1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tinh Hoa HÀ NỘI

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi Angelique_BH, 17/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gungcay

    Gungcay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2001
    Bài viết:
    1.998
    Đã được thích:
    0
    Cốm vòng
    Cốm Vòng quả là một thứ đặc biệt trong mọi thứ quà Hà Nội. Không biết tự bao giờ người làng Vòng ở huyện Từ Liêm đã tạo được món ăn độc đáo đến thế. Có người cho rằng, làng Vòng có giống nếp vàng, khi lúa còn non gặt về, đồ chín, giã nhanh, đều tay, sàng sảy, ủ kín mới có được loại cốm dẻo và thơm. Còn màu xanh của cốm là do hồ thêm nước lá cơm xôi.
    Mùa thu Hà Nội, tăng thêm hương thơm sớm tinh mơ đã nghe tiếng rao cốm. Cốm gói trong lá sen. Lấy ngón tay nhón từng nhúm nhỏ, nhai nhỏ nhẹ nhận ra hương thơm dịu dàng thanh khiết. Mua cốm phải ăn ngay, nếu để lâu, cốm se lại, mất độ dẻo. Cốm để khô có thể đem thắng nước đường làm món cốm xào. Cốm còn được làm thành món chả cốm.
    Từ lâu cốm và hồng đã thành một thứ quà sang trọng. Màu xanh của cốm, đặt cạnh màu đỏ lựng của hồng trông thật thích mắt. Hai thứ đó bổ trợ nhau. Vị ngọt lịm của hồng nâng mùi thơm của cốm.

    Quyền hoạ phúc trời tranh tất cả
    Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
    Cái quay búng sẵn trên trời
    Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
  2. big_ball

    big_ball Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Chính xác ! VHVN là nền văn hoá "năng nhặt chặt bị "
    Chỉ lấy phần " tinh " và thêm "hoa " vào biến nó thành của mình khôn vật
    Được big_ball sửa chữa / chuyển vào 17:48 ngày 10/04/2003
  3. Gungcay

    Gungcay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2001
    Bài viết:
    1.998
    Đã được thích:
    0
    Bún thang
    Hà Nội có nhiều món quà gốc bún: Bún ốc, bún riêu, bún sườn, bún bung, bún chả và bún thang... mỗi thứ một hương vị riêng.
    Một ít rau răm mùi tàu xanh ngát, và các thứ nguyên liệu thực phẩm khác rải đều trên nền bún trắng. Một nhúm trứng tráng mỏng tang thái chỉ màu điệp, một chút lườn gà xé phay màu trắng ngà, giò lụa thái sợi màu hồng nhạt và tôm bông, ở giữa lòng đỏ trứng mặn, chung quanh mấy lát lạp xườn. Nước dùng nóng chan thật vừa bát. Đó là bún thang.
    Phải có đủ 20 thứ và chế biến tỷ mỉ, cầu kỳ mới có bún thang ngon. Tuỳ khẩu vị mà gia giảm chút mắm tôm cho dậy mùi. Người Hà Nội coi bún thang là một đặc sản.

    Quyền hoạ phúc trời tranh tất cả
    Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
    Cái quay búng sẵn trên trời
    Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
  4. Gungcay

