1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tinh Hoa HÀ NỘI

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi Angelique_BH, 17/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gungcay

    Gungcay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2001
    Bài viết:
    1.998
    Đã được thích:
    0
    Ah mà quên nữa, văn hóa Việt nam là một kiểu văn hóa du nhập "Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu" cái đó không tránh khỏi, nhưng nó cũng đã là một phần của Việt nam rồi thì làm sao lại phủ nhận nó đi chứ?

    Quyền hoạ phúc trời tranh tất cả
    Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
    Cái quay búng sẵn trên trời
    Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
  2. Qc_Man

    Qc_Man Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    Bạn nhầm khi nói Văn hoá Việt Nam là văn hoá du nhập, Nền Văn hoá Việt Nam gốc là nền văn hoá của lúa nước, còn nền văn hoá gốc của "Tàu" là nền Văn hoá săn bắn và chăn nuôi gia súc. Đúng ra phai nói là nền văn hoá "Tàu" mới là văn hoá du nhập, họ lấy nền văn hoá của các vùng đất mà họ đã chiếm để làm một phần nền văn hoá của mình (Trong đó có Việt Nam), và cũng vì thời gian Bắc thuộc là quá lâu nên người ta mới tưởng rằng chúng ta " du nhập " nền văn hoá khác. Nhày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, đất nước chúng ta rộng lớn vô cùng: kéo dài từ bờ nam sông Dương Tử cho đến Đèo Ngang, nghĩa là Bắc Bộ + Bắc Trung Bộ + Quảng Đông + Quảng Tây Trung Quốc ngày nay. Toàn bộ vùng đất này có nền văn hoá được gọi là nền văn hoá lúa nước. Không biết có đúng không nữa, lịch sử nói thế mà . Tất nhiên chúng ta cũng có nền văn hóa hơi khác với nền văn hoá của vùng đồng bằng sông Hồng như Văn hoá Champa..., nhưng về gốc gác thì đó cung là nền văn hóa lúa nước. All right ?!?!?!

    I am not me
  3. PhuChan

    PhuChan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    Hè hè! Phát hiện mới đây.
    Các cụ bảo "Người làm sao nick chiêm bao làm vậy" là đố có sai bao giờ. Minh chứng:
    Bà lão Gungcay chắc là mắc bệnh huyết áp thấp hoặc giả là xấu bụng (xin hiểu theo nghĩa lành mạnh nhất) nên rất thích gừng. Quảng cáo món nào cũng thấy gừng. Phở - OK. Bánh trôi tàu - OK. Và bà lão thích đến nỗi cho luôn gừng vào nước bánh chay cho nó yên tâm.
    Đang thắc mắc không biết sau này có đòi bánh PHU THÊ nhân GUNG hay không? Nghi lắm!

    PHÙ CHẨN
    BÍ MẬT
    HAY KHÔNG CÓ THỰC
  4. Gungcay

    Gungcay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2001
    Bài viết:
    1.998
    Đã được thích:
    0
    Bạn không chắc chắn lắm mà sao dám khẳng định tôi nhầm???
    Không biết bạn đã nghe đến câu nói này chưa: "Nền văn hoá Việt nam như một cô gái đồng trinh bị nền văn hoá Tàu hãm hiếp vừa sợ vừa sung sướng" (Đề nghị mod không xoá - đây chỉ là tranh luận)

    Quyền hoạ phúc trời tranh tất cả
    Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
    Cái quay búng sẵn trên trời
    Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
  5. Angelique_BH

