1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình yêu chỉ là lời nói - Johannes Mario Simmel

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi ocean111, 07/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ocean111

    ocean111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu chỉ là lời nói - Johannes Mario Simmel

    TÌNH YÊU CHỈ LÀ LỜI NÓI​
    Johannes Mario Simmel
    Vũ Hương Giang dịch từ nguyên bản tiếng Đức
    ?oLIEBE IST NUR EIN WORT?
    Nhà xuất bản Knaur, tháng 1 năm 1991

    PHẦN MỞ ĐẦU​

    Chữ đầu tiên bị tuyết phủ kín: ?o?không bao giờ??. Chữ thứ hai biến đi dưới lớp tuyết ?o?luôn luôn??

    Tờ giấy mang những chữ đó bị kẹt dưới một mảnh gỗ vênh lên từ sàn căn buồng tháp. Nó bay phần phật trước luồng gió thổi qua các ô cửa sổ tò vò của căn buồn, những bông tuyết lóng lánh phủ dày trên sàn gỗ loang lổ máu. Lớp sàn gỗ đã cổ, trong khi máu loang trên nó còn trẻ trung, tươi rói, ẩm ướt và nóng hôi hổi. Lớp sàn gỗ cũng cổ như những thanh xà đen kịt trên mái; như những viên gạch khó coi, không ra hình thù gì; như cái cầu thang xoáy trôn ốc mục nát cũng dây đầy máu. Cổ hơn tất cả là ngôi tháp. Cổ hàng trăm năm. Lâu đời hơn cả Thiên Chúa giáo trên đất nước này.

    Chữ ?o?quên?? và những chữ ?o?với tất cả trái tim em?? ở một chỗ khác trên tờ giấy giờ đang bị tuyết kín, rồi đến cái tên ký cuối bức thư với những dòng chữ không đều mang những nét xúc động, vội vã của một ban tay phụ nữ viết ra. Cái bức thư đang bị tuyết lặng lẽ, khẽ khàng vùi lấp kín hẳn đã được viết ra trong một lúc vội vã kinh khủng, sợ hãi kinh khủng, hoặc tuyệt vọng kinh khủng.

    Cách đây một ngàn sáu trăm năm, ngọn tháp này đã từng là một đống đổ nát. Trong những năm sau đó, nó đã từng được sửa mới mười một lần bởi những kỵ sỹ cướp đường và những vị hầu tước vùng Hessen, lần cuối cùng vào năm 1804 bởi Tuyển Hầu Tối Nhân Từ Wilhelm IX ?" theo ý nguyện của Đức ông cao quý này, tháp được phục chế đúng theo kiểu dáng nguyên thuỷ của nó: Mốc danh giới đồng thời là trạm gác. Từ lâu ngôi tháp đã lại gần như đống đổ nát, dưới chân tháp có tấm bển lưu ý người đi dạo: CÓ NGUY CƠ SỤP! CẤM VÀO!

    Nếu phớt đi những chỉ dẫn loại ấy, người ta có thể qua các ô của tò vò trên buồng tháp nhìn ra quang cảnh xa tít tắp. Người ta trông thấy con sông nhỏ Nidda đồi bờ đầy lau sậy chảy ngoằn ngoèo qua những bãi, đồng cỏ, ruộng đất màu mỡ xen giữa lùm cây và những bụi tống quán sủi bàng bạc, xuôi về phía thung lũng; thấy quả đồi lớn với những cánh rừng mênh mông sẩm tối, thấy núi đá Mùa Đông ba ngọn, dải núi Vogelsberg xanh lơ đằng đông, và khối núi Hohenrodskopf mà dưới ánh mặt trời sườn cỏ vĩ đại hình tam giác của nó sáng rực lên kỳ ảo giữa biển cây cối cao đen như màn đêm; những ngôi làng nhỏ và nhỏ tí xíu, những pháo đài, trang trại, có thể thấy cạnh đó những chú bò đen, lốm đốm nâu sáng; những đoàn tàu hú còi một cách buồn tẻ mất hút trong màn sương. Nếu thời tiết đẹp, người ta hẳn có thể trông thấy Bad Nauheim và Bad Homburg, Bad Vibel, Konigstein, Dornholzenhausen, Oberursel, phải, tất cả những vùng đó, cộng cả trăm nơi ở khác của xã hội con người, mà địa điểm lớn nhất là Frankfurt, Frankfurt bên bờ sông Main.

    Lúc này màn đêm đã buông từ lâu, bóng tối phủ kín vạn vật. Cho dù đang ở giữa ban ngày, người ta không thể nhìn ra phong cảnh quá hai mét, vì cách đây ba giờ, tuyết đã bắt đầu đổ xuống dữ dội từ những đám mây mù mịt đầy đe doạ.
    Đêm nay tuyết rơi dày đến nỗi tuồng như chính không khí được tạo ra từ tuyết, tuồng như nói chung chẳng tồn tại không khí nữa, mà chỉ còn một môi trường bắt con người ta nín thở, làm ngột ngạt mọi vật sống, mà chẳng thể sờ thấy, chẳng thể gọi tên, cái môi trường không trọng lượng đồng thời trĩu nặng, đến từ cõi vô biên của bầu trời và bởi vậy không biên giới, không tận cùng, là sự vận động của hàng tỉ bông tuyết làm sáng hừng bóng tối, tái nhợt đêm đen. Hai ngày nữa, những người già cả nhất quanh vùng sẽ không nhớ nổi trong đời mình lại có một trận tuyết đổ như thế. Không, trước màn tuyết dày đặc này, nếu đứng bên những ô cửa tò vò trên ngôi tháp cao vượt những ngọn cây cao nhất vùng Taunus, khách dạo chơi không thể nhìn xa đến hai mét, trong khi vào những hôm đẹp trời, từ đây họ có thể phóng tầm mắt về tít miền xa.

