1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.747
    Đã được thích:
    10.146
    Ủng hộ Nga nhanh chóng tiến về Kiev hồi tháng 4-5/2014 để tránh cái kiểu đánh dằng dai đổ máu vô ích như hiện nay.

    Mơ NATO đánh Nga là để có cái để dập vào mặt mấy bạn pro Nga suốt ngày ca ngợi Putin thần thánh đánh đâu thắng đấy.

    1 cái là nhận định lợi ích địa chính trị, 1 cái là mộng tưởng cá nhân.
    NamTuocAudiA4holinh thích bài này.
  2. QuangVK

    QuangVK Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2015
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    211
    Trừng phạt kinh tế - “con ngáo ộp” vô dụng của nước Mỹ

    Cuba, Nga, Triều Tiên, Iran, Iraq… đã từng nếm trải những đòn trừng phạt kinh tế của Mỹ. Nhưng “con ngáo ộp” này chưa từng thành công và thậm chí còn khiến đối thủ mạnh mẽ hơn.

    [​IMG]

    Trong hầu hết các trường hợp, các đòn trừng phạt kinh tế của Mỹ chỉ khiến đối thủ trở nên mạnh mẽ hơn. (Ảnh minh họa: Tên lửa chiến lược Topol của Nga diễu hành qua Quảng trường Đỏ).
    Trong bài viết mới đây, chuyên gia cao cấp Felix K. Chang thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ (FPRI) cho rằng, có một sự thật về các chương trình trừng phạt kinh tế mà những quan chức của Nhà Trắng không dám thừa nhận, hay chí ít là không dám thừa nhận một cách đúng mực là họ chưa bao giờ thành công, các đòn trừng phạt ấy chỉ làm cho đối thủ hơi chao đảo chút ít lúc ban đầu nhưng về sau chính nó lại khiến “những nước bị trừng phạt” lại trở nên mạnh mẽ hơn.

    Hãy nhìn vào ví dụ của Cuba. Trong bài phát biểu nhân sự kiện Mỹ - Cuba chính thức nối lại quan hệ ngoại giao, Tổng thống Obama cho rằng "quãng thời gian hơn 50 năm đã chỉ ra rằng sự cô lập không hiệu quả" và rằng các biện pháp trừng phạt Cuba thể hiện "một cách tiếp cận thất bại".

    Từ khía cạnh kinh tế, tác động trực tiếp của các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Cuba đã nhanh chóng bị thui chột. Ngay sau khi lệnh trừng phạt được áp đặt vào năm 1960, Liên Xô đã bắt đầu cung cấp một lượng lớn viện trợ kinh tế cho La Habana. Điều đó kéo dài trong 30 năm. Gần đây hơn, Cuba được hưởng lợi từ sự hô hào chống Mỹ của phong trào Chavista (gồm những người ủng hộ Tổng thống Chavez của Venezuela).

    Đã hơn 50 năm áp đặt các biện pháp trừng phạt, cấm vận và bao vây kinh tế chống Cuba, Mỹ đã đạt được gì? Có thể họ đã khiến La Habana khó khăn hơn trong việc xây dựng một nền kinh tế hiện đại, nhưng chừng đó là quá khiêm tốn.

    Trở lại với câu chuyện nước Nga. Những khó khăn và cuộc khủng hoảng tỷ giá đồng ruble vừa qua khiến nhiều người ảo tưởng rằng cuối cùng thì các chính sách trừng phạt kinh tế của Mỹ đã phát huy tác dụng. Điều này là rất sai lầm.

    Quan sát sự suy giảm trong ngành tài chính của Nga, người ta có thể nhìn thấy một mối tương quan gần gũi hơn với sự sụt giảm giá năng lượng và hàng hóa toàn cầu hơn là do việc thực hiện các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Không khó để nhận ra rằng, việc giảm giá trị của đồng ruble (rúp) Nga đã gắn kết chặt chẽ với việc giảm giá toàn cầu về dầu thô. Cả hai bắt đầu suy yếu trong tháng Bảy và đều lao dốc sau tháng Mười Một.

