1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình nghĩa ở phố Tàu

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi trungba008, 10/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trungba008

    trungba008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Tình nghĩa ở phố Tàu

    Phố Tàu, xưa: đói nghèo - tệ nạn và gái đứng đường... Phố Tàu, nay: háo hức rước huân chương.

    Một ký gạo, một trang chữ, một cái hòm tiễn linh hồn ra đi vĩnh viễn... Gom lại, phố Tàu nghèo đã viết nên câu chuyện đậm đà, dạt dào về lòng nhân ái. Đó là khu dân cư 4B, phường 11, quận 5, TP.HCM. Một khu dân cư nhỏ, rất nhỏ, lọt thỏm giữa lòng thành phố...

    Đổi thay!

    Ông Thái Hữu Trí - trưởng ban mặt trận khu dân cư 4B (phường 11, quận 5, TP.HCM) - dắt tôi đi dưới con đường Phú Định: ?oĐây là con đường kinh hoàng của mười năm trước.

    Đến 9-10 giờ đêm là dân chỉ có nước vô nhà đóng cửa, lảng vảng ngoài đường là bị cướp trấn lột giật dọc ngay. Đi không khéo là kim tiêm của tụi xì ke lụi thẳng vô chân. Còn bây giờ, phấn khởi lắm, cô nhìn đi??.

    Ông chỉ tay về những căn nhà lầu, phía dưới là mặt đường sạch bong. Cả đường Nguyễn Án được mệnh danh ?ocon đường tình ái? vì ?ogái bán hoa? đứng đầy, giờ cũng không còn ?obóng hồng? nào nữa.

    ?oKhông còn ?ođội sổ? về tệ nạn của thành phố. Mừng lắm!?. Ông buông câu nói nhẹ tênh. Tôi chợt hiểu đó không chỉ là niềm vui của một người gần mười năm làm tổ trưởng. Đó còn là sự hân hoan của một người đã sống, nhìn sự thay đổi của từng ngôi nhà, từng góc phố gần 50 năm.

    Bằng giọng Việt lơ lớ pha âm Hoa, ông kể: ?oNăm 1994, phường thành lập và giao tui làm tổ trưởng khu dân cư 4B. Lúc ấy, nhìn cảnh ngổn ngang nghèo khó, tệ nạn mà phát rầu.

    So với đô thị lớn, khu dân cư là một hạt cát. Nhưng ở khu dân cư không làm tốt thì bộ mặt thành phố cũng không phát triển được. Phải làm thôi! Xăn tay áo lên làm!?.

    Lúc ấy, kể cả ông, lực lượng nòng cốt của khu dân cư có năm người. Tiền bạc thì không kể (vì tính đến ngày nay, tổng cộng các khoản ông chỉ được chế độ bồi dưỡng 140.000 đồng/tháng).

    Nhưng ai cũng có sẵn tấm lòng. Vậy là ban đề ra kế hoạch khảo sát đời sống và trình độ dân trí dân cư trên địa bàn. Kết quả gần 50% dân cư khu vực là người Hoa, khoảng 2/3 thanh niên trong độ tuổi 18-25 thất nghiệp.

    Làm sao để cắt cái vòng luẩn quẩn thất học - thất nghiệp - đói nghèo - tệ nạn? Câu hỏi thật gay go. ?oNhưng dù sao cũng phải làm hết sức mình!?. Nghĩ vậy, ban quản lý mới ngồi lại bàn bạc. Muốn khu dân cư đi lên phải dẹp tệ nạn xã hội.

    Nhưng nếu chỉ có lực lượng công an thì dẹp nhóm này lại xuất hiện nhóm khác. Không cô gái nào muốn bán thân cũng như không ai muốn trở thành tên trộm cắp! ?oChúng tôi không mong điều to tát, chỉ biết đã làm là làm hết mình.

    Trong gần mười năm tôi rút ra một điều: muốn làm được gì phải gần gũi dân, lắng nghe dân, thấu hiểu nỗi khổ của dân, giúp đúng nơi, đúng chỗ?.

    Nghĩ vậy, những người ?oăn cơm nhà? rồi ?ovác tù và? đi ?oăn xin? của người khá giả cho người nghèo. Những khi cho ký gạo, ký khô, các anh chị cũng tìm hiểu nguyên nhân vì sao những người này làm điều bất chính.

    Từ đó giới thiệu việc làm, giúp vốn làm ăn. Cách trả ơn duy nhất là phải sống lương thiện. Khi có việc làm, hoàn lương, họ lại hỗ trợ các anh công an truy quét những đối tượng tệ nạn từ địa phương khác đến.

    Không ai tính bao nhiêu mảnh đời đã lành lại, nhưng nhiều người biết chắc rằng cách đây ba năm, khu phố đã không còn tệ nạn mại dâm, ma túy.

    Cũng ngay trên ?ocon đường tệ nạn?, một thư viện nho nhỏ cấp khu phố mọc lên. Với ước mong mang văn hóa đến khu phố nghèo, các bác cựu chiến binh đã vận động tập hợp trên 5.000 đầu sách, truyện. Đoàn viên thanh niên thì gom gỗ ván cũ đóng thành kệ để sách.