    ... to be continued


    Được ocean111 sửa chữa / chuyển vào 12:57 ngày 08/04/2007
  2. ocean111

    ocean111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Đây là một địa điểm lý tưởng cho một cái tháp loại này. Ngay từ mười năm trước khi Chúa Jesus ra đời, vị tướng La Mã Drusus hẳn đã nghĩ như vậy khi ngài cho xây ở đây một hệ thống phòng thủ chông lại những người Giecmanh. Đúng 100 năm sau, hoàng đế La Mã và nhà chỉ huy quân sự Domitian hẳn cũng cùng quan điểm ấy khi ra lệnh cho các quân đoàn của họ khởi công xây dựng bức thành ranh giới chạy qua núi, qua khe, qua những gò đồi, đồng hoang, những rừng rú, bãi cỏ, một biên giới kiên cố nhằm bảo vệ những lãnh thổ ?ohoà bình?
    Obergermanien và Reatien. Các hoàng đế Trajan, Hadrian và Antoninus Pius tiếp tục công trình xây dựng vĩ đại giữa sông Rhein và sông Danau, thoạt đầu với những thành luỹ và những pháo đài, rồi sau đó với trên một ngàn tháp canh, trên trăm thành quách nhỏ. Lác đác nhiều nơi vẫn nhận thấy những phần sót lại của cái hệ thống vĩ đại một thời, được xây dựng lên bởi những con người không quyền lực chống lại những con người không quyền lực, theo lệnh của những kẻ nắm quyền ?" những tên đồ tể vĩ đại.
    Một đôi giày nâu lót lông dạo đi dạo lại bên trên tờ giấy. Đôi giày lủng lẳng trên không, thong thả đung đưa, chốc chốc lại chạm khẽ vào nhau, đó, chạm nhau đó. Giờ thì không.
    ?o?il nostro concerto?? (tiếng Ý, nghĩa: ?o?bản hoà âm của chúng ta??). Tuyết đã phủ dày hàng centimet trên mấy chữ ấy, và cả những chữ: ?o?Porto Azzurro?? (tên một địa danh ở Ý). Những bông tuyết đậu xuống những vết máu loang ẩm ướt trên sàn buồng khiến chúng từ đỏ thắm thành đỏ, đỏ hồng, hồng nhạt, cuối cùng trắng xoá. Mỗi lúc càng nhiều chữ và vết máu biến đi dươi tuyết. Tuyết xoá đi vết máu, làm trôi mực, nhạt nhoà bức thư. Những bông tuyết chẳng vội vã, cả đôi giày ấm mùa đông cũng vậy.
    ?o?em thề với anh??
    Chữ nghĩa trôi đi, lời thề khoả lấp.
    Đôi giày của kẻ chết treo đung đưa trên chỗ tiếp theo: ?o?bằng ánh sáng con mắt em?? Những chữ này cũng biến luôn sau hai phút.
    Đôi giày xoay mũi về hướng Bắc, Bắc Đông Bắc, Đông.
    Những bông tuyết bám vào cả đôi giày và áo quần.
    Người chết treo mình trên một chiếc xà ngang tối màu, một sợi dây cũ thít quanh cổ. Trong căn buồng tháp lỉnh kỉnh những đồ tầm tầm bằng những chiếc ghế gãy, gỗ mọt, công cụ lao động gỉ.
    Ánh sáng trên này nhờ nhờ, khuyếch tán, và người ta hầu như không nghe một tiếng động (bởi tuyết oai phong đến lặng lẽ, lặng lẽ, có cư xử như tất thảy những kẻ nắm trong tay quyền lực vô biên, biết mình có thể hành động và sai khiến mọi việc theo ý muốn), không, người ta sẽ chẳng nghe thấy tiếng động nào, nếu nơi đây không có lũ chuột vừa đói vừa rét không ngừng sột soạt dưới những trang báo lớn hòng trốn cái lạnh ghê rợn của đêm thâu.
    Tờ báo nằm cách xa người chết, trong một xó buồng, nơi tuyết không bay tới. Tờ báo mở rộng, mang nhan đề:
    KIM CHỈ NAM CỦA VƯƠNG QUỐC CÔNG BẰNG
    TỜ BÁO NHÂN DÂN DÀNH CHO MỖI NGƯỜI NHẰM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC VÀ Ý THỨC CỘNG ĐỒNG
    CHỦ BÁO:
    THIÊN THẦN CỦA CHÚA, FRANKFURT BÊN SÔNG MAIN
    Lũ chuột lục sục.
    Lũ nhện ?" rét mướt, co quắp và đen đúa ?" treo mình trong đám mạng rách rưới.
    ?o?đoàn thuyền đánh cá với những cánh buồm đỏ thắm, đỏ thắm trong ánh hoàng hôn??
    Biến mất.
    ?o?rượu vang đôi ta đã uống trên cảng Marciana Marina??
    Nhạt nhoà.
    ?o?vịnh của chúng mình, những con sóng xanh lục mà chúng mình ôm nhau đắm mình trong đó??
    Tan biến. Qua rồi.
    Gương mặt trẻ trung của người chết treo bê bết máu và quanh những vết thương máu bắt đầu đông cứng lại trong tiết lạnh. Những bông tuyết đậu xuống cả các vết thương, xuống mái tóc màu nâu cắt ngắn, bay vào cặp mắt nâu mở to với đôi đồng tử nở rộng. Những bông tuyết vẫn tan khi chạm và da, tóc và đôi tròng mắt. Người chết không thể tắt thở đã lâu. Người anh ta hãy còn ấm.
    Đôi con ngươi vô hồn, mở trừng trừng cùng tham gia chuyến chu du nhỏ vô định của đôi giày; toàn bộ tử thi chu du. Xoay sang hướng Đông, Bắc Đông Bắc, Bắc.
    Rồi lại quay trở lại.
    Bắc, Bắc Đông Bắc, Đông.
    Đôi bàn tay mảnh mai của người chết treo đẫm máu, khớp xương rách toác. Chiếc áo len cao cổ dày và chiếc quần ống chẽn xám bê bết máu và rách nhiều chỗ. Tuyết đã bám lại trên áo, trên quần, trên giày vì những thứ này đã lạnh, thân thể của người chết hẳn cũng sắp lạnh như thế. Đủ lạnh cho những bông tuyết không tan.
    ?o?cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng mình??
    Đông, Bắc Đông Bắc, Bắc.
    ?o?nụ hôn đầu của chúng mình??
    Bắc, Bắc Đông Bắc, Đông.
    Và chúng nhạt nhoà, tan biến, tất cả những lời lẽ dịu dàng này, dưới sức nặng dịu dàng của tuyết. Tuyết làm tan đi, biến đi hết thảy, hết thảy?
    Được ocean111 sửa chữa / chuyển vào 12:59 ngày 08/04/2007
  3. ocean111

