1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tính lượng tử của trường hấp dẫn.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Tao_lao, 04/09/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Tính lượng tử của trường hấp dẫn.

    Thứ bảy, 31/8/2002, 15:24 (GMT+7)
    Thí nghiệm chứng minh sai lầm của Einstein


    Albert Eistein.
    Mới đây, một thí nghiệm về lực hấp dẫn lượng tử đã chỉ ra rằng, dưới tác động của trọng lực, một vật có thể rơi theo cách không giống với dự đoán trong thuyết tương đối rộng của Albert Einstein. Nói cách khác, thuyết của nhà khoa học thiên tài này không đủ sức giải thích lực hấp dẫn.

    Từ nhiều năm nay, tại Viện Nghiên cứu Laue-Langevin ở Grenoble (Pháp), nhà vật lý người Nga Valery Nesvizhevsky đã nghiên cứu một cỗ máy có khả năng làm cho các hạt neutron nẩy lên, bằng cách tách chúng ra khỏi mọi tác động phụ, ngoại trừ lực hấp dẫn của trái đất.

    Cỗ máy được bố trí trong lòng đất của Viện, gồm một khối thủy tinh và một thiết bị thu hạt hoàn toàn bằng phẳng. Tất cả được đặt trong một phòng chân không, cách ly tối đa lực hấp dẫn khỏi các lực khác. Cỗ máy được đặt lên một cái bàn nặng bằng cẩm thạch có gắn các thiết bị đo độ nghiêng chính xác và các pit-tông điện, có thể tự động hóa giải các rung động. Nhờ vậy, độ rung của bàn gần như bị triệt tiêu. Thiết bị đo này nhạy cảm đến mức có thể ghi nhận được sự thay đổi của năng lượng bên ngoài chính xác tới 10-13 eV.

    Nguyên lý của thí nghiệm này rất đơn giản, đó là làm cho các hạt neutron nẩy lên trên một cái bàn như các quả bóng. Mục đích là quan sát hiện tượng rơi của các hạt trong môi trường chỉ có duy nhất lực hấp dẫn. Nhưng tại sao người ta lại chọn các hạt neutron? Bởi vì chúng hầu như không có tương tác điện từ, và tồn tại khá bền vững. Tuy nhiên, còn một vấn đề nữa là ở nhiệt độ thường, các neutron chuyển động quá nhanh, khoảng vài kilomét/giây, nên rất khó quan sát sự nẩy lên của chúng. Để hãm vận tốc, Nesvizhevsky đã để các neutron vào môi trường cực lạnh. Ở điều kiện này, chúng có vận tốc khoảng vài mét/giây. (Neutron cực lạnh được sản xuất tại Viện Nghiên cứu Laune - Langevin).

    Các hạt neutron dùng trong thí nghiệm được lọc kỹ theo các chuẩn mực về vận tốc cũng như hướng di chuyển, sao cho chúng rơi đúng vào cỗ máy, nơi chúng bị cách ly khỏi mọi tương tác bên ngoài, trừ lực hấp dẫn của trái đất. Các neutron nẩy lên bề mặt của một khối thủy tinh. Và ngay bên trên tấm thủy tinh này, ở một độ cao có thể thay đổi, người ta cài đặt một thiết bị hấp thu hạt. Neutron nào nẩy lên quá cao sẽ bị "đớp", trái lại, những neutron nẩy ở mức vừa phải vẫn tiếp tục tiến trình của mình để sau vài cú nhảy, tới được đầu kia của khối thủy tinh. Tại đây, người ta đã cài sẵn một thiết bị phát hiện hạt, có chức năng đếm từng neutron một.

    Về lý thuyết, đường đi của neutron giữa mỗi lần nảy lên phải có hình parabol, giống của quả bóng bàn, tương ứng với sự mô tả của các phương trình trong thuyết tương đối rộng của Einstein (Những phương trình mà các nhà vật lý dùng để mô tả sự vận hành lý thuyết của các vật thể dưới tác động của trọng lực. Tuy nhiên, người ta cũng có thể bằng lòng với các phương trình của Newton, vì chúng cũng cho kết quả gần như tương tự khi vận tốc được xét đến rất yếu so với vận tốc ánh sáng, đúng như trường hợp này). Tóm lại, tất cả các neutron nảy yếu, không chạm tới thiết bị thu, sẽ tới được máy đếm hạt.