    Nếu xét theo động cơ chính trị, các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ đã không mang đến những thay đổi (về chế độ) ở Cuba hay Nga như Mỹ hằng mong muốn. Họ đã không ngăn cản được hành động của Cuba ở Trung Mỹ hay khu vực châu Phi xa xôi, trong Chiến tranh Lạnh.

    Tương tự như vậy, họ vẫn chưa thay đổi được hành vi của Nga đối với Ukraine. Một tháng sau khi các biện pháp trừng phạt đầu tiên được áp dụng, Nga sáp nhập Crimea và sau đó vẫn liên tục “viện trợ nhân đạo” cho miền Đông Ukraine. “Cay đắng” hơn nữa cho các quan chức Nhà Trắng khi họ biết rằng, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã tạo cho ông Putin một "vật tế thần" để để đổ lỗi cho những khó khăn kinh tế của Nga với việc thường nhắc đến "yếu tố bên ngoài."

    Điều này đã giúp để duy trì sự nổi tiếng trong nước của Tổng thống Putin và người dân Nga càng có cơ sở để khẳng định rằng, mọi khó khăn của họ là do Mỹ và phương Tây tạo ra; chỉ có ông Putin mới giúp họ chống lại những nguy cơ ấy.

    [​IMG]
    Trừng phạt kinh tế của Mỹ đã khiến Cuba không thể phát triển nhanh hơn nhưng không thể ngăn được người dân nước này thực hiện ý nguyện của họ.


    Không chỉ thất bại ở Cuba hay Nga, trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1991, các quan chức hàng đầu của Nhà Trắng lập luận rằng lệnh trừng phạt kinh tế sẽ là đủ để buộc Tổng thống Iraq Saddam Hussein rút quân đội của mình từ Kuwait và thậm chí loại bỏ ông ta khỏi quyền lực. Nhưng kết quả lại không như vậy. Những biện pháp trừng phạt kinh tế là không đủ, mà ngay cả chiến thắng quân sự có tính quyết định của Đồng minh đối với quân đội của ông Hussein cũng không khơi mào một cuộc nổi dậy trong nước sau đó. Nó chỉ dẫn đến cuộc xâm lược do Mỹ đứng đầu năm 2003 và chiếm đóng Iraq để cuối cùng lật đổ chế độ Saddam Hussein.

    Tương tự như vậy, ở trường hợp Triều Tiên, một quốc gia đã bị lệnh trừng phạt kinh tế quốc tế nghiêm ngặt trong hơn 60 năm. Khi sự hỗ trợ của Trung Quốc và của Liên Xô giảm dần vào những năm 1990, một số tin rằng Triều Tiên sẽ dần dần buộc phải đi đến bàn đàm phán, vì nguy cơ sụp đổ hoàn toàn nền kinh tế.

    Nhưng Triều Tiên đã hồi phục rất nhanh. Nước này vẫn tiếp tục theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân, thi thoảng đe dọa Nhật Bản và Hàn Quốc hay thậm chí là chọc tức cả Mỹ. Giới hoạch định chính sách Mỹ phải thừa nhận rằng họ đã đánh giá thấp khả năng phục hồi của chế độ Bình Nhưỡng và đánh giá quá cao khả năng của riêng các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể buộc Triều Tiên phải thực sự đàm phán (hoặc hạn chế hành động của mình).

    Đã không mấy thành công với Cuba, Iraq hay Triều Tiên thì viễn cảnh Mỹ có thể “hạ gục” Nga bằng chiêu trừng phạt kinh tế có vẻ như sẽ quá viển vông. Nga là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng sự phụ thuộc của chính phủ Nga vào những tài nguyên thiên nhiên để làm nguồn thu chính cho ngân sách Nhà nước đã dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương.

    Điều này ai cũng biết và ông Putin thậm chí còn chỉ ra sự nguy hiểm của sự phụ thuộc đó trong một cuộc họp báo gần đây. Điều này cũng lý giải việc tại sao một số biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu lại nhắm đến khả năng tìm kiếm lợi nhuận từ tài nguyên thiên nhiên của Nga.

