1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hantt2000

    hantt2000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2014
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    236
    Thảm họa kinh tế buộc Kiev đi ngược hội nhập châu Âu


    Cuộc hội nhập châu Âu vội vã và động tác tuyệt giao thương mại với Nga đã đưa Ukraina đến chỗ bế tắc kinh tế, - đó là nhận xét của báo kinh doanh “Vzglyad”.

    Giới doanh nghiệp châu Âu bực tức vì hành động của chính quyền Ukraina – Kiev đã quyết định trong một năm áp thuế bổ sung (5-10%) với hầu như toàn bộ hàng nhập khẩu, chỉ trừ ngoại lệ "quan trọng sống còn" là năng lượng nhập khẩu (than, khí đốt, dầu mỏ, điện).
    Kiev biện minh cho việc áp thuế là cần phải ổn định cán cân thanh toán của đất nước và bù đắp cho ngân sách bị thâm hụt. Tuy nhiên, từ nhãn quan pháp luật, qui định thuế này là hành động phi lý kế tiếp của quan chức Ukraina.
    Quyết định áp thuế bổ sung vi phạm chuẩn mực và pháp luật quốc tế, mà chính Ukraina đã đặt chữ ký cam kết. Hơn nữa, động thái này phá hoại bản thân đường lối hội nhập châu Âu, mục tiêu huy động dân Ukraina tụ tập ở Maidan và một số người đã hy sinh cả mạng sống. Thuế nhập khẩu không chỉ vi phạm các quy định của WTO, mà còn đặt ra câu hỏi nghi ngờ về sự cần thiết ký kết phần kinh tế trong hội nhập với EU, vốn là cơ sở cho tự do thương mại giữa châu Âu và Ukraina.
    Giới kinh doanh Ukraina được nuôi dưỡng bằng câu chuyện thần thoại là hội nhập với EU sẽ mở ra thị trường mới rất rộng lớn, vì thế có thể gạt các đối tác Nga xuống hàng thứ yếu. "Nhưng rốt cuộc đánh mất thị trường cũ (là Nga) nhưng lại không mở ra được cái mới. Người châu Âu từng hứa hẹn quá nhiều bây giờ đã cho Kiev hiểu rõ rằng châu Âu đơn giản là không cần đến hàng hoá của Ukraina”, - báo dẫn nhận định của chuyên viên Sergey Kozlovsky từ Grand Capital.
    --- Gộp bài viết: 01/01/2015, Bài cũ từ: 01/01/2015 ---
    Tỷ giá hối đoái đồng rúp Nga quay trở lại chỉ số hồi đầu tháng Mười hai


    Tỷ giá chính thức giữa rúp và đô la của Ngân hàng Nga ngày 27 tháng 12 là 52,0343 rúp/đô la, - Ngân hàng Nga thông báo.

    Như vậy, đồng rúp tăng giá 1,12% so ngày hôm qua.
    Tỷ giá chính thức giữa đồng rúp và đồng euro hôm nay là 63,5131 rúp/euro, tăng 1,27%.
    lhtri1985catalaya thích bài này.
  2. hantt2000

    hantt2000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2014
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    236
    Các lãnh đạo châu Âu đang “nổi dậy” phản lại trừng phạt của Mỹ chống Nga


    Trong số lãnh đạo các quốc gia châu Âu, đang ghi nhận "cái gì đó giống như cuộc nổi dậy" chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga, - cây bút chính luận Mỹ Patrick Smith đã viết như vậy trên Salon.

