1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÌNH YÊU CỦA NGƯỜI LÍNH

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi tomca, 22/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tomca

    tomca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Dòng nhật ký cuối cùng của H
    Viết về S
    Nếu như trở về Choams''ram đọc thư em chia tay, thì anh vơi nỗi buồn trước giờ ra trận. Anh không mang theo giấy tờ, tên thành phố, số nhà vẽ đầy trên aó.
    Em để lại cho anh, cho em tình yêu tuổi trẻ, kỷ niệm xưa vẫn đầy như nước Hồ Tây tháng Baỷ. Mực tím thơm, giấy hồng lạt như cánh hoa đào phai, như má em không son phấn.
    Chúng ta không có lỗi, cuộc đời có thể lỗi với chúng ta, chiến tranh là tàn khốc. Anh không dám hứa ngày về với em khi đụn mối bên đường nuôi dưỡng mùa măng.
    Đắng lòng ngậm nỗi buồn, cam lòng ra đi, anh mong nhưng không dám chắc ngày về, anh không say chiến chinh, chỉ say tình em dù trong xa cách.
    Đồng đội xác nhận, anh đôi lần gọi tên em trong cơn sốt mùa khô. Khát lắm, có lẽ khát tình em, khát que kem mà dòng sông mùa khô cạn.
    Từ đáy lòng, anh khẳng định yêu em, yêu em hơn tuổi thơ đến trường, hơn cả môi hồng dập ngã khi em đuổi anh, hơn phần quà bánh ta chia nhau.
    Chưa phải tiếng chim hót trong bụi mận gai, anh đã nhìn thấy dấu chấm mờ chân trời Choams''ram.
    Ở đâu đó, phía ta hay giặc, ngày mai, mãi nữa nếu chiến tranh không chấm dứt thì bao số phận không buồn nhưng có thể chấm mờ cuối chân mây bão tố.
    Nói vĩnh biệt em sẽ là tàn nhẫn.
    Hà Nội ngày về có em, bạn bè, anh sẽ về nếu như tình yêu em vẫn đuổi theo, che chắn anh, để mũi tên, hòn đạn, tai nạn đáng phải tuyệt vọng trước tình em, trước tình anh,..
    Trước tình yêu của chúng ta phải có cái gì bất lực.
    Anh H,
    PRVH. CPC, Mùa khô 198...
    HẠ CHÍ
  2. tomca

    tomca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Đông Bắc Xứ quạ đen.
    T thân mến!
    Mùa khô về miền Đông Bắc Tháp Chùa, nước để ăn, tắm giặt có nắng gió. Giá như có bức hình chụp bọn mình lúc này chắc là ngộ nghĩnh cho tương lai. Pháo cầm canh hai bên không ngủ, vô tình rơi về thiên cổ mươi người. Ngày mai, chúng tớ đi về biên giới nước thứ ba để nói với họ rằng chiến tranh nên chấm dứt.
    T ở cuối dòng sông chảy vào đất họ (sông Kỳ cùng -TC), cũng mùa khô lá úa có buồn không? Dù sao bạn vẫn ở trong hình chữ S, gửi linh hồn về Hà Nội gần hơn! H xa quá, cả nhiều ngàn cây số, bạn bè ngủ kỹ dọc đường qua mấy mùa măng.
    Còn nhớ ngày vô tình về phép gặp nhau, hai đứa nắm tay nhìn vào trường Bưởi . T bảo gửi ước mơ lên tán xã cừ xanh, mình đã để một phần hồn dưới Hồ Tây rồi đấy, chúng mình nắm tay như hay thằng ngố. T đòi hai đứa ngồi xích lô bác già, mình thấy ?okhả ố? quá, nên thôi.
    Người tình đã đẩy hồn mình ra khỏi trái tim cô bé. Chúng mình không khôn được đâu, học chưa hết cấp. Cô bé hàng nước mà T vẫn kể, sao hôm ấy không đưa mình qua đó uống trà, ngắm em xinh?