    ocean111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Người chết chừng hai mươi mốt tuổi, có vóc dáng của một chàng trai cáo lớn, thon chắc, cân đối. Liệu mới cách đây vài giờ, khi còn sống, anh ta có đẹp trai hay không? Lúc này trông anh ta thật ghê rợn. Lưỡi tím bầm và gớm ghiếc thè lè khỏi cái miệng vài giờ trước có lẽ còn gợi cảm, còn dâm đãng, nay giập nát. Những bông tuyết đậu xuống tan đi, vì cả cái lưỡi cũng vẫn ấm. Con người còn lủng lẳng treo trên kia hẳn biết lịch sử bức thành ranh giới, biết rằng tháp canh này từng được xây bởi những người lính La Mã bị thượng cấp ?" những kẻ say sưa chiến thắng, phải bả quyền lực ?" lùa khỏi phương Nam tươi sáng, quê hương ấm áp, lên miền Bắc tối tăm và băng giá này. Trước kỳ nghỉ Giáng sinh, lớp học của kẻ xấu số học tới Tacitus, tìm hiểu trong sách ông sự ra đời của những ngọn tháp và thành quách (Cornelius Tacitus là nhà viết sử vĩ đại nhất người La Mã, sinh năm 55, mất năm 116 sau Công nguyên. Ông từng là uỷ viên pháp lý, rồi thống sứ lãnh địa Asia. Ông viết ?oGermania? - cuốn dân tộc học đầu tiên của vùng Germanien, ?oHistoriae?, và những bộ ?oBiên niên sử?.).
    Người chết biết rõ tất cả những điều kể trên. Con người đang treo lơ lửng trong đêm tối lờ nhờ, dây thắt quanh cổ, đang lạnh dần, lạnh dần, đông cứng lại kia ít tuần trước lúc lìa đời còn dịch những dòng sau của Cornelius Tacitus - để chuẩn bị thi tốt nghiệp: ?oGermanicus giao cho Caecina 4 quân đoàn, 5000 lính hỗ trợ và đoàn đoàn lũ lũ những người Giecmanh sống bên này sông Rhein được gom về một cách hết sức khẩn cấp. Bản thân ngài dẫn đầu cũng từng ấy quân đoàn và gấp đôi số dân bản xứ. Trên phần thành luỹ của cha ngài là hoàng đế Drussus còn sót lại tại vùng núi non Taunus, ngài cho dựng lên những hệ thống phòng thủ mới, những thành trì, những pháo đài, tháp canh và một thành quách nhỏ??
    Xác chết đong đưa.
    ?o?anh, tâm hồn của em, hơi thở của em??
    Không có chữ nào thoát khỏi tuyết. Lũ chuột nhắt lạnh run sột soạt dưới tờ báo cũ. Đâu đó dưới trận đại hồng thuỷ trắng xoá ngoài kia, một cành cây gãy rầm như tiếng bom nổ. Tuyết vẫn tiếp tục rơi, mỗi phút càng dữ dội, lặng lẽ, không ngừng. Tuyết xuất hiện như một cơn bão bệnh, chứng bại liệt, một gánh nặng, một cuộc tra tấn, khám xét nhà ?" mà ta chẳng thể chạy trốn, chẳng thể kháng cự, đành chỉ biết quy hàng như quy hàng tử thần.
    ?oOliver, Oliver yêu dấu của em??
    Giờ đây dòng mở đầu bức thư cũng biến mất. Đôi giày đong đưa trên tờ giấy. Lũ chuột chít chít nghe tội nghiệp. Trên cổ tay bê bết máu của người chết, chiếc đồng hồ chỉ 21 giờ 34 phút. Tử thi xoay trở lại. Tuyết mon men đến những chữ cuối cùng còn chưa bị lấp kín. Tuyết không vội khoả lấp chúng, nó đậu xuống khẽ khàng, thận trọng, dịu dàng. Mà vẫn xoá sạch như thường. Những nét chữ biến mất. Đó là: ?o?tình yêu của đời em??
    .........
    Được ocean111 sửa chữa / chuyển vào 13:01 ngày 08/04/2007
  4. ocean111

