1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MIHATOYAMA

    MIHATOYAMA Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    1.084
    Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov là "các nhà kinh tế châu âu" à???:)):)):)):))
    http://www.anninhthudo.vn/su-kien/nga-thiet-hai-140-ty-usd-do-lenh-cam-van-tu-phuong-tay/582721.antd

    Vâng, dân Nga thay vì ăn nông sản EU chất lượng cao giờ thì được thưởng thức hàng nông sản tẩm hóa chất Tàu

    http://baonga.com/kinh-te-nga.nd155/trung-quoc-lap-cho-eu-ban-nong-san-cho-nga.i48692.html

    Muốn hiện đại hoá nền nông nghiệp nội địa thì sẽ mất bao lâu? 1 ngày, 2 ngày? 1 tuần, 2 tuần? 1 năm, 2 năm? Hay 10-20 năm? Chờ tới lúc đó thì dân Nga ăn táo Tàu bị ung thư gần hết rồi. sách lược của Putin quả thật là tài tình =D>=D>=D>=D>

    Bạn tốt TQ là đây. Hãng tin Interfax dẫn thông tin từ Viện Xã hội Nga cho biết các nhà cung cấp của Trung Quốc đã đề nghị tăng 30% giá các nhóm hàng nông sản. Putin làm dân Nga mất tiền oan cho Tàu:-p

    http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-...uoc-nga-va-cuoc-choi-cua-nguoi-ban-tq-3055131
    Lần cập nhật cuối: 07/01/2015
    jun_lee, Lefan_2namtuoc1984 thích bài này.
  2. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Toàn là luận điệu của Mẽo làm cho châu âu trở thành người lính xung kích của Mẽo để làm suy yếu Nga và chống lại Nga, trật tự thế giới vẫn hoà bình nếu Mẽo không nhúng tay vào U và châu âu không mở rộng khối NATO đến sát biên giới Nga, điều đó không khi nào Nga chấp nhận và nhượng bộ
    gaume1, michael11123hantt2000 thích bài này.
  3. MIHATOYAMA

    MIHATOYAMA Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    1.084
    Vụ Nga ngang nhiên đem quân đập 1 nước trung lập như Phần Lan năm 1940 chắc cũng hoàn toàn là việc tuyên truyền bậy bạ của bọn Mẽo? Thảm sát Katyn ở Ba lan hay nạn đói Holodomor ở Ukraine chắc cũng là tuyên truyền bậy bạ của bọn Mẽo?:)):)):))

    Vài bữa nữa chắc sẽ có bác nói tin Liên Xô thần thánh bị sụp đổ cũng hoàn toàn là việc tuyên truyền bậy bạ của bọn Mẽo chứ Liên Xô bây giờ vẫn đang sống nhăn răng :-D

    Châu Âu không mở rộng khối NATO sát biên giới Nga mà ngược lại, các đồng minh cũ của Nga tự nguyện bỏ chạy hàng loạt vào hàng ngũ NATO thì đúng hơn. NATO có dùng bạo lực hăm dọa, cưỡng ép các nước Đông Âu phải vào NATO như cái kiểu Nga hăm dọa Ukraine không được tham gia NATO đâu nào?:-p Nga ăn ở "tốt lành" thế nào mà lắm đứa gặp Nga là ù té chạy mất dép thế?
    Lần cập nhật cuối: 07/01/2015
    jun_lee, Lefan_2namtuoc1984 thích bài này.
  4. hantt2000

    hantt2000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2014
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    236
    Ông Pushkov: Học thuyết hợp tác của Hoa Kỳ với Nga là bất khả thi


    Nghị sĩ đứng đầu Ủy ban các vấn đề quốc tế của Duma Quốc gia Nga, ông Aleksei Pushkov tuyên bố rằng những toan tính của Hoa Kỳ nhằm cô lập Nga đang cản trở sự hợp tác chung.

