1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.373
    Đã được thích:
    26.723
    Khi 1xã hội bị đẩy dần vào thế cùng tận. Điều đó cũng đồng nghĩa anh cổ xuý cho chủ nghĩa phát xít dưới các hình thái khác nhau phát triển. Đó là phản ứng phòng vệ tự nhiên của mọi dân tộc.
    Ở Hàn cũng từng có các tốp thanh niên đi bắt rượu ngoại, thuốc lá ngoại. Ở Iraq thì IS. Ở Đức thì đảng quốc xã. Ở TQ&VN và Nga thì tư tưởng CS cực đoan.
    Thời omon đi nhặt đầu đen nó còn có lối ra. Giờ đi nhặt chẳng khác anh nhặt tương lai anh ném vào sọt rác.
    Theo tớ, phong trào thanh niên đi phá mấy bợm nhậu là tự phát từ khát vọng vươn lên của dân tộc. Nó vẫn tích cực hơn chui vào chai rượu trốn đời.
    Ở Đức đâu có cấm ******** ngoài đường hay trong sân bóng đá. Tiên sinh lôi 1cô chịu làm chuyện đó ở những nơi đó không khó khi ở Đức. Thử làm đi xem có bị ném lên bờ rào không nhé.
    gaume1HANOIdiLONvaoUCRAINA13 thích bài này.
  2. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.572
    Đã được thích:
    4.550
    Người hùng Mototrolla:
    Известный боевик Арсений Павлов по прозвищу «Моторола» заявил, что ДНР и ЛНР не должны входить в состав РФ, а должны оставаться частью Украины.

    Ta cần ở lại với Ukraine chứ không phải về với mẹ Nga
    http://vlada.io/boevik-motorola-nam-nado-dumat-o-prisoedinenii-k-ukraine/


    Phản quốc thì luôn có cái cột chờ sẵn
    NamtuocLexusGX460Rapid_Arrow thích bài này.
  3. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    Chị vào đọc tin hễ cứ thấy hai bên chế hình thì y rằng cục diện chiến trường đang giằng co. Ngược lại, hễ đọc thấy nhóm Nga vàng yêu Mỹ như @alsou1@Mr_Hoang cùng đồng bọn tỏ ra cay cú thì y như rằng phe anh Tin bạn chị đang thắng thế.

    Vì thế mà đỡ phải scroll đọc qua hàng chục trang mất thời giờ:-D
    thinhpcr, Cyber02filber70 thích bài này.
  4. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Balan cung cấp cho Ukraine 1 tỷ $ thanh khoản để giúp thúc đẩy thương mại 2 nước. Thêm vào đó là đó 100 triệu $ là viện trợ không hoàn lại để cải thiện cơ sở vật chất biên giới 2 nước.

    http://uatoday.tv/politics/poland-to-give-ukraine-eur-1-bln-loan-poroshenko-554465.html

    Poland to give Ukraine EUR 1 bln loan - Poroshenko

    Poland will also allocate EUR 100 million for border infrastructure and information exchanges as part of Ukraine's anti-corruption reforms.
    --- Gộp bài viết: 15/12/2015, Bài cũ từ: 15/12/2015 ---
    Nước Nga "anh em, đồng chí" thì điên cuồng truy thu nợ, lén lút tuồn âm binh sang phá hoại an ninh đất nước Ukraine, ra sức cấm đoán, ngăn cản xuất khẩu nông sản của Ukraine sang Nga. Trong khi bọn EU "vắt chanh bỏ vỏ" đã bơm hơm 7 tỷ $ vào tài khoản quốc gia của Kiev để ổn định an ninh tài chính. Cung cấp bảo đảm cho hàng tỷ $ vay thương mại khác để giúp Ukraine có thể nhanh chóng phục hồi kinh tế.