    Lại pháo nổ, mùa khô khát quá, khát hơn cả khát tình yêu . Không biết ngày về, Hà Nội còn những ai ngày ấy, ngày chúng mình vô tư lên đường, ngày chúng mình giã từ tuổi thơ,... nhớ mùa đào quất Nhật Tân, nhớ nhiều lắm T ạ.
    Chúng mình lại chia tay ở ga Hàng Cỏ, người Nam- kẻ Bắc, T ngược về biên ải, mình vượt hẳn đường biên sang đất bạn. May mắn nhé, mình còn nợ đời, nợ mẹ, nợ em.
    Bây giờ Mình sắp lại chút đồ đem đi, để lại.
    Anlung mùa khô này lần cuối nghe.
    H.. 198... Anlung- Prechvihia-CPC
  3. tomca

    tomca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    2ù>
    Cuỏằ'i mạa Đông nfm ỏƠy sỏằ'ng nhà dÂn
    Đêm 'ặĂn côi úp ngỏằưa mỏãt trên sàn.
    Xỏp cÂy súng, gỏằ'i 'ỏĐu lên bfng 'ỏĂn
    dỏằƠ giỏƠc mặĂ chơm vào mạa phặỏằÊng nỏằY,
    tiỏng ve sỏĐu khĂt nặỏằ>c ngÂn ngaõ?Ư
    Mỏt rĂo hoỏÊnh nhặng tỏ** nông tÂm thỏằâc:
    tiỏng ai gào than khóc phỏưn lê dÂn,
    có tiỏng thât cỏằĐa 'oàn quÂn xung trỏưn,
    tiỏng dỏằ-i hỏằn ai 'ó chỏt bi thặặĂng.
    Cha tỏằô vạng 'ỏằc 'ỏằTc,
    men Kinh Thành rau- hoa- lúa sinh con.
    LĂ rau xanh nhiỏằu hặĂn trang sĂch hỏằc,
    'ỏằ"ng 'ỏƠt lỏĐy bạn quen mỏt tuỏằ.i ỏƠu thặĂ,
    tỏưp vỏằY câ ai cho?
    cuỏằ'n truyỏằ?n xặa bỏ** rỏưp,
    con hỏằc mỏằTt thặĂơ nay gỏằưi lỏĂi cho em.
    NặĂi chiỏn trỏưn mạa xuÂn 'ỏn sỏằ>m,
    Tỏt chặa 'ỏĐy tuỏĐn sặặĂng trỏng cuỏằ'n mơnh 'i.
    Đêm lỏĂi 'êm, sỏằ' chúng mơnh mỏt 'en,
    chÂn 'en nhặ thÂn súng,
    'ỏằâng trong 'ỏằTi hơnh lỏĐn lặỏằÊt bặỏằ>c lên xe.
    "i sỏằ' phỏưn! 'Ê lên thạng xe GĂt,
    hòm xỏp thạng sau 'ó 'Ê thành quen.
    Sỏằ'ng chỏt cạng 'ỏằ"ng 'ỏằTi chÂn 'en,
    'ỏằâa mỏằTt chỏằ bỏằ 'ôi 'ỏằc thông hặĂn nguyên vỏạn.
    Nfm thĂng ỏƠy nuôi bao mỏ** ặỏằ>c hỏạn:
    Sông nặỏằ>c hiỏằn hòa khoai lúa xóm thặĂm hặặĂng.
    ĐặỏằÊc trỏằY vỏằ sỏằ'ng trỏằn vỏạn 'ỏằi thặỏằng,
    nay bỏĐu bỏĂn xe ôm, rỏằưa sỏằưa xe ngoài bÊi.
    Có bao giỏằ? không bao giỏằ chúng mơnh chỏằ'i cÊi,
    cÂy súng ngang nòng yên phưa trặỏằ>c phưa sau.
    BỏĂn tiỏc nuỏằ'i tuỏằ.i thặĂ không 'ặỏằÊc vào lỏằ>p mỏằTt,
    tôi tỏằô giÊ mĂi trặỏằng phặỏằÊng 'ỏằ- dỏằ không anh?
