1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tinh Thần và Vật Chất có cùng nguồn gốc, và chúng là 1?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi garanngon, 30/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Vô Tri Nhi Vô Bất Tri cũng như Vô Vi Nhi Vô Bất Vi:
    Khống biết nhưng ko gì là ko biết!
  2. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    He he số lượng người đang sống là hữu hạn, số lượng người đã chết là hữu hạn cũng ko bao giờ khẳng định được rằng số lượng người sắp sinh ra là hữu hạn. Chẳng có cơ sở nào cho rằng sự tồn tại của loài người là hữu hạn. Cái đấy cũng là bất khả tri
  3. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn:
    "Chẳng có cơ sở nào cho rằng sự tồn tại của loài người là hữu hạn. "
    Vậy có cơ sở nào chúng minh sự tồn tại của loài người là vô hạn ?
    Xem đây:
    Thái dương hệ có tồn tại vĩnh viễn hay không..?
    Bạn thử trả lòi xem..?
  4. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Khoa học kỹ thuật vẫn đang phát triển bạn đừng nói trước điều gì
  5. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Khoa học phát triển càng làm cho loài người đi nhanh tới thiên đàng.
    Xem đây.."
    "Nhưng phát triển để làm gì.? Phát triển có ích gì cho ta.?
    Nếu nhân loại chăm học hơn..."Hộc , hộc nữa , hộc mãi.." thì cái lỗ ở Hirosima nó không chỉ rộng vài km, nó sẽ có kích thước 64 000km đường kính. Tôi và anh sẽ cùng hát vang bài ca của Michael Jackson "Health the World" nhưng với phần 2 ...."Bình minh trên hoang đảo".....
    ..............
  6. garanngon

    garanngon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Bài viết:
    1.855
    Đã được thích:
    0
    Tích hợp Vật lý & Phật học?
    GS.TS. Cao Chi
    09:01'''' AM - Thứ bảy, 26/04/2008
    Liệu có thể tìm một dạng học thuyết mô tả được thống nhất các hiện tượng vật lý và những hiện tượng thuộc phạm vi tâm linh. Đó sẽ là một dạng lý thuyết thống nhất lớn mà con người có thể nghĩ đến. Trong hiện trạng những vấn đề tâm linh vẫn đang ở trong trong phạm trù triết học thì lý thuyết thống nhất đó có thể là một sự tích hợp giữa vật lý và triết học.
    Theo Einstein thì Phật học có thể là tiền thân của một sự tích hợp như vậy. Ông nói: "Nếu có một tôn giáo nào thích nghi được với những nhu cầu khoa học tiền tiến thì đó là Phật giáo". (If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism).
    Trong vòng hơn 2500 năm Phật học đã tích lũy quá trình suy tư của nhiều tu sĩ minh triết để hình thành một học thuyết sâu sắc về thế giới khách quan lẫn thể giới tâm linh. Có thể nói Phật học là một học thuyết về nguyên lý đã bao trùm cả vật lý học (chuyên nghiên cứu thế giới khách quan) và cả tâm linh học (chuyên nghiên cứu những vấn đề thuộc tâm linh - theo Phật học thì tâm linh là một phạm trù song đối với thể xác), vậy thì Phật học có thể nói là một học thuyết có tính thống nhất cao hơn cả vật lý.
    http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Hien-Huu/Tich_hop_Vat_ly_Phat_hoc/
    Được garanngon sửa chữa / chuyển vào 23:33 ngày 05/06/2008
  7. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Năng lượng chỉ là 1 khái niệm của vật lý, là 1 thuộc tính và biểu hiện ra bên ngoài của các dạng vật chất đã biết, chứ ko thể nói "vật chất = năng lượng" được, còn tinh thần là kết quả của các hoạt động vật chất của bộ não, nên cũng không thể nói tinh thần là vật chất vì nó không mang tính khách quan như các dạng vật chất khác. (Điều này cũng giống như viên gạch thì cứng, chứ ko thể kết luận tính cứng là viên gạch được ) Các lý thuyết vật lý hiện đại như thuyết dây, thuyết màng tóm lại mang tính thuần tuý toán học rất nhiều, dựa vào suy luận logic toán học để giải quyết các bài toán khác của vật lý, mà hiện tại chúng cũng chưa hoàn thành, nên người ko chuyên như chúng ta đừng vội bị loá mắt vì nó Mình thấy dù các nhà duy tâm cố lèo lái suy nghĩ của con người thế nào đi nữa thì khoa học hiện đại mà đặc biệt là vật lý học vẫn luôn đưa ra những bằng chứng hùng hồn cho sự đúng đắn của triết học Mác. Bạn nên tìm hiểu và đọc về môn này để có được cho mình một thế giới quan khoa học và đúng đắn
  8. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bác kien098 mới nghiên cứu lại Mác à? Sự đúng đắn của triết học Mác là cái gì thế?
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Không khéo lại ngộ ra được cái "hay" của công thức c+m+v thì chết dở =))
  10. nobita_hn

