1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tinh Hoa HÀ NỘI

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi Angelique_BH, 17/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào ABH,
    Bạn có con mắt thẩm mỹ tốt, biết chọn góc độ, nhiều ảnh có bố cục đẹp. Nếu đay chỉ là thú vui thì không nói nhưng nếu bạn đinh đi theo con đường báo chí hãy PM cho tôi, tôi nghĩ rằng có thể giúp được bạn ít nhiều về mặt kỹ thuật cũng như mối quan hệ.
    Tôi đánh giá cao những đóng góp của bạn và mong bạn sẽ post thêm nhiều hình ảnh đẹp nữa.
    Ngày xưa, tôi cũng là phóng viên ảnh, đã từng là cộng tác viên ảnh cho nhiều tạp chí trong và ngoài nước cho nên tôi rất thích ảnh. Tôi có rất nhiều ảnh chụp về Hà Nội và nhiều nơi khác trên khắp lãnh thổ Việt Nam nhưng rất tiếc là để ở Việt nam nên không có điều kiện post lên đây cùng các bạn.
    Về những ảnh cổ, ngày xưa của Hà Nội, các bạn có thể vào đây xem:
    Album ảnh Hà Nội xưa và nay....http://www.ttvnol.com/forum/t_176089/?0.6506578
    Và nếu bạn quan tâm đến hình ảnh về đất nước cong người Việt Nam xa xưa, các bạn có thể tham khảo bộ sưu tập của Rùa Vàng bên Lịch Sử -Văn Hoá.
    Những Hình ảnh xa xưa về Đất Nước, Con Người, Văn Hoá Việt Namhttp://www.ttvnol.com/forum/t_129824/?0.9627957
    Tôi đánh giá rất cao công sức của Rùa Vàng ( không biết bây giờ bác ở đâu, tôi rất buồn khi thấy bác chia tay với TTVN, nếu đọc được dòng này hãy PM cho tôi nhé hoặc YIM. Tôi rất muốn đàm đạo cùng bác)
    Các bạn đang ở Việt Nam có thể đến Trung tâm ảnh thuộc Thông Tấn Xã Việt Nam, Trung tâm Lưu Trữ Quốc Gia I và II để tham khảo những thông tin và ảnh cổ ngày xưa ( đây là những nơi ngày xưa tôi hay đến). Nếu có điều kiện hãy post lên đây cho mọi người thưởng thức.
    Chúc các bạn vui và nhớ về Hà Nội
    -----------------
  2. Angelique_BH

    Angelique_BH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0


    Thân gửi NEtwwalker,
    Mình rất cám ơn về lời nhận xét của bạn cho những bức ảnh của mình, nó làm mình lại cảm thấy thích tìm về cái cảm giác thư gian qua nhwũng bức anh do tay mình chụp. Quả thật mình cũng mới biết chụp ảnh, được 1người trong 7X giúp đỡ nhiệt tình và hướng dẫn tỉ mỉ (Cám ơn anh nhiều).
    Trước mình cũng đi tìm kiếm một số người có chugn sở thích để được học hỏi. Và quả thật đây là một điều may nắm nếu được nghe lời phân tích của bạn.
    Chúng ta có thể trao đổi qua email (hoặc bạn có thể trực tiếp phê bình và nhận xét trên topic này.
    Rất mogn có được sự góp ý xây dựng của bạn, mình sẽ đưa thêm 1 số lên đây.

