1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tính mới và độ tin cậy của thông tin?

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi ndungtuan, 26/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Tính mới và độ tin cậy của thông tin?

    1. Bạn có sáng kiến mới, ý tưởng mới, bạn muốn biết nó có thực sự mới không? Bạn làm thế nào? Đối với nguồn thông tin nước ngoài, bạn vào Google search, thế là xong. Còn đối với thông tin trong nước, không có một ngân hàng dữ liệu nào cả, bạn làm thế nào?
    2. Bạn đọc một bài báo đưa một thông tin mới, một nghiên cứu mới, làm sao bạn có thể kiểm tra được độ tin cậy của thông tin? Có thể áp dụng trong đời sống được không? Có thể trích dẫn vào trong nghiên cứu của mình hay không? Bạn làm thế nào?

    Mong các bạn cho ý kiến phản hồi.
    Thân ái
  2. orange-outan

    orange-outan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2001
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    bác tuan đưa ra một cái rất ư là nhức nhối í!!!
    các thông tin tron nuớc chủ yếu là em đưọc các thầy, cô cung cấp, còn qua sách báo thì em chọn những loại có uy tín, của những nhà XB có uy tín, ngoài ra còn có thể theo dõi trên TV.
    các bạn có ý nào không?? cho em tham khảo ý!!!
  3. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Bạn Orange-Outan ơi, bạn post tên một số sách báo và nhà XB theo bạn là có uy tín để mọi người cùng biết với.
    Thân ái
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    bác ndungtuan ơi!
    Bác hay xem sách của nhà xuất bản nào nhỉ? cõ lẽ bác sử dụng sách chuyên ngành đa số bằng tiếng nước ngoài đúng ko?
    Thế bác có sách về biochemistry ko?

    BachHop
  5. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Độ tin cậy của thông tin:
    Ở thế kỷ XIX, Descartes có khuyến cáo trình tự thực hiện nghiên cứu khoa học hoặc kiểm tra một thông tin như sau: " Hoài nghi - Trật tự - Thí nghiệm". Ông khuyên rằng đối với bất kỳ một thông tin nào chưa được kiểm nghiệm cũng nên nghi ngờ về tính đúng đắn của nó và ông cũng cho rằng đó là đặc tính tối cần thiết của một nhà khoa học. Sau khi "Hoài nghi", cần phải sắp xếp các dữ liệu có được theo một trật tự để tìm hiểu quy luật và cuối cùng chỉ có việc "Thí nghiệm" là mới có thể quyết định tính đúng đắn và độ tin cậy của thông tin.
    Trong Y khoa, có một chương trình gọi là "Y học chứng cớ" (Medicine based evidence-http://www.wellcome.ac.uk/en/library/homlib/resources/ebm.html#WEBSITES), do đó với một thông tin dù cũ kỹ đến đâu, ví dụ " Sốt thì uống Paracetamol sẽ hết sốt http://www.update-software.com/abstracts/ab003676.htm và http://www.update-software.com/abstracts/titlelist.htm" cũng được chương trình này xem xét lại các số liệu từ các công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới và đưa ra các khuyến cáo là thông tin này có thể tin cậy hay không.
    Tại Việt Nam, các biện pháp thường được áp dụng là tra cứu trong các thư viện cũ kỹ thông tin và hỏi các giáo sư !!!
    Tôi cũng từng dự nhiều buổi bảo vệ luận án tiến sĩ với phần phản biện chỉ trích kịch liệt việc các nghiên cứu sinh chỉ "chuộng ngoại" mà không đề cập đến các tư liệu "trong nước" và cuối cùng với một câu kết luận :"Tuy nhiên, cũng có thể thông cảm với nghiên cứu sinh vì trong nước không có database!". Điều này cho thấy đây là một vấn đề có tầm mức vĩ mô, không thể một cá nhân nào có thể giải quyết nỗi. Điều mà chúng ta có thể học hỏi được và thực hiện được là, nếu chúng ta nghiên cứu thành công một điều gì đó thì nên đăng ký với một tạp chí nước ngoài (giá khá đắt)để được đưa vào các công cụ search và bảo vệ :-).
    Thân ái.
  6. minimoon