    Gungcay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2001
    Bài viết:
    1.998
    Đã được thích:
    0
    Bún Chả
    Nhà văn Thạch Lam đã mô tả những gánh hàng bún chả ở phố Hà Nội thời trước: "Khi ngồi cuối chiều gió, đói bụng mà đón lấy cái khói chả thơm thì ngài dễ thành thi sĩ lắm. Khói lam cuộn như sương mờ ở sườn núi, giọt mỡ chả xèo trên than hồng như một tiếng thở dài và tiếng quạt khẽ đập như cành cây rung động..."
    Thịt nướng chả có hai loại: Chả băm dùng thịt nạc vai, chả miếng dùng thịt ba chỉ mà phải dùng cặp tre tươi nướng trên hộp than hoa nhỏ, tay người bán hàng phe phẩy cái quạt nan cho cháy vừa hồng để thịt vừa chín bên trong, bên ngoài không bị cháy, chỉ se mặt đủ giữ lại mùi thơm, vị bùi. Thứ bún để ăn với chả sợi mảnh và cuộn tròn thành lá mỏng, khác với các thứ bún thường. Người bán xếp những lá bún óng mượt vào trong một cái mẹt con lót lá chuối xanh non, một góc mẹt để rau xà lách, rau thơm, mùi, tía tô, kinh giới, đặc biệt là thứ rau húng tại làng Láng. Nước chấm phải pha chế khéo giữa nước mắm, đường, chanh, tỏi, ớt, hồ tiêu sao cho không mặn, không chua gắt

    Quyền hoạ phúc trời tranh tất cả
    Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
    Cái quay búng sẵn trên trời
    Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
  5. Gungcay

    Gungcay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2001
    Bài viết:
    1.998
    Đã được thích:
    0
    Bánh tôm Hồ Tây
    Bánh tôm Hồ Tây ngon đã đành mà còn là cái thú được ngồi giữa không gian phóng khoáng để ngắm trời, ngắm đất, ngắm người, ngắm cảnh.
    Thưởng thức bánh tôm trong khung cảnh hoàng hôn mùa hạ thì thật tuyệt. Con tôm nước ngọt Hồ Tây vừa chín tới phổng phao màu hồng lựu nằm trên mặt chiếc bánh vàng ươm. Vị tôm ngọt thơm cộng với cái giòn và ngậy của bánh, chấm với nước mắm dấm chua cay, phảng phất hương cà cuống ruộng đồng ven đô cho ta cái cảm giác ngọt tê dịu dàng đầu lưỡi.
    Với người Hà Nội sành ăn thì tuy có thay đổi về cách bán do nhu cầu người ăn ngày càng đông, bánh tôm Hồ Tây vẫn giữ được hương vị cổ truyền và gây ấn tượng sâu đậm.

    Quyền hoạ phúc trời tranh tất cả
    Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
    Cái quay búng sẵn trên trời
    Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
  6. cobehanoi84

    cobehanoi84 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    4.656
    Đã được thích:
    0
    Vẫn là cái mùi hoa sữa đó...nó như là đặc trưng của Hà Nội vậy,một mùi hương tưởng chừng như bình dị như bao loài hoa khác nhưng nó được vào bài hát,được thổi hương hoa vào từng lời đưa đến tâm hồn nhiều người,thôi thúc những người chưa biết muốn tìm hiểu...Có lần nghe Má nuôi tôi nói rằng trong Nam không có hoa sữa,việc đầu tiên ra Hà NỘi là xem hoa sữa như thế nào,đã tưởng tượng ra nhưng khi nhìn thấy thì vẫn thấy bất ngờ,thấy ngạc nhiên vì một bông hoa bé xíu nhưng hồn hoa không bé chút nào cả,nổi tiếng thì nói là bậc nhất Việt Nam mất(nếu như không nhầm)...nó mang lại cho Hà NỘi một phong cách mà không fải bất cứ một nơi nào trên cái hình chữ S này có thể có.
    Hôm trước con bạn từ nước ngoài về,nó muốn lên Hồ Tây bơi thuyền vì bên nó ở không có một cái hồ nào có thể dành cho người ta những phút thư thái như thế,đánh tay cho thuyền chạy và ngửa mặt lên trời nhìn mây xanh,nhìn bầu trời và tận hưởng cái mùi hoa sữa đặc trưng của cái xứ này - nơi mà nó được sinh ra và lớn lên,nơi gắn bó với nó cả khi nó lon ton cắp sách đến lớp....cứ thế,mấy đứa trèo thuyền cho đến khi trời tối mịt,cho đến khi tay cảm thấy mỏi nhừ,bàn tay hình như chai sạn hơn sau một buổi chèo thuyền vui chơi...Cả lũ mò lên bờ,thưởng thức những món ăn đang bán ven bên đường Thanh Niên,vị chua chua mằn mặn của món xoài xanh chấm muối ớt...hơi hoa sữa vẫn nồng lên trong mũi....không khỏi tiếng suýt xoa :"hoa thơm thật!!!"
    Rồi cười lớn...cả lũ sảng khoái ra về trong vẻ tiếc nuối nhưng trong lòng chắc chẳng có thể nào quên được cái mùi nồng nồng của hoa sữa này...
    Trái tim Hà Nội đập giữa lòng An Giang!
    Cố đấm ăn xôi,xôi lại hỏng...Cầm bằng làm mướn,mướn không công.
  7. Gungcay