  3. banh_troi_nuoc_thoi_nay

    banh_troi_nuoc_thoi_nay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    HÀ NỘI, NHỮNG TIẾNG RAO​
    Cuộc sống chốn đô thành luôn ồn ào và náo nhiệt, trong cái buổi cơ chế thị trường con người lại càng trở nên tất bật hơn bao giờ hết. Tảng sáng, cư dân vùng phụ cận đã ý ới gọi nhau vào nội thành để bán mớ rau con cá. Cho tới tận nửa đêm mà tiếng xe máy ô tô vẫn ầm ì chẳng nghỉ, quá đêm về sáng lại là giờ của những chiếc xe cồng kềnh chuyên chở đất đá đến các công trường xây dựng. Nhưng trong vô vàn âm thanh hỗn tạp và nhịp sống sôi động ấy, ta vẫn nhận ra những tiếng rao hàng.
    Nếu như ?oAi mua bánh bột lọc không?? đã trở thành tiếng rao quen thuộc giữa đêm trường Huế trước cách mạng, thì "Trứng vịt lộn đây!" lại tha thiết kéo dài trong đêm khuya yên tĩnh của phố cổ Hội An, "Bánh ú đây!" lan theo gió biển dọc sông Hàn. Tiếng rao Hà Nội cũng mang một màu sắc độc đáo rất riêng của Hà Nội. Đêm khuya thanh vắng, tiếng rao vẫn vang xa tận hang cùng ngõ hẻm, trời rét căm căm, lại thêm mưa phùn gió bấc, cái hơi lạnh làm cho người ta co cụm lại trong chăn ấm chẳng muốn ló đầu ra ngoài, thì ngoài hè phố vẫn vẳng lên những tiếng "Bánh bao nóng đi...i...", "Bánh mì nóng giòn nào...!". Chỉ việc mở cửa ra và gọi: "Bánh", thế là có ngay một bữa lót dạ buổi tối vừa nhàn, vừa tiện. Hay như ở góc phố nào đó, đang có gánh phở, bốc hơi toả hương thơm của thứ nước xương bò đã hầm nhừ, trong veo, ngọt lịm, với đầy đủ gia vị của ngũ hương, thảo quả. Và người gánh phở đủng đỉnh quẩy dọc phố rao lớn: ?oPhở ơ...?. Thật thú vị biết bao khi ăn bát phở ngon, nóng mà chẳng phải ra khỏi cửa lúc trời lạnh.
    Trước kia Hà Nội còn có tiếng gọi "quất ơ" (tức đánh tẩm quất). "Món" này giờ không còn thịnh nữa, có chăng chỉ vài khu tụ điểm ở bến xe, ga tàu.
    Tiếng rao Hà Nội ngày nay cũng giống như sự vận động nhanh nhạy của cơ chế thị trường, gấp gáp và phong phú hơn nhiều. Tiếng rao lông ngan, lông vịt dần mất hẳn, thay vào đó là những tiếng rao của nhiều ngành nghề và mặt hàng mới lạ. Chẳng hạn: "Ai mành mành nào..." (tức mành che cửa), "Quạt cháy, xuýt-vôn-tơ hỏng bán đi...i...", "Máy giặt, máy bơm hỏng bán nào... ào... o!". Rồi những tiếng rao xôi, chè, khúc nóng, bánh mì, cháo trai, cháo hến... Dù là các mặt hàng khác nhau nhưng tiếng rao đều chung một điệu kéo dài các âm tiết cuối câu, lời rao phát ra tập trung nhấn mạnh vào mặt hàng cần mua hoặc cần bán. Dư âm lời rao lúc lên thanh, xuống trầm, lúc khoan thai chậm rãi phụ thuộc vào bước đi cũng như tốc độ xe đạp hoặc xe đẩy của người rao. Cũng có tiếng rao nghe rất lạ tai, ngôn ngữ lời rao phát ra giản thể, câu ngắn rút gọn rõ ràng và không kéo dài, chẳng hạn: "Đôn, chậu cảnh đê". Có tiếng rao, cộc, cục mịch như chính nghề của người rao, chẳng hạn: "Khoa ơ" (tức ai sửa khoá không). Có tiếng rao ê a, dề dà, kéo dài âm điệu như chính hệ thống những mặt hàng người rao cần mua hay cần bán: "Sách, báo, nhôm, nhựa, chai lọ, dép hỏng bán đi...i..?. ?oCó ai bánh nếp, bánh chưng, bánh giầy, bánh giò, bánh rán nào... ào...". Còn có những lời rao khiến cho nhiều người lần đầu đặt chân đến Hà Nội không khỏi băn khoăn tự hỏi, chẳng hạn ?oPhớ ơ? (tức nước đậu phụ làm đông nhưng không cứng và chưa ép thành đậu) có người không biết là gì lại tưởng là "phở" đọc lái thành "phớ".
    Tiếng rao cất lên giữa chốn đô thành nhộn nhịp sầm uất phần nào phản ánh đời sống của những người dân lao động lam lũ vất vả nơi đây. Thủ đô của chúng ta đang trên đà chuyển mình vào thế giới văn minh hiện đại. Con người Tràng An thanh lịch dường như mải mê hối hả với cuộc sống biến chuyển thường ngày. Nhưng trong cuộc sống hiện đại ấy, có lẽ một lúc nào đó họ sẽ cảm nhận thấy buồn và đơn điệu nếu như thiếu vắng những lời rao quen thuộc./.