    Con công thỏĐn, có 'ỏằâa khĂc con dÂn,
    'ỏằông trĂch cỏằâ! mĂu lỏằưa chia cho khỏp.
    Tôi không muỏằ'n nhỏc,
    nhặng tỏĐng sÂu tÂm thỏằâc:
    Gỏằi hỏằ"n vỏằ,
    bỏĂn nói mạa xuÂn chiỏn trỏưn,
    vỏt thặặĂng quỏưt ngÊ ngặỏằi,
    nghe mỏ** cỏằ gÊi lặng.
  4. tomca

    tomca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Đi qua thành cổ
    (tặng anh của TC)

    Mẹ mong con được về bên thành cổ
    Học nên người danh giá của đời xưa
    Mẹ tảo tần nhận về mình gian khổ
    Cắm cây mạ xuống đồng sớm nắng chiều mưa.
    Bàn tay mẹ mùa hanh khô nứt nẻ
    Đòn gánh cong vai áo bạc nhòa
    Con chầm chậm bước chân qua Thành cổ?
    Lỡ chuyến tàu về ?chờ đợi một sân ga.
    Bạn bè con chỉ một lần đi qua !
    Hà Nội đẹp, mẹ ơi ! con mơ ước
    Nhưng cuộc chiến không thể nào tránh được.
    Con trở về lỡ hẹn với tuổi thơ!
    Xếp hàng mua một gói lớn kem que
    Nhờ đứa bạn mua thêm kem cốc
    Chuyến tàu ngược nhọc nhằn leo giốc
    Lưng áo ướt đầm khi mẹ đỡ ba lô.
  5. tomca

    tomca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    ÂM HỒN CA
    Về dưới đất chúng tôi giải ngũ
    Làm sạch sông rỉ sắt máu xương tàn
    Trần thế dội 1000 đời chưa yên nghỉ
    Ô nhiễm màu quỷ sứ khoắng không tan.
    Khác dương trần chúng tôi không cần ăn
    Chỉ hít thở khí trời tắm ánh trăng mơ mộng
    Thân nát tan nhưng hồn còn lẽ sống
    Trời thương tình cho siêu thoát tầng cao.
    Tôi được Giời đưa đến một vì sao
    Nghe ngân nga nhịp chuông chiều trần thế
    Tiếng mõ chùa khóc than lên thượng đế
    Nhắc người còn thương nhớ mãi người đi.
    Đám mây trời hương khói vọng ngàn thu
    Tạo hóa múa rạt bay miền phiêu lãng
    Qua núi đồi, bình nguyên vì sao sáng
    Lại gặp hồn xưa cũ thuở hồng hoang:
    Đàn con cháu vua Hùng sống lang thang
    Đứa trèo cọ, hái măng, tìm trám rụng
    Đám con gái quần hồng áo thụng
    Tắm táp trần ca múa bến Hát giang.
    Đã là ?otiên? còn xấu hổ quay ngang
    Trốn ánh mắt Trưng Nữ vương tuyệt mệnh
    Là người lính suốt đời tôi tuân lệnh
    Cho phần hồn yên phận chốn xa xăm.
    Đã bao lần tôi định ghé về thăm
    Mang trái cấm trở về dưng mà em đã lớn
    Mang bút thần vào phòng thi quá muộn
    Tìm gói quà biếu mẹ, lúc đi xa.
    Lục lọi tìm ngọn roi tre của cha
    Xem có vết quất vào mông đứa trẻ
    Đi dưới trời sao trên đường cây chẵn lẻ
    Ngồi quán cóc lề đường trả lại món tiền dư,?
    Lang thang một hồi gặp lũ quân Ngô
    Bám cột buồm rên la thú tội
    Chỗ nước cạn thấy đứa bơi, đứa lội
    Sũng áo quần miệng gọi : Mẹ ơi!
    Chút thương tình tôi định đến tận nơi
    Vứt thân chuối cứu một thằng sắp đuối
    Đứa trên bờ hét la xua đuổi:
    -Mày là người hay ma quỷ nơi đây?
