1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hasert

    Hasert Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2014
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    830
    Bác thích blacklist thì cứ blacklist còn bác nói bậy thì tôi cứ quote
    Và đừng có mà đánh võng là "truyền thông ở đâu cũng nhảm nhí như nhau cả thôi" nhá. Chưa có thằng nào ngờ u tới mức nói uy tín của AP, AFP hay Reuters ngang hàng với KCNA hay Thời báo Hầm Cầu đâu
    Giữa 1 thằng hoạt động độc lập với chính phủ và 1 thằng ăn tiền chính phủ, liên tục tung tin nhảm như Sputnik hay Russia Today thì uy tín khác nhau nhiều lắm nhá:-D
    jun_leeNamtuocBMWX3 thích bài này.
  2. Photo_hunter

    Photo_hunter Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    3.396
    Đã được thích:
    7.532
    catalayabeta22 thích bài này.
  3. Hasert

    Hasert Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2014
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    830
    Vụ này nói lâu rồi thưa cụ
    Báo Ukraine nhưng điều tra bằng web thì dân Nga ở Moscow hay Saint P vẫn có thể vote phiếu :-D
    Chưa kể là báo này thân Nga nên độc giả toàn là cuồng Nga cũng chả có gì lạ. Và nếu tòa soạn ở Donetsk thì vẫn tính là báo Ukraine nhá, đuôi vẫn là ua nhá :-D
    goodbyept, jun_leeNamtuocBMWX3 thích bài này.
  4. NamtuocBMWX3

    NamtuocBMWX3 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    85
    http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su...n-xay-duong-ong-khi-dot-20150731074906975.htm
    Ngay từ đầu đã đoán được dự án dòng chảy nga - thổ sẽ ko đi đến đâu cả . Anh tin lại phải bơm qua ukraine thôi :-D
    goodbyept, jun_leeHasert thích bài này.
  5. Hasert

    Hasert Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2014
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    830
    Thế là trò câu kéo anh Thổ với anh Lạp ra khỏi EU, chia rẽ các nước phương Tây nhằm thoát bao vây cấm vận của thím Pu đã hoàn toàn thất bại. Thím Pu thật là tài giỏi hehehe =))=))=))
    goodbyept, jun_leeNamtuocBMWX3 thích bài này.
  6. op2

    op2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    1.062
    'Bạn tốt' Trung Quốc đi đêm với Ukraine sau lưng Nga

    (Tin tức 24h) - Bất chấp tình thân với Nga, những căng thẳng giữa Nga-Ukraine, Trung Quốc đang lặng lẽ đưa tay cứu nền kinh tế đang khủng hoảng của Ukraine.

    Hai mặt


    Trong bài báo xuất bản ngày 26/7, tờ Tin kinh tế Đức (Deutsche Wirtschafts Nachrichten-DWN) cho biết, Trung Quốc đã lặng lẽ có mặt ở Ukraine và cảnh báo Trung Quốc có thể trở thành kẻ chiến thắng trong cuộc "chiến tranh lạnh" giữa Mỹ và Nga, và sẽ "loại bỏ những người châu Âu ra khỏi Ukraine".

    Theo bài báo này, Trung Quốc những năm gần đây đã tăng cường các quan hệ kinh tế với Ukraine, còn hiện tại thì đang tích cực kiếm tìm lợi nhuận trong bối cảnh khủng hoảng.

    [​IMG]

    Tổng thống Poroshenko hội đàm với Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường

    Năm 2014, Bắc Kinh đã có thể mua các công ty, xí nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp Ukraine với giá chỉ bằng một nửa, thậm chí còn rẻ hơn vì chiến sự.

    Ở Ukraine, Trung Quốc quan tâm hàng đầu đến lĩnh vực nông nghiệp. Đầu 2013, Bắc Kinh đã muốn thuê 5% đất nông nghiệp của Ukraine.

    Financial Times cho biết. cho đến đầu tháng 7/2015, Ukraine đã trở thành nhà xuất khẩu lương thực lớn nhất cho Trung Quốc. Kể từ sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea, thương mại nông nghiệp giữa Ukraina và Trung Quốc đã tăng 56%.

    Song song với nông nghiệp, Trung Quốc đầu tư mạnh vào kinh doanh xây dựng tại Ukraine, với số tiền lên đến 15 tỷ USD. Xét về danh nghĩa, đây là số tiền Trung Quốc cho Ukraine vay, nhưng với điều kiện là các nhà thầu đại lục sẽ tham gia vào quá trình xây dựng các công trình dân sinh tại đất nước này.

    Điều đáng nói là sự gần gũi của Trung Quốc đối với Ukraine diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và Ukraine đang ngày càng căng thẳng. Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn “im hơi lặng tiếng” về vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Bắc Kinh thậm chí còn ngầm ủng hộ Moscow bằng cách không phản đối việc Nga sáp nhập Crimea, “giúp đỡ” Moscow thách thức phương Tây khi thúc đẩy một loạt hợp đồng lớn mua dầu mỏ và khí đốt của Nga.