  4. banh_troi_nuoc_thoi_nay

    banh_troi_nuoc_thoi_nay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    ẨM THỰC HÀ NỘI ​

    BÁNH TÔM HỒ TÂY ​
    Ai đã từng đến Hà Nội chắc sẽ háo hức được một lần tìm đến bánh tôm nóng Tây Hồ, để có dịp thưởng thức thứ đặc sản có một không hai của đất này. Chỉ cần một lần thế thôi cũng đã thành ấn tượng. Bởi một lẽ ăn bánh tôm Hồ Tây đâu chỉ phải là ăn để mà ăn mà còn để ngắm trời, ngắm đất, ngắm người, ngắm cảnh.

    Thưởng thức bánh tôm trong khung cảnh hoàng hôn mùa hạ thì thật tuyệt. Con tôm nước ngọt Hồ Tây vừa chín tới phổng phao màu hồng lựu nằm trên mặt chiếc bánh vàng ươm, nhai cứ ròn tan như miếng bánh đa vừa nướng. Vị tôm ngọt mà thơm cộng với cái giòn và ngậy của bánh, chấm với nước mắm dấm chua cay, phảng phất hương cà cuống ruộng đồng ven đô cho ta cái cảm giác ngọt tê dịu dàng nơi đầu lưỡi. Cứ thế nhai tan một miếng, nhấp một hơi bia lạnh, hít thở qua hơi gió thoảng qua đượm mùi mỡ béo ngậy và thơm từ lò

    bếp lọt ra mà thả lòng mình thanh thản tận hưởng bánh và gió hồ mát rời rợi, để rồi lục tìm trong trí nhớ thấp thoáng đâu đó câu chuyện huyền tích Trâu Vàng lạc mẹ đã đầm mình làm nên sóng nước Hồ Tây hôm nay.
    Cuộc sống có nhiều thay đổi, hình thức bán hàng và cách thưởng thức bánh tôm ngày nay cũng khác xưa, nhưng bánh tôm Hồ Tây vẫn giữ được nguyên vẹn hương vị cổ truyền của nó, để cho bất cứ ai muốn thưởng thức cũng phải bất ngờ cảm nhận được mùi vị ngon lành của bánh tôm rất nóng, rất ròn, rất thơm ngậy với thứ nước chấm pha có nghề với đủ vị mặn, ngọt, chua, cay.
    Ăn bánh tôm ở đâu:
    1. Nhà hàng bánh tôm Hồ Tây - CTy dịch vụ du lịch bánh tôm Hồ Tây
    Ad: Đường Thanh Niên, Tel: 829 2738, 716 0238
    2. Các nhà hàng trên đường Đặng Thai Mai, gần phủ Tây Hồ.
    3. Các nhà hàng trên đường Tô Ngọc Vân, Quảng Bá.
    Nói chung, các nhà hàng xung quanh khu vực Hồ Tây chuyên về phục vụ các món ăn đặc sản của Hồ Tây như món bánh tôm Hồ Tây, ốc hồ tâ, bún ốc Hồ Tây...


