", Đài truyền hình Rossia, Kênh truyền hình “số 1”, Đài "Tiếng vọng Moscow", "Tiếng nói nước Nga", báo Pravda "Sự thật", Rossiskay gazeta, Novateka, Rosbalt, Rambler, Lenta, Russia-Today, Vzglyad, Cơ quan thông tin quốc gia NSN... Đó là thông tin về những cuộc gặp gỡ đáng chú ý với các vị lãnh đạo của Thượng Viện, Hạ Viện, Đảng Cộng sản LB Nga cũng như các lãnh đạo Hội Hữu nghị Nga - Việt, Hội Cựu Chiến binh Nga từng công tác tại Việt Nam…



    [​IMG] Các cựu chiến binh Nga và cán bộ Hội Hữu nghị Nga - Việt tham dự buổi gặp mặt với TBT Nguyễn Phú Trọng
    Đặc biệt, trong ngày 25/11, khi diễn ra các hoạt động quan trọng nhất của chuyến thăm, thông tin được đưa càng dày đặc: Đó là về cuộc hội đàm giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu Việt Nam với Tổng thống Vladimir Putin, cuộc hội kiến với Thủ tướng Medvedev. Những phát biểu, những ý kiến của các nhà lãnh đạo Nga và TBT Nguyễn Phú Trọng đều được các phương tiện thông tin Nga khai thác và đưa đậm.
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố, việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sang Nga có thể tăng lên đáng kể trong điều kiện hiện tại. Còn Thủ tướng Metvedev thì khẳng định trong phạm vi chuyến thăm, một loạt văn kiện quan trọng về hợp tác sẽ được ký kết và Chúng tôi rất vui mừng là chúng ta là những đối tác chiến lược”. Về phần mình, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định:Việt Nam luôn luôn coi Nga là đối tác chiến lược của mình. Và đây là cơ sở rất quan trọng để phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước chúng ta”.

    Nhận định về chuyến thăm quan trọng này, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Vladimir Mazyrin - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn đông - Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng: "Trên quan điểm định dạng hợp tác giữa hai nước là đối tác chiến lược toàn diện thì theo tôi, định dạng này đòi hỏi thường xuyên có các cuộc gặp ở cấp cao. Thật tuyệt vời là năm ngoái đã có cuộc gặp như thế khi Tổng thống của chúng tôi sang thăm Việt Nam. Thực tế này đã được hình thành trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước và so với những nước khác thì đây chính là đặc điểm khác biệt của mối quan hệ này. Đó là sự tin tưởng, là sự phối hợp hành động thường xuyên”.



    [​IMG] Tiến sỹ Evgheny Glazunov
    Tiến sỹ Evgheny Glazunov, Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Nga-Việt, đã tham dự cuộc gặp mặt với TBT Nguyễn Phú Trọng và đón nhận từ tay Tổng Bí thư Huy hiệu Hồ Chí Minh đánh giá về chuyến thăm: "Đây là một sự kiện lớn. Chuyến thăm một lần nữa khẳng định lịch sử quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa hai nước. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có các cuộc gặp với Tổng thống Putin, Thủ tướng Medvedev và nhiều lãnh đạo cao cấp của Nga. Các cuộc gặp này thực sự ý nghĩa, hai bên không chỉ trao đổi quan điểm về các vấn đề quan tâm, mà còn thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương. Với kinh nghiệm hàng chục năm làm việc với Việt Nam, tôi rất vui vì quan hệ giữa hai nước chúng ta đang rất phát triển, đạt được nhiều thành tựu, không chỉ là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mà giữa nhân dân hai nước còn có sự hiểu biết lẫn nhau, là tình cảm hữu nghị, anh em"./.

    Điệp Anh - Đoan Hải/VOV-Moscow
    Nhập hàng VN đi, ủng hộ 2 tay. :-D
    lopbopp, Poroporo, dangkhoaquan2 người khác thích bài này.
  2. Hasert

    Hasert Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2014
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    830
    Latvia là nước nghèo đói? Binh lính thì trốn nghĩa vụ? Lấy tin ở đâu ra vậy bạn? Từ Russia Today hả? Đất nước này đang phát triển hết sức nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Latvia trong năm 2006 đạt 11,9%, cao nhất châu Âu. Và kinh tế Latvia thì chẳng có phụ thuộc nhờ ĐÀO - HÚT- XÚC TÀI NGUYÊN như Nga Ngố vĩ đại của bạn đâu

    Đọc bài
    Latvia gia nhập khối euro : Sự hồi sinh thần kỳ
    http://vi.rfi.fr/quoc-te/20140114-latvia-gia-nhap-khoi-euro-su-hoi-sinh-than-ky/

    Và theo số liệu kinh tế thì GDP/người (không tính theo sức mua) ở Latvia là 16,145 USD so với gấu Nga là 14,317 USD. Thế thì dân thằng nào giàu hơn nhỉ? Nếu Latvia đang chìm ngập trong khó khăn nghèo đói thì chắc Nga đang chìm nghỉm trong khó khăn nghèo đói quá :-D
    Lần cập nhật cuối: 30/11/2014
  3. Hasert