    Gungcay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2001
    Bài viết:
    1.998
    Đã được thích:
    0
    Giò Lụa
    Trừ các dân tộc theo đạo Hồi, còn các nước đều ăn thịt lợn, chế ra hàng trăm món. Giò lụa là một món ăn được làm theo cách riêng của Việt Nam.
    Giò lụa Hà Nội do những người quê ở làng Ước Lễ (thuộc Hà Đông cũ) làm. Sinh thời cụ Líu một người làm giò lụa nổi tiếng đã kể với nhà văn Nguyễn Tuân: "Có phải thịt lợn nào cũng làm ra giò lụa đâu. Thịt mà ướp tủ lạnh thì có giời mới giã nổi. Nó phải tươi để tay vào còn âm ấm, lúc thái ra, miếng thịt còn phải nhẩy trên mặt thớt, không cẩn thận thì thái vào ngón tay mình ấy. Nhưng cái khâu giã chầy mới là lúc lao động ra trò. Giã như các chú ấy gần đây thì còn gì là giò nữa. Đâu lại có cát kiểu nện chảy chủng chẳng tiếng đực tiếng cái, tiếng mẹ tiếng con như thế: Ngày xưa tôi giã giò làm gì có quạt máy, cứ mồ hôi trên mồ hôi dưới, hai tay nện chầy vô hồi kỳ trận, muỗi nhặng đốt mép đốt mắt cũng kệ, cứ giã đều. Mệt quá thì đưa mắt cho đứa cháu nó rót chén rượu vào mồm. Giã mạnh quá cũng không cần, nhưng cốt là giã đều và bền sức. Nghe nó đều đều như tiếng dây cung bật bông nệm. Đều đều như tiếng búa con đập dát lá quỳ vàng. Này, nghe tiếng giã giò, có thể đoán được mẻ giò lụa được hoặc bỏ. Cụ tổ nghề chúng tôi truyền nghề không rõ từ thời vua nào, nhưng đền thờ tổ là phải có đôi chày gỗ mít sơn son thiếp vàng dài hai ba thước ta... Giã giò mà nhịp chày kép không dặm đều, tôi nói thật cho ông biết, nó sẽ không khác gì cái thằng đổ bê tông móng cầu chậm chạp lóng ngóng làm ôi xi măng ấy..."
    Chọn thịt và giã thịt xong, đến lúc luộc nhất thiết phải có lá chuối để gói. Vòng ngoài giò là lá chuối già, áo lót trong cùng là lá chuối non vàng nhạt. Giò lụa thơm đậm mùi thơm thịt lợn tươi giã nhuyễn cùng với mùi thơm chát ngậy của lá chuối tươi luộc chín. Giò lụa có thể ăn riêng hoặc ăn với cơm, với bún và được dùng trong nhiều món nấu khác.