    BÁNH CUỐN THANH TRÌ ​
    Dù có thiên vị hay không thì bánh cuốn Hà Nội, mà lại là bánh cuốn Thanh Trì thì không thể chê vào đâu được. Người Hà Nội sành ăn nên ngay từ cái bánh cuốn cũng phải thật cầu kỳ chu đáo. Bột làm bánh phải làm từ thứ gạo ngon, thì bánh mới không nồng, sắc bánh mới trắng. Tráng bánh phải thật mỏng, mỡ thoa phải đều tay cho mướt mặt bánh để khi nếm vào thì thanh nhẹ, mát rượi. Phết nhân bánh cũng đòi hỏi sự khéo léo sao cho bánh không thô, nhân đều từng cái.
    Trong thúng, bánh được xếp thành từng lớp gối nhau trên những tàu lá chuối xanh màu ngọc thạch, sắc trắng pha những đốm nhân màu hồng sậm của thịt và màu nâu tươi của mộc nhĩ nổi bật lên một cách hiền lành. Khi ăn, bánh được bàn tay người bán nhẹ nhàng bóc từng lớp mỏng tang rồi cuộn lại, bày lơ là trên những chiếc đĩa khiêm nhường. Bánh thơm dịu, êm êm được dầm vào trong chén nước mắm nhỏ xíu xinh xắn rồi đưa lên miệng, ta sẽ thấy cả một sự kết hợp nhịp nhàng. Mùi thơm của bánh và nhân quyện lẫn cái vị chua cay mặn ngọt của nước chấm, lại thêm vài giọt tinh cà cuống nữa thì thật

    là tuyệt. Với cách bán hàng như thế, chỉ một cái thúng đội trên đầu, các bà, các cô vùng Thanh Trì đi khắp các ngõ phố rao bán. Người bán lại chiều khách và luôn sẵn sàng ngả thúng bánh xuống bên vỉa hè hay trong ngõ phố cho mấy bác xích lô, mấy chị bán hàng ăn. Bán như thế, ăn như thế, nhưng ngon, thật ngon và không lẫn với bất cứ thứ bánh cuốn nào.
    Ăn bánh cuốn ở đâu:
    Bánh cuốn Thanh Trì có thể ăn ở các chợ của Hà Nội, hoặc của các bà các cô bán rong trên các phố của Hà Nội.
    Hoặc bạn có thể ăn bánh cuốn ở các địa chỉ sau:
    - 17 Chả Cá
    - 11 Tống Duy Tân
    - Phố Hàng Gà


    BÚN THANG​
    Ở Hà Nội, các món quà từ bún quả là nhiều: bún ốc, bún riêu, bún sườn, bún bung, bún chả, bún thang... mỗi thứ mỗi ngon, mỗi thứ mỗi hương vị. Nhưng bún thang vẫn là thứ bún nổi tiếng hơn cả.

    Các bà nội trợ khẳng định phải có đủ 20 thứ mới làm được bún thang ngon. Một ít rau răm mùi tàu xanh ngát, sau đó là các thứ nguyên liệu thực phẩm khác rải đều trên nền bún trắng. Một nhúm trứng tráng mỏng tang thái chỉ màu vàng, một chút lườn gà xé phay màu trắng ngà, kế đến là giò lụa thái sợi màu hồng nhạt, cuối cùng rắc tôm bông. Ở chính giữa là lòng đỏ trứng mặn, xung quanh lác đác mấy lát lạp xườn đỏ viền miệng bát. Tất cả như một bông hoa mà nhụy là khoanh trứng màu vàng sẫm. Cuối cùng nước dùng nóng rẫy được

    chan thật vừa bát cho người ăn. Tuỳ theo khẩu vị từng người mà bún thang có thể gia giảm thêm chút mắm tôm vào bát cho dậy mùi.
    Ăn bún thang ở hàng đắt nhưng thực sự là ngon. Bún thang làm ở nhà không sao địch nổi. Cho nên dù tốn kém, nếu thích món ăn chế biến hết sức cầu kỳ, tỉ mẩn này cứ phải ra nhà hàng nổi tiếng. Trước kia bún thang là món ăn quý, ngày nay nó đã được bình dân hoá và được bán ở hầu khắp các khu chợ, ngõ phố, nhưng sức hấp dẫn của nó với thực khách thì vẫn nguyên vẹn như xưa.
    Ăn bún thang ở đâu:
    - Phố ẩm thực Tống Duy Tân, phố Lê Văn Hưu, phố Cầu Gỗ
    - Vườn ẩm thực, 37 Cửa Nam, Tel: 9.348.626
    - 29 Hàng Hành


