1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. RusViet

    RusViet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2013
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    3.834
    Bẩm bác mấy cái bác post em đọc từ lâu rồi ạ. Theo con số các phóng viên dân chủ và chuyên nghiệp tây lông đưa ra thì Putin có khoảng 78 tỷ USD, nên em mới hỏi bác vài câu:

    1 - Bằng chứng đâu? Cả cái phóng sự điều tra bác đưa ra toàn chém gió với nói lao, chả có cái gì là bằng chứng cụ thể hết, cả mạng lưới khổng lồ của Mỹ và EU ko có một bằng chứng nào ra hồn vậy bác cho em biết thực sự tài sản của Putin là bao nhiêu? Mấy bài bác đưa tin được không?

    2 - Cái thứ 2 là vấn đề tranh luận em đang hỏi bác, nguồn bác đưa thì bác cho là thánh là tuyệt đối là tôn chỉ, vậy em cũng dùng đúng bài như bác, nguồn em đưa là thánh, là tuyệt đối là tôn chỉ. Cho nên khi Putin chưa ra vành móng ngựa bị kết tội thì ông ta vô tội.
    gaume1, lopbopp, hopelessness1 người khác thích bài này.
  2. hantt2000

    hantt2000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2014
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    236
    Donbass trên bờ vực lại tiếp tục chiến tranh



    Tình hình ở Donbass trong những ngày đầu của năm mới đang trở nên căng thẳng hơn. Hôm 05 tháng Giêng, dân quân Donetsk thông báo lực lượng an ninh Ukraina đã 46 lần vi phạm thỏa thuận ngừng bắn chỉ trong một ngày. Thành phố và khu vực ngoại vi bị bắn bằng súng cối và pháo ngắn nòng. Có nhiều người bị thương.
    Tường nhà bị phá hủy, những hàng rào bị găm mảnh đạn ở nhiều nơi. Cả một con đường như bị đạn pháo cày phá chỉ trong vòng một đêm. Đây là đợt hỏa lực pháo binh mạnh nhất trong thời gian hơn một tháng qua. Súng cối và pháo nòng ngắn đã được sử dụng. Những ngôi nhà trong khu vực tư nhân của quận Petrovsky ở Donetsk bị phá hủy. Vài gia đình bị mất nhà cửa. Có người bị thương.
    Lực lượng an ninh Ukraina lại tiếp tục những cuộc bắn phá lớn vào các vùng ngoại ô của Donetsk hôm qua. Tiếng pháo không ngưng nghỉ trong vài giờ liền. Mọi người tránh đạn trong các tầng ngầm hay những hầm chứa chật chội. Bây giờ vẫn nghe tiếng nổ ở nhiều khu vực. Tiếng ầm của đạn đại bác ngày một gần trung tâm hơn.
    Trong vòng một ngày đã ghi nhận 50 trường hợp vi phạm lệnh ngừng bắn, mặc dù dễ bị tính nhầm.
    Trong khi rõ ràng phía Ukraina đang vi phạm Hiệp ước Minsk, những nỗ lực thỏa thuận hòa bình vẫn không ngừng lại. Đang có kế hoạch thực hiện một cuộc trao đổi tù nhân kế tiếp giữa các bên.
    F35b, gaume1lopbopp thích bài này.
  3. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.952
    Đã được thích:
    5.679
    Thủ thuật của anh là lảng tránh nội dung chính và nhét chữ vào mồm người khác!
    Đang từ vấn đề hỏi nguồn của các cty hớt váng anh nhảy mẹ sang tuyên bố Putin có bao nhiêu tiền đòi chứng minh. Cái gì anh tự đưa ra thì anh tự chứng minh, đừng có đố tôi.
    Thế nhá nỡm
    MIHATOYAMA, Lefan_2, jun_lee3 người khác thích bài này.
  4. hantt2000

    hantt2000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2014
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    236
    Chiến binh “Pravyi Sector” kêu gọi phá hoại ở Crưm và Donbass

    Một trong những thủ lĩnh của tổ chức cực hữu “Pravyi Sector”, người đứng đầu chi nhánh Kiev của đảng UNA-UNSO (Hội đồng dân tộc Ukraina - Tổ chức Đoàn kết Dân tộc Ukraina) Igor Mazur hôm nay tuyên bố rằng các lực lượng vũ trang Ukraina cần phải từ bỏ chiến lược quân sự thông thường ở Donbass và chuyển sang một cuộc chiến tranh phá hoại.

