1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Xem xong cái video này thấy kinh tởm bọn nó quá ...

    suhomang, beta22convitbuoc thích bài này.
  2. Panda_pink

    Panda_pink Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2014
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    283
    coi chừng lừa đảo đấy mấy bác, dạo này media 2 bên đều nâng tầm láo như nhao :v

    Súng gì vậy bác? em thấy giống súng hơi Tiệp 9kg :D
    Lại tìm cách bôi nhọ nhao, kinh tế khó khăn, đi tắm biển cũng bớt bớt lại mà. Chụp bãi biển Vũng Tàu, ngày thường với ngày lễ khác nhau 100%. thành ra 2 tấm hình chỉ mang tính bôi nhọ xách mé. Kiếm cái gi hấp dẫn hơn chút, ví dụ giá 4` xưa 50usd/shot, giờ còn 20 chẳng hạn, thêm tấm hình minh họa là em ok ngay lắp tự, @arrow nha Chỉ có dám chắc 1 điều, mức thu nhập 50usd thì miễn tắm biển, ngoại trừ nhà sát bên.
    p/s: em thấy thích cái bản đồ nho nhỏ bên dưới
    gaume1Massu thích bài này.
  3. VitBeo123

    VitBeo123 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    412
    Châu âu trong mắt dân Đức

    - Pháp: Cái bọn lười lao động nhưng ham hưởng thụ
    - Anh: Là nước có cái bọn thích uống Whiskey và ăn bánh ngọt mỗi khi mặt trời mọc
    - Thổ: Nguồn lao động rẻ mạt, và quê của Azit Nexin
    - Tây Ban Nha: Cái bọn này chả bao giờ thắng được một giải lớn ngoại trừ năm 2010 và 2012
    - Quần đảo Malloca (của tây ban nha): Bang thứ 17 của chúng ta (Chắc ở đây bọn Đức nó mua hết đất của dân bản xứ rồi?)
    - Phần Lan: Điện thoại 3210 thần thánh
    - Thụy Điển: Chỉ có mỗi IKEA. Nước này đổi tên thành IKEA cũng được ^^
    - Nauy: Rượu và Đồ Ăn đắt vãi luôn,
    - Nauy, Thụy Điển, Phần Lan: Ba cái nước này rất nhiều muỗi và có khi còn thấy mặt trời lúc nửa đêm.
    - Thụy Sỹ: Tài khoản của chúng ta nằm ở đây
    - Áo: Toàn bọn chuyển giới ^^
    - Đan Mạch: Quê hương của các chiến binh Viking
    - Ireland: Bọn này chỉ cần sống bằng rượu và khoai tây
    - Ba lan: Đất nước nghèo đói, thỉnh thoảng có động vật hoang dã chạy trên đường phố
    - Belarus: Trung tâm vận chuyển dầu
    - Cộng Hòa Séc: Đất nước này có mỗi cái thủ đô Praha
    - Slovakia: Hả? Lại có cả cái đất nước này nữa cơ à?
    - Greece: Tiền của chúng ta đổ vào đây (Ý nói là bọn Đức viện trợ rất nhiều ở nước này)
    - Séc bi, Bossinia, Konsovo, etc... Một lũ vô danh tiểu tốt ở châu Âu
    - Kroatia: Chỗ để đi du lịch giá rẻ
    - Crưm: Putin
    - Rumania: Cái bọn khố rách không có tiền mà vẫn đòi vào EU

    - U cà! Bọn bắt chước Rumania

    [​IMG]
    tuyentd2, suhomang, Tifavn10 người khác thích bài này.
  4. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Tổng Po làm lễ bổ nhiệm ông bạn thời đại học làm quan lớn Odessa
    Georgia's former President Mikhail Saakashvili, wanted by his country's prosecutors for embezzlement, abuse of power and politically-motivated attacks, has been appointed governor of Ukraine's Odessa region.

    President Petro Poroshenko personally appointed Saakashvili to the post, saying the former Georgian leader is "a friend of Ukraine." In a statement at Saakashvili's nomination in Odessa, Poroshenko said the two had known each other for 25 years, since university days.
  5. Khoam

    Khoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    843
    Mặc dù cấm vận, quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Nga tiếp tục hưng thịnh.
    [​IMG]
    Cấm vận Nga gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp ở Châu Âu - ngược lại thì các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ tiếp tục có những làm ăn tốt với Nga. Năm vừa qua thương mại trao đổi hàng hóa giữa Nga và Mỹ tăng 6%. Thương mại giữa EU và Nga giảm 10%. Hai tháng đầu năm 2015 giao thương giữa EU và Nga giảm 1/3 so với cùng kỳ năm trước.
    „Mỹ đã gây áp lực lớn lên Châu Âu phải cấm vận mạnh mẽ đối với Nga“ Frank Schauff lãnh đạo Association of European Business in Moskau nói. „ trong khi họ lại tăng cường giao thương với Nga, thật là đáng lưu ý“
    Tuần vừa qua hãng Bell Helicopter ở Texas ký một thỏa thuận cấp giấy phép cho Nga sản xuất trực thăng, mặc dù hãng sản xuất trực thăng Rostec của Nga thuộc nhà nước, được điều hành bởi thân tín của Putin, Sergej Tschemesov có tên trong danh sách cấm vận của Mỹ.
    Ngay cả Boeing cũng không bị ảnh hưởng bởi cấm vận. Hãng sản xuất máy bay tiếp tục có trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Maxcova với 1200 nhân viên.
    Trong khi Siemens trắng tay với thỏa thuận hàng tỷ Euro cho những đầu máy xe lửa và đường ray từ Maxcova tới trung tâm phát triển Kasan. Lẽ ra trước khủng hoảng Ucraina hãng Siemens ký kết được hợp đồng này. Bây giờ lại rơi vào tay hãng của Trung Quốc.
    tuyentd2, suhomang, gaume17 người khác thích bài này.
  6. vodka_putinka

    vodka_putinka Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/07/2014
    Bài viết:
    1.271
    Đã được thích:
    4.720
    Nghe nói đây là khẩu Lapua Magnum của Mỹ vừa được chính phủ Mỹ viện trợ cho tự vệ :D
    tuyentd2gaume1 thích bài này.
  7. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Su24 lại lùa tàu chiến USS Ross ở Biển Đen

    Russian Navy jets forced a US Navy ship into the eastern Black Sea after it was noticed heading into Russia's territorial waters.

    Russian Navy Su-24 jets forced US Navy destroyer USS Ross to go into neutral waters in the Black Sea, a source in Crimea's security forces told RIA Novosti.

    The US Navy ship was noticed heading directly toward Russian waters after leaving the Romanian port of Costanta. The incident comes on the same day as fugitive Georgian ex-leader Mikheil Saakashvili's appointment as governor of Ukraine's Black Sea-bordering Odessa region.

    "The ship's crew acted provocatively and aggressively, which caused alarm among operators of monitoring stations and Black Sea Fleet ships carrying out assignments in the Black Sea. Scrambled Su-24 attack jets demonstrated a readiness to forcibly suppress border violations and defend the country's interest," the source said.



    Read more: http://sputniknews.com/russia/20150530/1022751505.html#ixzz3bdEGR4Sg
    suhomanggaume1 thích bài này.
  8. Khoam

    Khoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    843
    suhomang, Theroux, gaume13 người khác thích bài này.
  9. Khoam

    Khoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    843
    BATTLE FOR SEVASTOPOL VÀ "QUÝ BÀ TỬ THẦN" LYUDMILA MYKHAILIVNA PAVLICHENKO
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    Như thường lệ, cái thói ngủ sung sướng ban ngày luôn đi kèm với chuyện đêm nằm trằn trọc trên giường… Bạn bè trên mạng xã hội thì phần lớn đã ngủ mất rồi, và vì không có ai nói chuyện nên tôi ngồi xem bộ phim Battle for Sevastopol (Битва за Севастополь), tạm dịch là Trận đánh vì Sevastopol, (phim này thì các trang chiếu phim trực tuyến dịch là Nữ thiện xạ bắn tỉa).

    Bộ phim nói về Thiếu tá Hồng quân Lyudmila Mykhailivna Pavlichenko, một người phụ nữ gốc Ukraine và được truyền thông phương Tây mệnh danh là “Lady Death” (tạm dịch là Quý bà Tử thần) với chiến công tiêu diệt 309 lính phát xít, trong đó có 36 xạ thủ bắn tỉa. Bà cũng là công dân Xô-viết đầu tiên được mời vào Nhà Trắng, và sau đó cùng phu nhân của tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Eleanor Roosevelt mời tham gia một chuyến du ngoạn khắp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

    LYUDMILA MYKHAILIVNA PAVLICHENKO…

    Người chiến sĩ bắn tỉa nữ vĩ đại nhất mọi thời đại là Lyudmila Pavlichenko. Bà ra đời trong một gia đình viên chức công sở ở một ngôi làng (nay là thành phố) Belaya Tserkov, tên gọi của thành phố này có nghĩa là “nhà thờ trắng”, ở vùng Kiev. Lyudmila Pavlichenko là một học sinh ngoan, độc lập và có năng khiếu, bà học xong lớp chín tại một ngôi trường ở quê mình trước khi cả gia đình bà chuyển đến thành phố Kiev. Sau khi tốt nghiệp trung học, Lyudmila làm thợ mài ở một xưởng vũ khí và tham gia vào câu lạc bộ bắn súng. Sau đó, bà tham gia vào đội dân quân và học nhảy dù.

