1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    5.079
    Đoàn quan sát viên đặc biệt OSCE tuyên bố rằng ở Avdeevka (20 km về phía bắc Donesk) các đại diện của đoàn đã bị chặn lại bởi các thành viên vũ trang thuộc Right Sector và không cho phép đi tiếp đến địa điểm quan sát của trung tâm hỗn hợp kiểm soát và điều phối.

    OSCE tuyên bố rằng mặc dù đã có lệnh của thiếu tướng quân đội Ukraine, lãnh đạo bộ phận Ukraine trong trung tâm hỗn hợp điều phối và kiểm soát, chỉ huy chiến dịch chống khủng bố nhưng những người vũ trang từ chối cho các quan sát viên của đoàn đi qua.
    OSCE nhấn mạnh rằng các binh sĩ RS khẳng định rằng họ có lệnh riêng của mình và không chịu sự chỉ đạo của quân đội Ukraine.

    Như báo chí đã đưa tin, ngày 3/7 Right Sector và tiểu đoàn Aidar đã tiến hành tuần hành ở Kiev với đòi hỏi không tước vũ khí của các tình nguyện viên, công nhân ATO là chiến tranh và phục hồi lại chiến sự ở Donbass.

    V.A.N theo Korrespondent

    • Cũng đúng thôi............tự dưng cái thằng nào ở đâu vào đòi kiểm tra cái này cái kia........bảo làm cái này cái kia........bố ai mà chịu được..........ko bị lạc đan là may rồi.....
    • Cứ tình hình này là thiên đường cho cướp bóc, bảo kê.........nói chung đây là cơ hội để ai có tham vọng có thể lập vương quốc riêng.
  2. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    5.079
    11 biểu đồ giải thích khác biệt giữa Đức và Hy Lạp
    [​IMG]
    Bạn có biết rằng thực ra người Hy Lạp làm việc nhiều giờ hơn và có tỷ lệ tốt nghiệp đại học cao hơn người Đức?
    Nói về tình hình khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp hiện nay, không thể không nói về những cuộc đàm phán kéo co giữa Hy Lạp với đầu tàu kinh tế khối euro là nước Đức. Loạt biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy tại sao giữa 2 nước này lại tồn tại một khoảng cách quá lớn về mặt quan điểm, cũng như giải thích một phần nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng ngày hôm nay.

    1. So sánh GDP đầu người

    [​IMG]
    Điều đầu tiên không thể không nói tới là chênh lệch rất lớn về GDP đầu người giữa 2 nước. Trong khi GDP đầu người của Đức vẫn giữ được đà gia tăng từ đầu những năm 2000 tới nay để đạt gần 48.000 USD thì GDP đầu người của Hy Lạp đã tụt dốc không phanh kể từ đợt khủng hoảng 2008, xuống còn gần 22.000 USD. Qua biểu đồ trên, có thể thấy Hy Lạp đã tăng trưởng không bền vững trong giai đoạn 2000-2008 bằng cách dựa quá nhiều vào vốn vay. Vì vậy, một khi rơi vào khó khăn là nền kinh tế Hy Lạp lập tức đi xuống chứ không thể giữ được sự ổn định như của nước Đức.

    2. Lãi suất trái phiếu chính phủ

    [​IMG]
    Trước khi gia nhập khối eurozone vào năm 2001, lãi suất trái phiếu chính phủ của Hy Lạp vẫn còn ở mức khá cao là gần 10%. Tuy nhiên một khi đã vào được eurozone (một phần là nhờ cố tình chỉnh sửa lại thống kê thâm hụt ngân sách) thì lãi suất trái phiếu của Hy Lạp đã giảm mạnh và ngang bằng nước Đức. Điều này cho phép chính phủ Hy Lạp đi vay vô tội vạ và dẫn tới tăng trưởng không bền vững.

    Một khi khủng hoảng 2008 xảy ra cũng là lúc lãi suất trái phiếu của Hy Lạp tăng vọt, có lúc lên tới đỉnh điểm là 35% trước khi hạ xuống mức "vừa phải" là 18% như hiện nay. Trong khi đó, lãi suất trái phiếu của Đức lại liên tục giảm đều đặn xuống còn vỏn vẹn 0.8%. Mức lãi suất thấp này là nguyên nhân khiến cho mới đây nhà kinh tế học nổi tiếng người Pháp Thomas Piketty lên tiếng chỉ trích nước Đức là đang kiếm lời từ các khoản vay cho Hy Lạp.