    Vậy mà trong thí nghiệm trên, khi thiết bị thu được đặt ở độ cao 15/1000 milimét so với khối thủy tinh, mọi chuyện lại xảy ra không giống với dự kiến. Chiều cao này tương đương với bề dày của một lá nhôm mỏng, và nếu đem so với kích thước của neutron thì đó là một khoảng cách khổng lồ. Vì thế việc nảy của các neutron có thể so sánh với việc nảy các quả bóng bàn dưới một cái trần nhà cao tới hàng trăm ngàn kilomét. Như vậy, các hạt sẽ phải có đủ khoảng rộng để tha hồ nẩy tới nẩy lui. Khi đã biết được luồng neutron do lò phản ứng nằm trong cỗ máy phóng ra, thuyết tương đối rộng dự kiến là cứ sau mỗi 50 giây, một neutron lại phải nảy tới được máy phát hiện. Thế nhưng đã không có neutron nào đi ra cả, và thiết bị phát hiện cũng không có phản ứng. Khi hạ thiết bị thu xuống thấp hơn thế, cũng chẳng thấy neutron nào đi ra. Trái lại, khi đưa thiết bị hấp thu lên quá độ cao nói trên, thì các neutron đi ra được, và càng ra nhiều hơn khi thiết bị thu neutron nằm càng cao.

    Tại sao lại có một cái ngưỡng mà bên dưới nó không có neutron nào đi qua? Tại sao các neutron không nẩy lên như trường hợp quả bóng bàn? Lý thuyết Newtron lẫn lý thuyết Einstein đều không giải thích được hiện tượng lạ lùng này về lực hấp dẫn.

    Như vậy, thí nghiệm của Nesvizhevsky đã chỉ ra rằng, sự nẩy lên của neutron (và từ đó suy ra sự rơi của quả táo cũng như sự vận hành của các thiên thể) đã không được cơ học cổ điển và thuyết tương đối miêu tả đúng. Vì theo hai thuyết này, lẽ ra các neutron nẩy lên trong cỗ máy phải có quỹ đạo parabol. Nhưng kết quả lại cho thấy, quỹ đạo đó có hình bậc thang.

    Các nhà vật lý từ lâu đã nghi ngờ rằng thuyết tương đối rộng của Einstein là sai lầm, ngay cả khi nó còn được các nhà thiên văn dùng để mô tả sự hình thành các ngôi sao hoặc sự tiến hóa của vũ trụ. Nhưng lực hấp dẫn quá yếu so với các lực khác nên không thể đo đạc một cách tuyệt đối chính xác.

    Bản thân Einstein lúc sinh thời cũng nghi ngờ là đến một ngày nào đó lý thuyết của mình bắt buộc phải sáp nhập các nguyên lý của lý thuyết lượng tử. Và thí nghiệm lần này của Nesvizhevsky đã cung cấp cho chúng ta một giả định: Tất cả đều là lượng tử, kể cả lực hấp dẫn.

    Vấn đề đặt ra trong tương lai là hợp nhất thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Trong lịch sử, có những hiện tượng vật lý nhìn bề ngoài rất khác nhau đã được hợp nhất thành công: thế kỷ XVII, Isaac Newton hợp nhất sự vận hành của các hành tinh với sự rơi xuống đất của các vật thể. Thế kỷ XIX, James Clerk Maxwell hợp nhất điện, từ và ánh sáng thành lý thuyết điện từ duy nhất. Thế kỷ XX, Steven Weinberg và Sheldon Glashow hợp nhất lực điện từ với lực hạt nhân yếu thành lực điện yếu. Thế kỷ XXI, liệu lực điện yếu có hòa vào được với lực hạt nhân mạnh hay không? Và liệu lực điện hạt nhân giả định này có hợp nhất được với lực hấp dẫn thành một lực khởi đầu duy nhất?