    PHỞ HÀ NỘI ​
    Món ăn Hà Nội có nhiều, nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc đầu tiên đến phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Lý do thật đơn giản, bởi phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó không thể trộn lẫn với bất cứ một thứ phở nơi nào, cho dù ở đó người ta có treo lên cái biển Phở Hà Nội.
    Phở có nhiều loại: phở bò, phở gà, phở sốt vang, phở xào, phở áp chảo... nhưng ngon nhất và nhớ lâu nhất là phở bò. Phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn bát phở thôi cũng đủ thấy cái chất sành điệu, kỹ càng trong ăn uống của người Hà Nội. Một nhúm bánh phở đã trần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt thái mỏng như lụa điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, mấy cọng

    rau thơm xinh xắn, mấy nhát gừng màu vàng chanh thái mướt như tơ, lại thêm mấy lát ớt thái mỏng vừa đỏ sậm vừa màu hoa hiên. Tất cả màu sắc đó như một bức họa lập thể đẹp mắt cứ dậy lên hương vị, quyện với hơi nước phở bỏng rẫy, bốc lên nghi ngút, đánh thức tất thảy khả năng vị giác, khứu giác của người ăn, khiến ta có cảm giác đang được hưởng cái tinh tế của đất trời và con người hợp lại. Chỉ húp một tý nước thôi đã thấy tỉnh người. Sợi bánh dẻo, thịt mềm, vị cay cay của gừng, của hạt tiêu, của ớt, hương thơm nhè nhẹ của hành hoa, hăng hắc của rau thơm, dìu dịu cái thơm của thịt bò tươi và mềm... nước dùng nóng bỏng hoà hợp tất cả những vị đó lại, ngọt một cách hiền lành, êm dịu. Ăn một bát phở như thế ta cảm thấy khoan khoái như mới được thưởng thức một kiệt tác nghệ thuật vậy.
    Ăn phở ở đâu:
    Phở Bát Đàn: 49 Bát Đàn - phở bò, VND 5000-10000/ bát
    Phở Lý Quốc Sư: 2 Lý Quốc Sư - phở bò, VND 5000-10000/ bát
    Phở Lý Sáng: 2 Hàng Gà, phở bò - VND 5000-8000/ bát
    Phở Nam Định: Cuối đường Đội Cấn hoặc đường Cầu Giấy - phở bò
    Phở Gà: Phở gà Mai Anh, 34 Lê Văn Hưu
    Phở xào: Gần phở Bát Đàn


    CHẢ CÁ LÃ VỌNG ​
    Món ăn dân gian tuyệt hảo của gia đình họ Ðoàn ở phố Hàng Sơn xưa đã trở thành món ăn khoái khẩu của thực khách sành ăn Hà Nội. Lâu dần, hai tiếng "chả cá" được nhắc tới luôn đã thành tên phố và nó đã trở thành một trong những địa chỉ văn hoá vật chất nổi tiếng của Hà Nội xưa - nay. Trong nhà hàng luôn bày một bức tượng ông già Lã Vọng ngồi câu cá, vì thế khách ăn quen gọi là Chả cá Lã Vọng, ngày nay trở thành tên gọi của nhà hàng.