    Ông Pushkov nêu nhận định này trên trang Twitter cá nhân.
    “Chính quyền Hoa Kỳ tuyên cáo “dự định hợp tác với Nga trong những vấn đề quan trọng đối với lợi ích của nước Mỹ”, nhưng đồng thời lại cố gắng cô lập Nga. Đó là học thuyết bất khả thi”, - ông Pushkov tuyên bố.
    Trước đó, đại diện chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Josh Ernest tuyên bố rằng Nga không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về giải quyết xung đột ở Ukraina, và chính khách Mỹ nhấn mạnh, Matxcơva có thể sẽ phải đối mặt với những biện pháp trừng phạt mới.
  5. hantt2000

    hantt2000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2014
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    236
    Những trái đắng' của Ukraine khi hội nhập châu Âu

    Hãng tin Nga Ria-Novosti mới đây đã đưa ra nhận định rằng nếu Ukraine muốn giành lại chủ quyền, trước tiên giới chức nước này cần phải thành thật thừa nhận trách nhiệm của mình đối với những gì đã và đang xảy ra ở Ukraine trong suốt 25 năm qua. Ria-Novosti cũng phân tích những gì Ukraine "đạt" được trên con đường hội nhập Liên minh châu Âu (EU) và nguyên nhân khiến nước này tới nay vẫn chỉ toàn nhận trái đắng.


    Nhân viên cứu hỏa dập các đám cháy tại một số ngôi nhà bị phá hủy do trúng đạn pháo tại quận Kuibishevskiy, gần sân bay ở Donetsk, miền đông Ukraine ngày 20/11/2014. Ảnh: AFP-TTXVN.

    Các sự kiện ở Ukraine trong năm 2014 đã dẫn đến những hậu quả là một nền kinh tế bên bờ vực sụp đổ và xu hướng đòi ly khai ở một số khu vực miền Đông Nam Ukraine. Đã đến lúc cần nghiêm túc nhìn nhận Ukraine được gì và mất gì khi quyết định "hội nhập châu Âu", để từ đó tìm ra căn nguyên gốc rễ của những sự kiện hiện nay ở quốc gia có vị trí địa chính trị đặc biệt này.

    Cái giá mà Ukraine phải trả khi Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko ký kết Hiệp định về hội nhập châu Âu chính là chủ quyền quốc gia bị đánh mất. Bài viết nêu rõ: "Chúng tôi có thể nói rằng sự hội nhập châu Âu của Ukraine đã thất bại thảm hại. Tiến trình liên kết kinh tế với EU bị trì hoãn. "Thành tựu" kinh tế lớn nhất của Ukraine "đạt được", mà ai cũng thấy rõ, chính là: sự sụp đổ của ngành công nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, phúc lợi xã hội sụt giảm nghiêm trọng, đời sống của người dân trở nên tồi tệ, bấp bênh. Tại những vùng chiến sự, mạng sống còn trở nên mong manh hơn với bao cảnh gia đình ly tán, đói nghèo hoặc tang tóc".

    Nhưng hậu quả nghiêm trọng nhất, chính là một đất nước bị mất chủ quyền quốc gia. Thậm chí các phương tiện truyền thông Áo còn viết: Tổng thống Poroshenko coi Ukraine như "một thuộc địa của Mỹ". Bình luận này liệu có quá lời hay không? Câu trả lời dành cho mỗi người tự đánh giá. Chỉ biết một thực tế rằng trong những ngày cuối năm vừa qua, Tổng thống Poroshenko như "chạy đua với thời gian" hối thúc Quốc hội thông qua ngân sách nhà nước 2015 do ông này đề xuất, trong nỗ lực giành được những đồng tiền viện trợ từ phía phương Tây và Mỹ. Để có thể buộc Phương Tây phải mở hầu bao, ông Poroshenko và chính quyền nước này "không ngại" dùng ngân sách Ukraine để phục vụ các quyền lợi của mình, khi dự tính chi mạnh cho quốc phòng trong năm 2015. Nói cách khác, ông Poroshenko sẽ dùng khoảng 5% ngân sách hoặc hơn để phục vụ chiến tranh với những người ly khai ở miền Đông.