    Khi chiến tranh nổ ra, Lyudmila mới 24 tuổi, lúc ấy bà đang là sinh viên khoa lịch sử của trường Đại học Quốc gia Kiev, bà tình nguyện tham gia quân đội. Mới đầu, những sĩ quan tuyển quân tỏ ra nghi ngờ khi bà nói rằng mình là một nữ thiện xạ. Bà chứng minh những lời mình nói với tờ giấy chứng nhận trình độ bắn súng của mình. “Tôi gia nhập quân đội vào thời điểm mà phụ nữ chưa được chấp nhận”, bà hồi tưởng lại, “Tôi có thể chọn làm y tá, nhưng tôi từ chối”.

    Binh nhì Lyudmila Pavlichenko được phân về Sư đoàn Bộ binh số 25 Vasily Chapayev, Sư đoàn mang tên một Tư lệnh Hồng quân nổi tiếng trong Nội chiến, và đảm nhiệm nhiệm vụ bắn tỉa, và ngay sau đó bà tham gia vào một trận đánh gần Odessa vào tháng Tám năm 1941. Bà tiêu diệt hai tên địch đầu tiên – hai tên lính trinh sát của phát xít Đức, tại địa điểm gần ngôi làng Belyayevka, khi đơn vị của bà được lệnh bảo vệ một ngọn đồi.

    Trong trận đánh đầu tiên của mình, khi quân địch tiến lại gần, Lyudmila Pavlichenko sợ đến mức tê dại cả người. Một người lính Hồng quân hy sinh ngay bên cạnh bà, Lyudmila Pavlichenko bị sốc và lập tức hành động. “Anh ấy là một chàng trai tốt bụng và vui vẻ”, bà hồi tưởng lại, “Và anh ấy ngã xuống ngay bên cạnh tôi. Sau lúc ấy, không gì có thể ngăn tôi được nữa”. Bà chiến đấu trong hai tháng rưỡi ở khu vực đó và tiêu diệt 187 lính Đức. Khi ấy, bà sử dụng khẩu súng trường bán tự động Tokarev SVT-40 với kính ngắm 3.5.

    “Tôi biết nhiệm vụ của mình là bắn quân địch. Về lý thuyết thì rất dễ, nhưng tôi biết thực tế khác rất nhiều”. Nghệ thuật bắn tỉa đòi hỏi rất nhiều khả năng tự kiểm soát bản thân và sự kiên nhẫn. Chiến đấu trong đội hai người, cái đói, cái khát, cái giá rét, sự căng thẳng và cả côn trùng liên tục hành hạ họ. Thế nhưng điều tệ nhất là những tên lính bắn tỉa nằm phục kích họ.

    Trong số 309 lính phát xít mà Lyudmila Pavlichenko tiêu diệt, có khoảng 100 sĩ quan cao cấp. Khi số lượng lính phát xít bị bà tiêu diệt tăng lên, thì Lyudmila Pavlichenko cũng càng ngày càng gặp nhiều nguy hiểm. Trong 36 lần đối đầu với lính bắn tỉa đối phương, Lyudmila Pavlichenko chưa một lần thất bại – những trận đấu tay đôi săn tìm lẫn nhau ấy kéo dài ngày đêm, thậm chí đến ba ngày liên tục. “Đó là thời khắc căng thẳng nhất trong cuộc đời tôi”, bà nhấn mạnh rằng chính sức mạnh ý chí giúp mình có thể trụ lại được ở vị trí trong 15 đến 20 tiếng cực kỳ căng thẳng. “Cuối cùng, hắn di chuyển quá nhiều”, bà nói về đối thủ của mình.

    Khi phát xít Đức chiếm được Odessa, Tập đoàn quân Độc lập Duyên hải rút về Sevastopol trên bán đảo Krym, biển Đen. Tại Sevastopol, quân đội phát xít Đức nhanh chóng áp đảo Hồng quân về hỏa lực và lực lượng, Lyudmila Pavlichenko chiến đấu tại chiến trường ác liệt nhất lúc ấy trong 8 tháng trời. “Chúng tôi đánh, bọn phát xít chết như ngả rạ”, bà nói. Tháng 5 năm 1942, bà được Bộ tư lệnh Phương diện quân phía nam tuyên dương với thành tích tiêu diệt 257 lính phát xít. Lúc ấy, trung sĩ Lyudmila Pavlichenko chỉ đơn giản thề rằng, “Tôi sẽ tiêu diệt nhiều hơn”.