    Trong bài bình luận về mối quan hệ giữa Nga-Ukraine-Trung Quốc, Samuel Ramani, chuyên gia nghiên cứu về Nga và Đông Âu tại trường Cao đẳng St. Antony, thuộc Đại học Oxford chỉ ra rằng, chiến lược của Bắc Kinh là duy trì mối quan hệ thực dụng không liên kết trong không gian hậu Xô Viết. Nước này nhận ra lợi ích của việc cân bằng các mối liên kết thương mại với cả Nga và Ukraine, đặc biệt là muốn chiếm giữ lợi thế nhập khẩu giá rẻ từ nền kinh tế khủng hoảng ở Kiev.

    Thường người ta sẽ cho rằng cuộc xung đột Ukraine sẽ giúp Nga - Trung bắt tay nhau chống lại phương Tây. Thực tế, Ukraine lại trở thành một khu vực cạnh tranh kinh tế giữa hai cường quốc thay vì một cơ sở cho việc hợp tác lâu dài.

    Rõ ràng, Trung Quốc đang chơi trò hai mặt tại Ukraine và nhờ đó Bắc Kinh được hưởng lợi nhất từ cuộc khủng hoảng ở quốc gia này.

    Về phía Nga, dù chẳng mấy dễ chịu nhưng chắc chắn không vì thế mà quay lưng lại với Trung Quốc bởi bản thân nước này đang rất cần Trung Quốc trong bối cảnh bị Mỹ và phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt.

    Ukraine hoan nghênh Trung Quốc

    Với nền kinh tế đang khủng hoảng và được dự báo sắp vỡ nợ, Ukraine đón nhận sự đầu tư của Trung Quốc như kẻ chết đuối vớ được cọc.

    Tuy nhiên, kinh tế có lẽ chỉ là một phần lý do thúc đẩy Ukraine gắn bó với Trung Quốc. Vào thời điểm này, giới quan sát đồn đoán nhiều về khả năng Mỹ và châu Âu sẽ bỏ rơi Ukraine để đổi lấy sự hỗ trợ từ điện Kremlin trong vấn đề thỏa thuận hạt nhân với Iran, đồng thời tìm kiếm sự đồng thuận của Nga trong việc lật đổ lãnh đạo Syria Bashar al-Assad.

    Phóng viên chính trị Mỹ Brian Whitmore dẫn chứng, trong nhiều tuần qua, Mỹ và châu Âu đang bận rộn trong việc tìm kiếm một thỏa thuận chính trị với Tổng thống Vladimir Putin.

    Whitmore phỏng đoán rằng cuộc thương lượng bí mật giữa các cường quốc đã bắt đầu diễn ra từ khi chính phủ Mỹ ca ngợi vai trò của Moscow trong thỏa thuận hạt nhân Iran.

    Sau đó, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland đã đến Kiev và thuyết phục các nghị sĩ Ukraine thay đổi hiến pháp để chứng nhận vị thế đặc biệt của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk. Đây là điều mà Kiev từ lâu đã phản đối.

    Có vẻ như Ukraine cũng đang cố gắng tính đường lùi cho mình trong trường hợp bị Mỹ và EU bỏ rơi bằng cách gần gũi với Trung Quốc. Tình cảm Ukraine-Trung Quốc ngày càng nồng thắm khi hồi đầu năm nay, khi dự Diễn đàn kinh tế thế giới Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã gặp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ông Lý nói Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Ukraine.

    Gần đây, ông Poroshenko cũng nhận lời mời dự lễ duyệt binh ở Bắc Kinh vào tháng 9 tới, để kỷ niệm việc quân phiệt Nhật đầu hàng vô điều kiện, kết thúc Thế chiến 2 ở Thái Bình Dương, vài tháng sau khi phát xít Đức thua trận ở châu Âu.

    An Nhiên (Tổng hợp)
  7. minh91

    minh91 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    906
    Dù rất quí bác đã tốn công sức ... cho đám ấy. Nhưng trân trọng thông báo với bác rằng: bác đã rơi vào bẫy bọn chúng nó dăng sẵn để lấy cớ ban nick bác. Cái cách rất thông thường của chúng nó là lòng vòng nói lung tung để chửi bới media Nga còn tán dương media Tây này nọ khi bác lấy dẫn chứng liên quan đến đông Lào là lập tức vồ lấy cho bác vào tội đi ra ngoài nội dung thớt để tiêu diệt những nick không cùng quan điểm với chúng nó
    Chào thân ái và quyết thắng
  8. Hasert

