1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tính toán lò phản ứng hạt nhân

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi plustrang, 27/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. plustrang

    plustrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    tính toán lò phản ứng hạt nhân

    Hiện nay tôi vẫn chạy chương trình tính toán lò băng ngôn ngữ Fortran. Không biết rằng tôi có nên học thêm các ngôn ngữ khác như C, C++,hay các ngôn ngữ lập trình hệ thống , lập trình Web? Mong các bạn giúp đỡ .
    Plus@fptnet.com.vn

    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 00:57 ngày 29/05/2003
  2. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Nói về lò hạt nhân chắc là "múa rìu qua mắt thợ" mất thôi. Nhưng nói về tin học thì theo em được biết, Fortran la ngôn ngữ tính toán và xử lý công thức mạnh nhất rồi. Trong lĩnh vực lò hạt nhân chắc không có ngôn ngữ nào qua mặt được.
    Còn học thêm các ngôn ngữ khác để ứng dụng trong các lĩnh vực khác hoặc kết nối giữa các lĩnh vực với nhau thì cũng tốt
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  3. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    bác nói lạ! fortran làm sao sánh bằng C++ hay Java được... Chẳng qua là vì bây h không ai người ta xây dựng 1 chương trình kiểu như thế bằng các ngôn ngữ mới làm gì, vì các kĩ sư tin học thì ko đủ hiểu biết về Vật lý nguyên tử, còn các Nhà Vật lý học thì cảm thấy ko cần thiết, vì chương trình xây dựng bằng fortran cũng đủ để dùng... Cũng giống như kiểu tàu vũ trụ con thoi của Mĩ bây h, hệ thống máy tính vẫn là loại 386 từ đời nảo đời nào, có sao đâu...
  4. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Nhầm rồi, đồng chí leRomeo nhầm to rồi.
    Để chứng minh là bác đã nhầm, chắc bác cũng đã từng nghe tiếng đến phòng thí nghiệm Los Alamos nổi tiếng thế giới. Nói là PTN nhưng đó là 1 tổ hợp các Viện nghiên cứu lớn, trong đó có cái gọi là Radiation Safety Information Computational Center. Chắc chắn bác không thể nói các chuyên gia làm việc ở đấy kém về máy tính được, chính họ là những người dựng nên ý tưởng về Monte Carlo Method dùng biến ngẫu nhiên đấy. Vậy mà các sản phẩm của họ chủ yếu viết bằng ngôn ngữ FORTRAN. Và bác cũng đừng cho rằng họ ngại chuyển đổi ngôn ngữ nha, chuyện đó nhỏ như con thỏ ấy mà ...
    Có 1 cái nữa mà mọi người cũng hay nhầm lẫn, có thể chấp nhận với quần chúng nhân dân, nhưng không thể chấp nhận được với 1 kỹ sư ...
    Đó là khi bác Plustrang vừa nói đến sử dụng FORTRAN trong tính toán là các bác đã quy kết ngay là kiến thức tin học.. làm tôi đây tự ái quá, cái gì cũng tin học, ở đâu cũng tin học ... . Tin học là Information, còn cái mà bác Plustrang nói là Computation chứ. Mà cái máy PC các bác đang dùng nó là Computer chứ có phải là Informer đâu? Cái máy tính đầu tiên là để tính toán cơ mà, sau đó mới là để truyền và sử lý thông tin, có đúng không?
    Bác Plustrang ơi, bác cứ yên tâm mà sử dụng FORTRAN. Ngôn ngữ FORTRAN rất mạnh trong tính toán, chương trình ngắn ngọn dễ hiểu dễ viết, rất tốt cho các bài toán ma trận, array số liệu... Có những bài toán FORTRAN chỉ dùng chục dòng, nhưng C++ thì phải viết đến cả trăm dòng. Ngoài ra nhiều chương trình hỗ trợ như Matlab, IDL ... có sử dụng các input file viết bằng FORTRAN.