    Lũ cùng đường mẹ bảo: ?ođừng rây?
    Theo ngọn gió Thiên hà lạc vào thôn ổ
    Gặp tấm thân hình người còn vai cổ
    Cau đứt ngọn bên trời treo mấy cái đầu lâu.
    Thập nhị sứ quân không biết về đâu
    Thấp thoáng cờ lau đàn trâu nghé ngọ
    Vạn Thắng vương Tiên hoàng lâm cảnh ngộ
    Oan hồn Ngài mắc đá núi Hoa Lư.
    Chân vấp vào vật cứng trơ trơ
    Máu không chảy, không đau, không buốt
    Ôi! đồ sứ tuyền vân hoa nà nuột
    Quan tướng nào làm giặc trước nhà buôn
    Chén sứ ngà ngàn năm không mỏi buồn
    Dưới nắng gió trơ gan cùng tuế nguyệt
    Người sản xuất biết rằng mình sẽ chết
    Gửi tài hoa, tâm tưởng chỗ miệng và.
    Một ngôi chùa hẻo lánh tôi qua
    Hương khói thơm hoa quả tươi quyến rũ
    Ông từ già gật gù cơn đói ngủ
    Chiêu thánh hoàng cô quạnh vào ra?
    Nàng giơ tay vẫy vẫy từ xa
    Em lạy chị! Tôi chắp tay phủ phục
    Sô kiếp đời trên dòng sông uấn khúc
    Cõi Thiên đàng Người được cúng chùa thơm
    -Tôi thần dân, nửa cuộc đời đói cơm
    May lúc bé mẹ thương nhường khoai sắn
    Đồng đội chết chỉ vì thua con rắn
    Đói lả người vật vạ giữa rừng hoang.
    Vì sao này chưa phải chốn cao sang
    Khói dương trần bốc bài đồ hàng mã
    Tàn tre, giấy, gỗ mành rơi lả tả
    Khói khét trời, thuốc súng cháy bùng lên.
    Ở nơi kia còn có một mũi tên
    Chĩa mũi nhọn xóc xâu vàng oanh nhỏ
    Con chim hót ngang chừng há mỏ
    Thuốc độc ngấm dần nhức nhối trái tim.
    Thấp thoáng bên sông lũ người lặng im
    Đẩy chiếc ống đồng quan tài người sống
    Có vài đứa sao lại ôm con ngỗng
    Đến giữa dòng chúng thả ngỗng bơi
    Vang trong thinh không một tiếng ngỗng trời
    Vọng đến nơi đâu thanh bình tới đó
    Đàn thiên nga nô đùa cùng trăng gió
    Tuổi thơ tôi yên ả trước ao nhà.
    Hồn nhẹ nhàng bát ngát cánh đồng hoa
    Phủ lên xe ngày em làm đám cưới
    Tấp nấm mồ yên lành bao đồng đội
    Hương tỏa tràn chen lấn cỏ cây hoang.
    Những oan hồn bị vùi dập trái ngang
    Thân giãy giụa khóc than đòi chết lại
    Trách ông hoàng lên ngôi bằng man dại
    Để đất nước điêu tàn ngọn lửa nướng dân đen.
    Kẻ xin hàng cầm ngược một mũi tên
    Tay tự trói mặt mày nhem nhơ nhuốc
    Lời sám hối dường như y đã thuộc
    Mong được về miền tuyết trắng mộng mơ
    Rách tả tơi kiêu hãnh một ngọn cờ
    Gió thiên hà không mang theo hơi nước
    Đến muôn đời vinh quanh này giữ được
    Giọt máu đào tươi thắm lá cờ vua.
    Ở nơi đây không còn thắng, bại thua
    Hơn tỷ năm vĩnh hằng trong yên lặng
    Lưỡi quỷ liếm hồn ma nhăn vị đắng
    Nở nụ cười thiên cổ mến yêu nhau.