    Chiếc xe buýt bị phá hủy do trúng đạn pháo tại Donetsk ngày 1/12/2014. Ảnh: THX-TTXVN.

    Hành động này là hợp ý cả phe đối lập lẫn phương Tây, nhưng không lẽ để đảm bảo lợi ích chính trị và kinh tế của mình, Tổng thống Poroshenko và phe phái của ông sẵn sàng mang máu, sinh mạng của đồng bào ra để đánh đổi và thỏa hiệp với nhau.

    Một hành động khác mà Kiev đang xúc tiến, đó là bán hàng loạt các doanh nghiệp quốc doanh cho các quỹ đầu tư từ Mỹ hay EU. Bộ trưởng kinh tế Ukraine Aivaras Abromavicius, người Litva (Ukraine thuê để điều hành kinh tế) thay vì tìm cách tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất cho hầu hết các doanh nghiệp nhà nước Ukraine đang làm ăn thua lỗ, lại đề nghị trao quyền quản lý các doanh nghiệp này cho các quỹ đầu tư của Mỹ.

    Bài viết kết luận: Đã đến lúc cần phải thấy rõ sẽ không chỉ là sự mất chủ quyền quốc gia, mất Crimea, và cả "vựa than" Donbass cũng đang bị đe dọa mất nốt, mà còn là sự mất mát lớn hơn, đó chính là mất lòng tin. Người dân Ukraine sẽ không còn muốn sống trong một quốc gia bù nhìn.
    gaume1tonkin2007 thích bài này.
  6. Caliber

    Caliber Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    114
    Nga nào đập Phần Lan thế?
  7. vuonngu

    vuonngu Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/12/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    78
    Mod nào xóa bài của tôi lên tiếng đi nhé, xóa bài không lý do. Bài của tôi không vi phạm quy định post bài, không xúc phạm cá nhân nào tại sao lại xóa? Tôi yêu cầu trả lời minh bạch trên diễn đàn.:mad::mad::mad::mad:.
  8. hantt2000

    hantt2000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2014
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    236
    Đức, Pháp quá chán “trưởng ban hòa giải” Mỹ
    07/01/2015 19:37