    Angelique_BH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Nếu cái mồm xinh xinh biết nói những lời đẹp đẽ thì đẹp biêt bao. Tiếc là mấy ngày qua tôi nằm ngoài vùng phru sóng nên không cùng mọi người nói chuyện được. rất vui khi các ban đưa vào TINh hoa HN một Ẩm thực, có lẽ thế mới hết đựoc cái đẹp của hồn Thủ Đô.
    Thời gian không cho phép những ngày qua có thể viết bài, vậy nạm pơhép gửi tới mọi gnuời một bài viết tôi đã được đọc về Nghệ thuật ẩm thực ở HN. Hy vọng sớm được cung mọi người nâng chén trà mà đàm chuyện.
    ẨM THỰC HÀ NỘI
    Trong nền văn hoá chung của mỗi dân tộc, văn hoá ẩm thực cũng là một mặt biểu hiện của phong tục, tập quán, lối sống, của bản sắc và tính cách người bản địa. Vùng đất nào cũng có những thói quen riêng trong chế biến, trong thưởng thức về ăn uống, nhưng tiêu biểu nhất cho một đất nước là tìm đến với văn hoá ẩm thực ở thủ đô.
    Hà Nội với nghìn năm lịch sử, đã hội tụ mọi tinh hoa ẩm thực của các miền sông nước, của các dân tộc anh em bên trong và bên ngoài lãnh thổ qua giao lưu quốc tế. Giữ được bản sắc ẩm thực của mình, đồng thời tiếp nhận, sàng lọc, để rồi tinh chế miếng ngon, vật lạ thành cái riêng đậm đà hương vị Hà Thành là một kỳ công mang tính nghệ thuật.
    Nếu như các món ăn ở Sài Gòn thường pha lẫn chua, ngọt nhờ nhợ, món ăn Huế nồng nàn vị cay, thì món ăn Hà Nội phân biệt rạch ròi thứ gì phải chua rơn rớt, cái gì cần ngọt, cần mặn, món nào để cay đầu lưỡi...
    Từ cách chế biến tài hoa đến lối thưởng thức thanh nhã đã nâng tầm cao văn hoá ẩm thực của người dân ba mươi sáu phố phường.
    Món ăn Hà Nội lấy cái tinh, cái chất làm trọng. Ăn thòm thèm để mà khó quên, có "hương gây mùi nhớ", chứ đâu phải ăn lấy no, lấy chán. Nó bao giờ cũng mang dấu ấn phong vị riêng như cách làm duyên của người Hà Nội.
    Quà Hà Nội lắm màu, nhiều vẻ, phong phú về chủng loại, hấp dẫn về gia vị. Cũng là bún nhưng bún Tứ Kỳ, bún Phú Ðô của Hà Nội sợi trắng như men sứ, nuột nà, không một thoáng men chua vì gạo ngâm lâu... Từ bún mà sinh ra hàng chục món quà bún: nào bún thang, bún ốc, bún riêu cua, bún sườn, bún mọc, bún xáo măng, bún chả, bún nem, canh bún cá rô... thứ nào cũng hấp dẫn.
    Bánh cuốn cũng dăm ba loại: nhân hành phi, nhân thịt băm, nhân tôm ruốc, bánh cuốn chả, bánh cuốn đậu phụ rán, nhưng phải tìm đến bánh cuốn chay Thanh Trì mỏng tang như tờ giấy, xếp nếp, dẻo mịn và thơm... mới chân chất Hà Nội!
    Món ăn Hà Nội còn ngon ở gia vị. Thiếu một cọng húng Láng là mất đi nửa cái ngon. Mà húng Láng thì độc nhất vô nhị, chẳng ở đâu có chất thơm của hương vị này. Ăn bún thang, chả cá, bánh cuốn không thể thiếu vắng vị thơm lừng một giọt cà cuống. Nhớ từ bát nước chấm vừa chua, vừa ngọt, vừa cay, vừa mặn... qua bàn tay pha chế tuyệt xảo của cô hàng bún chả, của bà bánh cuốn đội thúng đi rong. Cái vị chua đặc biệt của quả sấu xanh dầm trong bát nước rau muống, mà người Hà Nội đi xa 20 năm còn nhắc đến khi Sài Gòn giải phóng, gặp bà con Hà Nội vào thăm.
    Chợ Ðồng Xuân xưa là cái bụng của Hà Nội, có thể tìm thấy ở đây nhiều món ăn Hà Nội nhất, không phải trong các nhà hàng cửa kính nhôm sang trọng, mà ở các gánh quà, tấm chõng tre gỗ mộc mạc.
    Tôi cứ nhớ ngày còn trẻ, hơn nửa thế kỷ trước ngồi xổm co ro một buổi chiều đông lộng gió Tây Hồ, bên mẹt bánh tôm vàng ruộm, bốc khói. Nó ngon hơn nhiều khi ngồi ăn trên ghế Xuân Hoà ở quán bánh tôm bên đường Thanh Niên hay trên du thuyền lênh đênh mặt hồ bây giờ với ồn ào tiếng người cười nói hỉ hả.
    Phải đâu ông bà chủ cửa hàng chả cá gia truyền Lã Vọng không xây nổi nhà lầu nhiều tầng bê tông, mà vẫn giữ căn nhà cổ rêu phong, leo lên cầu thang gỗ, nướng cá trên cái lò than hoa... sao khách vẫn đông nườm nượp?
    Cốm Vòng không phải xúc bằng thìa. Dùng mấy ngón tay nhón mơi hạt cốm đầu mùa mỏng tang, xanh mớt, ủ mềm trong tấm lá sen, đặt lên đầu lưỡi, rồi nhẩn nha nhấm nháp mới tận hưởng hết hương vị của đất trời tích tụ vào hạt nếp non. Ngồi mâm cỗ, dù món ngon đến đâu cũng không gắp mãi.
    Món nào ăn lúc nào cũng là nét riêng Hà Nội. Xôi lúa chỉ ăn buổi sáng, bún chả ăn buổi trưa, còn các món cháo là dành cho ban đêm khuya khoắt. Phở ăn lúc nào cũng được, nhưng có lẽ bát phở bò chín khoảng mười giờ tối, khi mà chất ngọt trong xương đã tiết ra hết, ngọt ngậy nhưng nước vẫn trong veo, ăn nóng bỏng mồm, xuýt xoa cùng bột tiêu cay, lá rau thơm, ngọn hành hoa nhúng tái, một chút chanh cốm vắt nhẹ... mới thẩm thấu hết mùi vị của phở thành Hà.
    Những thực khách sành sỏi một thời: Phạm Ðình Hổ, Tản Ðà, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng... còn để lại nhiều trang sách viết về nghệ thuật ẩm thực của người Hà Nội, khiến chúng ta chỉ đọc thôi cũng đã thấy thèm...
    Tại khách sạn quốc tế Sofitel Métropole Hà Nội, ông bếp trưởng Didier Corlon không chỉ nghiên cứu hết sức nghiêm túc về nghệ thuật ẩm thực để chế biến ra các món ăn Hà Nội - Việt Nam, mà còn dụng công xây dựng các lều quán hàng quà với những cô nàng yếm thắm, áo tứ thân, ngồi bán bên các tấm chõng tre... gợi nhớ về một Hà Nội xa.
    Còn chưa nói đến phong cách "ăn trông nồi, ngồi trông hướng", "lời chào cao hơn mâm cỗ", "ăn lấy thơm lấy tho không lấy no đầy bụng" của người Hà Nội.
    Dự án về một phố ẩm thực Hà Nội đã được thành phố chuẩn y và có thể sẽ khai trương trong dịp Thăng Long 990 năm. Ðó là phố Tống Duy Tân và ngõ Hàng Bông. Mong sao, nơi đây sẽ đủ các món ăn tiêu biểu của Thủ đô chứ không chỉ là phố gà tần, phố xôi, phố cháo... Tuy vậy, thật khó mà điều được những hàng ăn nổi tiếng về đây, họ muốn có khoảng trời riêng của mình.
  6. Gungcay