  6. tomca

    tomca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    CỎ MAY
    Đêm không đen mà chỉ toàn sắc tím
    Những tin yêu hy vọng đợi chờ
    Ai đã từng cởi truồng tắm mưa
    Quên sao được niềm vui thời thơ bé
    Ai đã từng có một thời trai trẻ
    Ôm súng ngắm sao trời, tay bứt nụ hoa mua
    Tiên giỡn đùa anh trong giấc mơ
    Chân thành cổ cuối mùa thu se lạnh
    Trò đuổi bắt cả hai dồn sức mạnh
    Xoè bàn tay oà vỡ tiếng ?oma? cười.
    Đêm quân hành theo đốm lửa ma chơi
    Hoa gạo rụng, đom đóm rừng phương Bắc
    Mắt đói ngủ đường dài thành sai lạc
    Trái bãi mìn tàn ác phía bên kia
    Vũ trụ quay vật vã đẩy ra rìa
    Đám xóc đĩa, trộm trâu bò lừa đảo
    Sàn diễn nhún ánh đèn xoay xiêm áo
    Đêm đen tàn mơ sắc tím như em.
    (tầm ma)
  7. tomca

    tomca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    NUỐT
    Nhớ đồng đội mặt trận 316 (Laò)- Lạng sơn- Vị Xuyên- Bat tam bong (CPC) 1971- 1988
    Chiến trường nuốt chửng đời trai
    Rừng khuya xóm vắng đường dài vực sâu
    Ngủ buồng con gái, con dâu
    Hương tình trận mạc mái đầu tuổi xanh.
    Thời gian đớp tuổi hơi nhanh-
    một tên ăn cướp giỏi săn con mồi
    Một miền ký ức xa xôi
    Một món nợ đời chưa xóa còn treo.
    Những năm chiến trận hiểm nghèo
    Cố che nét mặt đăm chiêu tuổi hồng.
    Lũ về gầm réo khúc sông
    Một vài thây xác bềnh bồng trong mưa.
    Chiến tranh mãi mãi là thừa
    ông cha mình đã đuổi xua bao lần.
    Nửa đêm tỉnh giấc thất thần
    Tưởng như nằm cạnh mộ phần bạn ta.
    Nén nhang thắp nhắn ma tà.
    Có gì oan khuất về nhà: Mẹ ơi!
    --------------
  8. tomca

    tomca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    NGÀY ẤY
    Tặng C
    Muời nam gió tuyết bo phờ
    Ði xa bạn nhớ dồng quê bản làng
    Bạn tìm dến chốn cao sang
    rừng phong thôn ổ thu vàng nuớc Nga
    Hai muoi nam mình chia xa
    Một dêm phuong Bắc tìm nhà nguời dân
    Cầu mong tiếng gõ phép thần
    Vừng oi! im lặng? thất thần quay ra
    Muời nam tôi sống không nhà
    Kinh thành cát bụi nhà ga bến tầu
    Bạn còn nhớ cảnh vực sâu?
    ở rừng phuong Bắc kể câu chuyện tình.
    Bạn mo màng bóng em xinh
    Tôi vô tu ngủ, giật mình suong dêm
    Bạn về nghiên bút mài thêm
    Mẹ tôi vơi nhẹ nỗi niềm sợ con?
  9. tomca

    tomca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Kính gửi anh Quế
    Anh Quế thân mến!
    Em vẫn hỏi thăm những người bạn đã đến thăm anh, biết anh chị và các cháu mạnh khỏe, năm 2000 anh làm nhà, mọi điều tốt đẹp đến với anh. Không rõ tướng Nam Khánh giúp anh những gì, anh vẫn nhìn Thủ trưởng như ngày khoác AK đi với chính ủy NK dằng dặc khúc ruột miền Trung (QK 5)
    Hai mươi ba năm nay em chưa viết thư cho những người bạn lính nhưng chúng em vẫn gặp nhau vào một ngày quy ước. Nay em lẩn thẩn viết cho anh trên Nét, không hy vọng anh nhận được, em muốn phần nào giải thoát những ám ảnh của một thời cầm súng, muốn nhắc nhớ kỷ niệm và cũng muốn chia sẻ với "khách hàng" của mạng VNN.