    “Lúc ấy thậm chí bọn phát xít Đức cũng biết đến tôi. Chúng cố gắng mua chuộc tôi qua những buổi tuyên truyền bằng loa công suất lớn: “Lyudmila Pavlichenko, hãy về phe chúng tôi, chúng tôi sẽ cho cô nhiều sô cô la và cô sẽ trở thành sĩ quan Đức. Và khi chúng mua chuộc tôi không thành, chúng đe dọa sẽ xẻ tôi thành 309 mảnh. Tôi thấy rất vui về điều đó, bọn chúng cũng biết thành tích của tôi”.

    Bà bị thương đến bốn lần. thậm chí dính mảnh đạn pháo, nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu cho tới một trận chiến ác liệt, vị trí của bà bị trúng bom và bà bị thương ở mặt. Khi ấy, Bộ Tổng tham mưu Xô-viết quyết định đưa bà về đảm nhiệm công tác huấn luyện lính bắn tỉa mới, và lệnh cho bà lên một chiếc tàu ngầm để rời Sevastopol. Hai tháng sau khi rời khỏi cuộc chiến, người sĩ quan trẻ được cử đến Hoa Kỳ trong nỗ lực vận động Hoa Kỳ mở mặt trận thứ hai ở châu Âu của Liên Xô. Khi ấy, Lyudmila Pavlichenko được phong quân hàm trung úy.

    ĐỆ NHẤT PHU NHÂN HOA KỲ VÀ NỮ XẠ THỦ XÔ-VIẾT

    Người ta biết đến Lyudmila Pavlichenko là một người lính bắn tỉa Xô-viết huyền thoại với thành tích tiêu diệt 309 lính phát xít, và cũng là một người đấu tranh cho quyền của phụ nữ. Và người ta cũng biết đến bà là một người bạn của Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Eleanor Roosevelt.

    Lyudmila Pavlichenko tới thủ đô Washington, D.C., vào cuối năm 1942. Lúc đó, bà không hơn gì là một mối quan tâm cho ngành báo chí tò mò, và đứng một cách lúng túng cạnh phiên dịch viên của mình, mặc bộ quân phục của Hồng quân Liên Xô. Bà không nói được tiếng Anh, nhưng bà lại đảm trách một nhiệm vụ cao cả. Là một trung úy điển hình của Sư đoàn Bộ binh số 25, Lyudmila Pavlichenko thay mặt cho Bộ Tổng tham mưu Xô-viết làm nhiệm vụ hối thúc người Mỹ hỗ trợ “mặt trận thứ hai” ở châu Âu. Iosif Stalin thực sự muốn các Đồng minh Phương Tây đổ bộ lên lục địa này để buộc phát xít Đức phải phân chia lực lượng và giảm bớt áp lực đang đè nặng lên quân đội Xô-viết.

    Lyudmila Pavlichenko tới thăm Tổng thống Franklin Roosevelt, và trở thành công dân Xô-viết đầu tiên được tiếp đón tại Nhà Trắng. Sau đó, Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt đã đề nghị nữ sĩ quan Xô-viết người Ukraine này đi tham gia cùng mình trong một chuyến đi vòng quanh nước Mỹ để kể cho người Mỹ biết về những gì mà Lyudmila Pavlichenko, một nữ chiến binh, đã trải qua. Khi ấy Lyudmila Pavlichenko chỉ mới 25 tuổi, nhưng bà đã bị thương tới bốn lần. Và bà mới được biết đến là một nữ thiện xạ bắn tỉa thành công nhất và đáng sợ nhất trong lịch sử, với thành tích tiêu diệt 309 lính phát xít, chủ yếu là phát xít Đức. Lyudmila Pavlichenko nhận lời mời của Đệ nhất phu nhân.

    Bà nhận được vô vàn những câu hỏi từ phóng viên. Một người hỏi bà rằng liệu phụ nữ Nga có được phép trang điểm khi ra trận hay không. Lyudmila Pavlichenko ngừng lại một lát, chỉ mới vài tháng trước, bà còn chiến đấu trên tuyến đầu trong trận phòng thủ Sevastopol, khi lực lượng Hồng quân chịu tổn thất nặng nề và buộc phải đầu hàng sau tám tháng chiến đấu liên tục. “Không có luật nào cấm việc đó”, Lyudmila Pavlichenko trả lời, “nhưng khi trận chiến đang diễn ra, liệu rằng phụ nữ có thời gian để mà nghĩ đến cái mũi bóng bẩy của mình hay không?”

    Tờ Thời báo New York gọi bà là “Nữ xạ thủ bắn tỉa”, và các tờ báo khác mô tả bà là người phụ nữ “không đánh son môi, không trang điểm dưới mọi hình thức”, và “bộ trang phục xanh ô-liu của cô ấy chẳng có chút phong cách thời trang nào”.