    Đức chẳng ưa gì các chính sách của Mỹ
    Chia sẻ:
    Hòa bình tại châu Âu trong năm 2015 sẽ được quyết định vào tuần sau khi các lãnh đạo hàng đầu của Pháp - Đức - Nga - Ukraine (thứ tự viết theo alphabet tiếng Anh) gặp nhau tại Kazakhstan. Đây là dịp tốt nhất để họ tháo gỡ châu Âu thoát khỏi bế tắc sau khủng hoảng Ukraine khi không góp mặt "trưởng ban hòa giải" Mỹ.
    Cần lưu ý rằng cuộc họp này ngoài 2 nhân vật chính là Nga, Ukraine thì chỉ có 2 trung gian hòa giải là Đức và Pháp.
    Từ khi xảy ra khủng hoảng Ukraine đến giờ, Mỹ đóng vai trò “trưởng ban hòa giải" để tìm kiếm giải pháp Ukraine.
    Tuy nhiên, những gì mà "trưởng ban hòa giải” làm lúc này là phá.
    Thay vì tìm một giải pháp để Nga chấp nhận được thì Mỹ lên giọng trịch thượng và tung ra liên tiếp những lệnh trừng phạt thù địch dồn Nga vào thế đường cùng.
    Còn Anh, đồng minh thân cận của Washington luôn “đại diện cho châu Âu” hưởng ứng lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Nga.
    BÀI LIÊN QUAN
    Đã đến lúc Pháp - Đức lập liên minh giúp tổng thống Putin?
    Vì chuyện trừng phạt Nga, thủ tướng Anh đem Mỹ ra dọa Đức?
    Cách làm của Mỹ bị điện Kremlin khẳng định là mượn cớ chuyện Ukraine để thực hiện chính sách đông tiến, phá hoại an ninh nước Nga và gây căng thẳng cho toàn châu Âu.
    Không chỉ Nga mà nhiều nước ở châu Âu cũng cảm thấy khó chịu vì lệnh trừng phạt này (trừ các nước Baltic có giới lãnh đạo mang tư tưởng thù địch Nga).
    Riêng Đức và Pháp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì hai nước này có nguồn lợi làm ăn lớn nhất với Nga.
    Về phía Đức, kể từ năm 1992 có hơn 6.000 công ty Đức thiết lập hoạt động ở Nga, nơi đã trở thành thị trường lớn cho xe ô tô, dược phẩm và máy móc của Đức.
    Đức là đối tác thương mại nước ngoài lớn thứ ba của Nga chỉ sau Trung Quốc và Hà Lan. Do đó, khi Nga bị hắt hơi thì Đức cũng xổ mũi.
    Các hãng xe hơi, xương sống của nền công nghiệp Đức khốn khổ vì lệnh trừng phạt.
    Các nhà sản xuất xe hơi Opel và Volkswagen đang đóng băng, thu hẹp quy mô hoặc đóng cửa hoạt động Nga.
    Các công ty khác như BMW, Mercedes và Ford sản xuất xe tại Đức cũng chịu thiệt hại. Tính riêng ngành công nghiệp xe, Đức mất 15 tỷ euro trong doanh số bán hàng ở Nga sau khi có lệnh trừng phạt.
    Còn Pháp thì đang méo mặt vì vụ bồi thường thiệt hại tàu Mistral vốn đóng cho Nga.
    Nếu theo lệnh trừng phạt của phương Tây, Pháp phải trả Nga đến 3 tỷ USD gồm tiền phạt. Con số đó vượt quá sức chịu đựng của điện Elysee.
    Báo chí Pháp cũng đã phân tích rằng Mỹ và Anh muốn mượn việc trừng phạt Nga để đánh cả Pháp và Đức.
    Họ khiến Đức đánh mất thị trường truyền thống ở Nga và suy thoái kinh tế.
    Đức không muốn một mình khổ lây nên kéo Pháp vào luôn. Giờ để gỡ thế bí thì Pháp và Đức cần bắt tay nhau chống lại Mỹ - Anh.
    Vì thế, họ cảm thấy thoải mái khi đến Kazakhstan mà không có bóng dáng của những người nói "hello".
    gaume1F35b thích bài này.
  9. SeaWolfTG

    SeaWolfTG Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    2.027
    Mình xin lưu ý các bác, không lấy chuyện WWII ra, nếu lấy nó làm ví dụ NGa thì tôi có thể nói, Đức là 1 phần châu Âu, như Nga là 1 phần của LX, tội của Phát Xít đức có thể quy luôn cho EU được ko? Phát xít Đức hết LX cũng xong, xin hãy nhớ cho đều đó! Tôi không thích bỏ vào black list ai cả, chính vì thế mà trở thành kẻ bị tra tấn nhiều nhất.
    gaume1, engkhoi, tonkin20074 người khác thích bài này.
  10. hantt2000

    hantt2000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2014
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    236
    Nga tiếp tục truy vấn vụ MH17: Sự im lặng của Kiev
    (Quan hệ quốc tế) - Sau nghi vấn đại úy Voloshin Vladislav của Ukraine bắn rơi MH17, Moscow đề nghị kiểm tra viên phi công này trên máy nói dối nhưng Kiev vẫn chưa trả lời.

