1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tinh Thần và Vật Chất có cùng nguồn gốc, và chúng là 1?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi garanngon, 30/03/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. garanngon

    garanngon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Bài viết:
    1.855
    Đã được thích:
    0
    Bạn việc gì phải thách, tớ trích dẫn cho bạn 1 đoạn sau, trong cuốn "Giai điệu bí ẩn, và con người tạo ra vũ trụ" của Trịnh Xuân Thuận (NXB Khoa Học Kỹ Thuật - 2000, trang 343):
    ".. Chúng ta sẽ không bao giờ tiếp cận được với Vũ trụ với chữ V viết hoa. Giai điệu của nó sẽ vĩnh viễn còn là điều bí ẩn. Nhưng lẽ nào đó là cái lí để chúng ta chán nản và vứt bỏ mọi sự tìm kiếm? Tôi hoàn toàn không nghĩ như vậy. Con người sẽ không bao giờ thoát khỏi nhu cầu cấp bách là phải tổ chức thế giới bên ngoài thành 1 sơ đồ hài hoà và thống nhất. Sau Big Bang, con người sẽ tiếp tục sáng tạo ra những vũ trụ khác, ngày càng gần với vũ trụ thực hơn, dù là không bao giờ đạt tới, nhưng chúng sẽ soi sáng và ngợi ca sự tồn tại của cái vũ trụ thực ấy".
    Còn việc bạn bảo vấn đề tớ đưa ra nửa nạc nửa mỡ, hay chẳng biết nó thuộc lĩnh vực khoa học, hay thuộc lĩnh vực gì, thì tớ cũng nói luôn rằng sự phân loại trong trường hợp này là "khó khả thi". Có kiến thức Vật lí, thiên văn, có tư duy chiêm nghiệm (triết học), có thể có vấn đề tâm linh,... mọi thứ hoà quyện, và đôi khi không thể tách bạch ra được nó thuộc hẳn 1 lĩnh vực gì. Vấn đề này có thể khiến 1 số bạn cảm thấy "thập cẩm, tả phí lù", topic này liên quan tới nhiều sự chiêm nghiệm, chứ không phải 1 topci thuần tuý khoa học tự nhiên, mặc dù các kiến thức KHTN được dùng làm minh hoạ.
    Càng ngày sự phân loại càng "phù phiếm", mọi biên giới sẽ ngày càng nhạt nhoà cùng với tiến trình khám phá của con người.
    Topic này không thuộc cụ thể 1 lĩnh vực khoa học tự nhiên nào cả, chỉ là xâu chuỗi các sự kiện, nhằm minh chứng cho luận điểm "vật chất và tinh thần là 2 mặt của 1 bản chất, như 2 mặt của 1 đồng xu vậy, cùng được làm từ sắt".
  2. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Ủng hộ ý kiến ko tách bạch vật chất và tinh thần
  3. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Rồi, cứ cho là tôi khá hớ hênh về ông Thụân, và cứ cho là ông ta có phát ngôn như bạn đã trích dẫn. Tôi chưa có điều kiện kiểm chứng lại những gì ông Thụân nói trong nguyên tác bằng tiếng Pháp, nhưng tôi sẽ tin bạn. Và nếu gặp ông Thụân, tôi sẽ hỏi ông ta một câu y hệt như tôi đã hỏi bạn: ông biết điều đó như thế nào ? Tôi sẽ không lấy làm lạ gì nếu ông ta trả lời: Đó chỉ là ý kiến của tôi, và tôi hầu như chắc chắn đó sẽ là câu trả lời của ông ấy.