    3. Mức tăng giảm chi tiêu công hàng năm

    [​IMG]

    Việc được vay tiền với lãi suất thấp đã dẫn tới gia tăng chi tiêu công vô tội vạ ở Hy Lạp như biểu đồ trên chỉ ra, với mức gia tăng chi tiêu công hàng năm lên tới hơn 10% trong giai đoạn trước khủng hoảng. Chỉ riêng Olympics 2004 đã ngốn mất 9 tỷ euro của Hy Lạp, với di sản để lại là một loạt sân vận động và trung tâm thi đấu bị bỏ hoang phế.

    Nhưng một khi khủng hoảng xảy ra, chính phủ Hy Lạp cũng đã nhanh chóng cắt giảm chi tiêu theo yêu cầu của các chủ nợ. Tuy vậy, việc cắt giảm mạnh tay này vẫn chưa giải quyết được khủng hoảng, và vẫn chưa làm nước Đức hài lòng. Chính điều này đã làm cho nhiều người dân Hy Lạp cảm thấy họ đang bị các chủ nợ dồn đến chân tường, dẫn đến phản ứng là sự chiến thắng của đảng Syriza, cũng như kết quả "Không" trong cuộc trưng cầu dân ý mới đây về việc tiếp tục cắt giảm ngân sách.

    4 & 5. Khác biệt về cơ cấu GDP

    [​IMG]
    Hy Lạp lẽ ra đã có thể tìm được lối ra cho cuộc khủng hoảng nếu như nước này có một cơ cấu kinh tế tương tự như nước Đức. Trong khi việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đang chiếm tới 46% GDP của nước Đức thì ở Hy Lạp con số này chỉ là 33%, cho thấy sức cạnh tranh quốc tế kém hơn của các doanh nghiệp Hy Lạp. Và quan trọng hơn, trong khi ngành du lịch chỉ chiếm 3% cơ cấu xuất khẩu của Đức thì ở Hy Lạp con số này lại thường nằm ở mức 20-26%. Điều này có nghĩa là khi khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra thì kinh tế Hy Lạp chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc sụt giảm lượng khách du lịch.

    6. Tình trạng thất thu thuế

    [​IMG]
    Vốn đã có sức cạnh tranh kém hơn cũng như chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ biến động kinh tế toàn cầu, Hy Lạp còn gặp phải vấn đề nữa là năng lực hành chính công quá kém. Trong khi tỷ lệ thuế thất thu ở nước Đức trong năm 2010 chỉ là 2,3% thì ở Hy Lạp con số này lại là 89,5%. Điều này có nghĩa là Hy Lạp không thể nào bù đắp nổi chi tiêu công để giải quyết thâm hụt ngân sách, và từ đó lún sâu hơn vào vòng xoáy khủng hoảng.

    7. Tỷ lệ tử vong vì an toàn giao thông

    [​IMG]
    Một biểu hiện khác của năng lực hành chính còn yếu ở Hy Lạp chính là ở số lượng tai nạn an toàn giao thông. Trong khi nước Đức có nhiều đường cao tốc và mật độ sử dụng xe hơi cao hơn, thì số người tử vong vì tai nạn giao thông ở Hy Lạp lại nhiều hơn Đức tới 2,5 lần.

    8. Tỷ lệ người sử dụng mạng 3G

    [​IMG]
    Trong khi việc đầu tư vào lĩnh vực công nghệ và và các doanh nghiệp startup đang được xem là động cơ tăng trưởng mới thì ở Hy Lạp, việc này lại đang trở nên khó khăn hơn. Trước đây, Hy Lạp từng có tỷ lệ người sử dụng mạng 3G ngang bằng và có lúc cao hơn cả nước Đức. Nhưng sang năm 2014 thì tỷ lệ người Hy Lạp được truy cập 3G lại giảm mạnh xuống còn 38%, trong khi nước Đức lại tăng vọt lên 63%. Điều này có nghĩa là bất cứ ai muốn đầu tư khởi nghiệp công nghệ ở Hy Lạp cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn so với đầu tư vào Đức.

