1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tính khách quan và bảo vệ riêng tư của báo chí

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi media_literacy, 17/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. media_literacy

    media_literacy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Tính khách quan và bảo vệ riêng tư của báo chí

    Các bạn thân mến,
    Hôm nay tôi đọc báo thì thấy thật kinh khủng khi đọc tin về vụ xâm hại ******** của một ông quan chức TDTT.
    Về mặt đạo đức, rõ ràng chúng ta không ai không cảm thấy ghê tởm về hành động này (nếu đó đúng là sự thực).
    Nhưng đây cũng là một dịp để chúng ta xem cách đưa tin của báo chí Việt Nam. Ở đây tôi muốn nói tới một điểm, đó là việc đưa tin của ông quan chức kia, trong khi bên pháp luật chưa khởi tố để điều tra thì lấy căn cứ đâu các báo có thể tự tiện đưa tên một cá nhân lên báo như vậy. Đành rằng họ có thể có nguồn tin từ bên công an, nhưng ngay các bài phỏng vấn bên công an, họ cũng không hề khẳng định đó là sự thật. Vậy nhưng chỉ với một đơn tố cáo mà các báo đã viết tin như thể đó là sự thực. Theo tôi cách đưa tin như vậy hoàn toàn vì tính giật gân của sự kiện và rất không có đạo đức khi họ không tôn trọng sự riêng tư của cá nhân.
    Chuyện gì sẽ xẩy ra có thể sự việc sau khi đưọc điều tra, chứng minh nó không đúng như vậy.
    Các báo hoàn toàn có thể chỉ đưa kẻ hại cháu bé là một quan chức cao cấp chẳng hạn, rồi sau khi vụ việc đươc khởi tố mới đưa tên tuổi thì tôi nghĩ sẽ khách quan hơn và tôn trọng quyền cá nhân của người có liên quan hơn.
    Trên đây là một số ý kiến nghề nghiệp để mọi người cùng trao đổi. Quả thực sau khi đọc cái tin trên tôi thấy tức giận vô cùng, nếu sự thực đúng như vậy, tôi nghĩ ít ra cũng phải tù chung thân kẻ đốn mạt kia để làm gương.

    ______
    For a new young generation of Vietnamese media-savvy citizens who are able to free their minds; to make their own judgements and choices; and to express their own views creatively and effectively.
  2. chimainhat

    chimainhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Rất đồng tình với y kiến của bác. Ma lại bắt đầu từ một tờ báo của ngành CA nữa chứ. Rõ ràng là vừa đá bóng vừa thổi còi mà. Ở vùng tôi đã cũng đã có trường hợp một GĐ công ty tự tử vì bị báo chí đưa lùm xùm, mà chuyện chưa tới đâu. Sáng nay BBC có bài về chuyện này và Nguyễn Hoàng cho rằng đây cũng là một đặc điểm khác nhau giữa báo chí Việt Nam và báo chí Phương Tây. Trong trường hợp của ông Lương Quốc Dũng thì mấy ngày này sẽ là địa ngục với gia đình, họ hàng của ông. Tôi chắc rằng vợ ông ta sẽ không dám đi làm, con ông ta sẽ không dám đi học. Sáng nay vnexpress có đưa bản tin có khuynh hướng gợi ý rằng " cô bé" 13 tuổi đó cũng không phải trong trắng gì. Coi ở đây: http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2004/02/3B9CFBED/
    Quảng Hàn cung lý nhất chi mai
  3. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    .. là bởi vì các bác chưa hiểu gì về báo chí VN, còn nếu hiểu rồi thì sẽ biết tại sao nó như vậy mà lại không là như vậy.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  4. media_literacy

