1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Đồ cũ, hết niên hạn thì thanh lý, mua mới chứ chạy với đua cái gì?

    Ngân sách ít và việc chi tiêu thế nào là quỳên người ta thôi. Tòan mấy thằng rảnh phán tào lao
    gaume1, hantt2000, Haiphongfun1 người khác thích bài này.
  2. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
  3. SeaWolfTG

    SeaWolfTG Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    2.027
    Người Mỹ phản tỉnh nói thật về cuộc khủng hoảng Ukraine
    (Quan hệ quốc tế) - Đã không ít học giả Mỹ phản tỉnh và nhận ra rằng Ukraine chỉ là bàn đạp để nước Mỹ tiến hành chiến tranh ý thức hệ chống lại nước Nga
    Bản chất cuộc đảo chính Ukraine?

    Ngày 1/1/2014, nhà làm phim, nhà văn nổi tiếng của Mỹ là Oliver Stone đã có cuộc phỏng vấn 4 tiếng đồng hồ cũng với cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych.

    Trong cuộc phỏng vấn này, ông Oliver Stone đã tuyên bố rằng Ukraine chỉ là một trong những nạn nhân của chiến lược chống lại Nga.

    Ông Stone cho rằng Ukraine chỉ là quốc gia mới nhất trong một danh sách dài các nước được Mỹ áp dụng "quyền lực mềm để thay đổi chế độ", là cái cớ để Mỹ tiến hành cuộc "thập tự chinh ý thức hệ" chống lại Nga.

    Lý giải cho những luận điểm của mình, ông Stone cho biết nhiều nhân chứng (gồm cả cảnh sát và các cựu quan chức chính phủ Yanukovych) tin rằng có yếu tố nước ngoài và dấu vết của CIA trong cuộc đảo chính tại Ukraine hồi tháng 2/2014.

    Ông cũng cho rằng các tổ chức chính phủ Mỹ, chẳng hạn như USAID, đã hoạt động tại Ukraine từ sau khi Liên Xô sụp đổ, và Quỹ Quốc gia vì Dân chủ có thể đã tham gia cố vấn cho phe đối lập tại Ukraine về phương pháp tổ chức biểu tình chống chính phủ.

    Stone cũng tỏ ra hoài nghi về một động thái khá bất thường khi có rất nhiều cảnh sát Ukraine thiệt mạng và bị thương trong các cuộc biểu tình lật đổ chính phủ ở Kiev, nhưng không ai trong chính phủ Ukraine mới điều tra về điều này.

    [​IMG]
    Nhà văn, nhà làm phim nổi tiếng Oliver Stone
    Trước đó, có nhiều đồn đoán rằng phe biểu tình lật đổ chính phủ ở Ukraine đã thuê lính bắn tỉa tấn công cảnh sát để kích động bạo lực.

    Theo Stone, CIA đã thâm nhập vào Ukraine từ 5 năm qua. Mỹ cũng đã bí mật hiện diện ở Ukraine từ năm 1949 khi Bộ trưởng Quốc phòng James Forrestal đã hợp tác với CIA thành lập lực lượng du kích mang bí danh "Nightingale" với tham vọng đưa Ukraine thành một siêu quốc gia.

    Theo lý giải của Stone, bức tranh lớn mà ông muốn đề cập tới trong tuyên bố của mình là Mỹ không bao giờ từ bỏ ý định sử dụng Ukraine như một bàn đạp để chống lại Nga".

    "Chính sách chiến tranh lạnh kiểu 2.0 này tiếp tục là kiểu ngụy trang chết người nhất. Dù mọi người có biết hay không thì dân thường Ukraine là những người ở giữa và cũng là những người sẽ gánh chịu nhiều thiệt hại nhất từ cuộc thập tự chinh ý thức hệ này", Stone nói.

    Những người Mỹ thức tỉnh

    Những gì mà Oliver Stone nói về "bàn đạp chống Nga" hay "chính sách chiến tranh lạnh 2.0" không phải lần đầu tiên được nhắc tới.

    Nhiều chuyên gia, học giả của Mỹ đã phải lên tiếng về chính sách của Washington đối với các nước trên thế giới sẽ là con dao hai lưỡi đối với sự tồn vong của chính quốc gia này.

    Hồi cuối tháng 11/2014, Bà Samantha Power, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) gần đây đã cảnh báo người Mỹ dường như đã mệt mỏi vì sự can thiệp của nước này trên khắp thế giới.