    Những gương mặt đồng đội thân yêu và đau khổ vẫn chập chờn trong ký ức, có lúc về trong mơ khiến em sợ. Mấy năm nay em ít mơ nhớ về 20 năm trước có lẽ thời gian đã xóa đi, làm cho ký ức màu trắng.
    Những giấc mơ súng đạn, những cuộc săn đuổi và trốn chạy, những bóng đen trước mũi súng, bóng người trong đêm là một sự thực trong mơ anh Quế ạ .Em bị ám ảnh nhất hình ảnh đang học rồi có giấy gọi vào quân ngũ. Có lẽ đó là một điều nghiệt ngã và oan trái của chiến tranh đã hiện hình trong tâm trí lúc lặng yên giấc ngủ. Nó đeo bám em, nhiều đêm giật mình xem có phải tạm biệt mái trường lần nữa không. Thực tế số phận em đã được định đoạt từ ngày giã từ tuổi thơ, mái trường thân yêu với bao bè bạn, ước mơ.
    Đó là giấc mơ đáng nguyền, còn sự thật những tháng năm cách đây 20-25 năm em đã quên nhiều.
    ***
    Tháng 2- 1979, anh về Tết, sáng 17 như mọi ngày anh em nhắc nhau đi trồng sắn thì súng nổ, đơn vị bị bất ngờ trước hành động ăn cướp của bên kia. Cuộc đối đầu bất đắc dĩ của lịch sử đã diễn ra, chúng em vào vị trí đã định và các chiến sỹ chúng ta đã chiến đấu anh dũng, em đi theo đội hình đại đội 3 khoác chiếc máy vô tuyến 2W. PRC 25 chiến lợi phẩm trong kháng chiến chống Mỹ. Mệnh lệnh giữ chốt, số thương vong, tình hình phía địch truyền đi theo mật khẩu toàn bằng số.
    Giặc quái lắm anh ạ, chúng đi vòng phía sau theo thung lũng, súng bộ binh vô tác dụng, hai bên chưa dùng pháo binh sợ bắn nhầm. Chẳng bên nào muốn thương vong ngay trận đầu nên đều thận trọng, tiểu đoàn vẫn vững trận địa nhưng giặc đã tràn khắp nơi theo chiến thuật biển người vào sâu lãnh thổ. Trong đội hình giặc có nhiều thằng không súng, đi tay không, đi hôi của, chúng ưu tiên lấy thứ ăn được như bắt lợn, lấy lương thực, cướp cả áo quần, nhiều thằng giặc lúc chết trong túi còn củ khoai, miệng nhá khoai sống trắng bã.
    Một ngày trôi qua chưa mấy thương vong. Địch chiếm được một vài điểm cao, gần trận địa ta. Đồi núi nhiều làm sao tiểu đoàn mình đủ quân chốt chặn.
    Ngày 19 tiểu đoàn vận động tấn công ban đêm, được anh em đánh giá đó là trận đẹp nhất, đạn bắn mưa sao băng, hỏa lực mạnh yểm trợ. Giặc rút nhanh để tránh thương vong, anh em mình chiếm lại đồi Thâm Mô- Chậu Cảnh.
    Sáng 19 anh trả phép, về đơn vị trong tiếng hô tin cậy của anh em, từ trận đó anh em đặt anh biệt danh "thần chiến tranh" anh đã thể hiện bài bản của người lính chống Mỹ, người chỉ huy đại đội dũng cảm, mưu trí đưa anh em vào đội hình chặn giặc, đợi chúng đến đúng tầm đạn mới đồng loạt nổ súng. Có anh, người lính vững tâm, lính trẻ reo hò khi anh biểu diễn bắn súng M79 (loại cối cá nhân của Mỹ, đạn nhỏ như quả lêkima mà sát thương khủng khiếp bởi vô số viên bi trong đó.) Anh nâng súng theo tầm tay và "cóc" chính xác vào đám xâm lược ẩn náu ven đồi.