    media_literacy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Mong bạn cuoihaymeu chia xẻ hiểu biết về báo chí Việt Nam, nhất là trong trường hợp này để chúng ta cùng tranh luận chứ bạn viết vắn tắt như trên thì thật là khó quá.
    Bên BBC họ có một bài viết ngắn về sự kiện này. Tôi có post cái link này để mọi người tham khảo:
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2004/02/040217_vietnamallegation.shtml
    ______
    For a new young generation of Vietnamese media-savvy citizens who are able to free their minds; to make their own judgements and choices; and to express their own views creatively and effectively.
  5. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bên Thăng Long nhiều tin phết
    http://www.tathy.com/thanglong/topic.asp?TOPIC_ID=4983&whichpage=1
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
    <img src=''images/emotion/icon_smile_rose.gif'' border=0 align=middle>
    Bác Tổng biên tập báo Địa Phủ Cười "câu bài" giỏi quá đó nhé!
    Được katjusha sửa chữa / chuyển vào 19:10 ngày 18/02/2004
  6. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Vụ Lương Quốc Dũng nhìn từ khía cạnh luật báo chí Australia
    Vậy là ông Lương Quốc Dũng đã bị bắt giam. Báo chí mấy hôm nay cũng thấy ít đề cập đến chuyện này.
    Tôi đã có dịp nghe được những lời phàn nàn cả trong và ngoài nước về cách báo chí Việt Nam phản ánh sự việc trên. Hôm nay xin được xem xét về nó kỹ hơn từ các khía cạnh luật báo chí Úc.
    1. Subjudice Contempts - Hành vi cố tình làm ảnh hưởng đến sự công tâm của quan toà, bồi thẩm đoàn.
    Đây là luật đặt ra để chống lại việc một số người dùng phương tiên truyền thông, báo chí với ý đồ gây ảnh hưởng đối với quan toà và bồi thẩm đoàn nhằm mục đích lái kết quả phiên toà theo chiều hướng có lợi hoặc có hại cho bị cáo.
    Luật này đưa ra những giới hạn nhất định mà báo chí phải tuân theo trong thời gian pending của một vụ án.
    Đối với án hình sự, thời gian pending là kể từ khi nghi phạm bị bắt hoặc là bị buộc tội, hay là từ khi bị phát lệnh bắt giam, hoặc là khi có thông tin khởi đầu cho một án hình sự (tức là có đơn kiện chẳng hạn). Thời gian pending kết thúc khi bị cáo đã bị kết tội, thời gian kháng cáo đã hết và bị cáo không còn khả năng kháng cáo nào khác.
    Trong thời gian pending, đối với án hình sự báo chí có thể đăng những thông tin mang tính sự thật thuần tuý (bare facts), ví dụ như là bài tường thuật phiên toà không kèm theo nhận xét chủ quan của bất cứ ai. Những thông tin nhất thiết không được đăng là những "sự thật chưa qua kiểm chứng" dựa trên lời chứng nhận của một ai đó mà có thể đúng hoặc không đúng, có thể được toà án chấp nhận hoặc không chấp nhận là một chứng cớ có giá trị.
    Những thông tin sau cũng có thể bị coi là subjudice comtempts: lời thú nhận không chính thức của bị cáo, những chi tiết về tính cách cá nhân của bị cáo, bài phỏng vấn với các nhân chứng, các điều tra cá nhân một cách có hệ thống, ảnh chụp hoặc phim ảnh của bị cáo, v...v.....
    Nhìn lại vụ ông Lương Quốc Dũng, thời gian từ khi có đơn kiện ông ta cho đến tận bây giờ vẫn có thể coi là thời gian pending, vậy mà báo chí trong nước đã đưa rầm rĩ về những việc nằm ngoài phạm vi sự thật thuần tuý, lại có rất nhiều bài phỏng vấn với nhân chứng (eg: bài phỏng vấn với mẹ nạn nhân, phỏng vấn với hàng xóm...), ảnh ông ta thì ngưòi ta cũng chẳng tiếc gì mà cứ tương lên to tướng giữa mặt báo, đại đa số bài viết về chủ đề này lại có khuynh hướng bình luận phán xét. Nhìn từ khía cạnh luật báo chí Úc, đây là một sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
    2. Defamation - Sỉ nhục, bôi nhọ danh dự cá nhân và tổ chức (sẽ trao đổi sớm!)
  7. Trinity

    Trinity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Nhìn báo chí Việt Nam dưới góc độ lý luận của nước ngoài thì các bác sinh viên trường báo nói giời nói bể gì em e là chỉ có giá trị tham khảo về chuyên môn chứ không khả thi. Xã hội cũng như báo chí ta hiện là tập trung dân chủ, xét đoán gì trong hoàn cảnh hiện tại cũng phải xuất phát từ đặc thù này đã các bác ạ.
  8. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Hà hà...thì em viết bài đó ra cũng có phải để gợi ý cho ông Lương Quốc Dũng đi kiện mấy tờ báo ăn tiền đâu?
    Nhưng quả thật em không hiểu là trong hoàn cảnh xã hội và báo chí tập trung dân chủ thì tính khách quan và bảo vệ riêng tư của báo chí phải đi từ đâu đến đâu? Có phải bác nghĩ rằng cách báo chí phản ánh vụ ông Lương Quốc Dũng như trên là đúng đắn trong hoàn cảnh nền báo chí tập trung dân chủ như của ta?
    Em thì em nghĩ vụ Lương Quốc Dũng qua báo chí thể hiện một lỗ hổng trong luật báo chí mà nếu càng nhiều nhà báo nhận ra, ta càng có cơ hội để bịt cái lỗ hổng đó.
  9. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    hi hi,
    thía thì BC An nam thành truyền đơn luôn đó
    Hmm...bài này vừa ngắn vừa khó hiểu ...đã bảo là bác không được câu bài cơ mà!
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
    <img src=''''images/emotion/icon_smile_rose.gif'''' border=0 align=middle>
    Được Katjusha sửa chữa / chuyển vào 21:32 ngày 28/02/2004
    Được Katjusha sửa chữa / chuyển vào 21:33 ngày 28/02/2004
  10. Trinity

    Trinity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    1. Kat em, vấn đề lại là phải biết ta đang đứng ở chỗ nào Biết được rồi thì sẽ biết phải đi từ đâu đến đâu.
    2. "Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế" (NTN).
    3. Cùng tắc biến.

Chia sẻ trang này