    Hasert Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2014
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    830
    Cáo buộc Tin giở trò xâm lược có rất nhiều bằng chứng rõ ràng nhưng Tin phủi sạch và Tin nói nhăng nói cuội nói càn gì thì cuồng NGa cũng tin cứ như Bin Laden tin Kinh Koran

    Anh Tin thiện chí ở chỗ nào? Đem quân quấy phá nhà hàng xóm, lì lợm bám dai như đỉa. Chừng nào cuốn xéo hết về nước mới coi là thiện chí

    Còn nếu Tin cắt van khí đốt thì sao nhỉ? Đố anh Tin dám (dù rất muốn) vì thu nhập của chính quyền Nga toàn dựa dầu và khí. Dầu rớt giá thảm hại, chỉ còn trông mong vào khí. Anh mà cắt van khí đốt thì lấy đâu ra tiền trả lương cho binh lính, công chức? Lấy đâu ra tiền trả trợ cấp xã hội, lương hưu, chi phí quốc phòng, mua vũ khí? Lấy đâu ra tiền trả cho chiến tranh ở Donbass, trả cho tái thiết Crimea? Anh mà cắt luôn cả khí đốt sang EU là anh tự cắt cổ mình vì bọn tài phiệt Nga bị thiệt hại đã rất bực mình lúc này sẽ chẳng để yên cho anh đâu<:-P
    NicoLaRigoni, Everest_VLefan_1 thích bài này.
  4. SeaWolfTG

    SeaWolfTG Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    2.027
    Hình như Mẽo đưa bằng chứng hủy diệt mà lão Saddam chối bây bẩy, còn Assad không thèm nhận. Ngay đưa ra bằng chứng can thiệp còn chẳng thèm có hình như vụ Iraq thì làm biếng quá. Bọn nó là thánh sống phán là không được cãi. Còn đưa hình xe tăng cháy thui nhưng 2 vòng tròn trắng còn nguyên trong khi sơn ngụy trang cháy tiêu mà bắt mọi người tin. Thằng U thì cao thủ hơn, bắn pháo mà biết bao nhiêu thằng Nga chết mới ghê.
    tanhoa, 01863437847, hieunch6 người khác thích bài này.
  5. SeaWolfTG

    SeaWolfTG Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    2.027
    Ukraine: Pravyi Sector làm loạn phiên tòa xử 'vụ thảm sát Odessa'

    Ngày 28/11, hàng chục phần tử quá khích của Tổ chức dân tộc cực đoan “Khu vực cánh hữu” (Pravyi Sector) đã tụ tập làm loạn trước phiên tòa xét xử những phần tử thuộc tổ chức này, bị cáo buộc là thủ phạm đốt tòa nhà Công đoàn ở Odessa - tây nam Ukraine, làm gần 50 người chết.

    Nhóm thành viên Pravyi Sector này đã tụ tập làm gây rối, nhằm phá hoại phiên tòa xét xử được tổ chức tại tòa án Primorsky - Odessa, khi tòa án này đang xem xét và đưa ra các phán quyết về vụ thảm sát người biểu tình thân Nga ở tòa nhà Công đoàn hồi tháng 5 vừa qua.

    Hàng chục phần tử cực đoan đeo mặt nạ đã tấn công những người ra về sau khi phiên tòa tạm nghỉ, đánh đập họ và dùng cả hơi cay tấn công. Những phần tử này còn tìm cách phá cửa vào phòng xử án nhưng bị cảnh sát ngăn chặn. Tuy nhiên, cảnh sát chỉ ngăn cản chúng xông vào tòa án, còn an ninh phía bên ngoài hết sức hỗn loạn.

    Những phần tử cực đoan hô to những khẩu hiệu dân tộc như "Chiến thắng cho Ukraine " và "Chiến thắng cho những anh hùng" - những khẩu hiệu đã được chúng sử dụng kể từ vụ đảo chính trên quảng trường Độc Lập ở Kiev đến giờ, đồng thời lớn tiếng đe dọa thân nhân của các nạn nhân trong vụ thảm sát hồi tháng 5.

    Trong phiên tòa bắt đầu diễn ra vào ngày 27/11, quan tòa từ chối yêu cầu từ luật sư biện hộ của bị cáo và tăng thời gian tạm giữ của 10 phần tử cực đoan, chủ yếu thuộc Pravyi Sector, đã bị bắt và tạm giam từ hồi tháng 5 đến nay để phục vụ quá trình xét xử. Dự kiến, phiên tòa tiếp theo sẽ được mở vào ngày 3/12.