    Theo quan điểm của ông, bằng chứng của việc này là những tuyên bố gần đây của các lãnh đạo châu Âu như Thủ tướng Italy Matteo Renzi, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Martin Lidegor. Tất cả họ, - theo Smith -, "cách này hay cách khác" đang chứng minh rằng họ không ủng hộ chính sách trừng phạt.
    Thủ tướng Italy chẳng hạn đã tuyên bố rằng các biện pháp trừng phạt mới chống Liên bang Nga "hoàn toàn không cần thiết".
    Nhà báo Patrick Smith cho rằng sự phá hoại của lệnh trừng phạt ngày càng cảm thấy rõ ở bên ngoài nước Nga. Theo lời ông, nếu năm 2008 châu Âu từng đủ mạnh để đối phó với những vấn đề kinh tế, thì bây giờ họ đang hầu như chẳng còn sức lực gì nữa. Nhà báo lưu ý rằng những vấn đề này, cụ thể là sự "hỗn loạn" trên thị trường tiền tệ các nước láng giềng với Nga, đơn giản là bị các phương tiện truyền thông Mỹ phớt lờ.
    Ngoài ra, nhà báo Smith khẳng định rằng chính sách của Tổng thống Nga nhận được sự hiểu biết của nhiều người châu Âu. Theo lời ông Patrick Smith, họ thừa nhận nhà lãnh đạo Nga có quyền cho rằng chủ quyền của nước Nga đang bị đe dọa.
    --- Gộp bài viết: 01/01/2015, Bài cũ từ: 01/01/2015 ---
    Bắc Triều Tiên: việc Crưm sáp nhập với Nga là "hoàn toàn hợp lý"


    Ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên đồng tình với việc Crưm sáp nhập vào Nga, - theo TASS dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên Chjon Don-hak.

    Ông nói rằng, chính quyền CHDCND Triều Tiên coi "việc Crưm sáp nhập với Liên bang Nga là hoàn toàn hợp lý." Nhà ngoại giao cũng nhận định đất nước sẽ đứng vững trước chiến dịch bài Nga do "Hoa Kỳ và các nước phương Tây áp đặt."
    "Chúng tôi thấy Nga có quan điểm công bằng, mạnh mẽ bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Nhân dân Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin sẽ thành công đối phó những áp lực và biện pháp trừng phạt từ bên ngoài,"- nhà ngoại giao Triều Tiên tuyên bố.

    Ps Một trong những quốc gia cực kỳ mạnh mẽ và có tinh thần dân tộc cao nhất thế giới đã lên tiếng.
    lhtri1985catalaya thích bài này.
  3. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Tưởng Gs tiếp tục bài kinh tế hoá ra lại lật cánh sang ngạch quân sự. Nói thật với Gs là Nmd đặt ra cho nó vui thôi, chứ với tên lửa Sineva tầm bắn 12 000 km đặt trên tầu ngầm thì Nga có thể chấp Mỹ đặt căn cứ ở đâu cũng được.
    Chi phí quốc phòng của Nga hiện nay cao, nhưng không phải quá cao so với thế giới (mức chi 3,5 % GDP (70/2000), còn thấp hơn Mỹ (khoảng 4%, 700/17000)), nhưng cần nhớ một điều là nợ công Nga rất thấp (cỡ 50 tỷ, coi như không có), không bù được so với nọ công Mỹ (khoảng trên 100% GDP). Điều này có nghĩa là riêng tiền trả lãi vay của Mỹ đã lớn gấp nhiều lần tổng chi phí quốc phòng Nga.
    Nói như vậy để thấy là Chuyện chi phí Qp Nga cao chỉ là bài nói cho vui. Hiện Nga đang trong quá trình tái vũ trang hạm đội, nên tất nhiên là nó cao, nhưng có thể san sẻ cho nhiều năm, không nhất thiết ngay một lúc.
    Chương trình NMD triển khai lâu rồi, chưa thấy ra cái giống gì. Với cái đinh kaliningrad cắm giữa lòng âu châu, Nga có thể doạ cho Đức, Pháp sợ vãi tè bất kỳ lúc nào cũng được. NMD làm gì nổi không.
    --- Gộp bài viết: 01/01/2015, Bài cũ từ: 01/01/2015 ---
    Ps: Gs đừng bắt chước Andrew Trần hơi tí là lôi tiếng Anh ra. Không phải vài bài báo có tí tiếng Tây là doạ thiên hạ được. Dạo này thấy Gs trích dẫn hơi bị nhiều.
    engkhoi, HaNoiOld, vyhachit9 người khác thích bài này.
  4. gaume1

    gaume1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    366
    Tại sao Crưm và Sevastopol?