    Nhưng những biện pháp trừng phạt đó không đe dọa nền kinh tế Nga với suy thoái kinh tế hiện nay. Việc cấm các công ty năng lượng phương Tây cung cấp dịch vụ và công nghệ cho nỗ lực thăm dò dầu của Nga chỉ thực sự cản trở sản xuất dầu trong tương lai, chứ không ảnh hưởng đến doanh thu dầu mỏ ngày hôm nay.

    Trên thực tế, Moscow đã có những sự phòng thủ nhất định. Rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng hồi năm 1998, Nga đã xây dựng một kho dự trữ ngoại hối khổng lồ trị giá 415 tỷ USD (tính đến cuối tháng 12/2014). Mặc dù lượng dự trữ đó chỉ lớn hơn 100 tỷ USD so với thời điểm một năm trước, nhưng nó vẫn là một khoản tiền đáng kể mà Nga có thể sử dụng để bảo vệ đồng tiền của mình.

    Về chính trị, trừng phạt kinh tế của Mỹ và châu Âu đã không ngăn được những hành động mà nước Nga muốn. Như một trong những tờ báo nhận xét: "Trừng phạt đã làm tổn thương nền kinh tế Nga, nhưng đã không có tác dụng rõ rệt đối với chiến lược quân sự của ông Putin".

    http://infonet.vn/trung-phat-kinh-te-con-ngao-op-vo-dung-cua-nuoc-my-post156555.info
  3. UnitedStatesNo1

    UnitedStatesNo1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2015
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    1.152
    Chuẩn bác ak, em đang tưởng tượng cảnh vũ khí NATO đánh tan xác tăng NGa thành nhiều mảnh =)). Quả này mà đàm phán không thành công thì chắc chắn vũ khí sẽ được cấp cho Ukraine đánh Nga. Các biện pháp trừng phạt mạnh hơn cũng sẽ đc áp đặt. Khả năng sau này tên lửa Tomahawk còn có cơ hội làm việc nữa.
    NamTuocAudiA4Lefan_2 thích bài này.
  4. Poroporo

    Poroporo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2014
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    185
    Đánh đánh đánh, bọn dân quân kém lắm, sao lại hòa với chúng nó được.
    Hôm trước mà Azov không "tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn" thì chắc giờ quân đội U cầy ung hành do anh hùng Tủchinov chỉ đạo đã đánh qua biên giới Nga luôn rồi
    Không có chuyện bị bao vây, tất cả chỉ là tuyên truyền của bọn Nga,anh hùng cởi truồng Semetchenko đã nói rồi, lời của anh là lời thánh , chỉ cần có vũ khí Mĩ là bọn dân quân thân Nga sẽ tự động bỏ chạy thôi :-D
    polite peoplePhoto_hunter thích bài này.
  5. QuangVK

    QuangVK Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2015
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    211
    Hy Lạp bắn phát súng chống chủ nghĩa thực dân mới

    [​IMG]


    Thế giới đang ví von hành trình xin giảm nợ của Hy Lạp như cuộc hành trình gian khổ của chàng Odysses trong trường ca Homer, nhưng ở một khía cạnh khác, nó lại phần nào chỉ ra một hình thức chủ nghĩa thực dân mới đang tồn tại ở ngay chính Châu Âu.


    Thế giới đang trải qua những ngày của các cuộc đàm phán ghê gớm nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây. Không hẹn mà gặp, một loạt các cuộc đàm phán có vai trò quyết định đến nhiều vấn đề lớn trên thế giới lại diễn ra một cách đồng loạt ở thời điểm hiện tại, từ cuộc đàm phán về kết thúc cuộc xung đột dài ngày và đẫm máu ở Ukraine đến cuộc đàm phán về việc giảm nợ cho Hy Lạp.