    [​IMG]
    Quang cảnh khủng khiếp của vụ hỏa hoạn ở tòa nhà Công đoàn Odessa

    Bạo loạn ở Odessa bùng nổ vào ngày 2/5, từ vụ ẩu đả lớn trên phố Grecheskaya. Lực lượng chủ mưu gồm các thành phần không rõ lai lịch đến từ Kharkov, những phần tử cực đoan của tổ chức “Khu vực cánh hữu” và “Tự vệ Maidan”, đã đòi tổ chức cuộc diễu hành trên đường phố Odessa và khiêu khích đụng độ với những người ủng hộ liên bang hóa.

    Các phần tử “Khu vực cánh hữu” đã tấn công và dồn những người biểu tình ủng hộ liên bang hóa vào tòa nhà công đoàn và châm lửa.

    Sau khi các nhân viên cứu hỏa đã dập tắt được hoả hoạn, lực lượng cứu hộ tìm được tại đây 42 xác người cháy đen và 174 trường hợp bị thương. Mấy ngày hôm sau, con số tử vong đã tăng lên thành 48 người chết và 247 người bị thương

    Những người bên trong tòa nhà cháy không có cơ hội thoát ra, một số được cứu thoát khỏi hỏa hoạn đã bị các phần tử Pravyi Sector đánh trọng thương. Nhiều người chết vì ngạt thở, có người chết khi nhảy từ cửa sổ tòa nhà chìm trong biển lửa. Những phần tử cực đoan Pravyi Sector cũng tìm mọi cách ngăn cản những người chạy ra khỏi tòa nhà cháy.

    Khá lâu sau khi ngọn lửa bùng phát, trên mái nhà công đoàn vẫn còn rất nhiều người chưa xuống được vì lửa và khói, cũng như e ngại các phần tử cực đoan đang túc trực dưới đất hành hung. Đó thực sự là một vụ thảm sát mà cư dân mạng gọi là "vụ diệt chủng" hay "Khatyn của Odessa".

    [​IMG]
    Các thành viên Pravyi Sector đã gây rối trong phiên tòa xét xử "tội ác diệt chủng" của đồng bọn

    Sự kiện xảy ra ở Odessa có thể đi vào lịch sử hiện đại Ukraine như một loại tội phạm chưa từng có và một bi kịch lớn.

    Một số nhân chứng cho biết, các chiến binh "Khu vực cánh hữu" đã dùng súng bắn vào những người chạy ra và ném “****tail Molotov” (bom Molotov-bom xăng) vào tòa nhà thiêu sống hàng chục người dân bị mắc kẹt trong đó.

    Một số nhà chính trị Ukraine cho rằng, số người chết lên đến 116 người và cáo buộc nhà chức trách Kiev tìm cách đổ lỗi cho Nga và người biểu tình để che giấu sự thật về vụ “thảm sát” này. Từ đó đến nay, đã nửa năm trôi qua mà cuộc điều tra vẫn tiếp tục kéo dài và “những kẻ diệt chủng” vẫn chưa được định tội.

    Ukraine đã chìm trong cuộc khủng hoảng sâu rộng kể từ khi cựu Tổng thống Viktor Yanukovich bị lật đổ tháng 2/2014. Cuộc lật đổ khiến cho Crimea và Sevastopol tuyên bố không thừa nhận nhà nước Ukraine lập nên sau cuộc đảo chính và trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga vào ngày 16 tháng 3 năm 2014.

    Sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, người dân miền đông cũng noi theo gương của Crimea và tuyên bố không công nhận chính quyền Kiev. Các cuộc biểu tình đòi Liên bang hóa nổ ra ở khắp các tỉnh miền Đông như Donetsk, Lugansk, Kharkov, thậm chí là cả tỉnh tây nam Odessa.

    Người dân miền đông đã tự lập lực lượng dân quân và chống lại chiến dịch quân sự của Kiev. Cuộc “nội chiến” giữa chính phủ cầm quyền ở Kiev và phe ly khai Donbass đã kéo dài cho đến nay và hiện chưa có hy vọng sẽ kết thúc trong thời gian tới.

    Huy Bình
    Bọn ngốc dám xử chủng tộc thượng đẳng à!
    Last edited by a moderator: 01/12/2014
    tanhoa, 01863437847, hantt20004 người khác thích bài này.
  6. nguoiduongthoi

    nguoiduongthoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    2.883
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    Chủ nhật thư giãn chút, sang tuần chiến tiếp.:-D
    giamadai, gaume1, nobita11024 người khác thích bài này.
  7. NamTuocAudiA4

    NamTuocAudiA4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2014
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    1.222
    http://infonet.vn/nga-keu-goi-bo-cam-van-eu-thang-thung-tu-choi-post152500.info
    Quá đau cho nga bị Eu thẳng thừng từ chối :-D
    jun_lee, anhtanh, Lefan_12 người khác thích bài này.
  8. Everest_V

    Everest_V Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/11/2014
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    503
    Nói chung nhìn vào lịch sử thì thấy các quốc gia nào chia tay Nga Ngố càng sớm thì cái giá phải trả càng ít, gia nhập EU càng nhanh thì sự tiến bộ thịnh vượng càng đến mau chóng. Tiệp Khắc, Hungary, Ru, Balan, 3 nước Baltic..., tất cả đã được đúc kết thành quy luật. Ukraine hôm nay mới tỉnh ngộ nhưng cái giá họ đang phải trả vẫn còn rẻ chán so với những gì Belarus, Armenia và mấy nước vùng Trung Á phải trả trong tương lai :D

    Chúng ta hãy chờ xem.