    Với những thảm họa đã xảy ra ở Iraq, Lybia và giờ là Ukraine, có lẽ một sự xem xét lại căn bản và rút ra bài học từ đó đáng lẽ đã phải làm từ lâu. Nước Mỹ cần một cái nhìn tỉnh táo về cái giá thực sự của những ý định được cho là tốt được lấy ra từ chủ nghĩa hiện thực.

    [​IMG]
    Những người biểu tình Maidan chiếm quảng trường ở trung tâm thủ đô Kiev
    Những bình luận của bà Power được đưa ra khi mà Ukraine đánh dấu kỉ niệm một năm sự khởi đầu của cuộc biểu tình Maidan ở Kiev, đây chính là lúc để suy nghĩ lại và thay đổi tiến trình.

    Một năm sau khi Mỹ và châu Âu ăn mừng vụ lật đổ hồi tháng 2 đối với vị Tổng thống được bầu ra theo hiến pháp của Ukraine Viktor Yanukovych, những người có tư tưởng can thiệp tự do và tân bảo thủ có nhiều câu hỏi để trả lời. Ví dụ như họ đảo chính để làm gì khi Ukraine đang ngày càng xuống dốc kinh tế, đất nước lâm vào cảnh nội chiến, chia rẽ sắc tộc sâu sắc, và trở thành chiến trường để Mỹ và Nga so găng với nhau.

    Thậm chí hiện tại, Ukraine đang tiến rất sát với việc đạt được những thỏa thuận mang tính lệ thuộc vào phương Tây. Tiêu biểu như việc quyết định bán đại đa số công ty quốc doanh cho các quỹ tín dụng Mỹ. Và việc này được hãng tin DW của Đức đánh giá là: "Hành động bán đứt chỉ chứng tỏ một chính quyền yếu kém, tham nhũng đang ngự trị Ukraine."

    Các chuyên gia như giáo sư danh dự của ĐH Princeton và ĐH New York, ông Stephen Cohen đã nhận định rằng phương Tây lẽ ra nên hiểu rằng một nỗ lực để đưa Ukraine đến một thỏa thuận độc quyền với EU sẽ gây ra một sự chia rẽ sâu sắc và mang tính lịch sử trong đất nước này, khiến phía Nga có những phản ứng.

    Thực tế, theo giáo sư John Mearsheimer của ĐH Chicago kết luận: “Mỹ và các đồng minh châu Âu chịu trách nhiệm cho phần lớn của cuộc khủng hoảng”.

    Bất chấp những cảnh báo từ Nga và những thỏa thuận không cho phép, hơn 20 năm trở lại đây Mỹ đã mở rộng khối NATO tiến đến sát biên giới với Nga. EU cũng có sự phát triển tương tự, luôn tìm cách kết hợp với các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ vào nền kinh tế, chính trị của họ.

    Phía Nga đã liên tục cảnh báo rằng họ coi sự mở rộng của NATO là một mối đe dọa và đã cố gắng thực hiện một liên minh đối lập bằng cách hợp tác với các nước từng thuộc Liên Xô là Gruzia và Ukraine.

    [​IMG]
    Người biểu tình miền Đông chiếm trụ sở Donetsk để kêu gọi sáp nhập vào Nga theo cách của Crimea
    Mới đây, cựu Ngoại trưởng Mỹ ông Henry Kissinger đã đưa ra sự phản biện và quan điểm về cuộc khủng hoảng. Trên tờ tạp chí Der Spiegel của Đức vốn ít được truyền thông Mỹ để mắt đến, ông Kissinger nhấn mạnh rằng sự sáp nhập Crimea “không phải là động thái tiến tới chinh phục toàn cầu” vốn như truyền thông phương Tây thường rêu rao.

    Ông Kissinger phản đối những cáo buộc của bà Hillary Clinton về ông Putin. Theo ông, phương Tây chịu phần lớn trách nhiệm cho tình hình gia tăng căng thẳng và ngày một xấu đi, và châu Âu cũng như Mỹ đã đánh giá thấp “vai trò quan trọng đặc biệt” của Ukraine và Nga.

    Ông Kissinger còn lưu ý rằng: “Không có nước phương Tây nào đưa ra một chương trình vững chắc để tái thiết Crimea. Không có nước nào muốn chiến đấu vì miền đông Ukraine. Đó là sự thật”.

    Mặt khác, ông Kissinger chỉ ra rằng Nga là đối tác quan trọng của Mỹ trong việc giải quyết khủng hoảng ở Iran và Syria về mối nguy hiểm của vũ khí hạt nhân. Có lẽ phương Tây nên đánh giá những quan ngại an ninh thực sự này trước khi tập trung và khiến tình hình leo thang ở Ukriane.