    Gungcay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2001
    Bài viết:
    1.998
    Đã được thích:
    0
    Chả cá Lã Vọng
    Từ món ăn trong gia đình họ Đoàn ở phố Hàng Sơn hồi đầu thế kỷ XX, chả cá trở thành mặt hàng kinh doanh được thực khách Hà Nội ưa thích. Trong nhà hàng này bày một ông Lã Vọng ngồi bó gối câu cá bên dòng suối. Vì thế gọi là Chả cá Lã Vọng.
    Khi bắt đầu rét, đi ăn chả cá mới thú. Cá làm chả lại phải là cá lăng thật tươi. Cá lăng ít xương, lại ngọt thịt và thơm. Không có cá lăng thì dùng tạm cá nheo, cá quả. Trước đây trong nhà hàng còn có món chả cá anh vũ là loại hiếm bắt ở ngã ba sông Bạch Hạc thuộc thành phố Việt Trì. Thịt cá anh vũ lọc ra cuộn với lá sói đem nướng thì chả rất thơm. Thịt cá phải lạng từ hai bên sườn, thái mỏng ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hồ tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre nướng trên lò than hoa đặt ngay tại bàn ăn của khách. Nướng cho cá chín vàng rồi gỡ ra bát, rưới mỡ đang sôi. Ăn chả phải ăn nóng, kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm, vắt nhiều chanh tươi đánh cho sủi bọt lên, tra thêm một chút tinh cà cuống, vài giọt rượu trắng. Người ăn cứ thế nhấm nháp, nhẩn nha đàng hoàng, vừa ăn vừa nhâm nhi với chút rượu mạnh. Tiếng mỡ nóng phi hành hoa kêu lép bép. Cá nướng vàng rộm, thơm lừng đặt trên những lớp rau thì là xanh mướt, bên lò than hồng rực càng tăng thêm cảm giác thú vị.
    Chẹp chẹp... Thèm wé!