    minimoon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2001
    Bài viết:
    293
    Đã được thích:
    0
    1. Ý tưởng mới, sáng kiến mới thì thường ít liên quan đến database trong nước, có chăng chỉ là thực tế trong nước có thực hiện được ý tưởng không thôi. Muốn biết mới hay không thì tận dụng mọi thông tin, cả hỏi thăm các thầy cô lẫn gửi thẳng thư qua chỗ đăng ký phát minh của Mỹ đều có thể thực hiện được và cần thiết.
    2.Kiểm tra độ tin cậy : tốt nhất là lần theo những trang cite thông tin ấy hay sẻach những gì liên quan, có nhiều người cùng công nhận thì tạm tin cậy, sau đó chính mình kiểm tra (nếu được) bằng thực nghiệm thì hãy tin cậy hoàn toàn.
    Còn việc thiết thực hay không và nên làm thế nào thì chỉ có mỗi hai từ để trả lời : SUY NGHĨ, chứ còn sao nữa !!!
    <--ndtuan
    Tôn vinh cuộc sống...
  7. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Tính mới của thông tin:
    Bạn làm cách nào để kích thích tính sáng tạo và nghĩ ra được một đề tài mới? Có cần thiết phải có kh1 nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lãnh vực này không? Hay là hầu hết các đề tài của các bạn đang thực hiện là ý tưởng của một "cây cổ thụ" gợi ý?
    Thân ái
  8. minimoon

    minimoon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2001
    Bài viết:
    293
    Đã được thích:
    0
    Dạ em đang làm một việc nhỏ trong những việc mà "cây cổ thụ" làm, đó là một đề tài của em. Nhưng biết làm sao hơn...
    Xin lỗi, tôi không có thời gian, tôi bận sống.
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    hu hu
    sắp tới thì BH tôi cũng làm 1 đề tài từ sự gợi ý của "cổ thụ" đấy!!! hic hic
    làm sao cho tốt! làm tốt rồi sao?

    BachHop
  10. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn BH,
    Hè hè, tôi hỏi các bạn cho vui thôi chứ nào có tránh được vết xe đổ đâu. Tôi cũng đang làm đề tài từ một "cây ĐẠI cổ thụ", có điều, xin bật mí với các bạn một thủ thuật nho nhỏ. Trước khi hỏi cây cổ thụ thì nên chuẩn bị khoảng 2-3 đề tài (một đề tài mình thích, còn lại là để nghi binh), nghiên cứu và tìm tài liệu thật kỹ, sau đó, với bộ mặt bối rối: "Thầy ơi, em có vài điều muốn hỏi thầy, nhưng em ngại quá, vv và vv...". Sau đó, nếu cây cổ thụ chọn đề tài mà mình không thích thì chỉ nhè toàn những chỗ khó khăn mà hỏi vì đã chuẩn bị trước (vả lại, các khó khăn này, thế giới cũng bí chứ đâu phải mình cây cổ thụ bí đâu mà quê), thế là được chuyển sang hỏi đề tài khác, cứ thế công việc tiến triển, và đây là một cuộc đấu trí thực sự. Cho đến khi đúng ý mình rồi thì cũng nên hỏi thêm các chi tiết khác, ví dụ như em được hỗ trợ kinh phí đến mức nào, ai sẽ cộng tác với em (cũng đã chuẩn bị trước ...).
    Đôi điều tâm sự, mong các bạn cho học hỏi thêm kinh nghiệm và mong là không có cây cổ thụ nào chui vô box này, lúc đó chắc "chít mày chưa, cho mày chừa ..."
    Thân ái

Chia sẻ trang này