    ocean111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Đúng lúc ấy ?" 21 giờ 35 phút ngày 7 tháng 1 năm 1962 ?" trên sân ga giá lạnh, hun hút gió của Ga trung tâm Frankfurt, các loa truyền thanh vang lên một giọng nam cảm lạnh, khê nồng: ?oQuý khách bên đường ray số 14 chú ý! Đoàn tàu tốc hành đường dài ?oParis-Express? chạy tuyến đường Paris-Wien, có ghé Karlsruhe, Stuttgard, Muenchen, Salzburg và Linz khởi hành. Mời quý khách đóng các cửa toa và mọi người bên dưới lùi xa khỏi tàu. Chúng tôi xin chúc quý khách thượng lộ bình an?.
    Những cánh cửa sau cùng sập lại. Đoàn tàu Diedden nhẹ nhàng khởi hành. Tàu chuyển bánh chạy mỗi lúc một nhanh, các trục quay hối hả. Đoàn tàu dài lao vào màn đêm dày tuyết, và chỉ vài giây sau đã bị tuyết nuốt chửng.
    Tàu tốc hành Paris kéo ba toa nằm, toa thứ ba cũng là toa cuối cùng của đoàn tàu. Trong một khoang riêng hạng nhất của toa này là một người đàn ông tuổi 58, cao lớn, béo phục phịch, đang đứng. Ông ta vừa nhìn đăm đăm vào kim giây của chiếc đồng hồ chuông mạ vàng cổ lỗ đặt trên mặt bàn rửa bằng gỗ dái ngựa gắn ở góc khoang vừa tự đếm mạch. 86 mạch một phút.
    Người đàn ông to béo nhếch cái miệng tròn, nhỏ thành một nụ cười đau đớn, giống kẻ đang hấp hối thừa biết mình sẽ chẳng sống đến ngày mai, nhưng vẫn muốn đón nhận nó trong cô đơn và phẩm giá. Ông ta nặng nề rên lên, thè lưỡi quan sát trong tấm gương treo trên bàn rửa một cách đầy lo lắng, như thể trên lưỡi đen kịt toàn những vi trùng dịch hạch (trong khi nó mang sắc hồng nhạt, hoàn toàn khoẻ), ông ta lại rên rỉ, đoạn lấy từ một chiếc va li nhỏ lỗi thời nằm trên giường một cái hộp bằng bạc trong đầy những vỉ, ống, hộp thuốc đủ loại cùng chiếc cặp sốt. Hộp mang hai chữ ***g A.L.
    Con người béo bệu với sắc mặt hồng hào khoẻ mạnh, với mái tóc vàng để dài ngả hoa râm và hàng ria mép vẫn vàng hoe để rậm bắt trước Albert Schweitzer (nhà triết học, nhà vật lý, nhạc sĩ, giáo sĩ, nhà truyền giáo lừng danh người Đức. Giải thưởng hoà bình Nobel năm 1952 cho cả đời cống hiến trên tư cách một con người theo chủ nghĩa nhân đạo), thần tượng của ông ta - cẩn thận chọn thuốc. Albert (Albert nhé!) Lazarus nuốt hai viên thuốc viên, hai viên con nhộng màu đỏ, và chiêu bằng thứ nước mà trước đó ông ta rót ra từ một chai nước khoáng mang theo ra một chiếc cốc nhựa mang theo. Lúc nào ông ta cũng đem bên mình nước khoáng đóng chai, ông ta nghi ngại mọi thứ nước mà ông ta không biết xuất xứ, mọi cốc chén lạ, mọi nhà vệ sinh lạ - ông ta lấy làm đau khổ vì chẳng có cách nào tránh được cái khoản sau rốt này.
    Lúc này vừa thở dài thườn thượt, ông ta vừa cầu kỳ cởi bộ complê lỗi thời mà ông ta cố ý đặt may thật rộng, đến nỗi khoác lên thân hình phì nộn của ông ta mà nói vẫn cứ thùng thình, nhăn nhúm - kiểu giống hệt những chiếc quần và những chiếc áo khoác bằng vải láng mà người đàn ông xứ Lambarnen (ý nói Albert Schweitzer) nọ ưa thích. Trong thực tế, sự sùng bái mà Albert Lazarus dành cho con người nhân đức vĩ đại ở tít Phi châu xa xôi lên đến độ ông ta không chỉ bắt chước cách nói năng và trang phục, mà thậm chí khi tiếp xúc với đủ loại các nhà chức trách, ông ta còn tự buông thả vào một hành động có ý thức, cố tình, và bởi vậy đáng trừng phạt.
    ?oHọ tên ông?? người ta thường hỏi ông vì nghiệp vụ.
    ?oAlbert Lazarus? Ông ta luôn trả lời như vậy.
    Trong khi, tôn trọng sự thật, theo sổ khai sinh từ xa xưa ?" (may mà cũng từ lâu không thể lục thấy) tại phòng hộ tịch III thành phố Leipzig, tên ông ta là Paul Robert Wihelm Albert Lazarus. Giấu nhẹm chuyện đó, suốt đời ông ta khai Albert làm tên gọi chính của mình. Albert Lazarus cũng chơi đàn đạp hơi, một chiếc đàn nhỏ phù hợp với căn hộ của ông ta, và ông ta sùng bái Bach? (nhạc sĩ thiên tài người Đức, Johann Sebatian Bach (1685-1750)).
    Cẩn thận, ông ta treo bộ complê lên một chiếc mắc áo trong khoang và tiếp tục cởi quần áo. Ông ta đeo một chiếc cà vạt tự thắt, trên nút cà vạt đã bóng láng chễm chệ một viên ngọc thứ thiệt; một chiếc áo sơ mi cổ cứng, có thêu chữ ***g A.L; chiếc quần lót ống dài bằng vải bông. Tất cả chỗ quần áo này được ông ta giữ gìn tỉ mẩn. Ông ta để nguyên không cởi đôi tất đan tay dài đến đầu gối. Da dẻ trên tấm thân béo tốt của ông ta cũng hồng hào sạch sẽ như da mặt, giống da một đứa trẻ sơ sinh.
    Bây giờ ông ta chui vào một chiếc áo ngủ màu trắng, có thể buộc kín cổ bằng hai sợi dây màu hồng. Chiếc áo ngủ dài xuống tận gót chân, gấu viền màu hồng rất trang nhã, trên ngực lại hai chữ A.L ***g nhau. Ông béo lấy từ vali một hộp kẹo to và một kẹp tài liệu màu đen dày cộp. Ông ta vừa thở hắt ra, vừa khó nhọc nâng chiếc vali chẳng có gì là nặng đặt lên chiếc giá nhôm bên trên cửa sổ. Ông ta để nguyên túi khăn mặt bàn chải đánh răng trong đó. Ông ta không có ý định sử dụng bồn rửa trong khoang tàu. Ai mà biết được kẻ nào đã dùng nó trước ông ta? Ai đếm được có bao nhiêu vi trùng đang lúc nhúc trong chiếc bồn sứ và trong chiếc cốc đánh răng? Chỉ nghĩ tới đó mà ông béo đã thấy buồn nôn. Không bao giờ ông ta đánh răng rửa mặt trong tàu nằm.
    ..........
    Được ocean111 sửa chữa / chuyển vào 13:04 ngày 08/04/2007
  5. ocean111

    ocean111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Giờ đây ông ta kiểm tra lại xem gió có luồn qua khe cửa sổ không, để chắc chắn, ông ta khép kín tấm rèm bằng vải bông màu đen trước tấm kính như gương soi, và vặn nút lò sưởi từ nấc ?o1/2? lên hết cỡ, cho dù trong khoang đã khô nóng đến phát ngốt. Ông ta mở hộp kẹo, mắt chợt sáng rỡ ngắm nghía nội dung bên trong và bỏ tọt một viên kẹo bọc anh đào ngâm rượu cô nhắc vào mồm. Chiếc đồng hồ chuông mạ vàng được ông ta treo trên một cái móc đồng đã gỉ xanh loang lổ bên trên một hình tròn bọc nhung gắn vào bức tường gỗ dái ngựa cạnh chiếc gối, nơi mà từ bốn chục năm nay hẳn đã treo vô số đồng hồ. Toa tàu nằm hài hoà với người đàn ông sử dụng nó. Nếu hai năm nữa nó đáng quẳng ra bãi sắt gỉ, thì hai năm nữa người đàn ông này cũng định nghỉ hưu.
    Từ ba mươi mốt năm nay Lazarus là biên tập viên của một nhà xuất bản lớn ở Frankfurt, mười hai năm trở lại đây làm tổng biên tập. Ông ta chưa hề cưới vợ. Không con cái. Ông ta không ưa trẻ con. Ông ta không tham vọng, tốt bụng, nhút nhát và luôn đinh ninh rằng mình ốm sắp chết. Sự thật ông ta khoẻ như vâm, nếu bỏ qua chứng yêu gan hoàn toàn chẳng quan trọng gì mà chỉ mình ông ta phải trả giá theo sự tiêu thụ - hết sức bừa bãi, không theo chỉ định và thực ra bị bác sĩ cấm ?" cơ man nào là thuốc đủ loại cộng một chế độ ăn uống còn bừa bãi hơn. Albert Lazarus là một con người không có nhu cầu gì. Tiền tài cũng như đàn bà hay danh vọng chẳng khiến ông ta quan tâm mấy tí. Chỉ một đam mê duy nhất giữ ông ta trong móng vuốt của nó: Đồ ngọt! Sáng sáng ông ta ăn bánh Pudding thay quà sáng, tối uống chocolate nóng. Nếu tới nhà xuất bản làm việc hết trưa này sang trưa khác, ông ta mò đến một tiệm bánh ngọt gần đó, và năm này sang năm nọ, ngày nào cũng vậy, ông ta luôn chén một phát ba miếng bánh khác loại, những miếng bánh to tướng, đầy kem, màu sắc sặc sỡ, và không bao giờ quên dùng thêm váng sữa.
    Ông chủ nhà xuất bản biết mọi điểm yếu của Albert Lazarus. Ông ta biết mình có ông tổng biên tập là người mắc chứng bệnh tưởng vĩ đại nhất khắp thành phố lớn Frankfurt ?" thêm vào đó là một nhà phê bình chẳng thể mua chuộc của những bản thảo được gửi đến, một người đàn ông suốt ba chục năm qua luôn phát hiện và khuyến khích thêm những tài năng mới, đã đóng góp cho nhà xuất bản những cống hiến lớn hơn bất kỳ một nhân viên nào khác.
    Kẻ sùng bái nhà nhân đạo và bác sĩ lừng danh Albert Schweitzer đặt hộp kẹo xuống tấm thảm đỏ cạnh giường bên, đoạn ông ta nhấc tấm chăn bông dày, vừa rên vừa chui vào chăn. Ông ta với tay lấy chiếc kẹp tài liệu nằm dưới chân. Trước khi mở nó, ông ta còn chọn trong hộp kẹo một chiếc kẹo chocolate, và vừa đút vào mồm vừa lẩm bẩm: ?oChất độc. Chỉ thuần độc cho ta?. Ông ta nuốt, một tay áp lên tim, và chẳng hề cảm thấy đau đớn. Điều đó hình như khiến ông ta bực mình, vì mặt ông ta lộ vẻ giận giữ. Giận giữ, ông ta mở chiếc kẹp cất một tập bản thảo dày cộp ra. Trên trang đầu, dưới lần bìa, có đề:
    Dành cho ai đọc cuốn sách này:
    Tên tôi là Oliver Mansfeld. Tôi 21 tuổi và là con trai của Walter Mansfeld?