    Bài phát biểu đầy chất bi hùng của tân thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras trước quốc hội vào ngày Chủ Nhật đang thực sự gây được tiếng vang trên thế giới, và khiến nước Đức điên tiết hơn bao giờ hết. Trong một bài hùng biện được đánh giá là phát sinh từ tình trạng tuyệt vọng do sự lạnh nhạt trong thái độ và lời từ chối thẳng thừng của hầu hết các nước thành viên EU đối với yêu cầu giảm nợ từ phía Hy Lạp, tân thủ tướng Tsipras đã kêu gọi quốc hội không nản chí, và đưa ra yêu cầu đòi Đức phải bồi thường thiệt hại trong chiến tranh thế giới thứ II.

    Các nhà lãnh đạo Đức đang sôi sục vì Hy Lạp đang nhắc lại quá khứ đen tối của nước Đức phát xít, còn thế giới thì đang hiểu rằng đó là một lời cáo buộc về một hình thức thực dân mới xuất phát từ phía Đức mà Hy Lạp đang là nạn nhân.

    Quả thực, sự cứng rắn đến tàn nhẫn của lãnh đạo các nước thành viên EU khi thẳng thừng từ chối lời yêu cầu xin giảm nợ của Hy Lạp đang khiến cả thế giới sửng sốt. Chưa bao giờ EU lại đạt được một sự nhất trí cao đến thế đối với việc mà giới phân tích gọi là một sự cầm tù đối với Hy Lạp, khi kiên quyết không chấp nhận nới lỏng kiểm soát tài chính và chính sách thắt lưng buộc bụng đối với đất nước Nam Âu này, bất kể tình hình đang căng thẳng hơn bao giờ hết khi sự kiên nhẫn của người dân Hy Lạp có vẻ như đã đến giới hạn.

    Những lời phát biểu và bình luận cay độc của các nhà lãnh đạo EU còn đang thổi bùng sự bất bình ở Hy Lạp hơn bao giờ hết, bộ trưởng tài chính Pháp Michel Sapin tuyên bố thẳng thừng “chúng ta phải bảo vệ các chủ nợ, bất cứ một sự thương xót nào đối với Hy Lạp cũng sẽ đem lại một tình trạng hỗn loạn đối với nền kinh tế chung của Châu Âu”.

    Lời phát biểu của bộ trưởng tài chính Pháp cũng là thái độ chung của hầu hết các nhà lãnh đạo EU, khi họ đồng loạt coi Hy Lạp là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nợ công 2010 đã cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 tạo thành một cuộc khủng hoảng kép khiến cả Châu Âu chao đảo.

    Nói cách khác, Hy Lạp phải chịu trách nhiệm cho tình trạng tồi tệ mà EU đang gặp phải. Bình luận về yêu cầu xin giảm nợ của Hy Lạp, thậm chí đã có nhà lãnh đạo EU ví von nền kinh tế Hy Lạp như một con nghiện, giảm nợ cho nó không khác gì cung cấp cho nó thêm thuốc. Đó cũng đang là sự ngờ vực mà EU đang trùm lên Hy Lạp, khi trong quá khứ nước này chưa từng có tiền lệ kiểm soát tốt các nguồn tài chính đi vay của mình, và chính việc không kiểm soát tốt các nguồn vay của mình đã khiến Hy Lạp lâm vào cuộc khủng hoảng nợ công 2010.

    Nhưng, các chuyên gia lại đang cho rằng, các nhà lãnh đạo EU – với sự hậu thuẫn của Đức – đang tỏ ra ngụy biện khi thể hiện sự nghi ngờ của mình. Hy Lạp đã kiểm soát tốt các khoản vay kể từ sau cuộc khủng hoảng nợ công năm 2010 và thực hiện nghiêm chỉnh chính sách thắt lưng buộc bụng mà EU áp đặt lên nước này trong suốt 5 năm qua, và chỉ đến khi những hậu quả thê thảm của chính sách ép buộc này vượt quá sức chịu đựng của người dân Hy Lạp khi gây ra các hậu quả kinh tế thê thảm, thì Hy Lạp mới yêu cầu giảm nợ như một cách để tránh cho kinh tế nước này rơi vào tình trạng đổ vỡ.