    Từ những nhận định đó, có thể thấy rằng Mỹ đang đi quá xa trong cuộc khủng hoảng Ukraine, và mục đích cuối cùng mà họ muốn đạt được, không phải thay đổi chế độ của một mình Ukraine, mà là chế độ của cả nước Nga.

    Đỗ Phong (Tổng hợp)
    tonkin2007, nobita1102, hieunch5 người khác thích bài này.
  4. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    vấn đề này đã được một nhà tư vấn phương Tây nêu ra từ trước nay được báo chí ta xào nấu lại thành Mỹ thúc Canada mua, hey. Vụ Mistral thì kiểu gì Pháp cũng giao cho Nga thôi
    tonkin2007, hantt2000binhnt02 thích bài này.
  5. thanhlam16783

    thanhlam16783 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2014
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    961
    Có khi nào Nga nó mang s400 qua cuba. Braxin để chống tên lửa đạn đạo từ iran hay bắc triều tiên bắn qua ko hở bác
    Các hướng khác Mỹ và Nato che chắn hết rồi. Giờ bắc TT muốn tấn công hột le vào Nga có lẽ bắn vòng qua châu mỹ hoặc vòng qua bắc cực. Phòng thủ từ xa cho nó chắc cú....
    Em chọi đá hội nghĩ phát các bác ko phiền?
  6. hantt2000

    hantt2000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2014
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    236
    Thăm dò ý kiến: 45% người Ukraina cáo buộc chính quyền đang né tránh vạch trần những vụ việc tai tiếng


    Gần một nửa người dân Ukraina cho rằng, chính quyền không muốn tiết lộ những vụ việc giết người từng làm dư luận phẫn nộ (bắn người biểu tình ở Maidan, đốt Nhà Công đoàn Odessa và những vụ việc khác).

    Điều này được chứng minh với kết quả khảo sát do Viện Xã hội học Kiev thực hiện theo đề nghị của ZN.ua.
    Gần một nửa những người được hỏi (45%) tin rằng, nguyên nhân chính do các cơ quan chức năng không quan tâm công bố những tội ác này. Theo ZN.ua, ở Odessa và Nikolaevshina tỷ lệ người đồng tình với ý kiến như vậy lên đến 65,3%.
    Một phần ba người dân Ukraina tin rằng, tội ác không bị vạch trần do trình độ điều tra kém. 11% ý kiến nhận thấy "dấu vết từ Moskva", 18,1% đổ lỗi cho ông Yanukovych. Khoảng 3% những người được hỏi nhận định do phương Tây cản trở.
    tonkin2007, nobita1102gaume1 thích bài này.
  7. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    Tấn công hạt nhân vào nga khác gì tự sát, hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của nga là hiệu quả và nhậy nhất, chỉ cần có động tĩnh đe dọa bằng tên lửa là gấu đã sẵn sàng rồi, hơn nữa venezuela có s300vm còn gì, còn ở cuba thì nga vẫn giấu nhiều đồ lắm, brazil thì khoái đám su35 với mi35 của nga hơn phòng không
    Lần cập nhật cuối: 03/01/2015
    hantt2000gaume1 thích bài này.
  8. MIHATOYAMA

    MIHATOYAMA Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    1.084
    Cuba vừa bình thường hóa quan hệ với Mỹ còn Brazil vẫn là nước thân Mỹ, quan hệ kinh tế với Mỹ nhiều hơn với Nga, Nga tuổi gì mà đua đòi? Xét về kinh tế thì GDP Brazil còn cao hơn Nga nữa nhé, đừng có cái suy nghĩ làm như Bazil là nước chư hầu của Nga rồi muốn đặt S400 ở đâu thì đặt. Brazil nếu muốn mua S400 thì có thể chứ cho Nga đặt căn cứ trên đất của nó để chống Mỹ thì có mà mơ.
    Fan Nga vẫn còn ảo tưởng Nga có tầm ảnh hưởng toàn cầu như ngày xưa nhỉ? Mà ngày Liên Xô mồ chưa xanh cỏ cũng chả dám mò qua tận Nam Mỹ đặt căn cứ dọa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đâu:)):)):))
    --- Gộp bài viết: 03/01/2015, Bài cũ từ: 03/01/2015 ---
    Tấn công hạt nhân vào Nga khác gì tự sát còn tấn công kinh tế vào Nga thì Nga tự sát :)):)):)):))
    namtuoc1984, Lefan_2jun_lee thích bài này.
  9. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    Toàn cầu hóa rồi, 1 nước bị ảnh hưởng thì các nước còn lại cũng thiệt, phải xem tin nhiều chiều thì mới thấy eu cũng khốn thế nào, còn mỹ thì tổng thống ngày càng mất tín nhiệm, dân nga thì ngày càng ủng hộ putin hơn, thước đo lòng dân mới là giá trị nhất, chung quy chỉ nhân dân bình thường là khổ và là sức mạnh thật sự thôi
    hantt2000gaume1 thích bài này.
  10. MIHATOYAMA