    Thông tin mới vụ Hà Lan dựng xác máy bay MH17
    Tiết lộ sốc: Danh tính phi công Ukraine nghi bắn rơi MH17?
    Nga lật lại những nghi vấn về vụ MH17 bị bắn rơi

    Tai nạn thảm khốc xảy ra ngày 17-7-2014 trên không phận của Ukraine, gần biên giới với nước Nga. Chiếc Boeing 777 thuộc chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị bắn rới trên bầu trời Donetsk khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng, trong đó có 85 trẻ em và 15 thành viên phi hành đoàn.

    Sau khi chiếc máy bay bị bắn rơi, ngay lập tức Mỹ và chính quyền Kiev đổ lỗi cho lực lượng dân quân đã gây nên thảm họa, đồng thời tuyên bố có rất nhiều bằng chứng cho thấy chiếc máy bay bị hệ thống phòng không Buk của lực lượng ly khai Donetsk (do Nga cung cấp) bắn rơi.

    Trong khi đó, phía ly khai khẳng định họ không sở hữu bất kỳ phương tiện có thể bắn rơi máy bay ở độ cao 10.000m như vậy. Các chuyên giá cũng khẳng định, kể cả họ có được Nga cấp hệ thống phòng không Buk thì cũng không đủ khả năng sử dụng khi thiếu các hệ thống thiết bị hỗ trợ.

    Ủy ban điều tra quốc tế cũng xem xét các phương án: chiếc Boeing bị máy bay chiến đấu tấn công hay máy bay bị bọn khủng bố trà trộn lên và gây họa hoặc liên quan đến vấn đề hỏng hóc kỹ thuật. Tuy nhiên, hai giả thuyết cuối đã bị loại bỏ trong quá trình điều tra.

    Ngày 9 tháng 9 năm 2014, Hội đồng An toàn của Hà Lan - tổ chức chính thực hiện cuộc điều tra đã công bố báo cáo sơ bộ. Theo báo cáo, tai nạn không do lỗi của phi công hay trục trặc kỹ thuật trên máy bay. Rất có khả năng đó là hậu quả sự tiếp xúc từ bên ngoài với nhiều vật thể nhỏ có tốc độ cao, phá hoại cấu trúc nguyên vẹn của máy bay, làm máy bay vỡ khi đang ở trên không.

    Bà Nadezhda Arbatova, lãnh đạo Ban Nghiên cứu chính trị châu Âu, Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế nhận xét rằng, bản báo cáo không nhắc tới nguyên nhân và hoàn cảnh bi kịch, ngoài vấn đề mà ai cũng biết là chiếc máy bay đã bị rơi tại khu vực không an toàn đối với vận tải hàng không dân dụng.

    Một câu hỏi nữa chưa được trả lời là liệu đó có phải tên lửa "đất đối không" phóng từ hệ thống "Buk-M" do Nga cung cấp cho lý khai Donetsk như Mỹ và các đồng minh của họ cáo buộc? Hay chiếc Boeing của Malaysia đã trúng tên lửa "đất đối không" hoặc "không đối không" hay bị bắn bằng cả súng máy trên máy bay Ukraine, như giới chức Nga đã đưa ra giả thiết?


    Giả thuyết gần đây nhất được đưa ra là Su-25 Ukraine đã bắn hạ MH17
    Thêm nữa là câu hỏi chính rất quan trọng: Tại sao chiếc Boeing đã bay lệch tuyến bay dự định và tiến sâu hơn vào vùng xung đột vũ trang? Vì sao Ukraine không ra lệnh cấm bay trên khu vực có xung đột, mặc dù Tổ chức An toàn hàng không châu Âu (Eurocontrol) đã nhắc nhở Ukraine trước vụ tai nạn không lâu”?

    "Theo giải thích chính thức, chưa thể hoàn thành đầy đủ cuộc điều tra tại địa điểm Boeing rơi bởi vì đang diễn ra hoạt động quân sự, thế nhưng tại sao Kiev lại thúc quân tấn công dữ dội vào khu vực máy bay rơi. Phải chăng đây là hành động ngăn cản điều tra có chủ ý” - bà Arbatova đưa ra nghi vấn?