    Cảng nước ấm tự nhiên Sevastopol và cơ sở hạ tầng mở rộng làm cho nó một trong những căn cứ hải quân tốt nhất ở Biển Đen. Nó cũng là một biểu tượng mạnh quyền lực của Nga. Từ Sevastopol Hạm đội Biển Đen Nga có khả năng ngay lập tức triển khai các hoạt động trong khu vực. Sevastopol cũng cho phép Hải quân Nga vươn đến Địa Trung Hải, Nam Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương dù chịu sự giới hạn bởi Công ước Montreaux về quá cảnh của tàu chiến qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian chiến tranh. Đó cũng là đại bản doanh của Lực lượng đặc nhiệm Địa Trung Hải của Nga, mà gần đây đã nối lại hoạt động thường trực ở Đông Địa Trung Hải , mở rộng tầm với của Nga và nâng cao uy tín của Nga trong khu vực. Gần đây Me***erranean Task Force đã cung cấp trang thiết bị quân sự cho Syria, để giải giáp vũ khí hóa học Syria và tiến hành các hoạt động chống cướp biển gần Somalia.

    Ngoài ra, việc kiểm soát Crimea giúp Nga tăng khả năng phòng thủ chiến lược. Hạm đội Biển Đen được trang bị tốt có khả năng giải quyết các mối đe dọa từ hải quân từ các quốc gia khác trong khu vực để đảm bảo lợi ích của Nga trong Biển Đen. Crimea cũng là căn cứ Lữ BSF 11 phòng thủ bờ biển sử dụng các hệ thống K-300P, Yakhont. Cùng việc kiểm soát lâu dài bán đảo này, Nga có thể nâng cấp năng lực phòng không Crimea, cùng với máy bay chiến đấu tại Kacha và Gvardeisk căn cứ không quân Crimea, nâng cao đáng kể khả năng bảo vệ Nga trên sườn phía nam.

    Mũi giáo chọc vào Ucraina.

    Mặc dùvậy, đảm bảo lợi ích quân sự như trên có lẽ không phải là lý do duy nhất để Putin chiếm Crimea của. Lý do không kém quan trọng là để lấy lại ảnh hưởng ở Ukraine vốn đã giảm đi nhanh chóng sau khi Yanukovich bị loại bỏ. Bằng việc kiểm soát Crimea, Putin làm cho việc tìm kiếm cơ may hội nhập EU của Ukraine trở nên ít hấp dẫn đối với phương Tây. Ông hy vọng rằng Crimea sẽ là một biểu tượng để khuyến khích các phe phái thân Nga ở Ukraine chống lại những nỗ lực của Kiev có quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây. Ông cũng cũng có thể tin rằng phương Tây sẽ ngần ngại kết nạp Ukraine trong khi nó đang bị lôi kéo sâu vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nga. Đây cũng là chính sách mà Putin sử dụng ở Georgia và các nơi khác trong CIS để chống lại những nỗ lực mở rộng của NATO và EU.

    Nêú chiến lược của Putin không đạt được kết quả mong muốn, Crimea có thể được dùng làm căn chiến lược dành cho các hoạt động quân sự trong tương lai chống Ukraine. Thu giữ Crimea, Nga có thể đe dọa Ukraine trên ba mặt trận, từ phía đông bắc, phía đông nam và phía nam (Crimea). Điều này đã khiến cho một nửa phía đông của Ukraine khó phòng thủ. Nếu Lực lượng Ukraine di chuyển quá xa về phía đông để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Ukraine, một cuộc tấn công quân sự từ Crimea cắt đứt nhóm quân này với hậu phương. Ngoài ra, trong trường hợp có xung đột, Crimea có thể được dùng để tiến hành phong tỏa đường biển với các cảng phía nam Ukraine, phục vụ chiến dịch đổ bộ vào các mục tiêu ven biển được lựa chọn. Cuối cùng, không quân Nga tại Crimea có thể hoạt động sâu trong lãnh thổ của Ukraine tấn công các mục tiêu chiến lược, hỗ trợ cho các lực lượng mặt đất của Nga và ngăn chặn hoạt động chuyển quân Ukraina.
    Nguồn: Mạng Xã hội.