    Hasert Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2014
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    830
    1/ Độc lập tức là ko ăn lương của chính phủ. Nếu cần thì có thể đăng các tin tức phản biện lại hoặc thậm chí bất lợi cho chính phủ. Còn khi đi săn tin thì đương nhiên nguồn từ chính phủ vẫn được coi là 1 nguồn trong số nhiều nguồn khác nhau
    2/ Nếu nó chỉ đơn giản là cái loa của chính phủ thì phải nói Sputnik hay RT ấy. Đám đó giống KCNA hay Tân Hoa Xã, Thời báo Hầm Cầu... ăn lương chính phủ, tuyệt đối ko đăng những nguồn trái với ý kiến của thím Putin :-D
    Chuyện đơn giản thế mà ko hiểu, bị chửi ngờ u là đúng rồi:P
    jun_lee, goodbyeptNamtuocBMWX3 thích bài này.
  9. filber70

    filber70 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2015
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    2.735
    Đúng là đơn giản nhỉ!!
    Chỉ cần không ăn lương chính phủ thì gọi là độc lập?Còn ý thức hệ,các mối quan hệ ngầm,chồng chéo về pháp lý,tài chính thì sao?
    Ai ngờ u đây?

    Về căn bản thì chúng nó vẫn chỉ là con vẹt,sẵn sàng bóp méo thông tin để phục vụ lợi ích chính phủ.
    Ban đầu cần tuyên truyền thì cứ làm láng,nguồn chính phủ uy tín 100% không cần kiểm định.Còn không kiểm định dc thì uy tín ntn?

    Sau khi xong hết rồi.Bom đã rơi,đạn đã nổ và người chết chất đống,tiền đã vào túi mới có cái nửa vời là đăng tin bất lợi,vạch trần các kiểu?

    Như thế gọi là uy tín,không phục vụ lợi ích chính phủ?
    Để tôi chốt mâu thuẫn của cậu nhé

    1. Nếu coi nguồn của CP là uy tín,không kiểm định thì chỉ là tool,con vẹt.
    2. Nếu không có khả năng kiểm định thì tốt nhất đừng đăng,còn đã đăng thì báo chí phải có trách nhiệm xác thực thông tin.Nếu không xác thực dc mà đăng thì không có uy tín,thậm chí chỉ là cái loa
    Đừng đỗ cho cp vì bọn media nó đưa tin thời gian dài và có hệ thống,chứ không phải 1-2 bài mà cãi láo.
    Chỉ có nó tinh vi hơn thôi,có phản biện và tranh luận,ý kiến nhiều chiều nhưng thông tin đều dc định hướng hết.

    Như thế đã rõ ràng chưa?
    Lần cập nhật cuối: 31/07/2015
    Theroux, nguyen411, beta221 người khác thích bài này.
  10. Hasert

    Hasert Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2014
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    830
    1/ Thế nguồn của Văn phòng chính phủ, Bộ Ngoại giao VN báo chí trích lại thì có ai nói chỉ là tool,con vẹt ko?
    2/ Lấy nguồn nào uy tín hơn để kiểm định? Mạng Facebook à?
    3/ Nếu nói AP, AFP hay Reuters chỉ là tool,con vẹt vậy thì mấy cái con như RT, Sputnik gọi là con gì? Con cờ hó à? Thấy nó trung thành với anh Tin lắm đấy, nhổ cái gì ra cũng la liếm bất kể bịp bợm cỡ nào :-D

    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc...VOSTI-se-tiep-tuc-chong-BBC-CNN-post135894.gd

    Ngày 9 tháng 12, Tổng thống Nga Putin ký lệnh xóa bỏ 2 cơ quan truyền thông cũ đã có lịch sử hơn nửa thế kỷ - đó là hãng tin RIA Novosti và đài phát thanh "Tiếng nói nước Nga", tổ chức chúng lại thành hãng tin quốc tế "Nước Nga ngày nay".

    Đây là cuộc cải tổ lớn nhất của Nga đối với truyền thông nhà nước cho đến nay. Mặc dù dư luận bên ngoài có rất nhiều suy đoán về những vấn đề ở đằng sau, nhưng các nhà phân tích phổ biến cho rằng, đây là động thái tăng cường quản lý, kiểm soát truyền thông, tranh lấy quyền phát ngôn quốc tế của ông Putin.

    Đài phát thanh "Tiếng vang Moscow" cho rằng, RIA Novosti thường xuyên vượt qua giới hạn có thể chấp nhận của điện Kremlin, đưa một số thông tin về biểu tình chống Putin, đồng thời phát sóng trực tiếp quá trình xét xử nhà lãnh đạo phe đối lập.

    Có nguồn tin cho rằng, Giám đốc RIA Novosti Mironiuc đã sớm bị gây sức ép. Người chủ trì chương trình truyền hình ủng hộ Putin là M. Shevchenko trong một trang mạng xã hội cá nhân đã nói thẳng rằng: "Sào huyệt của truyền thông chống Nga đã bị xóa bỏ".
    jun_lee, goodbyeptNamtuocBMWX3 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này