    MIHATOYAMA Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    1.084
    EU kinh tế 18.000 tỷ USD, Mỹ kinh tế 17.000 tỷ USD, tổng 35.000 tỷ gấp 17 lần Nga thì thiệt hại theo bạn thằng nào chết trước? Trứng chọi đá 2 thằng cùng bị tác động như nhau thì thằng nào tan tành?
    Mỹ là nước dân chủ, luôn có phe đối lập, có truyền thông độc lập nên nhân dân Mỹ có thể tường tận các vấn đề của đất nước và thể hiện chính kiến của mình đối với Tổng thống Obama chứ đâu có như nước Nga thần thánh của bạn, RIA Novosti, Rusia Today, Sputnik ...đều nằm dưới sự khống chế của điện Kremlin, đều luôn miệng tung hô Putin thì hỏi sao uy danh Putin trong nước không lên cho được?


    Trích:
    Truyền hình do nhà nước kiểm soát là công cụ chính. Tại các nước có chế độ chuyên chế, truyền hình là nguồn thông tin chính trị của không dưới ba phần tư quần chúng nhân dân. Tại Trung Quốc, dù Internet phát triển mạnh mẽ, việc tiếp nhận tin tức chủ yếu vẫn là thông qua mạng lưới truyền hình quốc gia. Tại Nga, 88% số người trả lời trong một cuộc thăm dò của Trung tâm Levada vào tháng 6 năm 2013 cho biết họ có được tin tức về đất nước và thế giới thông qua truyền hình.10 Không phương tiện truyền thông nào khác nhận được kết quả cao hơn 25%. Cũng trong cuộc điều tra trên, 51% người trả lời cho biết họ tin những gì được phát sóng. Con số đó vẫn là rất đáng kể, dù đã giảm mạnh từ con số 79% người trả lời tin tưởng vào truyền hình Nga trong một cuộc điều tra vào tháng 8 năm 2009.

    Cuối cùng, cần phải nhắc đến rằng nhiều chế độ chuyên chếthành phần ủng hộ chủ yếu là những người dân sinh sống tại các vùng nông thôn và những cư dân thành thị có học thức kém hơn – những nhóm người mà truyền thông do nhà nước kiểm soát có thể ảnh hưởng tới một cách đặc biệt hiệu quả. Tại Trung Quốc, nhóm người này tiếp tục chiếm đa phần khán giả theo dõi của kênh CCTV, khi những người dân Trung Quốc trẻ tuổi hơn và có học thức cao hơn hướng đến mạng Internet. Truyền hình nhà nước Nga tích cực cung cấp cho người dân các khu vực một lượng thông tin ổn định trong đó miêu tả Nga bị bao vây bởi các mối đe dọa từ bên ngoài đặc biệt là từ Mỹ. Những khán giả không có điều kiện được giáo dục hay không có kinh nghiệm để giúp họ nghĩ khác đi thường vẫn tin tưởng vô điều kiện vào truyền thông nhà nước khi đánh giá (một cách gay gắt) các ý định hay chính sách của Mỹ. Không có gì là nói quá khi cho rằng Chủ nghĩa bài Mỹ, theo nhiều cách, là thứ gần giống nhất với một hệ tư tưởng thống nhất mà Điện Kremlin có ngày nay, và nó cũng đóng vai trò hợp pháp hóa quan trọng cho cả Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    http://nghiencuuquocte.net/2014/08/27/vai-tro-cua-truyen-thong-nha-nuoc/#sthash.VNuGI7Td.dpuf

    Ở nước Đức phát xít thì tỷ lệ dân chúng tín nhiệm Hitler năm 1939 chắc chắn vượt xa bất kỳ lãnh đạo phương Tây nào khác. Ở Triều Tiên thì tỷ lệ % ủng hộ đồng chí Kim Jong Ủn chắc chắn cao hơn nhiều so với tổng thống Park Geun Hee ở Hàn Quốc. Lý do vì sao thì bạn tự hiểu nhé:-D
    Lần cập nhật cuối: 03/01/2015
    namtuoc1984, Lefan_2, jun_lee2 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này