    Người đàn ông to béo hạ bản thảo xuống.
    Oliver Mansfeld?
    Một chiếc kẹo lạc. (Mình dù sao cũng chẳng còn sống đến mùa Giáng sinh sau. Thảy chúng ta đều ở trong tay Chúa).
    Con trai của Walter Mansfeld?
    Albert Lazarus chẳng biết gì về Oliver Mansfeld cả, chàng trai trẻ này cho đến nay chưa có gì nổi bật cả trong lĩnh vực văn học lẫn các lĩnh vực khác. Nhưng ông bố Walter của anh ta thì hầu như các bậc thành viên khắp cộng hoà liên bang đều biết tiếng là kẻ gây ra một trong những vụ bê bối lớn nhất thời hậu chiến.
    Một chiếc kẹo caramen bọc hạnh nhân nho nhỏ.
    Lazarus say sưa mút kẹo. Lúc này tàu chạy rất nhanh, trục quay hối hả. Hừm! Vậy là con trai của tên khốn nạn này viết một cuốn tiểu thuyết cơ đấy. Xem nào, xem nào. Lazarus xem lại bìa ngoài chiếc kẹp tài liệu. Theo đó thì bản thảo đến tay nhà xuất bản ngày 20 tháng 12 năm 1961, và cố nhiên ?" cô ả Meyer này ẩu quá thể, khi nào trở về mình sẽ cho một trận ?" nó đã nằm còng queo ở đấy suốt dịp Giáng sinh và dịp Tết. Mãi đến sáng hôm qua cái cô ả Meyer, kẻ sẽ được một mẻ khi mình quay về ấy, mới giúi vào tay mình mà bảo: ?oBiết đâu ông có thể xem trên đường đi, thưa ông Lazarus?.
    ..........
    Được ocean111 sửa chữa / chuyển vào 13:06 ngày 08/04/2007
  6. ocean111

    ocean111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Nhà xuất bản Frankfurt có các chi nhánh ở Wien, Berlin và Zuerich. Lazarus cần bàn bạc một số công việc ở Wien vào thứ hai, ngày 8 tháng 1 năm 1962. Đi tàu tới đó mất chừng 21 tiếng. Vì vậy ông ta cầm bản thảo theo, vả lại ông ta rất thích đọc vào ban đêm.
    Nào thử xem (có lẽ thêm một chiếc kẹo anh đào ngâm cô nhắc)
    ? thử xem anh bạn trẻ có gì muốn nói.
    Tôi muốn trở thành nhà văn. Bản thảo này là một thử nghiệm bước đầu. Tôi tự biết hơn ai hết những nhược điểm của cuốn sách, cuốn sách không có chương kết vì những lý do mà người biên tập rồi sẽ hiểu rõ chẳng cần bình luận. Bản thảo nằm đây là một cuốn tiểu thuyết viết về người thật việc thật mà các nhân vật (vẫn) chưa được thay họ đổi tên?
    Một cuốn tiểu thuyết viết về người thật việc thật mà các nhân vật (vẫn) chưa được thay họ đổi tên?
    Lazarus nghĩ ngợi:
    Anh chàng này hoặc rất ngây thơ hoặc vô cùng quỷ quyệt. Một chuyện giật gân nhỏ chăng? Để trả thù ông bố chăng? Hay khêu gợi sự thích thú của người đọc? Lazarus biết nhiều mánh khoé của nhiều nhà văn. Xét cho cùng, ở đây có cái gì đó mới mẻ.
    Tôi nghĩ trong cuốn sách đầu tay của mình, tác giả nào cũng gần như chỉ sử dụng những vốn sống của bản thân đã từng khiến anh ta hết sức xúc động?
    Độc, thuần độc cho mình. Lazarus bỏ vào mồm một chiếc kẹo chocolate nguy hại có trộn những mẩu hồ đào.
    Cuốn sách của tôi cũng đã ra đời như thế, có lẽ tôi nên nói: ?ocuốn nhật ký của tôi? thì hơn, vì nó được viết gần như trong thời hiện tại, từ tên các nhân vật hành động, đến những địa điểm xảy ra hành động, lẫn bản thân hành động, đều không bị sửa đổi. Những gì được viết trong những trang tiếp theo là sự thật?
    Hay lắm. Lúc này một mẩu hồ đào bị giắt trong chiếc răng sâu, biết ngay mà.
    ? sự thật đúng như tôi đã trải qua.