    Người sành ăn phải đợi đến khi cái rét bắt đầu về, đi ăn chả cá mới ngon. Cá làm chả lại phải là cá Lăng thật tươi mới đúng vị, vì cá Lăng ít xương, lại ngọt thịt và thơm. Không có cá Lăng thì mới buộc phải dùng đến cá nheo, cá quả. Thịt cá phải lạng từ hai bên sườn, thái mỏng ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre nướng trên lò than hoa hồng rực đặt ngay trên bàn ăn của khách. Người nướng phải khéo sao cho cá chín vàng đều hai bên sau đó gỡ ra bát, rưới mỡ đang sôi lên trên. ăn chả phải ăn nóng, kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng Láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm

    với mắm tôm, vắt thật nhiều chanh tươi đánh sủi lên rồi tra thêm một chút tinh cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng. Người ăn cứ thế nhấm nháp, nhẩn nha đàng hoàng, vừa ăn vừa nhâm nhi với chút rượu mạnh mới thấy hết cái hương vị đặc trưng có một không hai của món ăn lạ miệng này. Tiếng mỡ nóng phi hành hoa kêu lép bép. Màu cá nướng vàng rộm thơm lừng đặt trên những lớp rau thì là xanh mướt, bên lò nướng than hồng rực, ấm áp cho ta cái cảm giác như đang được hưởng cái tinh tuý của đất trời nước non.
    Ăn chả cá ở đâu:
    14 Chả Cá, Tel: 8.253.929
    107 Nguyễn Trường Tộ, Tel: 8.239.875


    CỐM VÒNG ​
    Nói đến cốm, chưa cần ăn, chỉ nghĩ thôi cũng đã thấy ngất lên mùi thơm dịu của lúa non xanh màu lưu ly được gói trong những tàu lá sen thơm ngát màu ngọc thạch. Cốm Vòng quả là một thứ đặc biệt trong mọi thứ quà Hà Nội. Không biết tự bao giờ người làng Vòng ở huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội đã tạo được một món ăn tuyệt vời và độc đáo đến thế.

    Cốm Hà Nội mới đích thực là cốm, mà chỉ có cốm làng Vòng mới ngon, mới nổi tiếng. Có người cho rằng, ở làng Vòng có giống nếp vàng, giống này khi còn non gặt về, đồ chín, giã nhanh, đều tay, sàng sảy, ủ kín mới có được cái loại cốm dẻo và thơm như thế . Còn màu xanh hấp dẫn đó thì do hồ thêm nước lá cơm xôi.
    Hà Nội có mùa cốm. Sáng sớm tinh mơ đã có cốm. Cốm được gói từng gói trong lá sen. Cốm ăn bằng tay, lấy ngón tay nhón từng nhúm nhỏ đưa vào miệng, nhai nhỏ nhẹ, hương cốm thơm rất dễ chịu. Mua cốm là phải ăn ngay,

    nếu để lâu, cốm se lại, khô đi, mất độ dẻo. Cốm gói trong lá sen là để cho khỏi khô và đượm lấy hương thơm ngát của lá sen tơ, làm tăng thêm vị cốm. Cốm để khô có thể đem thắng nước đường làm món cốm xào. Ðây cũng là món cốm người Hà Nội thích ăn. Ngoài ra cốm còn được làm thành món chả cốm rất ngon. Nhưng thích nhất vẫn là cốm tươi.
    Hà Nội đang ngày càng được mở rộng. Làng Vòng xưa giờ đã nằm trong nội thành, ruộng lúa giờ sắp thành khu chung cư cao tầng. Người làng Vòng vẫn duy trì nghề làm cốm. Người Hà Nội vẫn được thưởng thức hương vị cốm. Mong sao cốm làng Vòng cũng như húng Láng và nhiều thứ đặc sản khác của Hà Nội sẽ không mất đi theo thời gian để con cháu chúng ta khi đọc những kiệt tác về ẩm thực đất Hà Thành của Thạch Lam, Nguyễn Tuân... không cảm thấy xưa như là chuyện cổ tích.


    Văn viết không hay không có nghĩa không biết làm tăng thêm phần phong phú cho chủ đề. Bài viết này của tác giả nào nhỉ? Điều này tất cả chẳng ai quan tâm...đúng không?Dù là của tác giả nào mình cũng xin gửi gắm hộ tác giả...bạn nhanxtam ah!
  5. Angelique_BH

    Angelique_BH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Bao năm rồi lại mò lại topic này... lại quay lại HN và lại nhớ 1 nơi nào đó
    Khi ta ở chỉ là nơi đất ở................

Chia sẻ trang này