1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tinh Thần và Vật Chất có cùng nguồn gốc, và chúng là 1?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi garanngon, 30/03/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn black_tulip,
    Bạn bảo những hiểu biết của con người chỉ là một phần của sự hiểu biết về vũ trụ "rộng lớn" này. Những từ ngữ như "rộng lớn", "vô cùng tận", "bí ẩn" hình như là những từ cửa miệng của bạn khi bàn về vũ trụ. Tôi thấy trí tưởng tượng của bạn bị choáng ngợp bởi những khoảng cách quá lớn và những khoảng thời gian quá dài, nên bạn hình dung ra trong vũ trụ bao nhiêu điều kỳ diệu.
    Bạn đang huyễn hoặc hoá vũ trụ. Này nhé, tôi bảo bạn: vũ trụ là một nơi chán ngắt. Bạn có biết là ở mức độ vĩ mô, vũ trụ giống nhau tại mọi điểm, hay không ? Bạn có biết là nhìn tổng thể, vũ trụ là một mớ đồng nhất, không cấu trúc, hay không ? Này để tôi giúp bạn hình dung nhé: hồi còn bé chắc bạn đã từng vào các nhà banh ở trong các công viên giải trí. Bạn có thấy vô số điều kỳ diệu khó hiểu trong cái nhà banh đó không ? Ngược lại là khác. Bạn chỉ thấy toàn banh với banh, giống nhau tại mọi điểm, lập đi lập lại đến chán ngắt. Vũ trụ giống như vậy ở mức độ vĩ mô đấy. Và nếu cái nhà banh đó to đến vô tận thì thay đổi điều gì không ? Nhà banh đó có đột nhiên trở nên đầy hứng thú và vô vàn bí ẩn hay không ? Bạn có thấy bạn bị choáng ngợp bởi sự to tát mà quên đi tính chất cơ bản của vũ trụ là nó rất tẻ nhạt hay chưa ?
    Mà tất cả những điều nói trên là không phải tôi bịa đặt ra nhé. Những điều đó được rút ra từ quan sát thực tế của con người lên vũ trụ. Tôi không loại trừ khả năng con người chỉ đang hiểu một phần rất nhỏ của vũ trụ, và chỉ có phần rất nhỏ ấy thôi thì đều đặn, nguyên tắc, và tẻ nhạt, còn phần còn lại - biết đâu đó lớn hơn nhiều - thì lại vô cùng khó hiểu và bí hiểm. Tôi không loại trừ khả năng đó, nhưng cho đến ngày nay, vũ trụ vẫn chưa tỏ ra khó hiểu đến mức đó. Có thể một ngày nào đó nó sẽ tỏ ra như vậy, tôi không biết, nhưng tôi nói là nói dựa trên những điều ta có trong tầm tay ở thời buổi hiện nay, với kiến thức khoa học của ngày nay, với những quan sát thu thập được cho đến nay. Và bất cứ ai nói điều ngược lại là không dựa trên khoa học, mà đã không dựa trên khoa học thì tôi chỉ thấy họ biết được điều họ nói qua những phương pháp siêu nhiên. Chẳng hạn, họ đã được Thượng Đế tiếp xúc và tiết lộ rằng: vũ trụ thực ra khó hiểu lắm, mà loài người cứ tưởng bở... Nếu quả nhiên có sự can thiệp của siêu nhiên như thế này thì tôi chịu.
    Một câu tóm tắt: con người chưa thấy gì bí hiểm quá mức tưởng tượng và không tiếp cận nổi trong thế giới mà họ đang sống.
    Coi chừng, đương nhiên ai cũng biết khoa học như ta biết ngày nay còn nhiều chỗ khúc mắc và chưa giải thích nổi. Nhưng nếu ta nhìn vào những vấn đề đã được khoa học xử lý, thì ta thấy tầm nhìn của khoa học ngày càng tiến xa và tiến nhanh hơn, trong khi đó tầm nhìn này không cùng lúc trở thành phức tạp. Nói một cách đơn giản hơn, là con người ngày càng hiểu nhiều hơn và hiểu những điều đó theo những cách ngày càng đơn giản. Ngày xưa người ta đặt ra bao nhiêu thứ vụn vặt và màu mè để giải thích những hiện tượng, và hầu như tất cả cái gì có vẻ màu mè, giả tạo đều được thay thế bởi những thứ đơn giản hơn.