    Điều này, ông tuyên bố, cũng liên quan đến Crưm. Nhà báo Denis Tymoshenko đăng tin trong trang của mình trên Facebook.
    “Cần gửi đến đó những toán du kích nhỏ để thực hiện các cuộc tấn công chính xác: nổ cầu, phá các trạm biến áp và những hoạt động tương tự. Chúng ta cần phải tạo cho chính quyền địa phương – những kẻ hợp tác với địch - những điều kiện sinh hoạt bất lợi tối đa”,- nhà báo dẫn lời thành viên đảng dân tộc Ukraina, người tham gia chiến dịch quân sự ở Donbass.
    “Để làm được điều này, cần xây dựng cơ sở đào tạo và thu hút các chuyên gia quân sự trong nước và nước ngoài”,- Mazur kết luận.
    Trong một diễn biến trước đó ngày hôm nay, một tiểu đoàn của tổ chức cực hữu “Pravyi Sector” ở Ukraina đã từ chối đề nghị chuyển sang phục vụ theo hợp đồng ở Bộ Quốc phòng của đất nước.
    gaume1 thích bài này.
  5. hantt2000

    hantt2000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2014
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    236
    Châu Âu đang ngấm đòn vì trừng phạt Nga

    ANTĐ - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Năng lượng và các vấn đề kinh tế Đức, Sigmar Gabriel ngày 5-1 lên tiếng cảnh báo việc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt chống Nga sẽ “đẩy toàn bộ châu Âu vào tình trạng nguy hiểm” và không thực sự giúp ích trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
    Điều này cho thấy, trong khi tìm cách gia tăng sức ép với Nga thì bản thân các nước châu Âu cũng đang “ngấm đòn” do chính các lệnh trừng phạt của mình. Thực tế, đã có rất nhiều nông dân của các nước thành viên châu Âu đã mang trái cây, nông sản thừa thãi đến trước các cơ quan công quyền của Nhà nước để biểu tình phản đối chính sách trừng phạt Nga.

    Theo giới phân tích, nếu vẫn duy trì các lệnh trừng phạt như hiện nay, thiệt hại kinh tế với châu Âu có thể lên tới hàng chục tỷ euro, trong khi Nga hoàn toàn có thể tìm đến những thị trường khác, hoặc đơn giản hơn là tự sản xuất. Ngay hôm 4-1, cơ quan giám sát nông nghiệp Liên bang Nga (Rosselkhosnadzor) đã chặn và bắt quay về Belarus một đoàn xe tải chở 90 tấn táo từ Ba Lan và Moldova, lý do là không đúng thủ tục giấy tờ. Trước đó, ngày 2-1, phía Nga cũng đã cấm vận chuyển quá cảnh Ba Lan - Kazakhstan 19 tấn táo, 45 tấn bơ Ukraine do thiếu giấy tờ cần thiết, khiến lô hàng thối rữa bị bỏ lại tại khu vực biên giới.
    Hoàng Cường
    --- Gộp bài viết: 07/01/2015, Bài cũ từ: 07/01/2015 ---
    Xe quân sự Ukraine gặp nạn, 13 quân nhân thiệt mạng

    ANTĐ - Ít nhất 13 binh sĩ Ukraine thiệt mạng và 18 người bị thương khi một chiếc xe quân sự va chạm với 1 chiếc xe buýt ở đông nam nước này.
    Binh sĩ Ukraine được triển khai tại khu vực Donetsk