    Anyway, hôm nay nhân dân Moldova (một quốc gia có vùng lãnh thổ bị xâm chiếm bởi LB Nga) đi bầu quốc hội. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là một cuộc trắc nghiệm gián tiếp thể hiện tình cảm của nhân dân các quốc gia láng giềng đối với chính sách mà LB Nga đang thi hành ở Ukraine.

    http://www.vietnamplus.vn/32-trieu-cu-tri-moldova-lua-chon-duong-loi-doi-ngoai/294003.vnp

    Chúng ta hãy chờ xem
    anhtanh, Lefan_1Hasert thích bài này.
  9. Everest_V

    Everest_V Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/11/2014
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    503
    Nga bây giờ chắc chỉ còn có mỗi quân sự là có thể ngẩng mặt tự hào với thế giới, nhờ?

    Một quốc gia còn mỗi sức mạnh cơ bắp để khoe khoang, thế ko biết sẽ bền vững được bao năm, nhờ :-D
    --- Gộp bài viết: 30/11/2014, Bài cũ từ: 30/11/2014 ---
    Thế giới văn minh phản đối chính sách ko dứt khoát của TT Pháp

    [​IMG]
    anhtanh, Lefan_1, Hasert1 người khác thích bài này.
  10. Haiphongfun

    Haiphongfun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    2.581
    Nếu như ngày mai xảy ra chiến tranh Nga - Mỹ

    Bài viết của Thượng tướng Leonhid Ivashov, Chủ tịch Trung tâm phân tích địa-chính trị (từ năm 1996 đến 2001- Chủ nhiệm Tổng cục hợp tác quân sự quốc tế Bộ Quốc phòng LB Nga) qua bài trả lời phỏng vấn Báo “ Bình luận quân sự độc lập” đăng ngày 28/11/2014 để tham khảo.

    Trước hết là câu kết luận của ông: “Lá chắn hạt nhân của chúng ta (Nga) không đảm bảo được an ninh ”.

    Sau đây là nội dung bài trả lời phỏng vấn:

    Thưa Leonhid Grigorievich (cách gọi kính trọng Ivanshov), chúng ta (Nga) đã thu được gì sau 1/4 thế kỷ cái gọi là đối tác với Phương Tây: NATO với hệ thống phòng thủ tên lửa Châu Âu (NMD Châu Âu) đã ở ngay sát nách, hạm đội Mỹ với hệ thống “Aegis” ngay sát bờ chúng ta, tại Ukraine đang xảy ra nội chiến, trên mặt trận ngoại giao không có gì thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn, còn hợp tác quân sự quốc tế gần như bị ngưng lại… Thành thử có lẽ chỉ còn trông vào sự cân bằng cán cân Lực lượng kiềm chế hạt nhân với Mỹ, như mới được (các quan chức Nga) tuyên bố thời gian gần đây?

    Không thể trông chờ vào (sự cân bằng) đó. Trên các phương tiện mang đã được triển khai, chúng ta có nhiều hơn một khối tác chiến so với người Mỹ, nhưng điều đó không có nghĩa lý gì cả, bởi vì tiềm lực hạt nhân chiến lược của chúng ta đã không còn là yếu tố đảm bảo an ninh .

    [​IMG]
    Hải quân Mỹ đã sở hữu vũ khí chống tên lửa và chống vệ tinh rất hiệu quả .Ảnh www.navy.mil
    Tuyên bố ấn tượng quá!

    Chúng ta hãy cùng xem xét. Nga chỉ có thể tấn công lãnh thổ Mỹ bằng các tên lửa đạn đạo, nhưng người Mỹ có thể tấn công lãnh thổ chúng ta không chỉ bằng các tên lửa đạn đạo, mà còn cả tên lửa có cánh mà Mỹ đang có trong kho hàng nghìn quả.

    Theo tính toán, trong đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu (của Mỹ) , thậm chí (Mỹ) không cần dùng đến vũ khí hạt nhân thì cũng đã có đến 70% các phương tiện tên lửa hạt nhân của Nga bị tiêu diệt

    Ai đưa ra những tính toán như vậy?

    Người Mỹ đã tính các kịch bản trên trên máy tính và luyện tập các phương án trong các cuộc tập trận tham mưu - chỉ huy.

    Họ đã tính như sau: sau đòn tấn công toàn cầu – thôi chúng ta không nói về tỷ lệ nữa – phần lớn các tổ hợp “ Topol”, “ Iars” trong các hầm phóng và trên các tàu ngầm sẽ bị tiêu diệt, đồng thời, các vệ tinh của Nga như vệ tinh trinh sát, dẫn đường và v.v cũng sẽ bị tấn công .