    Tại New York, cô được Thị trưởng Fiorello LaGuardia và cũng là đại diện của Hội liên hiệp Lông và Da thuộc tặng một món quà, được một tờ báo mô tả là “một chiếc áo khoác dài bằng lông gấu trúc Bắc Mỹ, và đẹp lộng lẫy như trang phục opera”. Tờ báo ấy cũng mường tượng ra khung cảnh bộ quần áo lộng lẫy ấy “bước qua những thảo nguyên đẫm máu trong cuộc chiến tại nước Nga khi Lyudmila Pavlichenko trở về quê hương”.

    Chuyến đi vẫn tiếp tục, còn Lyudmila Pavlichenko bắt đầu trở nên điên tiết với những câu hỏi, nỗi giận ấy hiện lên trên đôi mắt đen trong trảo của bà. Một phóng viên khác lại bắt đầu chê bai chiếc váy quân phục dài của bà và cho rằng chiếc váy ấy làm cho bà trông béo. Ở Boston, một phóng viên khác lại nói Lyudmila Pavlichenko “ca cẩm về bữa sáng năm món New England của mình hôm qua. Còn món ăn Mỹ thì cô ta nghỉ chúng ổn”.

    Người lính bắn tỉa Xô-viết sớm cảm thấy báo chí xỏ xiên mình quá đủ rồi. “Tôi mặc bộ quân phục của mình với niềm tự hào và niềm vinh dự”, bà trả lời tạp chí Time, “trên bộ quân phục ấy có Huân chương Lenin. Trên bộ quân phục ấy có máu của chiến trường. Còn với người Mỹ thì họ chỉ nghĩ đơn giản là những người lính nữ của họ có mặc quần lót bằng lụa dưới quân phục hay không. Họ chưa thèm tìm hiểu xem bộ quân phục đại diện cho điều gì”.

    Tuy nhiên, Malvina Lindsey, thuộc chuyên mục “Giới tính Dịu dàng” của tờ Washington Post, vẫn thắc mắc tại sao Lyudmila Pavlichenko lại không thể thay đổi phong cách của mình. “Liệu rằng triết lý quân sự có bao gồm việc một chiến binh hùng mạnh được quyền tự hào về diện mạo của mình hay không? Và liệu Jeanne d'Arc có luôn luôn xuất hiện với những giáp trụ sáng ngời hay không?”

    Dần dần, Lyudmila Pavlichenko bắt đầu có tiếng nói, thu hút mọi người bằng câu chuyện về thời niên thiếu của mình, và về những điều mà cuộc xâm lược của phát xít Đức đã hủy hoại, và sự nghiệp chiến đấu của bà. Trong những buổi nói chuyện trên nước Mỹ trước hàng ngàn người, người nữ thiện xạ bắn tỉa khẳng định rằng việc nước Mỹ tham gia chống phát xít ở châu Âu là điều cần thiết. Và bà cũng nêu lên quan điểm rằng phụ nữ không chỉ có khả năng, mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến.

    Quãng thời gian đồng hành cũng Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt làm cho Lyudmila Pavlichenko dần trở nên bạo dạn hơn, và khi họ đến Chicago trong hành trình ở Bờ tây nước Mỹ, Lyudmila Pavlichenko đã có thể xử lý những câu hỏi ngớ ngẩn từ những phóng viên như “sơn móng tay hay làm tóc”. Và ở Chicago, đứng trước một đám đông khổng lồ, Lyudmila Pavlichenko đã nói “Thưa các quý ông, năm nay tôi 25 tuổi và tôi đã giết chết 309 tên phát xít xâm lược. Vậy thì, liệu các quý ông có nghĩ rằng các quý ông trốn sau lưng tôi quá lâu rồi không?”.

    Những lời nói ấy của bà đã làm thức tỉnh người Mỹ, và họ bắt đầu giúp đỡ Liên Xô.

    Lyudmila Pavlichenko nhậ được nhiều món quà từ các quan chức và những người hâm mộ bà ở những nơi bà đến – phần lớn là súng trường và súng lục. Ca sĩ nhạc dân gian Hoa Kỳ Woody Guthrie viết bài hát “Cô Pavlichenko” về bà vào năm 1942. “Lúc ấy thì tôi trông giống một vấn đề mà người ta tò mò, một chủ đề trên tít báo, một chủ đề cho những giai thoại. Còn ở Liên Xô, tôi là một công dân, một người chiến sĩ, một người lính chiến đấu cho đất nước mình”.