    Theo Vnexpress:
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/08/3B9BFC42/

    Tao_lao
  2. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Vậy là vào những năm đầu của thế kỷ 21 có khả năng chúng ta khám phá thêm được những kiến thức mới về VL.Cho dù có nguy cơ Thuyết tương đối của Eistein bị bác bỏ có nghĩa là những kiến thức VL mà chúng ta học trở nên sai lầm những mà khoa học là vậy từ những sai lầm mà chúng ta hiểu được đúng bản chất của chúng.
    Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay.
  3. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Em đọc cuốn "Lựợc sử thời gian " thì thấy có đoạn nói về lỗ đen trong đó chỉ ra rằng thuyết tương đối còn tiên đoán được sự sụp đổ của nó : đó là khi trường hấp dẫn mạnh đến mức không thể bỏ qua hiệu ứng lượng tử của nó được.
    For the good of the game
  4. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ rằng chẳng khi nào thuyết tương đối lại có thể bị bác bỏ. Nó chỉ có thể được mở rộng ra mà thôi. Mỗi lý thuyết ra đời là để giải thích những hiện tượng trong một giới hạn nào đó. Ngoài giới hạn đó thì lý thuyết không còn đúng nữa. Giống như việc lý thuyết tương đối đã ra đời gần 100 năm rồi nhưng không thể nói cơ học cổ điển bị bác bỏ được. Đến nay cơ học cổ điển vẫn đang đóng góp rất nhiều cho khoa học kỹ thuật đấy thôi
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Anh bạn kakuli:nói chuyện huề vốn,hổng nói cũng hổng sao.
    Bạn pocoman:nếu nói theo triết học,mọi vấn đề đều có mâu thuẫn nội tại,tự nó phủ định bản thân nó.Ngay từ khi ra đời,thuyết tương đối đã phải đối diện với những vấn đề mà bản thân nó cũng không giải thích nổi.Vấn đề lượng tử là một trong những vấn đề đó.
    Bản thân Eisteins cũng đã từng chỉ ra và tỏ ra nghi ngờ lí thuyết của mình (bạn có thể tham khảo bài diễn văn của ông khi nói về những vấn đề của thuyết tương đối tại địa chỉ:www.nobel.se trong mục bài phát biểu của những người đạt giải Nobel,Eisteins nhận giải năm 1921).Hãy nói cụ thể hơn về cái chuyên thí nghiệm ở trên.
    Hãy là nói về cái hạt Nơ-trôn.Bản thân nó có phải là hình cầu lí tưởng,và trung hoà về điện hay không?Người ta phải giải quyết cái chuyện đó nếu không muốn râu ông nọ cấm cằm bà kia.
    Gửi bác farmer:cái chuyện đúng hay sai trong vật lí đôi khi nó làm nhầm lẫn những "kẻ ngoại đạo".Đúng là đúng cỡ nào?Sai là sai chỗ nào?
    Cơ học Newton thì sai quá rõ vậy mà người ta vẫn học mới kì.Hay có nhiều cái còn "đáng ngạc nhiên hơn":bản thân khoa học là sai lầm hay bản thân khoa học không phải la khoa học (nói về tính toàn diện ,phổ quát).
    Tao_lao
  6. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Cơ học Newwton không sai ( với vận tốc nhỏ ) nếu các bác vừa lớp 7 dậy các bác thuyết tương đối thì ai mà hiểu được không trực quan không nhìn thấy thế thì làm sao ? Nói chung dây cơ học Newwton là để cho các các hiểu rõ các hiện tương vật lý thường gặp để mọi người thêm yêu thích VL rồi mới dậy nâng cao .
    Còn cái khoa học khong phải là khoa học bác thử nói rõ cho em xem nào thế nào khoa học lại không là khoa học .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.

Chia sẻ trang này