    Thời gian qua, thảm họa và cuộc điều tra không minh bạch đã kịp biến thành nhiều huyền thoại. Thậm chí, một số người nghiêm túc cho rằng máy bay bị rơi chính là chiếc Boeing 777 thuộc chuyến bay MH370 của Malaysia biến mất hồi tháng 3 năm 2014.

    Nhiều câu hỏi rất quan trọng về những khuất tất trong vụ máy bay rơi mà Kiev chưa đưa ra lời giải thích cho những điều này. Ủy ban điều tra của Hà Lan cũng hứa sẽ công bố báo cáo kết thúc của cuộc điều tra thảm kịch, nhưng sẽ không trước mùa hè năm 2015.

    Mới đây nhất, vào ngày 25-12-2014, Người đứng đầu nước Cộng hoà nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) Alexander Zakharchenko tuyên bố, chiếc Boeing 777 thuộc chuyến bay MH17 của Malaysia đã bị máy bay Ukraine bắn rơi, có hàng chục nhân chứng về điều này.

    "Tôi đã nhìn thấy chuyện đó xảy ra như thế nào bằng chính mắt mình, khi ấy tôi đi xe qua thành phố Shakhtersk. Có hai máy bay chiến đấu và một chiếc Boeing. Sau đó, hai chiếc máy bay đã bay đi, còn Boeing thì bị rơi. Có các nhân chứng đã nhìn thấy điều tương tự, hàng chục người chứ không phải là ít...”.

    Chúng tôi lập tức hiểu ra ngay là chiếc Boeing đã bị máy bay Ukraine bắn rơi. DPR không bắn hạ máy bay do hai lý do: Thứ nhất, chúng tôi là con người chứ không phải là thú dữ, và thứ hai là chúng tôi không có phương tiện kỹ thuật như vậy, chúng tôi không có không quân" - ông Zakharchenko cho biết tại một cuộc họp báo.


    Những mảnh xác máy bay đã được đưa về Hà Lan để điều tra
    Nga quyết tâm truy cứu đến cùng thủ phạm bắn rơi MH17

    Hãng tin Nga Itar-Tass cho biết, ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định sớm hay muộn thì Mỹ và Ukraine cũng phải trả lời những câu hỏi liên quan đến cuộc điều tra về vụ tai nạn của chuyến bay mang số hiệu MH17 ở miền đông Ukraine hồi tháng 7 vừa qua.

    Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, Mỹ luôn tuyên bố nắm được bằng chứng về việc quân ly khai bắn rơi MH17 nhưng cho đến giờ Moscow vẫn chưa nhận được phản hồi từ những câu hỏi: Dữ liệu từ các vệ tinh Mỹ theo dõi các khu vực, những dữ liệu từ máy bay Mỹ đã bay ở khu vực đó trong ngày 17-7 ở đâu?

    Còn Ukraine tại sao lại dấu nhẹm những bằng chứng của trạm kiểm soát không lưu ở Dnipropetrovsk và lời khai của những người chịu trách nhiệm theo dõi các chuyến bay trong không phận Ukraine ở đâu? Tại sao chúng không được công bố?

    Ngoại trưởng Nga còn cho biết, trước đây rất lâu, Nga đã yêu cầu Ukraine trình một cuốn nhật ký ghi lại tất cả các chuyến bay của chiến đấu cơ Ukraine bay trong khu vực thảm hoạ vào ngày xảy ra tai nạn; thế nhưng đến giờ vẫn không được đáp ứng.

    Nhà ngoại giao Nga khẳng định, mặc dù sẽ mất một thời gian dài để sự thật được phơi bày nhưng “không thể giả vờ không biết khi mà các câu hỏi được đặt ra minh bạch và nghiêm túc. Hiện Nga đã mở một vụ án hình sự và không ai có thể phớt lờ quá trình này. Các câu hỏi phải được trả lời.