    Mỹ đã có Cụm phương tiện tấn công vũ trụ các mục tiêu như vậy và nó có thể được tăng cường vào bất kỳ thời điểm nào. Bên cạnh đó , Lực lượng hạt nhân chiến lược của Mỹ cũng được hệ thống NMD bảo vệ một cách chắc chắn.

    “Chắc chắn” có nghĩa như thế nào? Từ thời Xô Viết, người ta đã khẳng định là không có một hệ thống phòng thủ chống tên lửa nào đảm bảo 100% và sẽ không có một hệ thống nào như vậy.

    Như đã biết, chỉ có thể bảo hiểm mới đảm bảo 100%, nhưng hệ thống NMD toàn cầu của Mỹ, căn cứ vào những lần bắn thử nghiệm mới đây nhất, - là một công cụ cực kỳ hiệu quả. Trước hết là các tàu chiến được trang bị hệ thống thông tin- điều khiển “Aegis”,- theo chương trình (của Mỹ), sẽ có 93 đơn vị tàu như vậy được triển khai - mỗi một tàu có tới hàng trăm tên lửa đánh chặn.

    Đúng ra (Nga) phải đặc biệt chú ý đến “Aegis” bố trí trên các tàu, vì nó rất cơ động và không nghi ngờ gì nữa, trong giai đoạn đe dọa, các tàu lớp này sẽ có mặt ngay dưới quỹ đạo bay của các tên lửa chúng ta (Nga).

    Hơn nữa, các tàu này hiện đang liên tục xuất hiện lúc thì ở Biển Baren, lúc thì ở Biển Đen, còn chiếc tàu tuần dương mang tên lửa có điều khiển hiện đại nhất của Mỹ “Monterey” đang thường xuyên có mặt dọc các bờ biển của nước ta (Nga)

    Còn các thành tố trên mặt đất trong hệ thống NMD của Mỹ ở Ba Lan và Rumani. Các hệ thống được bố trí tại đó có tầm bắn 5.500 km, có nghĩa là với tới tận sông Volga.

    Từ thực tế trên, có thể rút ra kết luận là vào thời điểm này người Mỹ sở hữu khả năng tiêu diệt các tên lửa chúng ta khi chúng bắt đầu tăng tốc, “xử lý” các khối tác chiến khi chúng đang bay trên quỹ đạo và khi các đầu tác chiến bay trong bầu khí quyển, các tổ hợp THAAD và Patriot (của Mỹ) sẽ vào cuộc.

    Đến năm 2018, Mỹ lên kế hoạch sở hữu hệ thống NMD có thể bảo vệ Mỹ trước các Lực lượng hạt nhân của Nga - nếu như không được 100 % - dĩ nhiên là rất khó để đạt được tỷ lệ như vậy – thì cũng với mức độ rất cao.

    Chúng ta (Nga) không có hệ thống NMD như vậy. Chính vì vậy mà có thể hình dung như sau: khoảng vài chục khối tác chiến của Nga sẽ bay đến lãnh thổ nước Mỹ, còn từ Mỹ đến Nga – khoảng 500. Mỹ phóng bao nhiêu tên lửa thì sẽ có bấy nhiêu quả bay đến lãnh thổ Nga, -chúng ta (Nga) không có gì để đánh chặn chúng .

    Hiện không có bất cứ một sự cân bằng chiến lược nào và cần phải chấp nhận một thực tế là người Mỹ đang có một tiềm lực (quân sự) tiến gần đến ngưỡng đạt ưu thế quyết định trước các Lực lượng vũ trang Liên Bang Nga

    HƯỚNG CỦA ĐÒN TẤN CÔNG CHỦ YẾU (Tiêu đề là của “ Bình luận quân sự độc lập”)

    Người Mỹ sẽ sử hiện thực hóa ưu thế của mình như thế nào?

    Tôi có lẽ không loại trừ khả năng tiến hành đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu, bởi vì các sự kiện trên thế giới đang phát triển theo hướng buộc người Mỹ phải hành động. Hãy nhìn xem. Năm 2015, Trung Quốc sẽ tuyên bố là nền kinh tế số một thế giới, có nghĩa là Mỹ mất vai trò dẫn đầu trong kinh tế .

    Còn nước Nga, mặc dù có những vấn đề nội bộ của mình, đã trở thành quốc gia dẫn đầu các tiến trình chính trị, và tôi có thể nói ở mức cao hơn - là địa - chính trị của một thế giới đổi mới với những đường nét cơ bản đang được thể hiện rõ: thành lập Quốc gia liên minh (Nga- Belarus-ND), Liên minh Á-Âu đã được công bố thành lập, thành lập Tổ chức hợp tác Thượng Hải,- nhưng quan trọng nhất vẫn là nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) . Trong mọi trường hợp, người đưa ra sáng kiến đầu tiên đều là Nga.