    Cảnh sát Ukraine cho biết, vụ tai nạn xảy ra tối 5-1 gần khu vực xung đột với lực lượng ly khai đòi liên bang hóa ở miền đông Ukraine. Chiếc xe chuyên dụng KrAZ của lực lượng Vệ binh quốc gia Ukraine đã va chạm với chiếc xe buýt Bogdan trong lúc thay quân luân phiên. Ngay sau vụ việc, những quân nhân bị thương được đưa đến bệnh viện ở thành phố Artemovsk gần Donetsk. Theo kết quả điều tra ban đầu, nguyên nhân tai nạn do điều kiện thời tiết xấu. Số liệu thống kê mới nhất của Liên hợp quốc cho biết, hơn 4.700 người đã thiệt mạng và ít nhất 10.000 người bị thương trong các cuộc giao tranh tại miền đông Ukraine
    gaume1lopbopp thích bài này.
  6. hantt2000

    hantt2000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2014
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    236
    Nga - Mỹ có nguy cơ quay lại thời kỳ đối đầu hạt nhân

    ANTĐ - Sự rạn nứt giữa Moscow và Washington đang ngày càng lớn khi Nga đang có kế hoạch chế tạo tàu ngầm hạt nhân và tên lửa hành trình mới. Điều này có thể chấm dứt một kỷ nguyên kiểm soát vũ khí và mở ra một sự cạnh tranh nguy hiểm giữa hai kho vũ khí hạt nhân thống trị thế giới?
    Căng thẳng đã được đưa đến một cấp độ mới bằng động thái Mỹ đe dọa sẽ trả đũa việc Nga phát triển tên lửa hành trình mới. Washington cáo buộc Moscow đã vi phạm một trong các điều ước kiểm soát vũ khí quan trọng trong Chiến tranh Lạnh, và nuôi tham vọng tái triển khai tên lửa hành trình riêng của mình ở Châu Âu sang 23 năm vắng bóng.
    Khinh khí cầu JLENS được Mỹ triển khai tại bang Maryland
    Ngày Boxing Day năm 2014 được coi là một trong những ngày thể hiện rõ ràng sự bất an của quân đội Mỹ. Washington lần đầu tiên triển khai hệ thống khí cầu phòng thủ tên lửa (JLENS) trị giá 2,8 tỷ USD để phát hiện tên lửa hành trình. Bộ Tư lệnh phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) đã không xác định bản chất của các mối đe dọa nhưng việc triển khai hệ thống JLENS chỉ diễn ra sau 9 tháng khi chỉ huy NORAD, tướng Charles Jacoby thừa nhận Lầu Năm Góc đang phải đối mặt với thách thức đáng kể trong việc chống lại các tên lửa hành trình, trong đó đề cập cụ thể đến mối đe dọa từ tàu ngầm của Nga.