    Trên đường trở về Liên Xô, Lyudmila Pavlichenko tạm dừng ở Anh và tiếp tục vận động mở mặt trận thứ hai. Khi trở về Liên Xô, bà được phong hàm thiếu tá và được trao danh hiệu Anh hùng Liên Xô vào ngày 25 tháng 10 năm 1943. Mặc dù Lyudmila Pavlichenko đã rất nỗ lực vận động, Liên Xô vẫn phải chờ gần hai năm sau, cho đến khi Hồng quân đảo ngược được tình thế thì quân đồng minh mới đổ bộ lên bờ biển Normandy vào tháng 6 năm 1944.

    Thiếu tá Lyudmila Pavlichenko không quay trở lại chiến đấu, nhưng tiếp tục tham gia đào tạo hàng trăm lính bắn tỉa cho tới khi chiến tranh kết thúc.

    Sau chiến tranh, Lyudmila Pavlichenko quay lại Đại học Quốc gia Kiev và hoàn tất chương trình học của mình. Cuối năm 1945, bà tốt nghiệp đại học và lập tức trở thành chuyên viên nghiên cứu cho Bộ chỉ huy Hải quân Xô-viết. Bà tiếp tục trở thành hình mẫu lý tưởng và đại diện cho thanh niên Liên Xô lúc bấy giờ, cũng như là một người hoạt động rất tích cực trong các vấn đề liên quan đến cựu chiến binh.

    Năm 1957, 15 năm sau chuyến đi vòng quanh nước Mỹ với người nữ thiện xạ bắn tỉa Xô-viết, cựu Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt đến thăm Moskva. Do ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh, chính phủ Liên Xô cử một nhân viên giám sát cựu Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt. Mặc dù vậy, cựu Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt vẫn cương quyết thực hiện điều mà bà muốn, là đến thăm người bạn cũ Lyudmila Pavlichenko.

    Khi ấy, Lyudmila Pavlichenko sống ở một căn hộ với hai phòng ở thành phố. Hai người trao đổi những câu chuyện bình thường cho đến khi Lyudmila Pavlichenko dẫn bà Eleanor Roosevelt vào buồng ngủ và đóng cửa lại. Người giám sát hồi tưởng lại khi ấy ông thấy Lyudmila Pavlichenko choàng tay ôm lấy cựu Đệ nhất phu nhân, “vừa khóc vừa cười và nói rằng bà ấy cảm thấy hạnh phúc khi gặp lại cựu Đệ nhất phu nhân”. Họ ôn lại những kỷ niệm trong chuyến đi cùng nhau, và rất nhiều người bạn họ đã gặp trong chuyến đi vòng quanh nước Mỹ mùa hè 15 năm trước.

    Lyudmila Pavlichenko chưa bao giờ tỏ ra thương xót những kẻ mà bà tiêu diệt và nói rằng đó là điều đương nhiên khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Bà nói nói rằng khi tiêu diệt một tên lính phát xít, bà không hề có những thứ gọi là “cảm xúc phức tạp”, mà trong tâm trí của bà chỉ tồn tại thứ duy nhất “là cảm giác như một thợ săn hạ gục một con thú săn mồi hung dữ”. Bà nói với một phóng viên rằng,

    “Mỗi tên phát xít Đức còn sống sẽ giết phụ nữ, trẻ em và người già. Còn tên phát xít Đức đã chết thì không còn nguy hiểm nữa. Vậy nên, nếu tôi giết chết một tên phát xít Đức, tôi đã bảo vệ được rất nhiều người khác. Có lẽ đây là lý do mà truyền thông phương Tây đặt cho bà biệt danh “Lady Death” (tạm dịch là Quý bà Tử thần).

    Lyudmila Pavlichenko mất ngày mùng 10 tháng 10 năm 1974, thọ 58 tuổi, và được an táng tại Nghĩa trang Novodevichiye, thủ đô Moskva.

    MẤY DÒNG VỀ BỘ PHIM BATTLE FOR SEVASTOPOL

    Battle for Sevastopol (tiếng Nga "Битва за Севастополь"), còn tiêu đề tiếng Ukraine là "Незламна" (Không thể hủy diệt – người viết tạm dịch) là một bộ phim về cuộc đời của người nữ thiện xạ bắn tỉa huyền thoại Lyudmila Pavlichenko. Và dù bạn đã biết về cuộc đời của bà Lyudmila Pavlichenko từ trước, hay mới chỉ đọc qua một vài đoạn giới thiệu sơ lược hoặc vừa mới đọc cái “đoạn dài dài” phía trên, thì tôi khuyên bạn nên “bằng mọi giá” thưởng thức bộ phim này.