    Quyền hoạ phúc trời tranh tất cả
    Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
    Cái quay búng sẵn trên trời
    Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Hà Nội có hồ Gươm
    Nước xanh như pha mực
    Bên hồ ngọn Tháp Bút
    Viết thơ lên trời cao
    (Trần Đăng Khoa).
    Xa lắm rồi cái cảm giác của một thằng bé con ngồi sau xe đạp của mẹ đi dọc phố dài Hà Nội.
    Nhưng vẫn nhớ như in con đường khi đó. Không biết cụ thể là con đường nào, chỉ biết gần hồ Gươm lắm, vì vừa đi qua hồ Gươm một đoạn mà. Có tháp Bút cao, cây cối um tùm đằng sau. Có tàu điện leng keng chạy qua những con phố, cái tàu nửa dưới đỏ nửa trên vàng, với cái cần dài ngoẵng đằng sau, do một chú đứng cuối tàu điều khiển.
    Khi cần dừng, chú ấy sẽ kéo cái dây khiến cần sắt không chạm vào đường dây điện phía trên nữa. Thế là tàu dừng lại.
    Còn khi muốn tàu chuyển bánh, chú ấy lại kéo dây đặt đúng chỗ, toé lửa ra. Hai toa tàu chậm chậm lăn.
    Đằng trước còn người nữa, nhưng không hiểu sao trong suy nghĩ chỉ nhớ đến chú ở cuối tàu mà thôi.
    Nay đường ray cũng không còn nữa rồi.
    Những cột điện bằng sắt hồi trước cũng không còn nữa rồi.
    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  9. Gungcay

    Gungcay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2001
    Bài viết:
    1.998
    Đã được thích:
    0
    Bánh lá
    Dùng lá cây gói thức ăn là nếp quen từ ngàn xưa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nó là nét văn hoá truyền thống của dân tộc Việt. Trải qua chọn lựa, người Việt tìm thấy hai thứ lá thích hợp nhất để gói là lá chuối và lá dong. Ngoài ra, còn có lá dứa, lá dừa?
    Hầu hết các loại bánh gói bằng lá ở Việt Nam đều lấy gạo tẻ và gạo nếp làm nguyên liệu chính, sản phẩm đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
    Phổ biến nhất là bánh chưng, làm bằng gạo nếp, có nhân đậu xanh và thịt lợn, gói trong lá dong. Loại bánh này không thể thiếu trong các dịp lễ Tết và gắn liền với truyền truyết bánh chưng - bánh dày. Mỗi miền có cách gói khác nhau.
    Bánh gio làm từ gạo nếp cái hoa vàng, đem ngâm nước tro của hạt xoan sau khi đã pha lẫn với nước hoa dành dành để lấy màu. Bánh này không cho phép lẫn gạo tẻ.
    Bột gạo nếp nhân đậu xanh trộn hành mỡ, gói trong lá chuối vẫn gọi là bánh nếp hay bánh dợm. Cũng là bột nếp nhưng vo thành viên nhỏ bọc nhân tôm thịt nên ăn ngon mà không ngán, bánh có thể để trần hoặc gói trong lá chuối được gọi là bánh ít.
    Trộn nước lá gai với bột nếp làm thành bánh gai có nhân đậu xanh dừa, gói bằng lá chuối khô.
    Bánh cốm là đặc sản vùng đồng bằng sông Hồng, làm bằng gạo nếp nhuộm nước lá gừng, nhân đậu xanh ngọt, hấp chín gói lại bằng lá chuối tươi. Bánh được dùng trong các đám cưới hỏi.

    Quyền hoạ phúc trời tranh tất cả
    Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
    Cái quay búng sẵn trên trời
    Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
  10. XIM

    XIM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Jew cũng ko ăn thịt lợn đâu bạn ạ, X có một chú bạn Jewish nó rất thích mình làm cho nó một món gì đó mà quanh đi quẩn lại các món truyền thống của VN toàn dính đến .. pig .. nhất là các món dính đến nước dùng hic hic thôi thì thêm bớt một số thứ chắc cũng chẳng chết ai, nó cũng chẳng biết đấy là đâu
    Bài này nội dung hơi linh tinh vì mục đích là để thử chữ ký, bà con thông cảm
    XIM@
    I'm not christian and I'm not a jew ... and I realised that nothing is what it seems

Chia sẻ trang này