    Một tàu ngầm của Nga tại căn cứ hải quân Murmansk.
    Những chiếc tàu ngầm gây ảnh hưởng đột phá trên Đại Tây Dương, thường mang tên lửa hành trình đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, theo những tuyên bố tích cực của Moscow, những tên lửa đang được triển khai không chắc chắn mang đầu đạn hạt nhân.
    Sự căng thẳng đã gia tăng vào thời điểm khi các nỗ lực kiểm soát vũ khí của thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh đang mất đà. Số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược được Nga – Mỹ triển khai đang thực sự tăng lên trong năm 2014, khi cả 2 nước chi nhiều tỷ USD để hiện đại hóa kho vũ khí của mình.
    Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava của Nga
    Giữa bối cảnh cuộc xung đột Ukraine và nền kinh tế giảm sút, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã coi việc tăng cường vũ khí hạt nhân như một “người bảo lãnh” quan trọng cho Nga. Trong bài phát biểu về vấn đề Ukraine vào mùa hè năm ngoái, ông Putin nhấn mạnh về kho vũ khí hạt nhân của đất nước và tuyên bố rằng “các quốc gia khác nên hiểu rõ về nó để tránh gây rối với Nga”.
    Báo chí Nga đã đăng tải nhiều bài viết về vấn đề này. Tờ Pravda, cơ quan ngôn luận của Liên Xô cũ có bài bình luận trong tháng 11-2014 với tiêu đề “Nga đang chuẩn bị một kế hoạch hạt nhân bất ngờ cho NATO”, nhằm ca ngợi tính ưu việt về vũ khí hạt nhân của Nga đối với phương Tây. "Người Mỹ cũng nhận thức được điều này. Nhưng bây giờ là quá muộn bởi trước đó họ đã bị thuyết phục Nga sẽ không bao giờ trở lại", trích dẫn bài viết cho biết.
    Giọng điệu mạnh mẽ trên báo chí Nga đã phản ánh một quyết tâm đổi mới để bắt kịp với các kho vũ khí của Mỹ. Điều này liên quan đến sự gia tăng đáng kể số lượng đầu đạn hạt nhân được nạp vào tàu ngầm, cũng như sự phát triển của tên lửa đạn đạo Bulava được phóng từ tàu ngầm trên biển Barents vào tháng 11-2014.
    Xe bệ phóng tên lửa Club-K
    Tháng trước Nga tuyên bố sẽ tái triển khai tàu hỏa chở tên lửa hạt nhân RS-24 Yars hoạt động trở lại nhằm đối phó với Mỹ. Ngoài ra, Nga còn làm phương Tây “thấp thỏm” vì việc phát triển thêm “sát thủ giấu mặt” Club-K tìm diệt tàu sân bay.
    Tuy nhiên, sự phát triển đó đã cảnh báo Washington, nhất là thử nghiệm tên lửa hành trình tầm trung mà chính quyền Obama tuyên bố là một sự vi phạm rõ ràng hiệp ước giải trừ tên lửa tầm trung (INF) năm 1987.
    Tại một buổi điều trần của Quốc hội Mỹ hôm 10-12, đảng Cộng hòa đã chỉ trích 2 thành viên trong phái đoàn kiểm soát vũ khí hàng đầu của chính quyền là bà Rose Gottemoeller, Bộ Ngoại giao Mỹ và ông Brian McKeon của Lầu Năm Góc,vì không phản hồi sớm các vi phạm của Nga.
    Cả bà Gottemoeller và ông McKeon đều nói rằng họ nhận thấy sự phát triển vũ khí hạt nhân vượt mức của Nga và bày tỏ quan ngại với đối tác ở Moscow, thậm chí Tổng thống Obama cũng viết thư cho ông Putin về vấn đề này. Nhưng Nga đã phủ nhận sự tồn tại của tên lửa và đã phản ứng rằng chính Mỹ mới là quốc gia xâm phạm hiệp ước INF.
    Quân đội Mỹ cũng hoang mang trước sự trỗi dậy các hạm đội tàu ngầm của Nga. Moscow đang xây dựng thế hệ mới của tàu ngầm tên lửa đạn đạo khổng lồ và tàu ngầm tấn công bằng hoặc vượt trội hơn so với đối tác Mỹ trong hoạt động và tàng hình. Từ vị trí thấp trong năm 2002, khi lực lượng hải quân Nga dường như không có tàu tuần tra dưới nước, bây giờ nước này đang phục hồi và tái khẳng định tầm vóc với toàn cầu.
    Năm ngoái, tướng Jacoby, người đứng đầu Bộ Tư lệnh phòng thủ không gian Mỹ (NORAD) lúc đó đã thừa nhận Mỹ phải đối mặt với việc Nga phát triển đầu tư công nghệ tên lửa hành trình và tàu ngầm tiên tiến.
    Ông Peter Roberts, một tướng lĩnh nghỉ hưu của Hải quân Hoàng gia Anh đã từng là sĩ quan chỉ huy cao cấp và sĩ quan liên lạc của Anh với các lực lượng hải quân và dịch vụ tình báo Mỹ, cho biết việc những tàu ngầm tấn công lớp Akula-class của Nga “gây hấn” đã trở thành sự kiện thường xuyên, diễn ra ít nhất một đến 2 lần một năm.
    "Người Nga thường đưa ra một chiếc Akula hay Akula II vào dịp Giáng sinh. Nó thường khởi hành từ Scotland, qua vịnh Biscay và ra Đại Tây Dương. Khả năng nó sẽ mang tên lửa hạt nhân”, ông Roberts nói.
    Tàu ngầm hạt nhân tấn công Akula của Hải quân Nga
    Ông Roberts, hiện đang là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Royal United Services Institute London (Anh), nói rằng sự xuất hiện của một kính tiềm vọng ngoài khơi bờ biển phía tây Scotland khiến NATO cử tàu ngầm săn tìm là một dấu hiệu mới nhất trong sự đột phá chiến lược hạt nhân của Nga.
    Akula đang được thay thế bằng tàu ngầm lớp Yasen. Cả hai đều được thiết kế để theo dõi và tìm diệt các tàu ngầm và tàu sân bay đối phương. Cả hai cũng được trang bị tên lửa hành trình Granat, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
    Tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen
    Mỹ và Nga đã ngừng sử dụng tên lửa hành trình cho tàu ngầm sau Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (Start) năm 1991, nhưng hiệp ước này đã hết hạn vào cuối năm 2009. Một năm sau đó, Tổng thống Obama và cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký kết một hiệp ước mới (New Start) nhưng không bao gồm bất kỳ hạn chế như vậy, thậm chí cũng không cho phép tiếp tục trao đổi thông tin về số lượng tên lửa hành trình.
    Cả Mỹ và Nga đang ra sức hiện đại hóa kho vũ khí của mình. Moscow đang ngày càng thể hiện sự răn đe các nước khác bằng chiến lược hạt nhân của riêng mình. Ông Hans Kristensen, Giám đốc Dự án thông tin hạt nhân thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho biết, chúng ta đang phải đối mặt với một thời kỳ "làm sâu sắc thêm sự cạnh tranh quân sự giữa hai cường quốc hạt nhân trên thế giới".
    “Nó sẽ mang lại ít sự an toàn, thay vào đó là sự lo lắng nhiều hơn cho cả hai bên”, ông nói thêm.
    lopbopp thích bài này.
  7. tonkin2007