    Phải công nhận Putin có phương pháp duy trì ảnh hưởng chính trị rất đặt trưng kiểu Nga.
  5. imagic2

    imagic2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2015
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2.026
    loan thanh khoản? Vậy là lại tăng nợ nữa rồi phải k0 :))?
    Sao k0 có những tin tức như là giảm đc tham nhũng, tăng sự ủng hộ của dân chúng, kinh tế phát triển, mà ngày nào cũng là tăng nợ thế =))
  6. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.572
    Đã được thích:
    4.550
    Hehe...tự ám thị mình cũng là biện pháp an thần tốt. . Bon Nga trắng bỏ mấy tỉ $ 1 năm để nhồi sọ dân nó = TV, như cô thì tôi bày:
    Cứ lải nhải ngày 100 lần:
    pú chin kèn to !
    pú chin kèn to!
    cũng hiệu quả phết:-D
    NamtuocLexusGX460goodbyept thích bài này.
  7. lopbopp

    lopbopp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    117
    Xin trân trọng giới thiệu cùng anh chị em bài bình luận chính trị của nhà báo Rostislav Ishchenko, Chủ tịch Trung tâm Phân tích và Dự báo hệ thống viết cho hãng thông tấn RIA NOVISTI – Nga:



    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    NƯỚC NGA TRONG MỘT CUỘC CHIẾN TRANH VÔ HÌNH

    Lời nói đầu:

    Trong gần 20 năm qua, nước Nga đã đạt được những kỳ tích trong lịch sử phục hồi và phát triển của nó. Để đạt được những kỳ tích ấy, có công sức đóng góp rất to lớn của các nhà ngoại giao Nga thuộc các thế hệ qua ba đời bộ trưởng: Yevgeny Maksimovich Primakov giữ chức Bộ trưởng ngoại giao Nga từ tháng 1 năm 1996 đến tháng 9 năm 1998, Igor Sergeyevich Ivanov giữ chức Bộ trưởng ngoại giao Nga từ tháng 9 năm 1998 đến tháng 3 năm 2004, Sergey Viktorovich Lavrov giữ chức Bộ trưởng ngoại giao Nga từ tháng 3 năm 2004 đến nay.

    Trong bối cảnh nước Nga gặp không ít trở ngại, khó khăn trong quá trình phục hồi đẻ trở từ một “cường quốc hạng ba” có được dịa vị như ngày này, các nhà ngoại gia Nga đã hoạch định cho Tỏng thống Nga và các đời chính phủ Nga một chiến lược ngoại giao mềm dẻo một cách có nguyên tắc. Bằng những cố gắng không mệt mỏi trong một “cuộc chiến thầm lặng, vô hình”, họ đã dần nâng tầm địa vị của nước Nga trên trường quốc tế.

    Xin giới thiệu bài bình luận chính trị của nhà báo Rostislav Ishchenko, Chủ tịch Trung tâm Phân tích và Dự báo hệ thống viết cho hãng thông tấn RIA NOVISTI – Nga:

    --------------------------------------------------------------------

    Câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào mà trong 20 năm, nước Nga từ một quốc gia bị phá hủy bởi chiến tranh và bất ổn lại có thể vươn lên từ đống tro tàn và được nhìn nhận ngang hàng với các quốc gia lãnh đạo thế giời hàng đầu.

    Những “nhà chiến lược xó bếp” luôn tin một cách thành thực nhất rằng một cuộc tấn công hạt nhân lớn, thậm chí là cứng nhắc đến mức cao nhất của một cuộc đối đầu quân sự, có thể giải quyết toàn diện bất kỳ vấn đề đối ngoại nào đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Và những “nhà chiến lược” ấy (nếu có thê gọi như vậy) đã cực kỳ không hài lòng với cách hành xử “trung bình chủ nghĩa” của các nhà lãnh đạo Nga. Họ cho rằng hành động tham gia trực tiếp vào cuộc chiến ở Syria của các lực lượng vũ trang Nga là nửa vời và họ cũng không thích cách hành xử tương tự như vậy của Nga ở Ukraina.

    Thế nhưng họ đã không đưa ra được bất kỳ lý do gì để giải đáp cho một câu hỏi hết sức đơn giản: “Nga sẽ bắt đầu hành động một cách tích cực để chống lại “chủ nghĩa bá chủ toàn cầu” như thế nào trên tất cả các lĩnh vực ?”

    1- Tại sao lại là thời điểm này ?

    Sau khi kết thúc thập kỷ ’90 của thế kỷ trước, người ta đã xếp Nga vào loại “quốc gia hạng ba”, trước hết là về kinh tế và tài chính. Ở trong nước, một nền sản xuất thị trường tự do vô chính phủ chống lại mọi sự điều hành của Nhà nước. Tiếp theo là cuộc chiến bất tận và không biết bao giờ mới chấm dứt ở Chechenia đã lan sang Dagestan. Cuối cùng là an ninh của đất nước chỉ còn trông chờ vào kho vũ khí hạt nhân. Ngay cả việc bảo vệ biên giới quốc gia cũng không được bảo đảm bởi những người lính đã không được huấn luyện và trang bị chu đáo để đáp ứng nhu cầu chiến tranh hiện đại. Các hạm đội hầu như tê liệt. Không quân không thể thực hiện đầy đủ các chuyến bay tuần tra cần thiết trên không phận quốc gia.

    Tất nhiên, hiện nay người ta có thể nói rằng các ngành công nghiệp đã dần dần phục hồi, bao gồm cả công nghiệp quốc phòng. Tình hình đời sống xã hội trong nước được ổn định và tăng trưởng. Trên cơ sở đó, một câu hỏi được đặt ra: Làm thế nào để hiện đai hóa quân đội ?

    Tuy nhiên, đòi hỏi quan trọng nhất là những người có trách nhiệm phải làm nhiều hơn thế để phục hồi lực lượng vũ trang của chúng ta. Đó là Serdyukov, là Shoigu và Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga. Và những nhà kinh tế tài giỏi nhất là Glazev cũng như Kudrin có thể đưa ra những nguồn lực nào cho các chương trình đó.

    Thời gian là nhân tố chính trong vấn đề này. Cần xác định điểm xuất phát từ đâu. Và đặc biệt hơn là tại sao người Mỹ lại không để cho Nga một khoảng thời gian tương đối yên tĩnh để xây dưng sức mạnh kinh tế và quân sự bằng việc cản trở những cố gắng đó thông qua các hoạt động ngoại giao, chính trị và truyền thông thù địch ?

    Tại sao Washington không thực hiện trở lại chính sách đối đầu công khai từ 10 hay 15 năm trước đó, khi có trong tay những cơ hội để trừng phạt nước Nga ? Câu trả lời là chính sách thực dụng của người Mỹ vào thập niên ’90 đã coi những chính phủ được thành lập từ sự tan rã của Liên Xô trong không gian hậu Xô viết đơn giản chỉ là những chế độ bù nhìn, kể cả Moskva.

    2- Bảo vệ chính sách đối ngoại lành mạnh

    Điều kiện tiên quyết cho sự thành công về quân sự và chính trị hiện nay đã được gành ngoại giao chuẩn bị trong nhiều thập kyr trước đây.

    Tôi phải nói rằng ngành ngoại giao là một trong những ngành đầu tiên buộc phải thu hẹp phạm vi hoạt động do sự sụp đổ đầu những năm ’90 gây ra. Ngay từ năm 1996, các bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Yevgeny Primakov khi đang công cán bên kia bờ Đại Tây Dương về sự khởi đầu của cuộc xâm lăng của Mỹ chống Nam Tư cũng như những quan điểm về chính sách đối ngoại của Nga đã không bao giờ được xuất hiện trên các kênh thông tin truyền thông của Mỹ.

    Hai năm rưỡi sau, ông đề nghị bổ nhiệm người kế nhiệm là Igor Sergeyevich Ivanov, một nhân vật gần như không được chú ý nhưng chắc chắn sẽ tăng cường sự độc lập trong chính sách đối ngoại của Nga. Sau đó, vào năm 2004, với sự thay thế của đương kim ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, cơ quan ngoại giao Nga đã tích lũy đủ mọi nguồn lực để đối phó với một quá trình thay đổi dần dần từ thân thiện sang thù địch của đối phương. Trong số ba bộ trưởng đó, chỉ có Ivanov được nhận ngôi sao Anh hùng liên bang Nga. Nhưng tôi tìn rằng những người tiền nhiệm và kế nhiệm ông ấy cũng rất xứng đáng với phần thưởng này. Sự thành công của các Bộ trưởng trong công việc của họ đã giúp nền ngoại giao nước nhà phục hồi đẳng cấp của mình và bảo vệ được chính sách đối ngoại. Trước đây, tốc độ phản ứng chạm chạp và theo đuôi nước ngoài đã trở thành truyền thống. Theo một số nhà nghiên cứu, khi đó, Bộ Ngoại giao dường như không tồn tại bởi nó không tìm được tiếng nói chung.

    3- Củng cố nội bộ

    Hãy trở lại năm 1996. Nước Nga khi đó đang ở dưới đáy của vực thẳm kinh tế, và vẫn còn tiếp tục đi xuống. Năm 1998, Mỹ rõ ràng bắt đầu coi thường luật pháp quốc tế bằng cách tùy tiện thay thế các cấu trúc quốc tế theo ý đồ riêng của mình. NATO và EU đang chuẩn bị để di chuyển mở rộng đến biên giới Nga.

    Chúng ta đã không có câu trả lời. Nga (như Liên Xô trước đây) có thể trong hai mươi phút để tiêu diệt bất cứ kẻ xâm lược nào, nhưng nó lại không có đối thủ để chiến đấu. Bất kỳ chuyển động lệch hướng đã vạch ra bởi “đường lối chung Washington”, bất kỳ một nỗ lực nào để tiến hành một chính sách đối ngoại độc lập đều kéo theo một sự bóp nghẹt kinh tế. Và như một hệ quả của tình trạng bất ổn chính trị nội bộ, đất nước trong giai đoạn này cực kỳ phụ thuộc vào các khoản vay từ phương Tây.

    Tình hình trở nên phức tạp bởi một thực tế là cho đến năm 1999, sức mạnh kinh tế đất nước đã hoàn toàn nằm trong tay những nhà kinh tế ưu tú đến từ nước Mỹ ưu tú (giống như Ukraine hiện nay). Và lên đến những năm 2004-2005, chủ nghĩa mại bản cùng với tệ quan liêu vẫn tiến hành những cuộc đấu tranh giành quyền lực gay gắt với chủ nghĩa yêu nước của Putin. Trong những năm 2000, chủ nghĩa mại bản đóng vai trò áp đảo. Hậu quả là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng đau đớn để loại bỏ chủ nghĩa mại bản vào năm 2010 và nỗ lực thoát khỏi vũng lầy vào năm 2011.

    Chính quyền Nga cần thời gian để củng cố nội bộ, khôi phục lại hệ thống kinh tế và tài chính để đảm bảo và tăng cường tính tự lập về kinh tế và độc lập về chính trị đối với Tây, xây dựng lại lực lượng vũ trang hiện đại, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. Vào cuối cùng, Nga cần có đồng minh.

    Trước mắt các nhà ngoại giao là nhiệm vụ gần như bất khả thi. Nhưng nhiệm vụ đó là cần thiết, phải năng đọng, không lệ thuộc vào các nguyên tắc để củng cố không gian hậu Xô Viết xung quanh Nga bằng cách thiết lập một liên minh đối lập với Mỹ. Và nếu có thể, cùng một lúc tạo ra ảo tưởng cho Washington về sự yếu kém của Moskva cũng như ảo tưởng về sự sẵn sàng nhượng bộ những vấn đề chiến lược từ phía chúng ta.

    4- Những ảo tưởng về sự yếu đuối của Nga:

    Các nhiệm vụ đó đã được thực hiện như thế nào. Theo các nhà phân tích thì xu hướng vẫn phổ biến ở Mỹ và phương Tây là Nga không còn là “đối thủ tiềm tàng”. Ví dụ, nếu Nga phản đối bất kỳ cuộc phiêu lưu tiếp theo của phương Tây thì họ cho rằng đó chỉ là sự “lừa gạt để giữ thể diện”. Còn “giới tinh hoa Nga” thì luôn cho rằng “Nga phụ hoàn toàn phụ thuộc vào phương Tây bởi đơn giản là họ có tiền” và rằng “Nga đã bàn giao các đồng minh của mình”.

    Tuy nhiên, trên thực tế thì những huyền thoại về “tên lửa gỉ mà không biết bay”, “các tướng lĩnh xây dựng nhà lầu sang trọng trong khi những người lính đói khát” và “Nền kinh tế rách nát từng mảng” hầu như không được xua tan. Trước đây, phương Tây chỉ thu được những thông tin bên lề, không khách quan và không có quá nhiều khả năng đánh giá những vấn đề quan trọng trên thực tế. Những ảo tưởng về sự yếu đuối của Nga và sự “mềm dẻo” đã làm cho phương Tây thêm tự tin khi đưa ra các quyết định và giành thời gian để chỉ đạo các cuộc tấn công về kinh tế và chính trị đối với Moskva. Trong khi đó thì các nhà lãnh đạo Nga đã khai mở các nguồn tài nguyên chính và có thời gian cần thiết để thực hiện cải cách.

    Tất nhiên, thời gian không bao giờ là đủ. Và chúng ta muốn trì hoãn một cuộc đối đầu trực tiếp với Mỹ bắt đầu từ những năm 2012-2013. Sau đó 3 đến 5 năm, lợi thế đó có vẻ không còn. Nhưng ngành ngoại giao vẫn làm tốt và giành cho quốc gia một khoảng thời 12 năm đến 15 năm, một khoảng thời gian rất lớn trong cái thế giới luôn thay đổi thiên biến vạn hóa này.

    5- Ngoại giao Nga tại Ukraina:

    Do không gian bài viết hạn chế nên chỉ trích một ví dụ, nhưng là ví dụ nổi bật nhất về tình hình chính trị hiện nay.

    Trên thực tế, Nga vẫn chấp nhận một sự đổ lỗi là nó đã không tích cực phản đối vai trò của Mỹ ở Ukraine. Lẽ ra Nga đã không cho phép để tạo ra một tầng lớp tinh hoa thân Mỹ đối lập với “đội quân thứ năm” thân Nga .v.v… Hãy đánh giá tình hình trên cơ sở các cơ hội thực sự vì đó không phải là một ý định tốt.

    Với tất cả những lời đề nghị những người hoạch định và giải quyết các chính sách của nhà nước, hầu như toàn bộ giới tinh hoa Ukraina, trong tất cả các hình thức tổ chức của nó, đã , đang và vẫn mang bản chất chống Nga. Sự khác biệt duy nhất là ý thức hệ - dân tộc (một thứ Nazi tưởng như đã dần dần chìm vào quên lãng), giới tinh hoa đã khuyến khích tư tưởng “nỗi ám ảnh Nga” về chính trị và kinh tế (số tư sản mại bản, pháo chính trị thiểu số). Một phần giới tinh hoa đó dù không có tư tưởng thân phương Tây, nhưng cũng không quan tâm đến những lợi ích của bản thân mối quan hệ kinh tế với Nga.

    Cho phép tôi nhắc nhở bạn rằng bất kỳ ai chứ không chỉ các đại diện thân Nga của Đảng của khu vực sẽ bị cáo buộc là đã cho phép các doanh nghiệp Nga hoạt động ở Donbass. Ukraina vẫn khoe khoang và thuyết phục thế giới rằng họ là thành viên tiềm năng tốt nhất của “Cộng đồng Châu Âu” so với các nước khác.

    Đó là việc chế độ Yanukovych-Azarov khi bị đưa vào một thế đối đầu với kinh tế Nga năm 2013 đã đòi hỏi rằng mặc dù ký kết một thỏa thuận liên kết với EU nhưng Moskva vẫn không chỉ cần bảo lưu mà mở rộng hơn nữa các chế độ ưu đãi đối với nền kinh tế Ukraina. Cuối cùng, Yanukovich và các cộng sự của ông trong Đảng các khu vực sau giai đoạn nắm quyền lực tối cao đã bị những thế lực theo xu hướng “Quốc xã mới” được những thế lực bên ngoài hỗ trợ tạo ra một vụ chính biến chính trị lớn lật đổ. Những người này bị loại khỏi các cuộc bầu cử được gọi là tự do năm 2015. Cùng lúc, tất cả những tổ chức, những lực lượng được coi là có xu hướng thân Nga bị trấn áp ở bất kỳ đâu. Những tuyên cáo chính trị của họ không được phép phổ biến. Đảng Cộng sản Ukraina, trong khi duy trì tư tưởng thân Nga đã đã bị loại trừ, bị tước mất sân chơi và buộc phải hoạt động trong bóng tối, để bảo đảm sự an toàn và duy trì như một lực lượng đối lập trung thành.

    Trong hoàn cảnh như vậy, bất kỳ những nỗ lực nào của các tổ chức nhà nước Nga và các tổ chức phi chính phủ để tạp ra một môi trường chính trị thân thiện bởi các phương tiện truyền thông sẽ được coi như một sự xâm hại nghiêm trọng đến những đặc quyền của giới đầu sở chính trị ở Ukraina. Những kẻ này đang cướp bóc đất nước và đã gây ra một làn sóng bài Nga để chứng tỏ với phương Tây rằng Kiev là một đối trọng của Nga. Và cũng là khá hợp lý khi Mỹ coi việc đó như một quá trình hỗ trợ cho những chuyển biến chính trị ở Nga và lập tức kích hoạt tất cả các nỗ lực của nó để gây bất ổn cho Nga từ bên trong bằng cách hỗ trợ cho giới tinh hoa thân phương Tây trong không gian các nước thuộc Liên Xô cũ.

    Từ năm 2000 cho đến năm 2004, Nga đã không sẵn sàng để chuyển sang một giai đoạn đối đầu. Ngay cả khi những biến cố ngoài ý muốn xảy ra năm 2013, Nga phải mất thêm 2 năm để huy động các nguồn lực của mình cho những phản ứng cứng rắn mùa thu năm 2015 tại Syria. Giới tinh hoa của đất nước ta, trái ngược với Ukraina đã đã bác bỏ bất kỳ khả năng thỏa hiệp nào đối với phương Tây.

    Bởi vậy, trong thời gian 12 năm kể từ chiến dịch “Một Ukraina không Kuchma” diễn ra năm 1999, cuộc đảo chính đầu tiên và tất cả các nỗ lực đảo chính do Mỹ hậu thuẫn đều thất bại cho đến tháng 12 năm 2013, ngành ngoại giao Nga đã hoạt động nhằm vào 2 mục tiêu chính.

    Thứ nhất, họ nắm và phân tích tình hình ở Ukraina chính trị Ukraina đang ở trong thế cấn bằng không ổn định. Thứ hai là xác định sự nguy hiểm của niềm tin vào sự giàu có nếu ngả theo phương Tây của các tầng lớp xã hội Ukraina và cố gắng tái định hướng về phía Nga, coi đó là cách duy nhất để ổn định vị trí và tình hình quan hệ giữa các tầng lớp xã hội Ukraina.

    Nhiệm vụ đầu tiên đã hoàn thành vượt mức. Các cố gắng thông qua sự chỉ đạo nhiều mặt của Mỹ nhằm tạo dựng một chế độ chống Nga chi rcos thể thành công vào đầu năm 2014 sau nhiều thất bại. Trong khoảng thời gian dài đó, ngay cả trong trường hợp không có sự can thiệp của Mỹ, Ukraina vẫn trượt dài và khủng hoảng do những mâu thuẫn nội bộ và không thể tồn tại. Với cuộc đảo chính do Mỹ tiếp tục chi tiền, Mỹ đã không thể sử dụng và phát huy những nguồn lực của Ukraina mà còn biến quốc gia này thành một đất nước bị chia rẽ và đứng trên bờ vực của sự tan vỡ.