    Khoa học bản thân nó không làm gì cho phép ta tuyên bố một câu như vậy, đó là chắc chắn. Ở đây ông Thụân khá lãng mạn hoá lịch sử khoa học và loài người. Theo góc nhìn lãng mạn đó, con người có một "sứ mệnh" "thiêng liêng" mà ta phải làm do "bản năng", dù biết từ lý trí là sứ mệnh này không bao giờ làm nổi. Tôi thấy sự lãng mạn hoá này là không cần thiết, ít nhất là thiếu cơ sở. Theo tôi, con người tìm tòi về vũ trụ và không biết sự tìm tòi đó sẽ dẫn đến đâu. Điều tốt ? Điều xấu ? Không biết được. Lại càng không thể biết được là nó sẽ ... không dẫn đến đâu hết. Ấy thế mà có những người chưa gì đã khăng khăng một câu như thế.
    Bạn xét một vấn đề không khoa học qua những từ ngữ khoa học, phải hiểu những từ ngữ đó như thế nào ? Bạn bảo tâm linh cũng có nguồn gốc năng lượng. Năng lượng của bạn có phải là năng lượng của vật lý ? Bạn làm hoang mang người đọc bằng việc sử dụng những khái niệm vật lý vào những phạm trù mà ở đó những khái niệm này không có nghĩa. Nếu bạn muốn mở rộng khái niệm năng lượng theo cách của bạn thì bạn nói đi, năng lượng của bạn được định nghĩa như thế nào ? Bạn thích sát nhập những lĩnh vực, phạm trù, xoá nhoà biên giới, nhào nặn các thể loại, đạp vỡ những bảng phân loại, để còn lại cái gì ? Nếu đó chỉ là một mớ từ ngữ mơ hồ, không ai nắm bắt nổi, không quy tắc, trật tự, thì đó là một hướng đi sai.
  4. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Hi`, thấy mọi người tranh luận rôm rả quá nên mình cũng muốn vào góp chút ý kiến.
    Cả 2 bạn Oeropium và bạn chủ topic đều có những lý lẽ rất hay và lời đầu tiên xin cho BT tỏ lòng khâm phục đối với những hiểu biết sâu rộng của 2 bạn.
    Mình cũng xin nêu ra quan điểm của mình về vấn đề mà chúng ta đang bàn.
    Theo mình, về sự nhận thức vũ trụ của con người khó có thể nói được khi nào thì chúng ta có thể đạt đến cảnh giới thấu hiểu được hết nó. Và việc khẳng định là "không bao giờ" có thể nhận thức hết được vũ trụ là có thể chấp nhận được vì 1 số lý lẽ sau đây (theo mình):
    Trước hết mình muốn nói qua về khái niệm vũ trụ. Theo wikipedia thì vũ trụ có thể hiểu "là toàn bộ không-thời gian trong nó chúng ta đang sống, chứa toàn bộ năng lượng hay vật chất."
    Như vậy nó bao gồm toàn bộ, bao gồm thế giới con người, những gì tồn tại xung quanh chúng ta và cả những hành tinh, những thiên hà xa xôi,...
    1. Vũ trụ và những kiến thức về nó là vô cùng tận và bao hàm vô số những bí ẩn. Con người vẫn đã và đang khám phá nó nhưng chỉ mới khám phá ra 1 phần rất nhỏ. Chỉ riêng thế giới của chúng ta thôi, về bản thân con người chúng ta cũng chưa thể hiểu hết. Ví dụ như những khả năng kỳ diệu của con người, những điều phi thường như khả năng khinh công, xuất hồn, tiên tri, đọc suy nghĩ của người khác,... chúng vẫn là những điều bí ẩn mà khoa học chưa giải thích được. Như vậy thì làm sao con người có thể hiểu hết cả vũ trụ bao la, mà chỉ có thể càng ngày càng giảm bớt những điều chưa hiểu mà thôi.
    Nếu bạn nói rằng thời gian là vô hạn và con người, một ngày nào đó sẽ nhận thức được hết thì điều này cũng ko thuyết phục, Bởi vì theo mình, nếu so sánh thời-gian-tồn-tại của con người đối với sự bao la của vũ trụ để nhận thức thì là 1 so sánh thật khập khiễng. Bạn cũng ko thể khẳng định được liệu 1 ngày nào đó đến khi loài người bị huỷ diệt (1 lúc nào đó, biết đâu được?) thì con người đã hiểu hết được vũ trụ.
    2. Việc nhận thức được vũ trụ cũng có thể được khẳng định là "ko bao giờ" vì 1 lý do nữa. Hiểu biết của con người càng ngày được nâng cao hơn và có những hiện tượng trong quá khứ người ta cho là tâm linh, huyền bí thì hiện tại người ta đã chứng minh được nó là khoa học (như các bạn đã nêu ra các ví dụ ở trên). Câu nói bất hủ của nhà bác học Galilê cũng là 1 minh chứng hùng hồng cho điều đó: "Dù sao thì trái đất cũng quay"; ở thời đó nhà thờ coi điều đó là dị giáo, là sai lầm, là ma quỷ nhưng bây giờ chúng ta đều biết rằng: Trái đất quay và thật sự quay.
    Và bây giờ gần như toàn bộ chúng ta đều khẳng định trái đất quay (trừ một số giáo phái nào đó hoặc những bộ lạc kém văn minh có thể có quan niệm khác). Đó là 1 vấn đề ko phải tranh cãi nữa. Tuy nhiên, hiện nay còn có những vấn đề còn ở trong vòng tranh cãi, những trường phái hay giáo phái khác nhau thì có những quan niệm và sự giải thích khác nhau cho 1 hiện tượng nào đó.Giống như trường phái duy vật và trường phái duy tâm có quan điểm khác nhau về thế giới. Và thậm chí trong 1 tôn giáo như Thiên chúa giáo cũng chia ra nhiều nhánh khác nhau.
    Tức là luôn có những trường phái khác nhau có quan niệm khác nhau về 1 vấn đề. Trong đó sẽ có 1 trường phái đúng, trường phái khác sai hoặc chẳng có trường phái nào đúng hoàn toàn. Liệu khi đó, khi chỉ có 1 bộ phận loài người có nhận thức đúng thì bạn có thể khẳng định là "con người" đã nhận thức được thế giới hay ko? Hay bạn phải chờ đến khi đại đa số con người đều thừa nhận điều đó thì bạn mới khẳng định được? Và sự khác biệt trong quan điểm là thường xuyên tồn tại.
    Qua 2 luận điểm trên mình nghĩ việc khẳng định rằng con người ko thể nhận thức được hết vũ trụ là có thể chấp nhận được.
    Tuy nhiên mình nghĩ topic này nên tập trung vào hướng khai thác về vấn đề nguồn gốc của tinh thần thì sẽ hay và bổ ích hơn.
    Thân mến ^_^
  5. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Hì, ngoài ra mình nghĩ chúng ta ko nên đặt nặng quá vấn đề. Quan điểm về nguồn gốc của tinh thần của topic này là 1 vấn đề mới, và theo mình cũng rất hấp dẫn. Một vấn đề khoa học (hoặc ko khoa học :D) đều có nhiều trường phái quan niệm khác nhau (nhất là những vấn đề mới mẻ).
    Topic này cũng là một vấn đề mới mẻ và chúng ta cần nghiên cứu thêm, việc chứng minh nó một cách rõ ràng bây giờ là rất khó. Cũng như ngày xưa có những điều mà chúng ta chưa giải thích được nhưng lại hoàn toàn rõ ràng trong ngày nay.
    Nhưng mong rằng chúng ta ko như toà án Giáo hội ngày xưa phán xử Galile một cách vội vàng và độc đoán ^^
    BT tin rằng với những quan điểm đồng ý hay phản bác sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề và topic cũng như box Học thuật sẽ ngày càng lý thú.
    Mong các cao thủ chỉ giáo thêm ^^
  6. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn black_tulip,
    Rất hoan nghênh sự góp ý của bạn. Cá nhân tôi xin phép được phản biện như sau:
    Bạn bảo vũ trụ và những kiến thức về nó là vô cùng tận. Bạn chắc không ? Lịch sử khoa học cho thấy, những lý thuyết thành công nhất thường khá đơn giản. Phương trình năng lượng nghỉ của Einstein E=mc^2 đơn giản đến sửng sốt. Hệ phương trình Maxwell của điện từ vừa súc tích vừa đối xứng một cách đẹp mắt. Định luật thứ hai của Newton F=ma là không thể ngắn gọn hơn nữa. Các định luật bảo toàn của vật lý, là những thứ thuộc loại cơ bản nhất của cả thế giới vật lý, cũng vô cùng dễ hiểu và dễ nhớ. Và bạn có biết là với một nhóm biểu thức ít ỏi và kiệm lời như thế, người ta đã giải thích, tiên đoán được bao nhiêu hiện tượng tự nhiên, và áp dụng vào biết bao nhiêu lĩnh vực trong cuộc sống hằng ngày hay không ? Bạn bảo vũ trụ là vô cùng phức tạp. Ngược lại là khác, khoa học cho đến giờ này cho thấy, hình như vũ trụ vận hành dựa trên một mô hình toán học đơn giản.
    Người ta hay nói theo cảm quan thông thường là vũ trụ thì vô cùng phức tạp còn con người thì nhỏ bé và hữu hạn, song lịch sử khoa học cho thấy điều ngược lại. À tôi không có nói là "loài người chắc chắn sẽ hiểu hết được", nhé. Tôi chỉ nói là khả năng đó là một khả năng không có gì là khó chấp nhận.
    Bạn bảo vào bất cứ lúc nào, ở thời nào, cũng tồn tại nhiều nhóm người với nhiều cách quan niệm với nhau về cùng một vấn đề. Đúng. Nhưng tôi chả hiểu luận điểm này cản trở như thế nào cái việc loài người hiểu hết về vũ trụ. Ngay vào thời đại này, ở cái nước văn minh như Mỹ, vẫn còn những đầu óc không tin vào thuyết tiến hoá của Darwin. Phải chăng vì nhóm người dở hơi đó mà thuyết tiến hoá không thể xem như một hiểu biết đã được loài người lĩnh hội ? Tôi không nghĩ là vậy. Cũng vậy, cách đây không lâu cũng có một ông nọ ở Việt Nam khăng khăng Einstein đã sai. Chẳng lẽ chỉ vì ông ta mà thuyết tương đối đột nhiên trở thành một "giả thuyết" không hơn không kém ? Tôi cũng không nghĩ vậy. Cả thuyết tương đối và thuyết tiến hoá không phải những lý thuyết suông, mà có một số lượng bằng chứng thực nghiệm đằng sau. Và con số bằng chứng thu thập được cho 2 lý thuyết này là con số áp đảo.
    Mặc dù topic này đặt ra một vấn đề mới mẻ và có thể hấp dẫn, tôi không ủng hộ cách tiếp cận vấn đề qua những từ ngữ mơ hồ, thiếu định nghĩa chính xác, và do đó là những khái niệm không "làm việc" được. Một bạn bảo: Tinh thần cũng như vật chất có nguồn gốc là năng lượng. Bạn khác bảo: Tinh thần hoàn toàn không liên quan đến vật chất. Tôi hỏi: Hai bạn đó sẽ tranh lụân với nhau như thế nào ? Câu trả lời: việc đầu tiên phải làm là định nghĩa năng lượng. Không làm nổi việc ấy thì không tranh lụân được. Đó là điều tôi muốn nói khi tôi nói "khái niệm không làm việc được".
  7. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    đứng trên góc độ khoa học thuần tuý, mọi thứ đều cần điểm tựa để có được giá trị của mình. thiếu lí lẽ, thuyếu bằng chứng, thiếu logic,phi tiên đề, tất cả đều phản khoa học.đều không thể chấp nhận được. thật dễ hiểu phải không.
    chuyện đã xảy ra khi giới khoa học không ngừng lật lại, không ngừng phủ nhận, không ngừng khám phá chính những tiền đề kia, chính những lí lẽ kia, chính những niềm tin ấy, và người ta cũng liên tục mơ nồ về 1 hiện thực "khoa học" cuối cùng.
    ngày qua ngày,thế hệ qua thế hệ, người ta đã quen với việc chuyển từ 1 niềm tin khoa học này sang 1 niềm tin khoa học khác, trong họ luôn có 1 "hiện thực khoa học" nào đó.
    thuần tuý khoa học mà hỏi: có hay không 1 hiện thực khách quan, 1 hiện thực cuối cùng, 1 kết luận trung cuộc, tường minh về ngoại giới.
    để chúng ta có thể ngồi đây,đàng hoàng nói về mọi thứ 1 cách có căn cứ!?
    khi bạn so sánh hoặc đồng hoá tính hiện thực của những luận cứ vào sự phổ biến, phổ cập, được áp dụng nhiều nơi như thuyết tương đối, thuyết darwin, thuyết Frued, thuyết Mác..... bạn đã lôi khoa học vào cuộc sống,bạn đã lôi khoa học ra chợ.
    bây giờ,chúng ta hãy cùng ngồi xem cuộc sống này nhé.
  8. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    thật ít khi gặp giọng văn đanh thép có lực như vậy
    những niềm tin đóng đinh cột theo từng mốc định nghĩa có đại lượng chuẩn mực và thêm cả logic
    những cái nhìn trọc thẳng ko chấp nhận lửng lơ
    chỉ tồn tại 0 và 1
    chủ nghĩa duy vật bài bản khoa học cứng ngắc cu đúng theo lối phương tây hiện đại .
    sợi chỉ chân lý mỏng manh nó sẽ không chấp nhận " thái một cực " nào cả.
    tin tưởng tuyệt đối vào bản thân mình
    và cần cả chẳng tin tí mẹ nào vào mình
    cái đó ng ta gọi là linh cảm
    chẳng có thứ sách vở re rách lí thuyết niềm tin nào dẫn ta tới cả
  9. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Hì, lý lẽ của bạn rất sắc sảo và rõ ràng. Rất vinh hạnh được cùng trao đổi với bạn.
    Bạn nói rất đúng và đầy tính thực tiễn. Tuy nhiên tất cả những điều bạn nói đến ấy, những công thức vật lý ấy chỉ là 1 phần của sự hiểu biết về vũ trụ rộng lớn này. Bạn giải thích thế nào về những sự sống ở hành tinh khác? hay những chất liệu con người ko biết được cho là lấy từ phi thuyêền của người ngoài hành tinh?
    Nếu nói về hành tinh khác có vẻ xa xôi thì mình chỉ xin đề cập đến thế giới của chúng ta trên hành tinh này vậy.
    Những công thức bạn đưa ra là chưa đủ để giải thích được những hiện tượng mà bây giờ khoa học còn xếp vào tâm linh, huyền bí; những khả năng kỳ diệu của con ngừơi.
    Những cái bạn nói và dựa vào chỉ là những cái đã được cái gọi là khoa học thời nay thừa nhận. Và nó chỉ là 1 phần nhỏ thôi bạn ạ. Đơn cử 1 hiện tượng tâm linh là hiện tượng tìm mộ của các nhà ngoại cảm hay khả năng giao tiếp được với thế giới âm của cô Bích Hằng mà thời gian gần qua được báo chí đề cập đến nhiều. Bạn ko thể phản bác hoàn toàn chuyện này được vì cô Bích Hằng và các nhà ngoại cảm được trung tâm UIA bảo trợ và chứng nhận khả năng hẳn hoi _ đó cũng là 1 trung tâm của nền KHOA HỌC mà bạn vẫn hay nói đấy.
    Hiện tượng đó đã có công thức nào chứng minh được chưa ạ?
    Còn nhiều điều thuộc về thế giới tâm linh huyền bí mà khoa học còn chưa chứng minh và giải thích được; và cũng ko thể phủ nhận được hoàn toàn chỉ đơn giản vì 1 điều: nó_có_thật!
    Chính bạn đã giúp mình rồi đấy, chính bạn đã trả lời hết cả đoạn trên chỉ bằng dòng chữ màu vàng của bạn rồi đấy mà. Có lẽ bạn chưa hiểu hết ý của mình. Mình chẳng đã nhấn mạnh rồi sao? Rằng phải chờ đến khi đại đa số con người chấp nhận thì 1 hiểu biết mới được cho là được nhận thức bởi "con người" (bạn có thể đọc lại bài của mình để "hiểu" rõ hơn ^^)
    Chứ tất nhiên ko thể vì 1 người ở Việt Nam phản đối mà học thuyết của Einstein ko được cho là nhận thức của thế giới loài người được.
    Chỉ cần đại đa số mọi người thừa nhận thôi, thì 1 tri thức có thể được coi là được nhận thức bởi con người rồi. Nhưng mà để có được cái "con số áp đảo" _ theo ngôn ngữ của bạn_ đó thì cũng cần qua một thời gian tìm hiểu và đấu tranh giữa các trường phái khác nhau. Đúng ko ạ? Và để đa số mọi người thừa nhận cái học thuyết của Galilê thì bạn cứ tính coi thời gian là bao nhiêu?
    Bây giờ thì chắc bạn đã hiểu ý của mình rồi đúng ko ạ? Vì mình biết bạn là 1 người thông minh mà.
    Mong được chỉ giáo thêm ^_^
  10. garanngon

    garanngon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Bài viết:
    1.855
    Đã được thích:
    0
    "Sùng bái" khoa học phương Tây không phải là điều không tốt, nhưng bạn nên nhớ chúng ta còn hẳn "1 nửa thế giới" nữa, đó là nền văn hóa phương Đông, trong đó có 1 "nền khoa học" phương Đông - đầy bí ẩn và phải nói thật là không dễ gì được chấp nhận by others.
    Nền khoa học phương Tây, xuất phát từ nền văn minh và khoa học Hy lạp, La mã. Nền khoa học này dựa trên toán học và các ngành khoa học mà ngày nay ta gọi là Khoa học tự nhiên. Mọi sự kiện, hiện tượng trong nền khoa học này đều được "cố gắng" lượng hoá đến mức tối đa có thể, hoặc ít ra cũng phải lượng hoá gần đúng, và họ dùng công cụ là toán học để làm điều đó. Linh hồn của nền khoa học này là các công thức và các phươgn trình toán học. Chính vì đặc tính "lượng hoá mọi vấn đề" nên nền khoa học phương Tây có tính truyền bá rất cao, có thể đem giảng dạy và truyền đạt cho 1 số lượng rất lớn các đối tượng, trong 1 thời gian không quá dài, và tri thức được "bảo quản" qua nhiều thế hệ, dễ dàng thừa kế và truyền dạy cho thế hệ tiếp sau.
    Chính vì đặc tính lượng hoá (mặc dù chỉ gần đúng) này mà nền khoa học phương Tây (VÔ TÌNH hay CỐ Ý) mới có những bước phát triển nhanh và rộng đến vậy. Tính truyền bá rộng rãi (vì được LƯỢNG HOÁ rồi thì truyền bá cũng thuận lợi hơn chứ) phải chăng đã giúp năng suất lao động cũng như sự phát triển văn minh vật chất của phương Tây hơn hẳn phương Đông.?
    Còn về nền văn hoá phương Đông, sự phát triển thiên về định tính, hướng vào nội tâm, và có được thông qua THIỀN ĐỊNH, TU LUYỆN, GIÁC NGỘ, hay những biểu hiện không phải là ĐỊNH LƯỢNG. Chính vì điều này, nên rất khó để truyền dạy hay phổ quát rộng rãi được. Do đó, tính chất mờ ảo, hư thực luôn gắn liền, mà ta không dễ gì giải thích cho người khác hiểu ta đã nhận thấy hay cảm thấy những gì (bởi làm gì có công thức hay phương trình để mà diễn giải). Ai muốn hiểu nền tri thức phương Đông này phải thông qua CHÍNH BẢN THÂN người đó, suy niệm và chiêm nghiệm theo cách mà sư phụ mình làm, và với hy vọng sẽ lĩnh hội được tri thức mà sư phụ muốn chia sẻ.
    Do đó, nền tri thức phương Đông dễ bị thất lạc đi các bí quyết, luồng tư tưởng hay các phương pháp tìm hiểu thế giới, chứ nó không được gìn giữ và bảo quản kỹ càng nguyên vẹn như nền tri thức phương Tây.
    Nền tri thức phương Tây tìm hiểu bản chất vũ trụ thông qua đo đạc, thực nghiệm, dựa vào các phương trình và tư duy logic toán học, phải cho ra 1 con số, 1 kết quả dữ liệu hay 1 phương trình nào đó mới được coi là hoàn thành nhiệm vụ. Và cứ giả sử (giả sử nhé) nền tri thức phương Tây tìm hiểu được bản chất, nguồn gốc vũ trụ, thì hẳn đó sẽ là hệ thống các phương trình toán học, cùng các dữ liệu vật lý, thiên văn.
    Còn nền tri thức phương Đông đâu phải là không có ham muốn hiểu được bản chất vũ trụ, nhưng thông qua các cách định tính nêu trên. Đức Phật giác ngộ những gì, người thường chắc không hiểu được, và Ngài cũng không thể truyền lại sự giác ngộ của mình cho người này người kia được. Chính vì vậy, tính luôn gắn liền với nền tri thức phương Đông, nhưng không vì thế mà ta gạt bỏ nó, gán cho nó cái mác không có bằng chứng - cái bằng chứng mà ta dựa vào nền tri thức phương Tây để phán xét.
    Khoa học tự nhiên phương Tây (hay ta hay gọi tắt là Khoa học tự nhiên) chỉ biểu hiện được những dạng gần đúng của Vũ trụ. Các phuwong trình Newton chỉ gần đúng, và nó sẽ không còn chính xác khi xét ở các thang vi mô (nguyên tử, hạ nguyên tử). Khi đó phải dùng đến cơ học lượng tử. Hay các phương trình của Anhxtanh ai dám bảo nó đã là chính xác tuyệt đối, và khả năng 1 vài thế kỷ nữa sẽ có 1 thiên tài nào đó "làm mượt" các phươgn trình của Anxtanh bằng 1 phương trình chính xác hơn thì sao, và điều này chắc là sẽ xảy ra.
    Do đó, ta cần có tư duy rộng mở, không thể phán xét vấn đề chỉ hoàn toàn dựa vào khoa học phương Tây. Khoa học chỉ là 1 phân vùng của Tâm linh. Từ bao đời nay, con người luôn làm 1 việc, đó là nhặt quả bóng bên rổ Tâm linh và dùng kiến thức khoa học tự nhiên soi nó, nếu giải thích được nó thì xếp quả bóng đó sang rổ Khoa học. Sấm sét đang là vấn đề tâm linh, nhưng khi hiện tượng này được nền khoa học Vật lý soi xét và lí giải thành công, nó đã được xếp sang rổ khoa học. Nhưng phải nói rằng cái rổ Tâm linh còn lớn hơn rất nhiều cái rổ khoa học kia, và 1 số bậc cao nhân (tạm gọi vậy) như Đức Phật, Thánh... CÓ THỂ đã chiêm nghiệm và nắm được bản chất của các "quả bóng" vẫn còn đang ở rổ tâm linh (mà khoa học bó tay) bằng thiền định và tu luyện. Chúng ta người trần mắt thịt, chớ vội phủ định chỉ vin vào mấy thứ mà ta gọi là KHOA HỌC TỰ NHIÊN. Nền khoa học tự nhiên đem đến cho con người sự văn minh, và nó găn liền với tiến trình văn minh của loài người, nhưng nó cũng chỉ là 1 bộ phận rất nhỏ trong cái gọi là TÂM LINH.

Chia sẻ trang này