    tonkin2007 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2014
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    611
    [​IMG]
    O: ông anh thích tiền mất giá không?
    Pu: chú còn non lắm chưa đủ trình
    Tập: hề hề anh cứ chê em nó
    :-p
    hantt2000, gaume1, meo-u1 người khác thích bài này.
  8. hstung

    hstung Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.553
    Đã được thích:
    2.956
    Ô hô ai tai! Tôi kêu đưa số liệu thống kê về mức sống, giá cả hàng hóa, về CPI, PPI, lạm phát, nợ công, nói chung là những số liệu thể hiện rằng kinh tế Nga sắp chết chứ có bảo đưa số liệu về quỹ đầu tư này, tài sản của quan chức nọ đâu. Quáng gà hay sao vậy?
    hantt2000 thích bài này.
  9. thanhlam16783

    thanhlam16783 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2014
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    961
    Em chưa thấy bác nào phản bác lại post này
    rabbithn, tekute1976hantt2000 thích bài này.
  10. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    :-D:-D:-D:-D Hình này còn kèm theo bài báo của DV này:
    TRUNG QUỐC KHINH NGA : (Bài viết của một Pro Mẽo người TQ :-D:-D:-D:-D)
    Chuyên gia Hong Kong, Trung Quốc Lưu Hiểu Bác mới đây có bài phân tích đăng trên mạng “Đa chiều”, cho rằng nền kinh tế Nga có rất nhiều vấn đề nội tại. Đây cũng là nguyên nhân khiến kinh tế Nga không chịu nổi một cú sốc.

    Sống sót nhờ Trung Quốc?

    Sau khi sáp nhập Crimea, Nga bị phương Tây cô lập, cấm vận kinh tế. Tiếp sau đó là hàng loạt sự kiện, từ việc giá dầu hạ đến đồng ruble mất giá, sự can dự của Ngân hàng Trung ương Nga, lạm phát ở Nga và việc chính phủ cứu vãn nền kinh tế suy thoái.