    Bình luận: Có thể Putin không tính hết cái giá phải trả cho việc lấy Crimea và Miền Đông, song chắc chắn rằng ông tính hết cái giá phải trả khi không làm những việc nói trên.
    Đừng lấy nhãn quan của người Việt ra để phán xét. Người Việt bị đô hộ hàng ngàn năm, khát vọng độc lập cao hơn nhiều. Liên tục bị xâm lược nên nỗi đau mất lãnh thổ thấm trong máu của mỗi người dân Việt Nam. Còn ở Ucraina, mọi việc có khác. Đơn giản là rất nhiều người ở đó chẳng biết mình là người Nga hay U nữa!

    Đầu năm viết hịch. Chúc hai phe hắc-bạch một năm mới An khang-Thịnh vượng!
    tonkin2007, ltgbau, engkhoi13 người khác thích bài này.
  5. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    @thanhle2004 : Mình không bàn sang vấn đề QS là Mỹ sẽ bóp nghẹt Nga như thế nào, hay Nga sẽ có phản ứng như thế nào cho hợp lý..v..v.. Mình bàn là thuần túy KT, mỹ leo thang chạy đua vũ trang thì Nga cũng phải chạy theo cho kịp, chứ để mất cân bằng chiến lược về khỏan VKHN thì Nga sẽ xong đời. Như bạn nói Mỹ lập lá chắn này kia thì Nga phải triển khai vũ khí khắc chế thì sẽ cần tiền để sản xuất thêm vũ khí đảm bảo đủ số lượng che chắn tất cả các hướng chiến lược. Triển khai vũ khí trực chiến (tàu ngầm, Iskander) thì phải trả lương cho lính chế độ trực chiến, khấu hao chi phí vận hành VK các loại. Nói chung mục đích của Mỹ mà mình muốn nhấn mạnh ở đây là ép Nga phải chi tiền. Không Nga có cơ hội tiến hành thắt lưng buộc bụng, ổn định kinh tế vĩ mô.

    Vấn để chi phí quốc phòng thì theo kế hoạch của Putin (được trình bày trong bài báo mình đã trích dẫn) chi phí cho QP năm 2015 sẽ vào khoảng 100 tỷ $ ~ 4% GDP, chiếm 35% tổng ngân sách (dự toán với giá dầu ở mức 100$/thùng). Nhưng giá dầu bây giờ chỉ còn 60$/thùng, thâm hụt ngân sách của Nga năm 2015 ước lượng khoảng 50 tỷ $ ở mức giá 60$ này. Chính bọn Nga cũng nói nếu cứ duy trì chi tiêu như hiện nay sau 18 tháng (~70-80 tỷ $) là cạn vốn. Không biết đào đâu ra tiền để chi tiếp.

    Vấn đề nợ quốc gia thì bọn Mỹ cứ phát hành trái phiếu cộng với in tiền là có thể giải quyết được hết. Nga không làm như vậy được, đồng rub không có giá trị thanh tóan quốc tế. Trái phiếu chính phủ Nga sắp được bọn tây lông bảo là rác, ai muốn mua thì cứ mua nhưng không thể dùng làm bảo chứng trên thị trường vốn quốc tế được. Nga không vay tiền tá lả như Mỹ được. Cạn vốn là cạn vốn, không lấy gì chi trả được nữa, trừ phi chấp nhận lạm phát tăng cao trong nước in rub trang trải chi tiêu nhà nước.