    Trước đó, hãng tin Interfax dẫn lời phát ngôn viên Vladimir Markin của Ủy ban Điều tra Nga ngày 24-12 cho biết một quân nhân Ukraine từng làm việc tại sân bay ở thành phố Dnipropetrovsk khai rằng, có dấu hiệu dính líu của chiến đấu cơ Ukraine trong vụ MH17.

    Anh này cho biết, trong buổi chiều trước khi máy bay Malaysia bị rơi, chiến đấu cơ Su-25 do đại úy Voloshin Vladislav thuộc Không lực Ukraine cầm lái, mang theo tên lửa không đối không R-60 nhưng khi máy bay trở về thì tên lửa không còn.. đồng thời thái độ của anh này rất hoảng hốt khi đề cập đến việc bắn nhầm máy bay.


    Báo cáo của không quân Nga cho thấy có sự xuất hiện của máy bay Su-25 Ukraine trùng thời điểm MH17 bị bắn rơi
    Ủy ban Điều tra Nga nhấn mạnh lời khai trên là bằng chứng quan trọng cho thấy quân đội Ukraine dính líu đến vụ máy bay mang số hiệu MH17 rơi ở miền đông Ukraine. Tuy nhiên, ngay sau đó, phía Kiev bác bỏ thông tin phi công Voloshin Vladislav lái máy bay vào ngày xảy ra vụ tai nạn.

    Tuy nhiên, đến ngày 29-12, người phát ngôn của Ủy ban Điều tra Nga Vladimir Markin tuyên bố sẵn sàng đến Ukraine để kiểm tra phi công Voloshin trên máy phát hiện nói dối, cũng như tất cả những đối tượng khác có thể đang sở hữu thông tin về vụ tai nạn máy bay Boeing của Malaysia.

    Ông Markin thông báo với hãng thông tấn TASS rằng, Nga đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng với bất kỳ hình thức hợp tác nào, bao gồm cả với phía Ukraine, trong việc điều tra vụ tai nạn máy bay Boeing 777, chuyến bay MH17.

    Thế nhưng, các đồng nghiệp Ukraine thể hiện “sự kín đáo không thể sánh nổi”, cũng như việc “không mong muốn cho tiếp cận điều tra với bất cứ ai muốn tìm ra nguyên nhân thực sự của vụ việc chứ không phải ráp những sự kiện cho khớp với giả thuyết đã tuyên bố và có lợi cho Kiev và phương Tây” - ông Markin nói.

    Trả lời ý kiến của Nga, cố vấn của Thư ký Hội đồng An ninh và quốc phòng Ukraine Oleksandr Turchynov - ông Markiyan Lubkivsky đã trả lời câu hỏi về khả năng kiểm tra Voloshin trên máy phát hiện nói dối như sau: “Cứ để họ đến đây, tôi có thể nói gì được bây giờ, xin miễn bình luận”.

    Ông Markin nói “Liệu chúng tôi có được mời đến Ukraine? Chúng tôi sẽ chỉ vui mừng khi SBU cuối cùng sẽ là chủ những lời nói của mình và tổ chức công việc điều tra chung như vậy. Cần phải không quên cả các đối tác Malaysia. Bây giờ chúng tôi đang đợi câu trả lời từ các đồng nghiệp của Cơ quan An ninh Ukraine”.

    Vị phát ngôn viên của Ủy ban Điều tra Nga cho biết, các quan chức của cơ quan này sẵn sàng lên đường sang Kiev ngay lập tức nếu như cơ quan an ninh Ukraine có lời mời. Tuy nhiên, từ đó đến nay vẫn chưa có câu trả lời từ phía “nước bạn” và Nga khẳng định sẽ không bỏ rơi vụ việc này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này