    Quyền hoạ phúc trời tranh tất cả
    Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
    Cái quay búng sẵn trên trời
    Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
  7. Qc_Man

    Qc_Man Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    Bạn không chắc chắn lắm mà sao dám khẳng định tôi nhầm???
    Không biết bạn đã nghe đến câu nói này chưa: "Nền văn hoá Việt nam như một cô gái đồng trinh bị nền văn hoá Tàu hãm hiếp vừa sợ vừa sung sướng" (Đề nghị mod không xoá - đây chỉ là tranh luận)
    Câu này hả, ừm, a` có nghe rồi, vừa nghe xong, hình như tác giả là ... Gungcay thì phải. Bạn không tin sao, bằng chứng thì nhiều như quân Nguyên luôn: tất cả các giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam đều có, bạn thử tìm đọc một cuốn xem. Tui nói trúng phóc luôn.
    Còn vấn đê Ẩm thực hả. hay đây, nhưng pải hẹn bài khác thôi.

    I am not me
  8. Gungcay

    Gungcay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2001
    Bài viết:
    1.998
    Đã được thích:
    0
    Đấy là cách "Tự làm sướng của họ" bằng những cái bài viết, những kết luận đó thôi. Đọc thì phải biết nghĩ nữa chứ không phải chỉ đọc sách không thôi đâu ông bạn ạ!

    Quyền hoạ phúc trời tranh tất cả
    Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
    Cái quay búng sẵn trên trời
    Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
  9. Gungcay

    Gungcay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2001
    Bài viết:
    1.998
    Đã được thích:
    0
    Bánh cuốn Thanh Trì Bánh cuốn ở Thanh Trì, huyện ngoại thành Hà nội làm từ thứ gạo ngon. Tráng bánh phải thật mỏng, thoa mỡ đều tay cho mướt bánh thanh nhẹ, mát rượi. Phết nhân bánh cũng cần khéo léo cho đều từng cái.
    Bánh được xếp trong thúng thành những lớp gối nhau trên những tàu lá chuối xanh màu ngọc thạch, sắc trắng pha những đốm nhân màu hồng sậm của thịt và màu nâu tươi của mộc nhĩ. Người bán bánh nhẹ nhàng bóc từng lớp mỏng cuộn lại, bày lên đĩa và dùng kéo cắt nhẹ thành miếng, mắm pha sẵn rót vào chén nhỏ. Mùi thơm của bánh và nhân quyện vị chua cay mặn ngọt của nước chấm, có vài giọt tinh cà cuống. Các bà, các cô vùng Thanh Trì đưa bánh cuốn đi khắp các ngõ phố rao bán.
    Xưa thường có vài miếng đậu rán thật nóng, thật phồng ăn kèm. Ngày nay, điểm vào một vài miếng chả rán hay thịt quay ba chỉ, tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa vẽ mềm mại, thanh nhã và chất giòn tan, béo ngậy.
    Bánh cuốn đã trở thành món quà sáng phổ biến ở Hà nội. Có loại ăn nguội, có loại ăn nóng, có loại có nhân thịt, có loại không nhân... nhưng bánh cuốn Thanh trì vẫn là một sản phẩm ẩm thực dân dã vừa ngon, vừa rẻ.
    he he nhầm

    Quyền hoạ phúc trời tranh tất cả
    Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
    Cái quay búng sẵn trên trời
    Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm

    Được gungcay sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 09/04/2003
  10. PhuChan

    PhuChan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    HA HA HA!
    Quả này cười tới vớ bụng mất! Bà lão Gừng cay này vui tính hơn cả chị Vân Dung nhà em!

    PHÙ CHẨN
    BÍ MẬT
    HAY KHÔNG CÓ THỰC

Chia sẻ trang này