    Tại sao BRICS lại làm siêu cường duy nhất trên thế giới quan ngại?

    Thứ nhất, BRICS – đấy là một nửa thế giới. Thứ hai , đây không chỉ đơn giản chỉ là các quốc gia, mà là các nước đại diện cho các nền văn minh. Nếu xét về bản chất, đây là một Liên minh của các nền văn minh không phải là văn minh Phương Tây.

    Ngoài ra, trong khuôn khổ nhóm BRICS cũng đã thiết lập những cơ cấu thay thế IMF, WB và Hệ thống dự trữ liên bang (Mỹ-ND), đã có những thỏa thuận về thanh toán trong thương mại bằng các đồng tiền không phải là đôla. Dễ gì người Mỹ có thể chấp nhận vai trò thứ hai trong kinh tế và trong nền chính trị thế giới.

    Ông cho rằng, chỉ cần thay đồng đô la bằng đồng rúp và đồng nhân dân tệ là đủ cơ sở để Mỹ sử dụng lực lượng vũ trang?

    Như chúng ta đã biết, sau ngày 11/9/2001 Mỹ đã thông qua các đạo luật và các sắc luật và đã được Quốc hội phê chuẩn- các đạo luật và sắc luật này cho phép Mỹ có quyền tiến hành các đòn tấn công bất kỳ quốc gia nào nếu Mỹ cho rằng là trên lãnh thổ quốc gia đó đang hình thành các mối đe dọa an ninh Mỹ .

    Thực chất, những đạo luật như vậy đã phá vỡ các cơ sở của Luật pháp quốc tế và toàn bộ hệ thống an ninh. Nhưng chúng đã được thử nghiệm ở Nam Tư, Iraq và Lybia, và bây giờ nó đang nhằm vào Nga.

    Công tác chuẩn bị đã được tiến hành: bắt đầu là từ diễn đàn Đại Hội đồng LHQ và sau đó là tại diễn đàn G-20 - B.Obama tuyên bố là cùng với dịch sốt Ebola, nước Nga là mối đe dọa chủ yếu đối với nhân loại.

    Đổ thêm dầu vào lửa là phát biểu mới đây của Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang thống nhất NATO tại Châu Âu, tướng Mỹ Philip Breedlove về việc Nga đe dọa Phương Tây, vì “nước này đang tiến sát đến biên giới NATO”.

    Có lẽ vì ông này học kém ở West-Point (Học viện quân sự nổi tiếng của Mỹ) chăng?

    Dù thế nào đi nữa thì tiếp sau các tuyên bố như trên đã có các bước đi cụ thể. Chúng ta ít để ý đến một thực tế là hiện nay NATO đã tập trung gần như toàn bộ những gì cần thiết để tiến hành đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu,- khối này đã triển khai ngay sát biên giới của chúng ta thêm 5 căn cứ quân sự nữa.

    Thêm một dẫn chứng : Ba Lan đưa ra sáng kiến thành lập một liên minh chống tên lửa với Latvia, Estonia và Litva – những động thái như vậy nhằm mục đích gì?

    Nói chung, chỉ có những kẻ mù, điếc và thiểu năng mới không hiểu một thực tế: Chúng ta (Nga) đã bị một vành đai chống tên lửa bao vây từ 4 phía.

    NGA CẦN CÁC CĂN CỨ SÁT NÁCH MỸ

    Bức tranh có vẻ ảm đạm quá (nguyên văn - ngày tận thế). Chúng ta phải làm gì, nếu như, như ông đã khẳng định là ngày mai có thể xảy ra chiến tranh?

    Nếu như chúng ta không thể chặn được tên lửa đạn đạo, nếu như chúng ta không có phương tiện để đánh chặn, thậm chí chỉ để phát hiện tên lửa có cánh, cần phải thay đổi một cách căn bản cách tiếp cận quân sự- chiến lược đối với vấn đề đảm bảo an ninh- phải cấp tốc thành lập các cụm quân tấn công và bố trí chúng ngay sát nước Mỹ để có khả năng ngay lập tức tấn công lãnh thổ Mỹ .

    Không những thế, cần phải giải quyết vấn đề này một cách đồng bộ. Nó bao gồm các tàu nổi và tàu ngầm mang tên lửa có cánh cùng các cụm quân mặt đất trên lãnh thổ các nước bạn bè của chúng ta.

    Lại một cuộc khủng hoảng Caribe lần nữa chăng?

    Người Mỹ không để cho chúng ta một lối thoát nào khác. Phương án số một – tấn công lãnh thổ nước Mỹ từ cự ly gần nhất có thể. Tại sao các tàu của chúng ta không thể hiện diện gần bờ biển Mỹ, nếu các tàu sân bay của Mỹ nghễu nghiện ngay sát nách chúng ta - ở Nhật Bản cũng đã triển khai hệ thống “Aegis”?