    Khả năng cho một cuộc khủng hoảng nợ công khác nếu nới bớt kiểm soát tài chính và thắt lưng buộc bụng cho Hy Lạp ở thời điểm hiện tại là gần như không thể xảy ra. Trên thực tế, việc tiếp tục xiết chặt các kiểm soát tài chính đối với Hy Lạp của EU đang bị coi như một hình thức của chủ nghĩa thực dân mới. Mượn cớ Hy Lạp cần phải thực hiện thắt lưng buộc bụng để cơ cấu lại nền kinh tế, các nước EU mà điển hình là Đức đang nhắm mắt làm ngơ trước tình trạng thê thảm của người dân Hy Lạp ở thời điểm hiện tại: người vô gia cư đầy đường, các bếp ăn từ thiện đông nghịt, giới trẻ thất nghiệp đến gần 70% và người vượt biên rời khỏi Hy Lạp thì cứ ngày càng tăng lên.

    Có chuyên gia đã phái thốt lên rằng người dân Hy Lạp hiện nay không khác gì người dân ở các nước thuộc địa trước đây, khi phải chịu tình cảnh khốn khổ nhất để gom góp tiền nộp cho các ông chủ nước ngoài, chỉ khác là trước đây dưới họng súng, còn ở thời điểm hiện tại thì dưới các thỏa thuận cho vay với cái tên mỹ miều là hỗ trợ tài chính.

    Giới phân tích từ lâu đã chỉ ra rằng, một sự giảm nợ và nới bớt thắt chặt tiền tệ với Hy Lạp ở thời điểm hiện tại có thể vực dậy nền kinh tế đang ở mép vực khủng hoảng của nước này, và cho phép nước này thực hiện thanh toán nợ tốt hơn trong tương lai. Còn một khi Hy Lạp khủng hoảng, các khoản cho vay của các chủ nợ có thể sẽ bị xóa sạch hoàn toàn.

    Vấn đề là các chủ nợ nước ngoài, điển hình là Đức khi đang đứng đầu danh sách chủ nợ của Hy Lạp, đang quá tham lam và bị tham lam che mờ mắt. Hy Lạp đã thể hiện quan điểm rất rõ ràng: nếu như không giảm nợ cho Hy Lạp, thì Đức hãy thanh toán khoản bồi thường chiến tranh trong thế chiến 2. Nếu Đức muốn trở thành một nước thực dân kiểu mới, hãy thanh toán các khoản nợ của quá khứ thực dân trước đây đã vay.

    http://motthegioi.vn/ho-so-phan-tich/hy-lap-ban-phat-sung-chong-chu-nghia-thuc-dan-moi-153975.html

    Poroporo thích bài này.
  6. Photo_hunter

    Photo_hunter Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    3.396
    Đã được thích:
    7.532
    gaume1 thích bài này.
  7. Poroporo

    Poroporo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2014
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    185
    Tomahawk đánh tan xác tăng Nga =)))) ối mẹ ôi
    Cho em hỏi bác có biết Tomahawk nó phóng từ cái gì không?? =))
    Cấp cho U cầy đánh Nga =)) chộ ôi
    TherouxQuangVK thích bài này.
  8. gaume1

    gaume1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    365
    Mơ nhà cháy, người chết chỉ để "đập vào mặt mấy bạn pro Nga" trên cái diễn đàn này thôi hả Mõ? Nhân cách kém quá đấy!
  9. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
    Khi tổng thống Ukraina Poroshenko bước vào Dinh Độc lập tại Minsk, nơi diễn ra cuộc đàm phán ở định dạng Normandy về tình hình Ukraina, một trong các nhà báo hai lần nói to: “Thưa ngài Poroshenko, tại sao quân đội của Ngài đánh bom dân thường?” Tổng thống Ukraine làm ngơ trước câu hỏi đó.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_02_11/282831671/
    QuangVK thích bài này.
  10. UnitedStatesNo1

    UnitedStatesNo1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2015
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    1.152
    Tomahawk bắn từ các tàu khu trục Aegis của Mỹ không biết ak. Còn Tank Nga Javelin, M1Abram 1 chấp 10 như ở Iraq quá đơn giản như đan giổ :))
    Lefan_2NamTuocAudiA4 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này