    Cậu đã biết gì về sự thật, hở cậu bé?
    Người ta chẳng dễ dàng trao tay một cuốn nhật ký, đặc biệt nếu nó ghi chép những chuyện riêng tư, thầm kín như cuốn này. Nói chung người ta càng hiếm khi muốn nó được in phổ biên rộng rãi. Tôi có nguyện vọng đó, và tôi trao bản thảo của tôi với sự đồng ý chắc chắn của người phụ nữ mà tôi viết tặng. Người phụ nữ này và tôi yêu nhau. Cuốn tiểu thuyết của tôi là câu chuyện về mối tình ấy?
    Ơn Chúa, giờ mình đã lấy lưỡi đẩy được mẩu hồ đào ra rồi. Mình còn lê đến ông nha sĩ làm gì nữa, một khi mình khó lòng sống nổi tới mùa xuân sang năm? Nhưng thôi không chén hồ đào nữa, tốt hơn là một viên kẹo hạnh nhân.
    ? và chúng tôi bất chấp những người khác nghĩ gì. Nếu chỉ vì hai chúng tôi, thì khỏi cần thay đổi cả tên nàng lẫn tên tôi.
    Một giờ nữa chúng tôi sẽ cùng nhau mang bản thảo này ra bưu điện và gửi tới nhà xuất bản của các ông, vì chúng tôi đã có một quyết định cho phép tôi giờ đây không chút sợ hãi và xấu hổ, nói ra sự thật với toàn thế giới?

    Lazarus dùng bàn tay trái còn rảnh vuốt chòm ria rậm rì rủ bên mép trái, khiến một mẩu chocolate rớt xuống khăn trải giường, và càu nhàu. Không chút sợ hãi và xấu hổ. Vậy đấy. Rốt cuộc chúng ta đã rõ: sách khiêu dâm.
    Thằng nhỏ đã điều tra tìm hiểu và khẳng định rằng đây là thế kỷ của văn chương khiêu dâm. Loại thanh lịch, đương nhiên rồi, in ra tại những nhà xuất bản thanh lịch. Tại một nhà xuất bản ví như nhà xuất bản của chúng ta đây. Có điều chúng ta chưa cho ra một cuốn nào như vậy cả.
    Cái đó không phụ thuộc vào ông chủ của ta, mà vào ta. Ta chưa tìm được cái gì cho ra hồn. Ông chủ của ta là một con người tân tiến. ?oVăn học hiện đại ?" đành rằng đó là thứ rác rưởi?, ông ta nói. ?oNhưng nếu không ta sẽ phá sản. Ông thử nhìn mà xem! ?oPhu nhân Chatterley? đấy! ?oLolita? đấy! (tên những tác phẩm văn học có khuynh hướng ******** khá nổi tiếng). Tất nhiên bên cạnh đó ta vẫn có thể cho ra vô số sách văn chương cao siêu. Còn sách chuyên môn nữa! Sách chuyên môn bao giờ cũng bán chạy. Nhưng sách viễn tưởng thì thế nào? Xin hỏi ông, ông Lazarus, tôi trả lương cho ông để làm gì mới được chứ? Để ông hết năm này sang năm khác ngồi lì ra ở đây và toan bắt tôi xài mãi dăm cái ngài thi sĩ của ông hả?? Ông ấy nói như vậy đấy, một con người hiện đại. Ta vốn cổ lỗ sĩ.
    Ta cho rằng chẳng cần văn chương khiêu dâm công việc vẫn chạy như thường. Lỗi ở Hemingway cả. Ông ta đầu têu. Nhưng trong sách của Hemingway, những chữ tục tĩu nhất người ta chỉ in chữ cái đầu tiên và chữ cái cuối cùng. Ngày nay họ in toẹt ra hết.
    Mặt khác ông chủ xuất bản luôn tử tế với ta. Suốt đời ta làm việc cho ông ấy. Hai năm nữa ta sẽ giã từ ông ấy, à mà không, có lẽ sớm hơn. Do hoàn cảnh. Ông ấy sẽ không nỡ chửi mắng một kẻ đã chết. Thật ra chỉ vì nghĩa bạn bè mà ta sẽ gắng làm cho ông ấy một cuốn ra trò, béo bở, trước khi ta về chầu giời.
    ..............
    Được ocean111 sửa chữa / chuyển vào 13:10 ngày 08/04/2007
  7. ocean111