    nobita_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Mình rất tâm đắc với bài viết này của GÀ RÁN NGON. Quả thực, từ KHOA HỌC mà ta đang dùng ngay nay gần như bị đánh đồng với đúng đắn và thậm chí coi là chân lý. Chẳng han: Cần ăn uống khoa học, khoa học đã chứng minh điều đó....
    Chúng ta không thể phủ nhận tính đúng đắn của khoa học trong một phạm vi nào đó. Nhưng khoa học ko phải là cái tuyệt đối, cái bất biến.
    Cái mà chúng ta gọi là khoa học, hay Khoa học tự nhiên ngày nay, bản thân nó xuất phát từ phương tây - nơi nặng về tư duy phân tích, tư duy lượng hoá. Ngược lại, người phương Đông nặng về tư duy tổng hợp, cảm tính. Giải thích mọi việc xung quanh theo cảm nhận, đúc kết chứ không phân tích, không chứng minh. Bởi thế tri thức phương Đông thường huyền bí, mờ ảo, khó lý giải và truyền bá. Nhưng nếu xét kỹ ta thấy, khoa học chỉ tiệm cận đến chân lý tuyệt đối, đến cái đúng đắn. Bởi khoa học được xây dựng nên từ những tiên đề (những cái được mặc nhiên thừa nhận mà không chứng minh để làm nền tảng cho nghiên cứu) hoặc dựa vào những thí nghiệm trên môt số mẫu đã được cô lập. Ví dụ trong toán học, mọi thứ đều được công thức hóa, phương trình hoá. Từ phương trình phức tạp rút dần về phương trình đơn giản hơn, rồi đến cái đơn giản nhất. Nhưng cái đơn giản nhất, người ta không chứng minh được mà thừa nhận nó, gọi nó là tiên đề. (7 tiên đề của hình học ocolit chẳng hạn). Hay trong nghiên cứu di truyền, menden đã cô lập ruồi giấm ra khỏi môi trường, đưa nó vào phòng thí nghiệm để nghiên cứu... V..V.... Điều đó cho phép khoa học có điều kiện thuận lợi hơn để tìm ra những quy luật, những phương trình, công thức.... Từ đó, khoa học mang thuộc tính lượng hoá , lý giải được, nên có khả năng truyền bá tốt. Điều đó làm cho đa phần con người khi được truyền bá đã ngộ nhận khoa học là chân lý tuyệt đối. Nhưng chính vì nền tảng của khoa học là những sự thừa nhận mà không chứng minh, là sự tách biệt, cô lập một nhóm nhỏ các hiện tượng, sự vật ra khỏi môi trường để nghiên cứu và tổng quát hóa nó với các sự vật, hiện tượng lớn hơn đã làm cho khoa học trở nên không đúng đắn mà chỉ tiệm cận dần tới chân tuyệt đối thôi.
    Hồi phổ thông, ta coi hình học ocolit là tuyệt đối vì nó hợp lý với hầu hết những hình ta gặp xung quanh. Nhưng trong thế giới hình học lại xuất hiện hình học phi Ocolit và thậm chí sau này là siêu phi Ocolit. Nhưng các loại hình học này vẫn song song tồn tại. Tức là bản thân trong khoa học, khôn g có cái đúng tuyệt đối mà chỉ tiệm cận dần tới chân lýi. Nhưng biết đâu, có những con đường phi khoa học (không chứng minh, lý giải được) lại đưa chúng ta tiến nhanh hơn đến chân lý tuyệt đối thì sao? Hoặc có lẽ phải kết hợp cả khoa học phương tây và tri thức phương đông thì mới mong đưa con người tiến gần nhất đến cái tuyệt đối đúng.
    Có lẽ bài viết chưa đi vào đề tài chính là nguồn gốc của vật chất và ý thức, nhưng vì tôi chưa đủ khả năng để bàn luận về chủ đề này mà thấy tâm đắc với bài viết về cái gọi là khoa học của gà rán nên mới mạo muội viết vài dòng đóng góp cùng HỌC THUẬT.Rất mong được học hỏi thêm từ các bạn. :)
    Được nobita_hn sửa chữa / chuyển vào 00:07 ngày 08/07/2008

Chia sẻ trang này