    Chẳng hạn, người Hy Lạp cổ để giải thích chuyển động của Mặt Trăng và các tinh tú bèn đặt ra năm sáu bầu trời. Ngày nay một cơ học Newton với một nhúm phương trình cơ bản là đủ. Mà không những nó giải thích tốt chuyển động của các thiên thể, mà nó còn tóm gọn luôn chuyển động của quả táo rơi, của máy bay, của xe lửa, của hoả tiễn, vân vân vào một mô hình toán học chung. Có thời đường truyền của ánh sáng cần chất ête, bây giờ ta biết ête là dư thừa, và thuyết tương đối là quá đủ. Trước Maxwell dòng điện và ánh sáng hình như chẳng liên quan gì đến nhau, sau Maxwell ánh sáng và điện từ trường là một về bản chất. Một lần nữa, cái tài tình của khoa học là hiểu nhiều và hiểu đơn giản.
    Cái hiểu về vũ trụ cũng vậy, nó đi từ cái màu mè, giả tạo, từ những lý thuyết ad hoc của ngày xưa chỉ tồn tại để giải thích những thứ rất khu biệt, của Aristotle, của thế kỷ 17, 18, cho đến cái hiểu đã được đơn giản hoá, hệ thống hoá của ngày nay. Và dần dà theo đà đơn giản hoá đó, vũ trụ tỏ ra cứng nhắc hơn, máy móc hơn, tức là tẻ nhạt, buồn chán, tiên đoán trước được hơn. Và không cần biết trong tương lai tình hình sẽ diễn biến theo chiều hướng nào, thì chí ít là cho đến ngày nay tình hình là như vậy. Và tất cả những tiên đoán về tương lai mà không dựa vào những gì sẵn có hiện nay, những gì đã được lĩnh hội được cho đến nay, những gì đã thu thập được cho đến thời điểm hiện tại, thì tôi quy những thứ tiên đoán đó vào nguồn gốc siêu nhiên. Mà trước cái siêu nhiên thì tôi đầu hàng.
    Tôi không cảm thấy cần thiết xét đến trường hợp các nhà ngoại cảm, các người đi tìm mộ, các người giao tiếp với cõi âm, người hành tinh lạ vân vân. Tôi không cảm thấy cần thiết phải xét đến những điều khoa học chưa giải thích được, phạm vi lý luận của tôi chỉ nằm trong những điều mà khoa học đã làm được. Và cá nhân tôi thấy rằng suy đoán về tiềm năng của khoa học chỉ có thể dựa vào cái đã thành tựu, chứ không thể nhìn vào cái chưa thành tựu, cũng như người ta suy đoán về tương lai của một con người dựa trên cá tánh, tư chất, khả năng của người đó ở HIỆN TẠI mà thôi. Và như đã nói trên, những gì khoa học đã làm được cho đến ngày nay không, hoặc chưa, cho phép ta loại trừ khả năng vũ trụ là có thể giải thích được một cách triệt để.
    Bạn nhầm hoàn toàn về cái hiểu biết mang tính khoa học. Cái hiểu biết mang tính khoa học có một đặc điểm rất cơ bản: đó là nó được chấp nhận cho đến khi nó không còn phù hợp với thực nghiệm nữa. Mà phù hợp với thực nghiệm thì không có vấn đề tranh luận, trường phái, vân vân gì cả. Khi các bằng chứng thực nghiệm cho thấy một lý thuyết vẫn còn phù hợp, thì lý thuyết còn đứng. Và một là lý thuyết phù hợp với thực nghiệm, hai là không, và không tồn tại khả năng thứ 3: nó phù hợp với thực nghiệm theo một số người và không phù hợp theo một số người khác. Nếu số đo dự đoán từ lý thuyết là bằng số đo kiểm chứng được từ thực nghiệm (trong phạm vi sai số cho phép) thì có sự phù hợp. Đơn giản là vậy. Khoa học tự nhiên không có cái kiểu ngồi một chỗ múa môi múa mép như lĩnh vực xã hội, hay văn hoá... vân vân. Cái biết mang tính khoa học được định nghĩa rất rõ ràng. Cũng vì lý do đó mà ta không đột nhiên quẳng thuyết tương đối vào sọt rác chỉ vì một ông nào đó không đồng ý. Mà bây giờ nếu 3/4 nhân loại đột nhiên không tin thuyết tương đối, thì giới khoa học vẫn giữ thuyết tương đối bởi nó vẫn đúng với thực nghiệm. Cái biết khoa học là được đo đạc so với thực nghiệm, chứ không với dư luận.
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    "Chỉ có cái chưa biết, không có cái gì là không biết"
    Bạn nào cứ khăng khăng không nhận thức được sẽ được xếp vào lớp "DUY TÂM" đấy!
  3. eroica

    eroica Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Nếu em không nhầm thì có sự nhầm lẫn ở đây hả. Nếu trả lời YT có trước thì mới là duy tâm, còn trả lời Không cho câu hỏi nhận thức luận mới là bất khả tri.
  4. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Bản chất thế giới là không thể nhận biết. Là bất khả tri.
    Luận về vũ trụ, không cần nhiều lời. Tất cả mọi dẫn chứng, mọi số liệu...đều làm phức tạp thêm sự việc vốn rất là đơn giản.
    Bạn chỉ cần xác nhận vào đây:
    1)Trí óc của một cá thể xuất sắc nhất hành tinh..cứ cho là của Enstent(sai chính tả)(cha đẻ của e=mc2) là hữu hạn.
    2)Trí óc của nhân loại...là hữu hạn
    3)Thế giới vô cùng này (bao gồm cả 1 và 2)..là vô hạn.
    Làm sao một bộ phận nhỏ xíu có thể nhận biết hết được toàn thể..?
    Bạn có thể nhìn được các xung động thần kinh trong não mình khi bạn đọc những dòng này không.?
    Bạn có thể thấy được những phản ứng sinh hóa của các nơ- ron khi bạn phân tích câu này..
    Hay đơn giản, bạn có thể nhìn được con ngươi của mắt mình không ?(nhìn qua gương chỉ là ảnh đối xứng, không phải thực thể)
  5. garanngon

    garanngon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Bài viết:
    1.855
    Đã được thích:
    0
    Có người đã từng trồng cây chuối thành công với 4 ngón tay nhưng nhà sư Hal-Tank vẫn là người duy nhất trên thế giới có thể làm bằng một ngón tay cho đến nay. Bí mật của ông rất đơn giản đó là tập trung lực vào đầu ngón tay!
    1 ví dụ minh hoạ chuyển hoá tinh thần được chuyển hoá thành năng lượng.
    Vào đây để xem video clip: chồng cây chuối bằng 1 ngón tay:
    http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/la/196252/
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    @ eroica: Cái này mình lôi từ sách GDCD lớp 10 ra à!
    @ AcommeAmour:
    1. Sai chính tả, Anhxtanh hay Einstein. Đúng về ý nghĩa.
    2. Sai, nhân loại là tập hợp vô hạn của các tri thức, và các tri thức này luôn kế thừa và phát triển lên. Nêu bạn cho là có giới hạn, xin cho biết giới hạn đó ở khoảng nào?
    3. Đúng!
    Mấy ý sau: Nhận thức của con người, của nhân loại không chỉ là "sờ" hoặc "nhìn". Bạn quá siêu hình rồi đấy! Vật chất là thực tại khách quan, không phải cứ một cá nhân nào không nhận thức được nó thì nó không tồn tại.
  7. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Quan trọng là nhân loại nhận thức được thế giới đến mức nào? Ta thử lấy VD đối với vật lý lượng tử thì có nguyên lý bất định tức là ta ko thể xác định chính xác vị trí , vận tốc,... của hạt điện tử mà chỉ có được xác suất. Einstein ko chấp nhận tính xác suất của cơ học lượng tử và ông đã có câu nói nổi tiếng ?oThượng đế không chơi trò xúc xắc?. Nhưng thực tế đã chứng minh tính nhất quán của cơ học lượng tử. Ngoài ra trong cơ học lượng tử người ta cũng ko thể xác định được bản chất mà chỉ biết được những gì mà nó biểu đạt cho ta thấy. VD người ta bảo ánh sáng vừa là hạt vừa là sóng vì nó biểu đạt cho ta thấy nó có tính hạt và có tính sóng chứ thực chất nó là gì? Ko là hạt cũng ko là sóng. Một số quan điểm trong cơ học lượng tử như trường phái Copenhagen cũng cho rằng thực tại chỉ có khi ta quan sát và đo lường nó (có thể hiểu ko mô tả hiện thực tự thân mà chỉ mô tả những cái ta có thể biết về nó) trong khi nền vật lý cổ điển quan niệm có một thực tại độc lập. Ngoài ra còn rất nhiều quan niệm lý thú đã đang và sẽ thách thức sự phát triển của KHKT.
  8. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    @dangiaothong:
    Luận điểm 2:
    Trích dẫn:
    ( 2. Sai, nhân loại là tập hợp vô hạn của các tri thức, và các tri thức này luôn kế thừa và phát triển lên. Nêu bạn cho là có giới hạn, xin cho biết giới hạn đó ở khoảng nào?)
    Hãy nhìn theo từng dòng đây:
    Tri thức nhân loại thuộc tập hợp lớn hơn là nhân loại.
    Sự tồn tại của nhân loại là hữu hạn, tất nhiên tri thức nhân loại là hữu hạn.
    -----Còn "Siêu hình"..Bạn hãy nói thử bạn hiểu thế nào về Siêu hình ?
  9. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
  10. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Theo lời giải thích của bạn Nhím thì ta có một nhận định tức cười sau:
    -Thế giới này đang có hai cái vô hạn.
    -Một cái thiệt bự, và một cái nhỏ hơn một tí..

Chia sẻ trang này