    Nhiều năm về trước, người Mỹ thực hiện một bộ phim về thế chiến thứ hai mang tên “Enemy at the Gates: The Battle for Stalingrad” (Kẻ thù trước cổng: Trận đánh vì Stalingrad”), và dựa trên tiểu sử của nhân vật Vasily Grigoryevich Zaytsev, ông cũng là người lính bắn tỉa nổi tiếng của Hồng quân và cũng được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Bộ phim này cũng rất hay, nhưng người Nga không thích và chỉ trích rằng các nhà làm phim của Hoa Kỳ “sáng tác” lịch sử quá nhiều và xây dựng nhân vật Vasily Zaytsev khác hoàn toàn so với thực tế, mang đậm màu Hoa Kỳ chứ không có chút “Tính cách Nga” nào hết.

    Battle for Sevastopol thì khác, là một bộ phim hợp tác giữa Nga và Ukraine, do những người Nga và những người Ukraine thực hiện, khắc họa chân dung và tính cách của một huyền thoại Xô-viết và vì thế bộ phim này trung thành hơn với thực tế. Và tất nhiên lần nữa, nếu bảo Battle for Sevastopol giống hệt thực tế thì cũng sai, để đáp ứng thị hiếu của người xem bây giờ và để giảm bớt sự nặng nề của một bộ phim đề tài lịch sử, thì đương nhiên các nhà làm phim phải ***g ghép một vài yếu tố “thị trường” vào phim cho nó hấp dẫn khán giá, như tình yêu và thậm chí là ********.

    Nhưng chính những cái thêm thắt ấy lại làm cho bộ phim chân thực hơn – nhân vật Lyudmila Pavlichenko được xây dựng không phải là một cỗ máy giết chóc thấm nhuần lý tưởng cao đẹp, mà chỉ là một cô gái trẻ bình dị và cũng biết yêu, cũng có ước mơ về gia đình, ước mơ được làm mẹ như bao người phụ nữ khác. Nhưng chiến tranh tàn bạo ập đến, nó cướp đi tất cả của cô, từ cuộc đời bình thường êm ấm cho tới những người đồng đội, đồng chí và cả người cô yêu thương. Nỗi đau ấy khiến trái tim của Lyudmila Pavlichenko mang một mối căm thù sâu nặng với phát xít, và chính từ nỗi đau ấy, Quý bà Tử thần ra đời.

    Những chi tiết bình dị đời thường được các nhà làm phim chuyển vào trong nhân vật Lyudmila Pavlichenko cũng gợi nhắc đến đoạn tùy bút nổi tiếng của nhà văn, nhà báo Ilya Ehrenburg: “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô-viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương”.

    Cảnh quay trong phim rất đẹp. Từ những nét thanh bình ở công viên, bãi biến quanh thành phố Odessa, bữa ăn thân mật của một gia đình trí thức Xô-viết, rồi cảnh ác liệt trải dài từ chốn thao trường cho đến chiến trường – những người lính tập sự lấm lem bùn đất, những người lính ngã xuống với dòng máu đỏ tươi hòa vào đất mẹ, hay những cảnh phục kích gian khổ của người xạ thủ bắn tỉa, và cả cảnh quay hoành tráng khi đoàn tàu di tản về Sevastopol không quân phát xít Đức tấn công… Bản thân tôi thích nhất đoạn phim (xin lỗi các bạn vì làm lộ nội dung phim nhé) khi Lyudmila Pavlichenko cùng người đồng đội, cũng là người yêu của cô, đi trên cánh đồng hoa tím ngắt và rơi vào ổ phục kích, những loạt pháo đuổi theo họ trên cánh đồng, và hình ảnh người yêu của Lyudmila Pavlichenko lấy thân mình che chở cho cô và hy sinh. Một cảnh tượng đầy bi tráng.

    Trong bộ phim cũng có một vài chi tiết tôi rất chú ý (và lại xin lỗi các bạn vì làm lộ nội dung phim nhé). Có một cô gái lao ra làn đạn để dìu người đồng đội bị thương của mình về, và lôi anh vào một cái hố do đạn pháo đào lên. Trong cái hố đấy có một tên lính phát xít Đức bị thương nặng, hắn chĩa súng về phía hai người lính Xô-viết. Cô gái rất sợ, nhưng vẫn chìa bi đông nước cho tên lính phát xít, và rồi vẫn băng bó cho hắn. Phải nói rằng các nhà làm phim vô cùng tinh tế và sâu sắc khi chắt lọc được chi tiết nhân văn ấy trong cuộc chiến tranh tàn bạo, và gửi gắm vào trong bộ phim.