    Ngày 20 hai bên giằng co thử sức "trâu bò"
    Ngày 21 địch đánh lấn và vòng sâu vào bản nhà dân bắt một số người không kịp chạy, chúng bỏ qua một số vị trí chốt chặn của tiểu đoàn, chúng lì lợm tiến sâu vào lãnh thổ. Đêm đó, những tên lính xâm lược đã rõ địa hình ban ngày, chúng mò mẫm vào hầm hào C1, vào hầm chỉ huy C1 .Thằng Cường người Từ Liêm là liên lạc C1 đã kịp hạ một thằng to vật vã. Cường bảo: "đến lượt tôi gác, thấy một bóng đen to đùng tụt xuống hào ngay mũi súng, tôi xỉa luôn, hôm đó không kịp thì tôi sẽ bị nó xỉa và hầm chỉ huy đại đội ăn vài trái bộc phá" .Tuấn gạo Từ Liêm chiếm vị trí chắc chắn, di chuyển liên tục, bắn rất nhiều nhưng địch chỉ bị thương phải kéo nhau chạy.
    Ngày 22 suốt đêm địch bắn pháo dữ dội vào các chốt, có lẽ đó là ngày đau thương. Trong chiến trận biên giới, tiểu đoàn mình chịu thiệt hại nhiều nhất ngày hôm đó. Chúng em dưới hầm, rồi chuyển vào địa đạo (hầm to trong núi). Thằng Bình chứng kiến chùm H12 của giặc bắn nát đồi và nó bị thương, thoát chết nhờ chiếc dây lưng bị mảnh pháo làm đứt rồi chạm cột sống; thằng "Minh đen" chuyển thành Minh sứt là do một viên đạn thẳng lướt qua môi, miệng xưng vù nói ngọng; anh Vỳ tiểu đoàn phó thấy ba lô ướt đẫm, thì ra viên đạn đã thâu qua vài hộp thịt cá và mắc lại ở một hộp. Cái ba lô sau lưng đã dụ con mắt, viên đạn thằng giặc chui vào.
    Rất nhiều hình ảnh anh dũng của chiến sỹ ta. Thằng Sướng Quảng Ninh chỉ huy tiểu đội cối 60, bắn hết đạn vào quân thù rồi bỏ về phía sau, tiểu đội đại liên của C3 đã chặn đứng đoàn xe giặc ở ga Tam Lung trong nửa buổi sáng. Tại vị trí đặt đại liên ấy, tháng sau là một nghĩa trang nhỏ có vài chục nấm mồ chiến sỹ, dân chúng nữa.
    Ngày 23-27 chúng ta vừa đánh vừa rút, súng đạn vơi, đội hình mỏng trên 14 km quốc lộ từ Đồng Đăng về thị xã Lạng Sơn, giặc đi như vào chỗ không người.
    Ngày 27 có lẽ là giặc thể hiện tối đa hỏa lực pháo binh tầm xa. Chúng bắn trước, bắn sau chia cắt đội hình ta. Anh em mình phải lui để cho tuyến sau lên thay thế.Một mặt trận nhiều thứ quân giăng bên sông Kỳ Cùng, người lui kẻ tiến, khỏe dìu bị thương, chết chôn vội, nhiều anh em bị kẹp giữa đành gặm mía còn sót lại sang xuân mà sống cho đến đầu tháng 3. Tiểu đoàn mình có hai chiến sỹ bị giặc bắt, tháng 6 được trao trả, thằng K Hải Hưng về qua nghĩa trang nhổ bia ghi tên nó, thằng T bị thương và bị bắt rất căm phẫn bởi giặc đối xử tàn bạo. Chúng trói kéo người bị thương, về bên biên giới đám thường dân định xông vào đánh, chúng giam ở trại chăn nuôi, đang ăn thì chúng rửa chuồng trại!
    Đầu tháng 3 bên kia cũng tuyên bố rút nhưng chúng rút chậm. