1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.187
    Đã được thích:
    5.586
    Camry tớ chạy tới chiếc thứ 2 rồi còn lạ gì, gầm thấp tủn thì chạy tuyết bằng mui. 20K chỗ tớ gần đủ con Camry 2013 rồi.
  2. Boyluudan85

    Boyluudan85 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2013
    Bài viết:
    602
    Đã được thích:
    436
    Bác gorko này. Bác đừng đánh giá thấp dân trí chứ. Đâu phải ai biết ngoại ngữ đều có cái nhìn sai lệch đâu. Bác nhìn Singapore kìa. Người gốc Hoa lãnh đạo, nhân dân nói tiếng Anh và bây giờ đất nước Sing nhỏ bé đứng ở vị trí nào ở TG? Bác cứ hay lấy chuyện đông chuyện tây, chuyện xưa chuyện cũ để áp đặt vào thực tại đất nước. Thời Pháp thuộc, xin hỏi bác những người nói tiếng tây chiếm bao nhiêu dân số. Thời chia cắt, dân miền Nam bao nhiêu người thạo tiếng Anh?
  3. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Vụ này có khi Nga xuống nước rồi, Ukr vẫn tuyên bố rắn lắm, k chịu rút quân khỏi miền Đông.
    quangiao thích bài này.
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.062
    Đã được thích:
    29.145
    Ý là tuyết sơ sơ thôi và có dọn. Tuyết mà chừng 1 foot thì SUV may ra qua được. Ý là đường trơn lầy xíu ít bị quăng vô bụi. Bên U chắc camry mới khoảng 35k. Cũ giá đó OK rồi không như bên Mỹ đời 2008 khoảng 7-8000 dưới Los
  5. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Mấy bác cứ cái này sọ cái kia!
    Chẳng việc gì phải phản đối việc người dân giỏi ngoại ngữ cả. Mang ví dụ về tầu, đi trên phố không biết tiếng tầu thì như người điếc và câm. Nhưng cũng phải hỏi tại sao như vậy? Bỏ qua việc do tiếng nói mà người nước này hay nước khác khó học loại ngoại ngữ này hay ngoại ngữ khác mà chắc ngay cả chính sách nhà nước tầu cũng như vậy. Không thể khẳng định 100% nhưng cũng có thể nói đó là chính sách ngu dân; "Ngu dễ trị"!
    Dân biết nhiều thì sẽ khó cho ông quản lý, mấy ông chính quyền chẳng bao giờ thích người biết nhiều hơn các ông ấy cả!
    Và cái rất hiển nhiên, biết nhiều thứ tiếng thì thời bây giờ sẽ đọc được nhiều, nhận thông tin từ nhiều chiều hơn.
    Đừng bao giờ mang mấy cháu trẻ "tiếng Việt chưa thạo" ra để chứng minh cái gì. Nhiều cháu ra nước ngoài song, rất sợ quay về nhà. Đó là do giáo dục, chứ chẳng phải vì chúng biết thêm 1 ngoại ngữ!

    Tôi dã chứng kiến mấy ông kều cãi nhau rồi:
    - Mày xem mày là ai?
    - Tao là công dân xxx
    - Mày sờ lên đầu mày xem, ra ngoài kia xe chúng nó nhìn mày thế nào!!!
    - ???
    Lần cập nhật cuối: 18/04/2014
    Malogs, nguhayuocuchuoi_kt115 thích bài này.
  6. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Đồng ý!! Mục đích chính và quan trọng nhất đã xong. Nga cũng chẳng muốn thêm căng thẳng và cô lập. Tuy nhiên tụi cầm quyền mai đao dường như cố tình gây sự để có cớ xúi Nato và Nga động binh, cái này mới rõ là tụi nài đao nặng.
    Xem thêm :
    Ông Putin toan tính gì?
    TP - Đây là câu hỏi lớn trong bài phân tích dài trên báo Le Monde (Pháp) hôm 16/4: Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn kiểm soát, làm suy yếu hay bẻ vỡ Ukraine thành những mảnh nhỏ?

    [​IMG]
    Báo chí phương Tây thừa nhận diễn biến thực tế ở miền đông Ukraine cho thấy chiến dịch “chống khủng bố” của Kiev đã phá sản. Mặc dù Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov vẫn nói cứng, song chính quyền trung ương hầu như bất lực chứng kiến quyền lực của mình bị “suy giảm từng giờ” theo nhận định của Le Monde.

    Kiev tuyệt đối không thể ngồi yên khi đã nhận bài học cay đắng Crimea. Làm sao có thể chấp nhận để mất miền đông Ukraine - khu vực tập trung các trung tâm kinh tế, công nghiệp đóng góp tới 70% GDP Ukraine.

    Song nếu dùng quân đội thẳng tay trấn áp biểu tình (điều mà Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych cũng không dám làm) dẫn đến đổ máu lớn, nội chiến sẽ bùng nổ. Cuộc chiến huynh đệ tương tàn nếu xảy ra sẽ không thể lường được hậu quả, dẫn tới nguy cơ Nga can thiệp quân sự theo phê chuẩn của Quốc hội.

    Thật ra, khả năng Nga động binh qua biên giới Ukraine rất thấp. Trước hết, ông Putin đã cam kết sẽ không lấy thêm “một tấc đất” nào của Ukraine. Nga chắc chắn không muốn bị mang tiếng xâm lược và hứng thêm các lệnh trừng phạt mới của phương Tây.

    Thứ hai, lấy xong Crimea, Nga chưa thể “kê cao gối mà ngủ”, nhưng coi như mục tiêu chiến lược đã hoàn thành một nửa. Bán đảo Crimea với vị trí chiến lược hiểm yếu như chốt cửa khóa cứng đường tiến của NATO về phía đông, tạo bàn đạp cho Nga vươn ảnh hưởng sang cả khu vực Địa Trung Hải và Trung Đông.

    Khống chế Biển Đen, Nga ung dung thúc đẩy dự án “Dòng chảy phương Nam” được thiết kế để vận chuyển 63 tỉ m3 khí đốt tự nhiên từ Nga tới Trung và Nam Âu. Cùng với hệ thống đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc” dài 1.200 km nối Siberia với châu Âu qua biển Baltic, chỉ vài năm tới, khí đốt Nga sẽ không cần phải đi qua Ukraine nữa.

    Thứ ba, với ảnh hưởng và sự gắn kết sâu đậm từ văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, tôn giáo, có thể coi đông Ukraine như “sân nhà” của Nga. Một khi đã là “sân nhà”, ai có thể tranh đoạt nổi với Nga? Không tốn nhiều công sức, Nga chứng minh chính quyền Kiev không đủ khả năng kiểm soát tình hình.

    Ukraine còn phải đương đầu một trận chiến sinh tử khác. Kinh tế Ukraine đang trên miệng vực vỡ nợ, đồng nội tệ rớt giá liên tục. Từ tháng tới, giá khí đốt tăng thêm 63%. Các loại thuế nhà, bia, rượu, thuốc lá cũng sớm tăng theo. Khoảng 24.000 công chức và 80.000 cảnh sát sắp mất việc làm…

    Điều ông Putin muốn thấy ít nhất là một nước Ukraine láng giềng trung lập, không gia nhập NATO. Cần nhớ Mỹ đã phản ứng ra sao trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, mới hiểu tại sao Nga không bao giờ chấp nhận Ukraine là thành viên NATO.

    Nga đề xuất cải cách thể chế Ukraine theo mô hình liên bang như một giải pháp giải quyết khủng hoảng, điều chính phủ Kiev phản đối vì cho rằng đây là cái bẫy chiến lược. Có điều, Ukraine, EU và Mỹ hiện không có nhiều lựa chọn trong cuộc đấu với Nga.
  7. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Có bị qua mặt một lần nữa hay một bước đi cao tay mới ?
    Ukraine vẫn tiến hành chống khủng bố đặc biệt hậu Geneva
    Báo Giáo dục Việt Nam
    (GDVN) - Ngoại trưởng Kiev cho biết, thỏa thuận vừa đạt được sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động chống khủng bố ở phía Đông của đất nước và quân đội sẽ vẫn còn đó.
    Mặc dù cuộc đàm phán bốn bên tại Geneva đã thu được những kết quả quan trọng sau khi Mỹ, Nga, Ukraine và EU thông qua tuyên bố chung kêu gọi đối thoại hòa bình và chấm dứt bạo lực tại Ukraine, nhưng Ngoại trưởng Kiev cho biết, nó sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động chống khủng bố ở phía Đông của đất nước và quân đội sẽ vẫn còn đó.

    [​IMG]
    Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsia
    Ngay sau khi tuyên bố chung được đưa ra, Ngoại trưởng Ukraine Andrey Deshchytsa cho biết Kiev không bị ràng buộc bởi các tuyên bố chung trên.
    Thông tấn Nga RIA Novosti dẫn lời ông Deshchytsa cho biết, quân đội Ukraine sẽ vẫn tiếp tục hiện diện ở phía Đông để tiến hành hoạt động đặc biệt, bất chấp tuyên bố chung nói rằng tất cả các bên đã cam kết từ bỏ bạo lực, đe dọa hoặc hành động khiêu khích.
    Deshchytsa cho biết phía Ukraina đã đồng ý về những nỗ lực chung với Nga để bắt đầu quá trình giảm leo thang ở miền Đông Ukraine.
    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng cho rằng, tất cả các bên trong cuộc xung đột ở Ukraine phải kiềm chế bạo lực và hành động khiêu khích.
    Theo Telegraph, trong cuộc đàm phán bốn bên tại Geneva, Nga đã thể hiện sự nhượng bộ quan trọng. Cuộc đàm phán bốn bên được xem là các bước để chấm dứt sự chiếm đóng các thành phố phía đông bởi lực lượng thân Nga.
    Nếu thỏa thuận được tuân thủ, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu sẽ giám sát việc bàn giao các tòa nhà chính phủ bị chiếm đóng bởi những người biểu tình để đổi lấy một lệnh ân xá.
  8. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    [​IMG]
  9. Bia000

    Bia000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    220
    Người Mỹ xúi Uk đánh, làm vậy có thể buộc Nga phải can thiệp vào miền đông Uk, dân miền tây càng thêm gét Nga.

    Mỹ không có tiền để nuôi cả đất nước Uk nên đổi qua chiến thuật gây bất ổn, tạo thêm một chechnya thứ 2.

    Nga cũng tạo một Triều tiên thứ 2.
  10. uman

    uman Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    826
    Mình có cảm giác là "thỏa thuận" Geneva này rất dễ và sớm phá sản do phe Maidan Kiev. Cứ nghiệm lại thỏa thuận khi Yanukovich nhượng bộ ở Kiev thì thấy, một khi phe Maidan có trợ giúp của CIA, Mỹ, Tây Âu thì thỏa thuận đã ký chẳng qua là mớ giấy lộn.
    Vụ biểu tình của Maidan thì đã có chứng cớ thấy rõ bàn tay bẩn thỉu của phương Tây (Hãy nhớ lại câu chửi tục của Nuland bị nghe lén và tung lên mạng), trong khi họ quàng xiên gọi những người dân của chính Ucraina, nhưng gốc Nga và bất đồng chính kiến là "khủng bố" - và chẳng tìm thấy chứng cứ thuyết phục nào về cái gọi là quân Nga xâm nhập miền Đông Ucraina.
    Riêng vụ đánh gần chết ứng cử viên tổng thống sau buổi tranh luận truyền hình thì đủ thấy mức độ du côn, phát xít của phe Maidan. Mà sao phương Tây "tự do, dân chủ" có mẫu lại ngậm hột thị những vụ như thế này nhỉ???
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này