    ocean111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Hy vọng rằng cậu bé sẽ còn viết với cái giọng kể rời rạc tiện đâu bậy đấy mà thiên hạ gọi là ?ođộc thoại nội tâm?, ôi chao, ôi chao, và nữa, xin mời, đã thế lại bằng một thứ tiếng Đức kém cỏi, chấm phẩy sai toét nữa mới được! Hoặc chẳng chấm phẩy ráo càng hay! Rồi chúng ta sẽ rao bán cậu ta như một James Joyce của nước Đức. Như là sự so sánh của Henry Miller. Nhưng cốt sao cậu ta đừng viết những chuyện bẩn thỉu một cách trừu tượng! Chả là ở nước ta có cả đống những thằng ngốc viết lách kiểu ấy. (Chính bởi thế mà ta chưa bắt gặp cuốn sách nào cho ra hồn). Nếu không các bà nội trợ Đức sẽ ngồi đực ra, và nếu bà không có một cô con gái thông minh tuổi choai choai giải thích cho, hẳn bà sẽ đâm nghi ngờ tất cả những gì bà biết về cơ thể học, cứ xoắn hai bàn tay mà tự hỏi: người ta đang tả chuyện gì thế này nhỉ? Nàng đang làm gì chàng? Chữ này là bao nhiêu mới được chứ? Mà bà cũng chẳng tìm nổi từ ngoại lai trong cuốn từ điển Brockhaus?
    Nhưng biết đâu lần này chúng ta gặp may.
    Albert Lazarus xem thử bản thảo dày bao nhiêu trang.
    743 trang.
    19 mác 80. Hẳn chúng ta không thể in ra với giá rẻ hơn.
    Nhưng nếu cậu ta là một con người có lý trí, biết diễn tả rõ ràng những gì cần diễn tả rõ ràng, và nêu thêm vào đó còn lật tẩy những chuyện đen tối của ông bố, thằng cha buôn lậu ấy ?" thì chúng ta có thể cho ra mắt ngon lành 10,000 bản ngay từ lần in đầu tiên!
    Đó là nếu.
    Có lẽ nên làm thêm một chiếc kẹo lạc.
    Có hơn một kẻ trong câu chuyện tình của chúng tôi bị mô tả một cách ghê tởm, hoặc đến mức hắn có thể thấy danh dự của mình bị xúc phạm hay tình cảm bị tổn thương?
    Ra thế này đây. Lại chẳng nước non gì. Ta đã biết ngay mà.
    ? trước hết là cha tôi và cô Stahlmann, và tôi thừa nhận rằng tôi hết sức mãn nguyện khi vạch trần chính họ trước bàn dân thiên hạ cùng sự đồi bại và các thói hư tật xấu của họ, khi mô tả họ đúng như họ trong thực tế.
    Một loé hy vọng. Cậu chàng có vẻ thực sự ngây thơ. Tất nhiên sự ngây thơ cũng được giá lắm. Mà lại là sự ngây thơ đi đôi với văn khiêu dâm cơ chứ?
    Yên nào, yên nào!
    Đọc tiếp đi.
    Ta đã quá thường xuyên bị thất vọng. Một lũ các cậu ngây thơ, lông bông và chẳng biết viết lách gì. Chúng ta đã từng nếm đủ.
    Nhưng nếu chúng ta giũ nguyên những cái tên Mansfeld, Stahkmann và chỉ thay đổi tên họ của tất cả các nhân vật khác và các địa điểm hành động, thì chẳng ích gì. Tôi nghe nói mỗi con người đều có cái gọi là quyền bảo vệ nhân phẩm?
    Phải cậu bé, cậu đã nghe nói rồi chứ?
    ? và có thể kháng nghị khi bị đưa thành nhân vật vào tiểu thuyết một cách lộ liễu, cho dù nhân vật đó được mô tả hoàn toàn tích cực và đáng yêu.
    Mình không được ăn kẹo nữa, nếu không sẽ ốm mất. Ôi dào, đằng nào mình cũng chết. Ung thư gan mà. Có điều các bác sĩ không cho mình biết đấy thôi. Một chiếc kẹo anh đào tẩm cô nhắc nữa. Cậu chàng này đến là kỳ cục. Chắc chắn không phải một thằng ngốc. Một khi các nhà xuất bản khác đã in ?oChiếc chìa khoá? và ?oChiếc gối?, thì rốt cuộc cớ sao chúng ta lại chẳng cũng?.
    Đó là tình trạng khó xử mà tôi đang mắc vào. Tôi xin các ông, thưa các ông, các bậc chuyên gia trong lĩnh vực này, hãy kiểm tra bản thảo của tôi dưới các khía cạnh trên và cố vấn cho tôi về mặt pháp lý, nếu nó khiến các ông quan tâm. Tôi sẽ rất sẵn lòng sửa lại cuốn sách theo sự khuyên bảo của các ông. Xin cảm ơn các ông trước vì đã bỏ công đọc giúp. Oliver Mansfeld.
    Kẹo lạc vẫn hay hơn cả, Lazarus nghĩ. Ông ta lật trang sau. Trên đó đề:
    TÌNH YÊU CHỈ LÀ LỜI NÓI
    Tiểu thuyết​
    Albert Lazarus cảm thấy hơi đau trong dạ dày. Đấy nhé, ông ta tự nhủ đầy mãn nguyện, giờ thì ta ốm rồi. Đoạn bắt đầu đọc.
    ........
    Được ocean111 sửa chữa / chuyển vào 17:14 ngày 08/04/2007
  8. ocean111

    ocean111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Iem vốn thích số 6
    [​IMG]
    Mai iem phải đi có việc bận đến thứ 5 mới về, nếu có bác nào đang theo dõi câu chuyện này thì kiên nhẫn nhá, iem về là iem lại post ngay đấy!
  9. ocean111