    Chuyên gia Trung Quốc đặt ra câu hỏi là tại sao một nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới, cường quốc quân sự lớn thứ hai thế giới như Nga lại không thể chịu nổi một cú sốc trong cuộc chiến kinh tế? Putin rút cục đã thất bại ở đâu? Vì sao ông không có khả năng phản ứng, chẳng hạn như làm đồng USD mất giá hoặc làm tăng mạnh giá dầu?

    [​IMG]
    Kinh tế Nga sống “nhờ” Trung Quốc?
    Theo chuyên gia này, tất cả các vấn đề kinh tế quốc tế phần lớn đều là sự nối dài của vấn đề trong nước. Sự suy yếu của Nga đã xuất hiện trong thực tế từ giai đoạn được coi là phát triển nhất từ năm 2000-2008.

    Nga đã bước ra từ nền kinh tế kế hoạch hóa của Liên Xô, cơ cấu kinh tế tồn tại nhiều vấn đề, cơ chế kinh tế thị trường không kiện toàn. Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế đã tạo ra chủ nghĩa tư bản thượng lưu, những nhóm lợi ích này đã tạo ra hạn chế đối với cải cách.

    Chuyên gia người Trung Quốc thậm chí còn có ý cho rằng kinh tế Nga phát triển thực chất là “nhờ” Trung Quốc. Từ năm 1998-2000, Nga liên tục trải qua cuộc khủng hoảng tài chính, thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, do Trung Quốc bước vào thời kỳ đỉnh cao của tiến trình đô thị hóa, nhu cầu của Trung Quốc bắt đầu đẩy giá hàng hóa thế giới tăng cao, từ quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên, gỗ... Trong khi đó, Nga là cường quốc xuất khẩu tài nguyên, có trữ lượng dầu mỏ, khí tự nhiên... rất lớn.

    [​IMG]
    Ba nhà lãnh đạo Mỹ, Nga và Trung Quốc tại APEC ở Bắc Kinh tháng 10/2014.
    Trung Quốc mua nguyên liệu gì thì giá nguyên liệu đó tăng. Ngược lại, Nga bán cái gì cũng được giá. Món quà trong những năm đó rơi vào đúng Putin. Thế là, một tổng thống mạnh mẽ, một tổng thống dường như đem lại may mắn cho dân chúng đã xuất hiện. Tuy nhiên, trong vận may đó, Nga dường như đã nới lỏng điều chỉnh cơ cấu và nâng cấp chuyển đổi mô hình kinh tế.

    Cũng cần thừa nhận chuyên gia Trung Quốc đã đưa ra những đánh giá chính xác về kinh tế Nga. Điển hình là nhận định về điểm yếu của Nga, quốc gia phụ thuộc quá mức vào việc xuất khẩu tài nguyên như dầu mỏ, khí tự nhiên...Trong khi đó, công nghiệp nhẹ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, lương thực không thể tự cung tự cấp..., trong 8 năm liền (2000-2008) không hề có sự thay đổi.

    Ở tầm vĩ mô, cơ chế kinh tế thị trường cũng không được thiết lập thực sự. Có thể nói, Nga đã để mất thời cơ cải cách. Trên thực tế, tiến triển cải cách của Nga chậm chạp không chỉ trong giai đoạn từ năm 2000-2008 mà còn từ năm 2008 đến nay.

    Nước Mỹ đối lập

    Đánh giá về Mỹ, chuyên gia Trung Quốc cho rằng cường quốc này đã có những bước tiến thực sự trong khi nước Nga hầu như không thay đổi.

    Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Mỹ từng bước chuyển đổi mô hình kinh tế. Theo đó, Mỹ đã mở ra cuộc cách mạng công nghiệp mới cho nhân loại trong vài năm gần đây bao gồm cuộc cách mạng công nghệ thông tin mà tiêu biểu là điện thoại di động kết nối Internet, cuộc cách mạng ngành chế tạo tiêu biểu là công nghệ in 3D, cuộc cách mạng năng lượng mới tiêu biểu là công nghệ khí đá phiến.