    Cuối cùng, sau tranh luận về nợ $ của Rosneft với mấy rồ Nga lúc trước mình rút ra 1 kinh nghiệm là trình bày ý tưởng phải trích dẫn số liệu để tránh phí tài nguyên diễn đàn. Không trích dẫn số liệu rồ Nga vặn vẹo đủ trò, dùng đủ mọi loại lý luận bàng môn tả đạo để cố cãi cho bằng được, làm phí tài nguyên mà còn giảm sức chiến đấu của các bài viết của mình. Do đó bây giờ viết 1 bài có số liệu là phải trích dẫn nguồn tây uy tín, có thể kiểm chứng độc lập = nguồn Nga được. Có như vậy mới tránh được mấy câu bố đời kiểu như số liệu đâu, nguồn tin bịp bơm, báo Việt lá cải chỉ biết dịch ..v..v..
    Lần cập nhật cuối: 01/01/2015
  6. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Trước thì Mỹ in tiền là xong, đúng vậy, nhưng nếu năm nào cũng in hơn 1000 tỷ $ thì vấn đề sẽ căng đấy. Hơn nữa từ nay trở đi có thể thấy là trái phiếu Mỹ không còn có giá nữa, nếu Trung Quốc không mua nữa. Không phải tự nhiên Mỹ cho cắt giảm một loạt tàu chiến, giải tán hạm 2.
    Còn về phía Nga, bác có tin không nếu tôi nói Nga có thể tăng GDP lên cỡ 4000 chỉ sau vài năm, nếu họ chịu đi vay, và người cho vay không ai khác chính là tư bản Tây Lông, bất chấp vụ Crime. Nhưng họ nhớ quá rõ bài học 91 thôi.
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    1/ Về tài chính của mỹ: Mình không muốn bẻ lái sang tranh luận vấn đề này. Bạn có quyền nêu quan điểm thoải mái trên diễn đàn. Ai tin thì tin, không tin thì thôi. Mình khác pro Nga, không chụp mũ tấn công cá nhân, đòi hỏi số liệu chứng minh này kia.

    2/ Chuyện này thì có liên quan đến chủ đề là tương lai của nước Nga đi theo đường của Putin. Mình chỉ hỏi bạn ước lượng sau bao nhiêu năm (3-4, 7-8 ?) thì sẽ đạt 4000 tỷ $; lúc đó Putin có còn cầm lái nước Nga hay không; và vấn đề miền đông Ukr được dàn xếp như thế nào.

    Mình cũng tin rằng nước Nga luôn có cơ hội trở mình. Mình cũng đánh giá ngay từ đầu là Crimea Nga không thể nhả ra được, EU cũng không muốn đánh chết Nga để đòi lại Crimea cho Ukr. Chỉ có vấn đề miền đông thì chắc bọn EU sẽ muốn giải quyết rốt ráo, tốn không biết bao nhiêu vốn tư bản cũng như chính trị mà không thọc tay vào được vựa lúa mì và vỉa than của LX cũ thì rất là lỗ. Do đó ý kiến của bạn mình cũng chẳng phản bác. Chỉ quan tâm là số phận của anh hùng Putin thần thánh thôi. Rồ Nga trên này bảo vệ Putin cứ như dân bắc hàn bảo vệ Kim ủn ỉn ấy. Cứ như tín đồ.
    boleen, namtuoc1984, Everest_T4 người khác thích bài này.
  8. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Ừ. Còn quan điểm của tớ là tranh chấp miền đông Ucra chỉ là cái vỏ, obama hay putin chỉ là những cá nhân. Thực chất đây là cuộc tranh chấp quyền làm chủ nền kinh tế Nga giữa tư bản Nga và phương Tây, và cuộc tranh chấp này thời gian mới rõ được. Ucraina chỉ là một chương trong thảm kịch
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    À, nói chơi về chuyện chạy đua vũ trang thì nó đến thật rồi này. Nước đi thứ nhất, chốt 3 tiến 1, tiên nhân chỉ lộ.

    http://rt.com/news/208907-american-armored-vehicles-europe/

    Next year the number of M1 Abrams tanks and M2A3 Bradley Fighting Vehicles will reach 150 vehicles.
    ..........
    The 100 fighting vehicles supposed to be brought to Europe next year will be “pre-positioned” in Germany - or elsewhere for the US troops conducting drills with NATO partners, Hodges said.

    “I’m going to look at options that would include distributing this equipment in smaller sets, company-size or battalion-size, perhaps in the Baltics, Poland, Romania, Bulgaria, places like that,” he said.
    namtuoc1984Lefan_2 thích bài này.
  10. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Hỏi ngu ti, sao lại phải chạy đua vũ trang?
    hantt2000 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này