    ocean111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Trước lúc đi vào đây làm phát, biết đâu không về nữa, hic hic hic
    Ông ta đọc đến khoảng 3 giờ sáng, sau đó để chuông chiếc đồng hồ mạ vàng vào 7 giờ 30 phút và đánh răng bằng nước khoáng. Rốt cuộc ông ta hơi hé tấm rèm vải bóng, nhìn ra trời đêm. Lúc này đoàn đang chạy trên chặng đường giữa Muenchen và Rosenheim. Ở đây tuyết không rơi. Lazarus thấy những ngọn đèn đơn côi lướt qua, nghe tiếng ù ù của cơn lốc ban đêm làm lắc lư các mối móc giữa các toa. Ông ta đã xem lướt khoảng một nửa bản thảo, ?ođọc qua?, nói theo biệt ngữ chuyên môn của ông ta, và ông ta bỗng trở nên buồn bã và bối rối.
    Trở lại giường, Lazarus phân tích tâm trạng của mình. Không phải tập bản thảo đã làm ông ta bối rối (ông ta đã quên biến mất ông chủ xuất bản cùng các quan niệm của ông chủ về những đề tài in béo bở). Không - Cuốn tiểu thuyết này quả là một ?otác phẩm đầu tay?, nhiều chỗ cần phải sửa chữa nếu không nói là không dùng được, thêm nữa nó được viết bằng một thứ ngôn ngữ thoạt đầu khiến người đọc khá là bực tức và khó chịu, đến nỗi ông ta luôn phải dằn lòng không ném chiếc kẹp tài liệu xuống bàn để có thể vẫn tiếp tục đọc.
    Lazarus nhận thấy tâm trạng mình hẳn do hai điểm. Thứ nhất, ông ta - một kẻ độc thân tuổi xế chiều không ưa con trẻ - cho tới nay không hề hay biết tí gì về cái thế giới mà cuốn sách phản ánh, và ông ta có cảm tưởng như mình là một chàng khổng lồ đột nhiên bị quăng vào vương quốc của những chú lùn mà không hề chủ tâm, không hề được chuẩn bị trước. Và thứ hai, hừm, âu cũng là tôn trọng sự thật (Lazarus khẽ ợ và trở mình trên đệm), thứ hai: cái ông ta vừa đọc là câu chuyện tình đầu tiên lọt vào mắt ông ta kể từ nhiều năm nay. Trằn trọc mãi về những gì đã đọc, cuối cùng người đàn ông 58 tuổi này rơi vào một giấc ngủ nặng nề và mơ một giấc mơ buồn, lộn xộn mà ông ta được lôi ra khỏi vào đúng 7 giờ 30 phút bởi tiếng chuông chói ta của chiếc đồng hồ.
    Ở Wien rất lạnh, song khô ráo.
    Albert Lazarus suốt ngày hội ý, bàn bạc, ông ta hoàn thành các công việc của mình một cách lơ đãng và rõ ràng là luôn bận rộn với những luồng suy nghĩ hoàn toàn khác không liên quan gì đến chuyện đang bàn, đến nỗi những người đối thoại với ông ta hơn một lần bực mình về con người bình thường vốn làm việc chính xác và tập trung; nhưng vì lịch sự mà họ im lặng.
    Vừa vào khoang riêng trong toa nằm của đoàn tàu ?oParis-Express? rơi Wien lúc 22 giờ 15, Lazarus đã trở lại giường và đọc nốt tập bản thảo. Lần này ông ta không ăn kẹo bọc chocolate. Khoảng 4 giờ sáng, ông ta đặt kẹp tài liệu sang một bên, và người đàn ông béo tốt trong chiếc áo ngủ nực cười ấy ngồi thẳng, trân trối nhìn hồi lâu vào khoảng không. Ông ta cứ thế ngủ thiếp đi, không để chuông đồng hồ cũng chẳng đánh răng. Một giờ trước khi tàu về tới Frankfurt, người soát vé vào đánh thức Lazarus và mang trà lại. Anh ta thấy vị hành khách ở khoang riêng số 13/14 đang nằm trên một chiếc giường nhăn nhúm, tâm trạng bực bội và nóng nảy.
    Ở Hessen tuyết rơi dữ dội không hề suy giảm, một phần chặng đường sắt bị lấp kín. Vì vậy mà trong lúc quý khách còn ngủ tàu đã phải dừng lại vài lần, người soát vé kể. Vừa húp trà nóng, Lazarus vừa lẳng lặng nghe anh chàng mặc đồng phục mà nâu huyên thiên; sau khi xin phép, anh này kéo chiếc rèm đen che cửa sổ lên, và thế là, trước cặp mắt đỏ ngầu của Albert Lazarus mở ra một sa mạc mênh mông trắng.
    ?oỞ phía Bắc nước Đức hẳn còn tồi tệ hơn.?
    ?oVậy à.?
    ?oPhần lớn các tuyến đường sắt hấu như bị cắt đứt, đường dây điện thoại bị phá hỏng. Sân bay Frankfurt và các sân bay khác tạm ngừng hoạt động.?
    ?oVậy à.?
    ?oTôi không muốn làm phiền quý ông.?
    ?oVậy anh đừng làm,? Lazarus nói. Từ một phần tư thế kỷ nay, không có một lời nào bất lịch sự nhường ấy phát ra từ cái miệng tròn và mỏng của người đàn ông to béo, kẻ mặc dù rất khỏe mạnh lại mắc chứng nhút nhát tới mức bệnh hoạn đó. Người soát vé tự ái cút thẳng.
    Sáng nay Albert Lazarus cảm thấy khó ở. Ông ta, kẻ không tuần nào không tìm đến một chuyên gia khám bệnh, cứ mỗi quý lại đổi một chuyên gia khác và gọi tất cả bọn họ là lũ lang băm, vì ai cũng khẳng định, với ông ta có mỗi một điều mà ông ta không muốn nghe: đó là ông ta hoàn toàn khoẻ mạnh. Trong buổi sáng ngày 9 tháng 1 năm 1962 này, một giờ trước khi về đến Frankfurt, Albert Lazarus có những cảm giác thật sự của một con người trước khi đổ bệnh nặng, thậm chí lại vào một thời điểm còn quá sớm, khiến ông ta không xác định được sự khó chịu âm ỉ, giày vò này bắt nguồn từ đâu.
    Lazarus lôi hộp thuốc ra. Ông ta nuốt những viên thuốc và đếm từng giọt thuốc rỏ xuống chiếc thìa cà phê. Nhưng trong khi ông ta, chân đi bit tất, vừa nguyền rủa bà giúp việc đã quên bỏ đôi giày trong nhà vào vali, vừa cạo râu bằng máy trước tấm gương gắn trên tường và mặc quần áo, thì sự khó ở tiếp tục gia tăng. Đầu nhức. Người ớn lạnh. Lại đóng bộ complê lỗi thời mặc dù trong khoang được sưởi ấm rực, ông ta xỏ tay vào chiếc áo khoác mùa đông mũ cổ lỗ sĩ vành bẻ cong xuống (giống hệt Scheitzer!), trước khi ngồi vào cạnh cửa sổ và đăm đăm nhìn ra trận tuyết đổ gớm ghê nhấn chìm toàn bộ vùng đất trong một sự hỗn độn trắng xoá vô tận duy nhất. Những bông tuyết chỉ tan trên mặt kính của sổ được sưởi ấm.
    Lát sau Lazarus cảm thấy chóng mặt. Ông ta gục đầu xuống và nhận thấy mình vẫn xỏ độc bít tất ngồi đó. Cái mụ khốn Martha - bất chấp thân hình phì nộn, vừa gắng cúi xuống xỏ chân vào đôi giày ống buộc dây, ông ta vừa nghĩ ?" mình sẽ bị cảm lạnh vì đêm qua và đêm nay cứ chân không giày dạo quanh trong khoang tàu.
    Cái ?omụ khốn Martha? ấy là một cô gái già chuyên lo cái công việc nội trợ ít ỏi cho Albert Lazarus từ trên mười bảy năm nay. Ông ta không hút thuốc. Không uống rượu. Suốt đời chưa hề quan hệ với đàn bà. Ngay cả với cô Martha (52 tuổi), ông ta cũng không gắn bó bằng một mối quan hệ nào thực sự có thể gọi là giữa con người với nhau, bất chấp mười bảy năm cộng tác. Đôi khi nổi đoá lên (thường là sau khi một chuyên gia lại vừa khẳng định với Lazarus tình trạng sức khoẻ tuyệt vời của ông ta), người đàn ông tuổi xế chiều này lại vin vào một cái cớ nực cười nhất để buộc cô gái già thôi việc ?" mà lần nào cũng sau ngày 15. Vì theo hợp đồng, quan hệ công việc bao giờ cũng chỉ có thể bãi bỏ trước ngày 15, nên cô Martha lần nào cũng thẳng thừng là lạnh lùng khước từ lệnh sa thải, còn Lazarus lại buông xuôi vụ đó. Cái trò chơi kỳ cục mà họ cùng tham gia mười bảy năm nay ấy là thứ duy nhất gắn bó hai người với nhau, nhịp cầu duy nhất bắc qua hai bờ vực cô đơn của hai người.
    Mình đợi thêm vài hôm nữa, Lazarus ngẫm nghĩ, tay buộc ống giày, nếu lại đâm ra cúm thì lần này mình sẽ tống cổ mụ. Vài hôm nữa mới đến ngày 15?
  10. thuz

    thuz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    à, tác phẩm " Love just is a word " đây mà , nhớ là đọc xong thì nước mắt, mũi thi nhau rơi
    từ hồi đọc quyển ấy, tớ cúng chả tin vào tình yêu nữa

Chia sẻ trang này