    Có vô vàn những chi tiết nhỏ khắc họa hình tượng những người lính Xô-viết trong thế chiến thứ hai, như những người lính Hải quân Đánh bộ của Hạm đội biển Đen không hề muốn bỏ bộ quân phục, niềm tự hào của họ, để mặc quân phục của bộ binh chẳng hạn… Và tôi thích nhất một câu nói trong phim: “Không nên sống chỉ để báo thù. Chiến tranh không chỉ có cái chết, nó vẫn còn … đại khái là cuộc sống. Nếu em không thể tìm ra lý do để sống trong cuộc chiến này, thì nó sẽ giết (cô)…”

    Chúng ta biết đến điện ảnh Xô-viết với những tác phẩm kinh điển như “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân», “Moskva không tin vào nước mắt”, “ Hãy đến mà xem», hoặc vui vẻ hơn, “Hãy đợi đấy”… Kế thừa những vinh quang của điện ảnh Xô-viết, điện ảnh Nga và một số nước thuộc Liên Xô cũ vẫn có những tác phẩm xuất sắc như “Pháo đài Brest”, hoặc vui vẻ như bộ phim hài tình huống “Кухня – Nhà bếp”…

    Và như bao bộ phim, Battle for Sevastopol cũng có những câu chuyện hậu trường. Battle for Sevastopol được ghi hình tại thành phố Sevastopol vào tháng 11 và 12 năm 2013, khi ấy ở Ukraine đâng diễn ra sự kiện (nổi loạn) Maidan ở Kiev, và người ta chứng kiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mang màu sắc phát xít ở chính nơi từng là tiền đồn chống chủ nghĩa phát xít.
    “Tôi nghĩ là chúng tôi không được phép ngừng quay phim, kể cả chuyện gì xảy ra đi chăng nữa”, đạo diễn Sergey Mokritsky hồi tưởng, “Càng nhanh càng tốt, vì nếu để sau thì chẳng biết có còn làm được nữa không”.

    Sự khác biệt về tiêu đề bộ phim phải chăng còn “vô tình” mang một ẩn ý chính trị, thể hiện niềm cay đắng khủng khiếp ở thời kỳ chia rẽ sâu sắc giữa Nga và Ukraine.

    Cái tên “Chiến đấu vì Sevastopol” trong tiếng Nga dường như gắn với tiếng vang của lòng tự hào dân tộc trong người Nga, song hành với sự kiện “Krym trở về đất mẹ” tháng ba năm ngoài. Còn tên gọi “Không thể hủy diệt” trong tiếng Ukraine dường như ám chỉ tinh thần bất khuất của những người nổi dậy ở miền đồng Ukraine.

    Moskva tỏ thái độ ủng hộ bộ phim này (chắc hẳn các bạn cũng hiểu lý do), nhưng thật ngạc nhiên là cả Kiev cũng có những quan điểm tích cực về bộ phim. Tất nhiên, một phát ngôn viên của Kiev tuyên bố rằng “Chúng tôi coi đây là một bộ phim Ukraine”, ông lập luận rằng đến chính phủ và các nhà đầu tư tư nhân của Ukraine góp 79% trong tổng số vốn đầu tư của bộ phim.

    Còn ở Nga, Bộ trưởng Bộ văn hóa Vladimir Medinsky lại có một phát biểu khiến người ta bất ngờ, khi ông nói bản thân mình mong rằng bộ phim này sẽ nhắc nhở những người đang đối đầu (trong cuộc khủng hoảng Ukraine) hãy nhớ lại rằng họ đã có lúc sát cánh chiến đấu bên nhau, sống chết có nhau. “ Đó là một sản phẩm hợp tác giữa Nga và Ukraina và vì thế nó rất quan trọng. Bộ phim này nói về chiến thắng chung của tất cả chúng ta», Vladimir Medinsky cho biết.

    Thôi, tôi không kể thêm nữa, bởi ngay lúc này đây bạn nên thưởng thức bộ phim tuyệt vời này…
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    --- Gộp bài viết: 30/05/2015, Bài cũ từ: 30/05/2015 ---
    [​IMG]Nhập quốc tịch Ukr, bạn nhai cà vạt được ông bạn thời đại học mời về làm tỉnh trưởng Odessa [​IMG]
    Sau thời kỳ Sakasvili lãnh đạo Gruzia thì nước này mất hai vùng lãnh thổ là Abkhazia và Nam Osestia.

    Sau thời kỳ làm cố vấn cho Maidan và chính quyền Kiev ở Ukraine thì Crimea và Donbass không còn thuộc Ukraine.

    Không biết điều gì sẽ đến sau thời kỳ ông này làm Tỉnh trưởng Odessa nhể.
    tuyentd2, suhomang, hiraly6 người khác thích bài này.
  10. Panda_pink

    Panda_pink Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2014
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    283
    kệ mẹ, làm quan kiếm tí $ dưỡng già, đàng éo nào ở quê nhà cũng bị truy nã, có về dc đâu.
    thanks & td cho tổng kẹo
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này