    [​IMG]
    Kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi vững chắc
    Sự tiến bộ về kỹ thuật khai thác dầu đá phiến, khí đá phiến và đột phá trong kỹ thuật sản xuất xe ô tô chạy bằng năng lượng mới mà Công ty Tesla là điển hình đã kết thúc những ngày hưng thịnh của dầu mỏ và khí đốt, làm thay đổi hoàn toàn bức tranh địa chính trị thế giới, đồng thời làm thay đổi quyền lực của rất nhiều quốc gia.

    Đồng USD mạnh cũng được coi là nền tảng cho nước Mỹ hiện nay. Việc đồng tiền xanh này mạnh lên đặt dấu chấm hết cho thời đại hoàng kim của hàng hóa giá rẻ sản xuất với số lượng lớn. Đằng sau sự kiện đó chính là đột phá kỹ thuật năng lượng mới của Mỹ và bất động sản của Trung Quốc xuất hiện bước ngoặt lớn, nhu cầu giảm, giá giảm..., tất cả đều chấn hưng nền kinh tế Mỹ.

    Theo mạch phân tích này, chuyên gia Trung Quốc nhận định, cho dù không xuất hiện vấn đề Ukraine, không có sự trừng phạt của các quốc gia phương Tây, một cường quốc năng lượng như Nga cũng sẽ phải trải qua những ngày khó khăn, chưa kể tới sự trừng phạt kinh tế và chiến tranh tiền tệ.

    Giá trị của Công ty Apple của Mỹ trên thị trường chứng khoán lớn hơn tổng giá trị của toàn bộ thị trường chứng khoán Nga. Vì vậy, sự suy yếu của đồng ruble là do nền kinh tế Nga quá yếu. Nền kinh tế của nước này không những mỏng yếu mà cơ cấu lại mất cân bằng, hiệu quả thấp.

    Trong bài viết trước đây có tựa đề “Putin không thể chơi trò Chiến tranh Lạnh mới”, chuyên gia Trung Quốc cũng đã chỉ ra những điểm yếu của kinh tế Nga. GDP của Nga hiện nay đứng thứ 9 thế giới, nhưng thực ra chỉ bằng GDP của hai tỉnh Quảng Đông và Giang Tô của Trung Quốc cộng lại. Hiện nay, GDP của Nga chỉ bằng 1/5 của Trung Quốc và 1/8 của Mỹ.

    [​IMG]
    Nền kinh tế Nga bị đánh giá thấp vì phụ thuộc quá nhiều vào việc bán tài nguyên
    Trụ cột của nền kinh tế Nga chỉ là bán tài nguyên như khí đốt, dầu mỏ, gỗ... Ngành công nghiệp nhẹ của Nga cần nhập khẩu lớn, lương thực thì không thể tự cung tự cấp. Do cơ cấu kinh tế tồn tại rất nhiều điểm yếu, cùng với việc Mỹ giảm dần quy mô và xóa bỏ chương trình nới lỏng định lượng (QE), sau khi các nền kinh tế mới nổi xuất hiện vấn đề, Nga sẽ bị tác động đầu tiên.

    Với những điểm yếu “nội tại” của mình, chỉ cần bị Mỹ hạn chế nhập khẩu lương thực và xuất khẩu năng lượng là Putin có thể bị “bóp nghẹt”. Vấn đề được đặt ra là: Khi không phải cường quốc kinh tế thì Nga không thể là cường quốc quân sự, và không thể có địa vị quốc tế.

    Một vấn đề khác được đặt ra trong bối cảnh hiện nay là mối quan hệ Nga-Trung, trong đó có thỏa thuận hoán đổi tiền tệ. Chuyên gia Trung Quốc dẫn ý kiến dư luận cho rẳng nhiều người lo ngại Trung Quốc sẽ mất oan tiền của. Hiệp định trao đổi tiền tệ được ký ngày 13/10/2014, có thời hạn trong 3 năm với quy mô 150 tỷ nhân dân tệ (NDT) đổi lấy 815 tỷ ruble. Khi ký hiệp định, 1 NDT đổi được 5,43 ruble. Đến ngày 17/12 năm nay, 1 NDT đã đổi được 11,22 ruble.
    Lefan_2, MIHATOYAMAnamtuoc1984 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này