    Cái RSICC sản xuất ra cái gọi là MCNP (Monte Carlo N-Particle Transport Code System) được coi là quy chuẩn của vật lý hạt nhân trong computation simulation, bác mà tính toán lò thì chắc là sẽ làm quen với nó đấy. Cái đấy RSICC viết = FORTRAN90, khi đó bác có thể modify code hoặc viết input file ... đương nhiên là phải bằng FORTRAN rồi, không thể xài cái khác được.
    Tuy nhiên bác cũng nên bỏ thời gian ra học cái C++ cho nó thời thượng
    Chúc bác làm ra vài cái lò hạt nhân cho bà con nướng ít khoai lang.
    Được hanman sửa chữa / chuyển vào 11:29 ngày 29/05/2003
  5. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    cũng có thể, vì Fortran là ngôn ngữ lập trình cấp thấp, gần với mã máy nên tiện cho việc tính toán và xử lý các kết quả tính toán... các ngôn ngữ hiện đại như C++ thường được ứng dụng trong việc xây dựng các hệ thống làm việc theo thời gian thực, các hệ cơ sở dữ liệu hướng đối tượng, các hệ thống trí tuệ nhân tạo, mạng neutron, hypertext, multimedia, tự động hoá... trong đó bao gồm cả khả năng tính toán và cấu trúc cũng như xử lí thông tin rất phức tạp... Còn để tính toán thông thường có lẽ dùng những ngôn ngữ cấp thấp là tốt hơn... Nhưng cũng có những ngôn ngữ bậc cao như C chẳng hạn, chương trình viết bằng C chạy nhanh bằng 80% so với viết bằng mã máy nhị phân (nhanh hơn fortrans)... Theo em, vấn đề chủ yếu vẫn là do thói quen, một trong những mặt hạn chế của con người và phần nữa là do dân Mĩ dốt tin học lắm.. Mới cả cái gì đã hoàn thiện quá rồi thì không cần phải thay đổi nó làm gì...
  6. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Thật ra xét về "cấp" thì C (và gia đình nó) thấp hơn FORTRAN. FORTRAN, Pascal, Cobol, Basic, Prolog v.v... thuộc về ngôn ngữ cấp cao, C là ngôn ngữ cấp trung còn Assembly là ngôn ngữ cấp thấp. Xin nói ngay kẻo một số người nhầm, "cấp cao" không có nghĩa là "siêu", "trùm", "cao cấp" hơn các ngôn ngữ cấp trung cấp thấp, mà nó nói về tính che giấu mã máy đối với người lập trình. Bác IeRomeo có nói C chạy nhanh bằng 80% mã máy, đó là một minh chứng cho "đảng cấp" của C. Một ngôn ngữ lập trình cấp càng thấp thì lập trình càng dài, càng khó mà chạy càng nhanh. Đối với C, nó được xếp vào cấp trung vì nó vừa có cấu trúc dữ liệu như các ngôn ngữ cấp cao, vừa can thiếp sâu được vào hệ thống như ngôn ngữ cấp thấp.
    Các ngôn ngữ cấp cao thường được dùng vào các công việc cụ thể, như Fox dùng xử lý dữ liệu, Prolog lập trình Logic, Cobol dùng trong thương mại, Pascal dùng trong giáo dục, đặc biệt FORTRAN dùng trong khoa học. Ở Việt Nam người ta hay dùng Basic, C và Java nên nghĩ rằng các ngôn ngữ khác là "man di mọi rợ", thực chất là chúng được dùng tốt trong các chuyên ngành. Không có ngôn ngữ nào là "ưu việt" cả, chỉ có ngôn ngữ nào thích hợp để làm công việc gì mà thôi!
    Trong lĩnh vực tính toán lò hạt nhân, nhất thiết không nên dùng C vì nó không hỗ trợ các kiểu dữ liệu thích hợp. Có thể dùng Mathematica, Matlab, Maple, nhưng Fortran vẫn là ngôn ngữ thích hợp nhất.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  7. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Bác này chầy cối quá, nói thế mà không sợ bị cười à ...
    Tôi không được sống với dân Mỹ nên không biết bà con bên ấy dốt nát thế nào, trình độ dân trí ra làm sao. Nhưng cái đám làm khoa học thì cũng đáng nể đấy, kể cả trong Computer Science ấy chứ nhỉ. Mà nghe nói cái bọn Mỹ ấy, bọn nó thực dụng có tiếng , nó sử dụng cái ngôn ngữ cấp thấp bình dân ấy thì chắc hẳn cũng có lý do, phải không bác?