    Nói chung, chính chúng ta (Nga) có lỗi, tự mình đưa mình vào tình thế khó khăn như hiện nay – tự mình giải trừ quân bị không có chừng mực trong khi người Mỹ đã làm tất cả để đạt được ưu thế quân sự quyết định trước chúng ta.

    Như vậy ông khẳng định rằng, chiến dịch “Khủng hoảng Caribe lần hai” sẽ có ích cho chúng ta?

    Năm 1962, các đòn tấn công hạt nhân vào Liên Xô được ngăn chặn bởi vì chúng ta đã triển khai các tên lửa hạt nhân và không quân tại CuBa . Xin hãy nhớ lại những diễn biến sự kiện. Người Mỹ bắt đầu triển khai tên lửa tại Thổ Nhĩ Kỳ. Kế hoạch của Mỹ khi thành lập cụm quân tên lửa và không quân như vậy là để ngay lập tức tiến công 300 thành phố của Liên Xô.

    Và nếu như những lực lượng cần thiết đã được triển khai đầy đủ thì không còn nghi ngờ gì nữa, đòn tấn công đã được thực hiện. Nhưng khi đó, các tên lửa của chúng ta xuất hiện ngay trước mũi người Mỹ, và vì người Mỹ quá hiểu là sẽ có các đòn tấn công trả đũa nên tâm lý hiếu chiến của xã hội Mỹ mà trước hết là của giới lãnh đạo mới nhanh chóng nguội đi, vì thế mới có các thỏa hiệp và sau đó là tiến trình giải trừ quân bị.

    Mười năm sau đó chúng ta (Nga-Mỹ) ký được Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (năm 1972) và đã thiết lập đường dây điện thoại trực tiếp- được gọi là đường dây đỏ (nóng) nối Lãnh đạo Mỹ và lãnh đạo Liên Xô để đề phòng những trường hợp không lường trước .

    Và trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang không có gì để đánh trả đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu, ngoài việc thực hiện lại kịch bản năm 1962, mà cụ thể là : bố trí vũ khí chính xác cao của chúng ta sát biên giới nước Mỹ , để có thể đảm bảo chắc chắn là sẽ đánh đòn trả đũa .

    Liệu ý tưởng sử dụng lãnh thổ BRICS cho các mục đích trên có thực tế không?

    Trước hết, trong tình hình quốc tế như hiện nay cần phải thỏa thuận với người Trung Quốc về hợp tác chống lại các hệ thống NMD của nước ngoài .

    Trong thỏa thuận đó cần phải có một điều khoản nào đó ghi nhớ là trong trường hợp một trong hai nước bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân hoặc các đòn tấn công phi hạt nhân ồ ạt , thì để đáp trả , chúng ta (Nga và Trung Quốc-ND) sẽ áp dụng một số biện pháp chung nhất định nào đó .

    Người Trung Quốc hiện giờ chưa sẵn sàng cho một liên minh quân sự lớn (với Nga-ND), nhưng để thiết lập mối quan hệ đồng minh ở một hướng nhất định nào đó, rất có thể họ sẽ sẵn sàng .

    Ví dụ như trong năm nay, Hải quân của chúng ta đã tham gia vào các cuộc tập trận chung với Trung Quốc với kịch bản phá tuyến phong tỏa eo biển Malacka- tuyến giao thông đường thủy mà Trung Quốc sử dụng để vận chuyển nhiên liệu về Trung Quốc .

    Và tương tự như vậy,- cũng có thể đối thoại (với Trung Quốc) về vấn đề chống lại NMD của Mỹ . Đây sẽ là một nhân tố chính trị- ngoại giao mạnh có tác dụng kiềm chế (Mỹ) . Và nói chung, lẽ ra (Nga) đã phải suy nghĩ về việc thành lập một hệ thống an ninh quốc tế chung trong khuôn khổ BRICS từ lâu rồi .

    Và tất cả Châu Mỹ La Tinh, như người ta đã biết là nơi có tâm lý bài Mỹ rất mạnh, cũng đồng ý?

    Nếu công khai thì chắc là khó, họ sẽ thận trọng vì những lý do kinh tế và chính trị . Tất cả họ đều hiểu rất rõ là các cơ quan đặc biệt Mỹ (tình báo) là những chuyên gia thượng thặng về đảo chính và các cuộc cách mạng màu .

    Nhưng trong lĩnh vực ngoại giao còn có những hệ thống những thỏa thuận không công khai. Và không có gì quá gây khó khăn cho các bên để có thể thỏa thuận với nhau về việc bố trí căn cứ các tàu của Nga, ví dụ như ở Venexuela, hay Brazil.

    PHƯƠNG TÂY BUỘC PHẢI IM LẶNG NHƯ THẾ NÀO?

    Liệu ngành ngoại giao của chúng ta có thể hoạt động hiệu quả ở quy mô xuyên quốc gia, nếu như trong tất cả các trận chiến sau bàn đàm phán ở Châu Âu, chúng ta - nếu nói một cách thực chất, đều đã thua và cho phép NATO tiến sát đến biên giới của chúng ta?