    9. Số giờ làm việc hàng tuần

    [​IMG]
    Có một kiểu giải thích đơn giản về khác biệt giữa Đức và Hy Lạp là người Đức thì siêng năng, còn người Hy Lạp thì lười biếng. Nhưng thực ra, số giờ làm việc bình quân hàng tuần của người Hy Lạp là lại thuộc hàng cao nhất châu Âu: 39-40 giờ, trong khi số giờ làm việc của người Đức chỉ bằng 2/3 số đó.

    Nếu đặt biểu đồ này cạnh biểu đồ về GDP đầu người, có thể thấy ngay vấn đề là năng suất một giờ lao động của người Hy Lạp còn quá thấp, hay nói cách khác là chất xám của người Hy Lạp chưa được phát huy đúng mức. Đây thực sự là một điều đáng tiếc vì...

    10. Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp đại học

    [​IMG]
    ... tỷ lệ thanh niên Hy Lạp (độ tuổi 25-34) có bằng đại học luôn cao hơn thanh niên Đức! Trong khi con số này ở Hy Lạp là 37% thì ở Đức chỉ là 30%. Tuy nhiên, điều này có thể được lý giải ở chỗ nền giáo dục Đức được xây dựng theo hướng thực dụng hơn, cho phép thanh niên Đức theo học các chương trình đào tạo nghề chất lượng cao ngay từ lúc 16-17 tuổi. Điều này giúp cho họ có thể dễ dàng tìm được những công việc lương cao và ổn định trong các ngành sản xuất rất mạnh của Đức mà không cần phải có bằng đại học.

    11. Tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ và toàn xã hội

    [​IMG]
    Cuộc khủng hoảng ngày hôm nay chắc chắn sẽ để lại di chứng lâu dài lên cả kinh tế lẫn xã hội Hy Lạp. Thế hệ thanh niên Hy Lạp ngày hôm nay đang trở thành một "thế hệ đã mất", khi phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp lên tới gần 60%. Trong khi đó, những người đồng trang lứa với họ ở Đức có tỷ lệ thất nghiệp chưa tới 7%. Điều này đang tạo ra tình trạng chảy máu chất xám cực kỳ khủng khiếp tại Hy Lạp: trong giai đoạn 2010-2013, có tới hơn 350.000 người Hy Lạp đã di cư sang các nước khác. Trong đó, có tới gần 270.000 người là thuộc độ tuổi 20-39.

    Và dĩ nhiên, hơn một nửa trong số người Hy Lạp di cư đó đã chọn điểm đến là nước Đức.

    Tuấn Minh
    Massu thích bài này.
  3. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.563
    Đã được thích:
    4.530

    Hehe, anh này cho rằng ai không đọc sputnik là ngu =)) =)) =))
    Tôi chịu anh rồi! Sáng đọc bài anh phun mẹ cà phê ra bàn


    Về chuyện Lạp quịt nợ đây,
    http://www.washingtonpost.com/blogs...ng-you-need-to-know-about-the-nations-crisis/
    http://www.abc.net.au/news/2015-06-...d-to-know-about-the-greek-debt-crisis/6581818
    Các anh Lạp vốt nô cho điều kiện gói cứu trợ mới dưng cũng điếu chịu tự nguyện rời EU! nghĩa là sâu:
    Nghĩa là tống tiền chủ nợ chứ cái điếu gì:

    1- Tao cứ nằm ỳ đấy, mày muốn tao giả nợ thì đưa tiền tao vay thêm, dưng cấm có điều kiện gì nhá
    2- Sút tao khỏi EU đê, tao quịt luôn =))