    Khi chúng tôi đến thăm thì bắt gặp những em nhỏ đang tìm chọn hay say sưa bên trang truyện tranh. Ông Trí mãn nguyện: ?oNhững trẻ em nghèo được cấp thẻ đọc miễn phí. Riêng tiền thuê sách sẽ được trích tạo quĩ học bổng cho học sinh nghèo?.

    Cắn đôi hạt muối:

    Phố nhỏ lọt giữa lòng phố lớn. Thế nhưng, giữa ồn ào tính toán, có những người lao động bình thường đã sống với nhau ấm áp nghĩa tình. Trên bước chân qua các hẻm lớn hẻm nhỏ, tôi đã nghe những câu chuyện cảm động?

    ? Đó là câu chuyện về bác Bảy Liên hằng ngày vẫn đạp xe vòng vòng khu phố. Biết ai túng thiếu, bác chở gạo tới. Gặp nhà ai khó khăn, khu phố chưa kịp nhờ, bác đã mang tiền cho mượn. Ai gặp bất trắc, chỉ cần alô, bác đạp xe tới liền.

    Hỏi về bác, dân chỉ gật gù: ?oBà già này hay lắm!?. Hóa ra 70 tuổi rồi mà bà còn làm chủ nhiệm kiêm bí thư khu dân cư. Là người Hoa, 20 tuổi còn chưa biết nói tiếng Việt, ?onhưng dòng máu của người Sài Gòn đã chảy trong bà rồi?.

    Ban chủ nhiệm khu dân cư đã vận động thành lập tổ trợ táng miễn phí từ năm 2001. Tổ gồm có tám thành viên sẵn sàng phục vụ ?ođám tang?.

    Ngoài góp công, nhiều nhà hảo tâm tự nguyện tặng hòm chôn cho những người nghèo. Không chỉ đưa người về nơi chín suối, nghĩa cử kia còn an ủi cho người sống.

    Chị Lâm Mai Huê - người được khu dân cư giúp đỡ thoát nghèo - vừa mời chúng tôi vào thăm quán nước của chị vừa ôn lại: ?oNgày xưa khổ lắm, một mình nuôi hai con nhỏ cực khổ trăm bề.

    Không có sự giúp đỡ của các anh chị, tôi không biết phải chèo chống với cuộc sống ra sao nữa. Giờ hai con đã lớn, có công ăn việc làm đàng hoàng?.

    Không biết tri ân bằng cách nào, chị lại tham gia giúp đỡ người khác. Nhiều người được chị cho vay vốn bán ***g đèn, buôn bán nhỏ. Chị cũng không nhớ đã giúp bao nhiêu người. Có người chỉ nhớ số nhà, có người chỉ mang máng cái tên.

    ?oCó gì đâu! Trong khu dân cư chúng tôi, chuyện đó là thường mà. Các cô còn đội mưa đội nắng đi dạy học phổ cập. Có người còn tình nguyện cho hòm, đưa ma. Có hộ tự nguyện hướng dẫn dạy nghề không công cho người khác? Nhiều lắm! Chỉ mình tôi thì có sá gì!?.

    Gia đình anh Hồng thuộc dạng nghèo nhất trong khu dân cư. Lúc trước, sáu nhân khẩu nhà anh sống trong căn nhà 5m2, kể cả nhà vệ sinh. Anh thất nghiệp.

    Người mẹ già thì nay yếu mai đau. Trước tình cảnh ấy, bác sĩ Thanh - người cùng khu phố - đã bỏ công khám bệnh, cho thuốc miễn phí. Hội Chữ thập đỏ tặng bà mỗi tháng 200.000 đồng.

    Nhà anh Hồng được khu dân cư đóng góp tiền và công làm thêm cho căn gác. Anh được vay tiền mua chiếc xích lô. Đến nay, thu nhập gia đình anh đã vượt chuẩn và xin rút khỏi danh sách, ?ođể thành phố tập trung lo cho những người nghèo khác? - anh chân thành.

    Thật không ngờ, khi tôi hỏi về kỷ niệm vui qua gần mười năm mòn chân trên những con hẻm, ông trưởng ban mặt trận khu dân cư không kể về chuyến đi Hà Nội nhận Huân chương Lao động hạng ba của Thủ tướng Chính phủ.

    Ông cũng không nói về mấy chục bằng khen, giấy khen treo đầy trong thư viện và phòng họp, mắt ông chợt lấp lánh kể: ?oCô biết không, hạnh phúc nhất đời của tôi là lần đó tôi đưa ông phó bí thư quận ủy thăm khu dân cư.

    Bọn trẻ, dù là người không quen, chúng cũng không biết đây là ông phó bí thư, nhưng tất cả đều răm rắp khoanh tay chào. Đó chỉ là tiểu tiết của cuộc sống nhưng tôi mừng lắm: tụi nhỏ đã biết lễ nghĩa, có ăn học...?.

    Theo TTO
  2. vyhuynh

    vyhuynh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    3.311
    Đã được thích:
    16
    Bạn nào post bài này xong rồi tự vote 5 * cho mình hỏi mục đích bài viết này là gì vậy?
    Ăn nhập gì với SG ko?

Chia sẻ trang này