    Chúng ta thua, bởi vì chúng ta không tự chủ - bị rơi vào cái thòng lọng kinh tế- tài chính của Mỹ. Và còn cái gọi là đạo quân thứ năm đã thâm nhập sâu vào tất cả các nhánh quyền lực (của Nga) .

    Chúng ta từng thể hiện rõ quan điểm của mình, nhưng sau đó lại bị sức ép cả từ bên ngoài và từ bên trong, và chúng ta lùi lại. Theo các quy luật trong nghệ thuật quân sự, những kẻ bỏ chạy sẽ bị truy đuổi và đánh tan..

    Có lẽ ông cũng biết là nhân kỷ niệm 20 năm ngày bức tường Berlin sụp đổ Mikhail Gorbachev đã tuyên bố, dường như không ai đưa ra bảo đảm với chúng ta về việc không mở rộng NATO về hướng Đông, thậm chí đã không có một cuộc trao đổi nào về vấn đề này?

    Điều đó không đúng sự thật. Không những thế, khi Hiệp ước cơ sở (về mối quan hệ Nga- NATO, hợp tác và an ninh – ký tháng 5/1997 tại Paris- ND), các bên đều thống nhất là đã hình thành một hệ thống an ninh tập thể và NATO không có lý do gì để mở rộng sang hướng Đông .

    Người Ý, người Hy Lạp, người Bỉ và cả người Đức đều chống lại việc triển khai các cơ sở hạ tầng quân sự tại các nước thành viên cũ khối Warszawa.

    Nhưng người Mỹ ấn nút và - tất cả đều im bặt. Đấy chính là lý do tại sao tất cả các tổng thư ký NATO đều làm tôi liên tưởng đến hình ảnh các con cờ trên bàn cờ và do những người chơi mạnh hơn điều khiển .

    Có lẽ chỉ có G.Roberon là có quan điểm độc lập. Còn Javier Solana - bị các đại tá Mỹ chỉ huy. Điều này tôi đã nói thẳng với J.Solana, ông ta tự ái và đã phàn nàn về tôi với Nguyên soái Xergeev.

    Ở cấp độ nhà nước cũng vậy. Hans Dietrich Genscher và Helmut Kohl (các thủ tướng Đức – ND) đều là các chính khách rất độc lập. Nhưng người Mỹ đã thay thế họ bằng những nhân vật dễ bảo hơn.

    Tôi không biết là trong các cuộc gặp kín Angel Merkel đã nói với V.Putin những gì , nhưng khi công khai bà này thể hiện một lập trường trung thành hoàn toàn với ngài B.Obama. Cũng có thể, bà này bị sức ép.

    Ý ông muốn nói tới việc đã “tóm được điểm yếu” của nhau để sử dụng nếu cần thiết ?

    Thế các bạn nghĩ là người Mỹ không có khả năng làm những việc này à?

    Một ví dụ. Khi lập kể hoạch đổ quân xuống Prishtina (chiến dịch đổ bộ một tiểu đoàn lính đổ bộ đường không Nga xuống Prishtina – thủ phủ Kosovo ngày 11,12 / 6/1999-ND) thì chúng ta, để loại trừ các cuộc xung đột vũ trang (với các nước NATO) đã báo trước cho lãnh đạo bộ quốc phòng một số nước Châu Âu, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Đức R. Sharping, vì ông này và các tướng lĩnh của mình đều có mong muốn hợp tác (với Nga) .

    Thậm chí (chúng ta) còn tiến hành các cuộc hội nghị và mời Sharping đến dự, còn Tổng tư lệnh các Lực lượng thống nhất NATO tại Kosovo là đại tướng Mỹ Wesley Clark thì không được mời. Và người ta đã không tha thứ cho R.Sharping về điều đó – họ đã truy ra ông này thời còn trẻ đã tham gia vào một tổ chức cấp tiến nào đấy và cách chức.

    Nói một cách khác , người Mỹ đã “dọn dẹp sạch” môi trường ngoại giao ở Châu Âu và chúng ta (Nga) không còn việc gì để làm ở đó nữa?

    Tại sao lại thế! Tôi nghĩ rằng, vẫn có các cuộc đàm phán không công khai nào đó đang được tiến hành. Bởi vì không phải tất cả những cái gì tốt cho người Mỹ cũng đều thích hợp với Châu Âu.

    Theo ông thì sẽ có kết quả chứ ?

    Sẽ có, nếu như không quên rằng, chính sách đối ngoại chỉ mạnh khi đằng sau nó là một lực lượng quân sự mạnh

    P/S: haizzzz, chắc mai em chuyển sang fan Mẽo, Nga sắp thua tới nơi rồi :(. Cho hỏi Fan Mẽo một tháng được bao nhieeu Obama vậy :P
    Last edited by a moderator: 01/12/2014
    nobita1102, hieunch, engkhoi7 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này