    Phương án 1 thì điếu có khả năng rồi, giờ Hy Lạp có phát hành trái phiếu lãi suất 1000oo% cũng điếu ai điên mà mua khi biết nó không có khả năng chi trả rồi
    Vậy thì mời anh cuốn gói cút , dưng vấn đề khi nào cút còn phụ thuộc vào cân nhắc giữa bọn chủ nợ. Hiểu chưa?
    NamTuocAudiA4 thích bài này.
  4. xanh247

    xanh247 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2012
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    169
    Miền đông Ukr nhỏ thật chỉ đi trong 1 buổi mà có biết bao nhiêu chuyện trùng hợp xảy ra
  5. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.563
    Đã được thích:
    4.530
    Chả hiểu mẹ, trình bày rõ hơn xem nào
    --- Gộp bài viết: 08/07/2015, Bài cũ từ: 08/07/2015 ---
    Tin buồn cho các bạn Phỉ;

    AFP: Nga lặng lẽ cúp điện trong một dấu hiệu khác cho thấy Moscow đã mất hứng thú trong các kế hoạch
    xâu xé láng giềng mình

    http://news.yahoo.com/russia-cuts-off-power-supplies-ukraine-rebels-kiev-155519945.html
    http://www.hurriyetdailynews.com/ru...ebels.aspx?pageID=238&nID=85110&NewsCatID=353
    goodbyeptNamTuocAudiA4 thích bài này.
  6. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.563
    Đã được thích:
    4.530
    http://www.ng.ru/e***orial/2015-07-07/2_red.html

    Nezaviscimaya Gazeta:

    Trong một bình luận về việc Nga đệ trình dự thảo sửa luật tăng cường quyền lực cho phép FSB nổ súng không cần cảnh báo vào người biểu tình. Hay nói cách khác, nếu bị FSB đòm thì FSB luôn đúng :-D

    Việc tăng cường quyền cho FSB thể hiện rõ các nhà làm luật Nga không tin vào tỉ lệ ủng hộ cao chót vót qua các cuộc thăm dò của dân Nga.

    Hehe, thiên hạ thái bình, nhân dân yêu quý Nga hoàng tuyệt đối dưng vẫn phải tăng quyền cho phép FSB đòm công dân mình không cảnh báo =)) something wrongs here:-D:-D:-D



    Если это так, можно говорить о том, что высокие рейтинги поддержки не обманывают власть. Их публикация скорее призвана выполнять функцию легитимизации принятых наверху решений, а также оказывать психологическое воздействие на несогласных: мол, посмотрите, как вас мало, вы идете против сильного течения! В свою очередь, правящая элита знает цену этим цифрам и готовится к массовым протестам или даже к кампании гражданского неповиновения. Это своего рода политический реализм, более того – чуть ли не единственный его пример в действиях нынешней власти.
    --- Gộp bài viết: 08/07/2015, Bài cũ từ: 08/07/2015 ---
    *** = d i t
    filter ncc
    goodbyeptNamTuocAudiA4 thích bài này.
  7. vodka_putinka

    vodka_putinka Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/07/2014
    Bài viết:
    1.271
    Đã được thích:
    4.720
  8. hstung

    hstung Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.553
    Đã được thích:
    2.956
    Điển hình của cái sự đọc mà không dùng đầu!
    Tôi nói ai không đọc sputnik là ngu bao giờ? Tôi nói rằng tôi không cần ai đó chỉ đăng bài chửi nguồn .ru là thúi mà không có luận điểm phản bác. Còn như vẫn cứ vào chê nguồn .ru thúi khi tôi đã nói trước thì đó là những thằng ngu không biết đọc chữ, thấy người ta cảnh báo rồi mà cứ nhào vô chửi đổng.
  9. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.563
    Đã được thích:
    4.530
    goodbyept thích bài này.
  10. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.563
    Đã được thích:
    4.530
    [​IMG]

    Tiểu sử của người hùng Graham Phillips cũng hoành không kém
    http://www.buzzfeed.com/maxseddon/h...me-an-unlikely-star-of-the-ukraine#.ttKY8kArn
    Từ một kẻ lang thang sống bằng nghề "check in và review" các sới phò ở Ukraine, bịa chuyện láo bị dọa kiện đến khi thất nghiệp sau cách mạng, được RT mời làm công việc bán thời gian, bắt đầu xuất bản tin tuyên truyền

    Vụ nổi tiếng nhất của anh : Đạp pháo sáng biến thành bị quân CP bắn =))
    Đến cả RT cũng rút bài lại vì quá thúi
    http://www.interpretermag.com/trip-wire/
    goodbyeptNamTuocAudiA4 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này