1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tính tổn thất điện ănng và độ sụt áp

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi nguyenxuanphu, 22/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenxuanphu

    nguyenxuanphu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    208
    Tính tổn thất điện ănng và độ sụt áp

    Nhờ mấy bác chỉ dẫn giúp em cách tính độ sụt áp, và tổn thất điện năng của các dây dẫn này nhé : dây xoắn duplex của Công ty Cadivi 11 mili vuông chiều dài 30m dùng cho dây nhánh khách hànhg ( 2 sợi xoắn nhau )đưa vào nhà để sử dụng và dây nhôm vỏ bọc AV70 mili vuông chiều dài 800 m ( mBA la 2 tâm phụ tải đặt ở giữa ) của lưới điện hạ thế 1 pha 2 dây và 1 pha 3 dây( dùng cho dây trục truyền tải ) ( 2 AV70 mili vuông cho dây pha + 1 AC 50 cho dây trung tính lấy điện áp 220/440v từ thứ cấp MBA phân phối ) dùm nhé !
    Cám ơn các bác !
  2. elmotor

    elmotor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    1) Về tính điện áp rơi (DAR hay độ sụt áp) trên đường dây, cơ bản như sau:
    - DAR phụ thuộc: dòng điện tải, điện trở và điện kháng của đường dây. Ký hiệu DAR là e, thì có công thức chung e=I(Rcosfi+Xsinfi)=IZ (tham khảo hình ảnh mình gửi kèm);
    - Đơn giản có thể tính theo công thức cho trong bảng 3.4 trên ảnh. (Xin lỗi vì mình không có thời gian dịch ra tiếng Việt tất cả).
    -Theo bảng 3.4 từ trên xuống, từ trái sang thứ tự như sau: Phương thức đường dây; Điện áp rơi (V); 1 pha 2 dây, 1 chiều 2 dây; 3 pha; 1 pha 3 dây, 3 pha 4 dây, 1 pha 3 dây; e: điện áp rơi, tính theo điện áp dây (V); e'': điện áp rơi tính giữa dây pha và dây trung tính (V); I: dòng điện (A); L: chiều dài dây (m); A: diện tích mặt cắt dây (mm2); K: hệ số sụt áp tính cho mạch xoay chiều (theo bảng 3.5, đối với các đường dây trong nhà không có điện cảm lấy K=1);
    - Theo bảng 3.5 từ trên xuống là: Hệ số công suất; Tần số; Tiết diện dây (mm2);
    - Chú ý các tính toán trên là cho dây dẫn bằng đồng, nếu là dây nhôm phải nhân với hệ số =56/26; ở đây chưa tính đến yếu tố nhiệt độ.
    2) Về tổn thất điện năng: Sơ bộ chỉ cần tính đơn thuần theo công thức P=m*I*I*R; trong đó I là dòng tải, m là số pha, R là điện trở dây, đối với mạch 1 chiều phải nhân đôi R;
    (Xin lỗi mình không upload file lên được, chắc do file lớn quá, cho mình địa chỉ e-mail để mình gửi cho)

Chia sẻ trang này