    Được hanman sửa chữa / chuyển vào 11:28 ngày 29/05/2003
  8. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    khả năng tạo kiểu dữ liệu mới thì ngôn ngữ lập trình từ bậc trung trở nên cái nào chả có... như trong C là các struct ý... làm gì có ngôn ngữ nào có sẵn các kiểu dữ liệu complex.. phải tự xây dựng hết bác ạ... C hay pascal hay fortran đều là ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc, nên lợi điểm khác nhau chỉ có thể là về tốc độ dịch mà thôi... quả có đúng là một số ngôn ngữ có lợi thế hơn về mặt này mặt kia, như pascal được sử dụng để giảng dạy vì cấu trúc của nó quá hoàn hảo, hay fortran được sử dụng trong tính toán vì tốc độ nhưng trong các ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc, C vẫn là ngôn ngữ vạn năng và bậc nhất... Sự tồn tại của các ngôn ngữ khác cho một số mục đích đa phần là do thói quen và 1 phần là do xã hội Mĩ quá thực dụng, cái gì cũng tiền tiền tiền nên những thứ đáp ứng được nhu cầu thì không cần phải thay đổi.. Với lại các phương thức làm việc trong những lĩnh vực đòi hỏi chính xác cao càng cần sự chắc chắn, đã được kiểm nghiệm kĩ lưỡng... Đó cũng là lí do hạn chế sự thay đổi.. Hơn nữa, khoa học đâu phải là mốt mà người ta phải thay đổi, nếu thấy nó vẫn còn tốt...
    to bác hannan: em bảo chúng nó zốt đấy ai cười đê? không thì tại sao kĩ sư tin học mĩ thất nghiệp đầy rẫy, ở nhà mở porn site còn trong silicol valey, hon 60% là người china + india, 20% nữa là người các nước khác trên TG... Em chê bọn Mĩ zốt nhưng ko bảo VN giỏi đâu nhá... Không các bác lại tuởng em bảo em hơn bọn Mĩ, các bác cười em thì chết... Người Việt mình lòng tự hào dân tộc cao nên chỉ được cái hay khen nhau thôi
    Chữ ký rất hợp lệ! >:<
  9. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Nói cho đúng, tôi chỉ nghe nói chứ chưa biết về Fortran, nhưng khả năng của nó trong tính toán biểu thức là nhận định chung của giới chuyên môn. Không phải khi không mà nó tên là Fortran (formular transform). Còn bác IeRomeo nói không có ngôn ngữ lập trình nào có các kiểu dữ liệu phức là không đúng, vì cả ba ngôn ngữ mà tôi giới thiệu là Mathematica, Mable, Matlab đều có các kiểu công thức, phương trình, ma trận, vector, tensor và các cấu trúc toán học khác.
    Đồng ý với bác là nếu ta tìm kiếm một ngôn ngữ vạn năng thì nên đi tìm C, nhưng bác plustrang đi tìm một ngôn ngữ tiện lợi cho nghề tính toán lò hạt nhân của bác ấy, vậy chớ nên xui bác ấy đi tìm một ngôn ngữ vạn năng mà phải học dài dòng, bác ấy chỉ cần viết chương trình tín toán lò hạt nhân thôi mà, dùng fortran thì không phải đối phó với các bug gây ra do xây dựng kiểu dữ liệu mới, vì các kiểu dữ liệu đã xây dựng sẵn. Theo tôi, sử dụng các ngôn ngữ thích hợp cho từng lĩnh vực là điều hay, và không có gì đáng gọi là dốt cả.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  10. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    em hoàn toàn đồng ý với bác đúng là em nói các ngôn ngữ lập trình ko có các kiểu dữ liệu phức tạp là hơi sai lầm, nhưng nó cũng nửa đúng nửa sai.. Thực chất các ngôn ngữ lập trình nào cũng có bộ thư viện đi kèm, trong đấy thì mọi thứ, từ thuật toán cho đến những thứ linh tinh đều có hết và tất nhiên là mọi kiểu dữ liệu đã từng được con người xây dựng trên ngôn ngữ ấy... Nhưng nếu xét 1 cách độc lập thì rất ít (trừ những ngôn ngữ lập trình chuyên biệt) có các kiểu built-in complex data type...

Chia sẻ trang này