    Nhiệm vụ thứ hai đã đạt mục tiêu một cách độc lập với hoạt động của quan đội Nga. Nguyên nhân là giới tinh hoa Ukraina không đủ tầm suy nghĩ về những vấn đề có tính chiến lược, không đánh giá hết những rủi ro và những lợi ích khi họ trở thành “tù binh” của hai huyền thoại về nước Nga (đã nói ở trên)
    Trước hết, trong mọi trường hợp, dù Nga thắng hay Ukraina thắng, phương Tây cũng sẽ dễ dàng chia chiến lợi phẩm. Thứ hai, các nguồn lực tài trợ từ phương Tây đều chỉ nhằm mục tiêu mở các chiến dịch chống Nga. Vậy Ukraina buộc phải lực chọn: Hoặc là tồn tại cùng với Nga hoặc là chết trong cuộc chiến sống mái để theo phương Tây. Và tầng lớp tinh hoa ở Ukraina đã chọn cái chết.

    Tuy nhiên, ngay cả khi giới tinh hoa Ukraina lựa chọn một giải pháp đối phó một cách tiêu cực với Nga thì chính sách ngoại giao Nga vẫn thu được những lợi ích tối đa. Đó là việc loại trừ chiến thuật của phuwong tây nhằm lôi kéo Nga vào cuộc đối đầu quân sự với chế độ ở Kiev. Đó là việc áp đặt trách nhiệm đối với Kiev, buộc phương Tây đang mệt mỏi vì khủng hoảng kinh tế và người di cử phải tham gia giải quyết cuộc xung đột cường độ thấp ở Ukraina. Đó là việc loại trừ những ý đồ của Mỹ tập trung khoét sâu mâu thuẫn bằng các tiến trình hòa đàm ở Minsk. Đồng thời, Nga tập trung khai thac những mâu thuẫn giữa EU với Washington để tiến đến cân bằng lực lượng trong vấn đè Ukraina trước khi “đóng băng” nó.

    Kết quả là sự thống nhất quan điểm giữa Washington và Brussels bắt đấu sụp đổ. Các nhà chính trị và ngoại gia châu Âu vốn theo quan điểm “chiến tranh chớp nhoáng” trong chính trị (blitzkrieg) đã không chuẩn bị cho một cuộc đối đầu kéo dài. Nước Anh không chấp nhận mô hình kinh tế EU. Còn Mỹ thì không sẵn sàng hỗ trợ mạnh hơn cho Kiev và buộc phải chấp nhận thế cân bằng tạm thời ở Ukraina.

    Sau 18 tháng nỗ lực, đại diện cho EU, một “Châu Âu già cỗi” là Pháp và Đức cuối cùng đã phải đến Ukraina để tìm kiếm một sự thỏa thuận với Moskva trên cơ sở đường biên giới phía Đông của các nước châu Âu thân Mỹ dừng lại ở Ba Lan và các nước vùng Baltic. Thậm chí Warszawa, thế lực ủng hộ Kiev mạnh nhất trong EU đã công khai tuyên bố hoàn toàn mất niềm tin vào khả năng giữ ổn định, thống nhất đất nước của chính quyền Kiev và đề cập đến khả năng liên bang hóa Ukraina.

    Còn cộng đồng chính khách và chuyên gia Ukraina thì lại đề cập đến những sự phản bội của Châu Âu đối với Ukraina trong lịch sử. Cựu thống đốc đầu tiên của tỉnh Donetsk, theo phái phát xít mới (Bandera) và nhà tài phiệt Sergei Taruta cho rằng quốc gia này chỉ còn 8 tháng để tồn tại. Còn nhà tài phiệt Dmitry Firtash, người được mệnh danh là “Nhà sản xuất ra các Vua” cũng dự đoán tất cả sẽ sụp đổ trong mừa Xuân sang năm (2016)

    Và tất cả những điều này được nganh ngoại gia Nga thực hiện một cách lặng lẽ mà không cần phai huy động đến những đoàn quân xe tăng cũng như lực lượng không quân chiến lược. Những kết quả đó đã được một quốc gia có vị thế ban đầu yếu hơn rất nhiều đạt được trong một cuộc đối đầu đầy khó khăn với một khối quân sự - chính trị - kinh tế mạnh nhất hành tinh. Tất cả họ đều vui mừng và hạnh phúc trước sự phát triển sức mạnh của nước Nga.

    7- Bước đột phá trên mặt trận phương Đông.

    Song song với những hoạt động đó, Nga đã có thể quay trở lại phương Đông, để bảo toàn và phát triển các dự án đã tích hợp trong không gian hậu Xô viết là Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEC), cùng với Trung Quốc để triển khai các dự án hội nhập Á-Âu (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải) cũng như bắt đầu xúc tiến thực hiện một phần của dự án hội nhập toàn cầu BRICS. Thật không may, những định chế đó đã không cho phép xem xét một cách chi tiết tất cả các hoạt động ngoại giao chiến lược của Nga trong gần hai mươi năm qua, kể từ thời Primakov đến nay. Thông tin chi tiết sẽ đòi hỏi sự nghiên cứu đa dang, đa lĩnh vực hơn.

    Nhưng bất cứ ai cố gắng thành thật trả lời câu hỏi, làm thế nào mà Nga có thể có hai mươi năm không có chiến tranh và bất ổn, để phát triển từ một quốc gia bị hủy hoại trở thành một trong những nhà lãnh đạo toàn cầu được công nhận, sẽ phải nhận ra những thành công của hàng trăm người trên Quảng trường Smolensk (nới đóng trụ sở Bộ Ngoại giao Nga). Công việc của họ hầu như không được tuyên truyền công khai, không có tiếng ồn và bụi, máu và các nạn nhân, có thể sánh với kết quả đạt được từ những nỗ lực lâu dài của một quân đội nhiều triệu người.
    Ảnh 1: Ngoại trưởng Nga Yevgeny Maksimovich Primakov (khi đó là đại diện đặc biệt của Tiorng thống Nga) và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin.
    Ảnh 2: Ngoại trưởng Nga Igor Sergeyevich Ivanov.
    Ảnh 3: Ngoại trưởng Nga Sergey Viktorovich Lavrov trong một cuộc hội đàm với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
    Bài được tôi cóp pát từ anh Tâm Minh Nguyễn trong Hoài niệm LX
    Link tiếng Nga:
    http://ria.ru/analytics/20151204/1335659605.html
    ledk03, Massu, vankong_quang7 người khác thích bài này.
  8. imagic2

    imagic2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2015
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2.026
    K0 dám phản biện chỉ biết chửi bới thôi à? Từ ngữ kinh tởm, đề nghị @macay3 hỗ trợ treo cổ
    --- Gộp bài viết: 16/12/2015, Bài cũ từ: 16/12/2015 ---
    Kiev k0 lấy lại đc Crimea thì giở trò chọc ngoáy là cắt điện, thế mà Nga nối điện luôn, vầy thì Crimea càng đồng thuận theo Nga cmnr.

    http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-...han-toc-crimea-nga-chung-to-ban-linh-3295171/

    Ngày 15/12, thông qua cầu truyền hình từ Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh đóng cầu dao cung cấp điện qua nhánh 2 của cầu năng lượng từ vùng Kuban sang bán đảo Crimea.

    Trước đó, ngày 2/12, đích thân Tổng thống Putin cũng đã ra lệnh đóng cầu dao cấp điện nhánh thứ nhất cầu năng lượng này.

    Ngoài 2 nhánh điện trọng yếu này, Tổng thống Nga cũng yêu cầu trong giai đoạn tháng 4-5/2016 đưa vào vận hành thêm 2 nhánh nguồn cung điện từ Kuban tới Crimea lên 800 MW để đảm bảo toàn bộ nhu cầu điện của Crimea.
    thanhlam16783, Massu, ngotuan6 người khác thích bài này.
  9. Cyber02

    Cyber02 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2015
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    191
    Trài cái toppic này càng ngày càng hay :)) Đến lão Old Buf cũng hiện hồn về phủ =))
  10. ceiling

    ceiling Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2008
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    6
    Vậy là Nga chấp nhận thực hiện Minsk, Mỹ chấp nhận Assad chưa đi ngay trong quá trình chuyền tiếp. Vụ cấm vận thì sau Minsk không biết sẽ bỏ như thế nào.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này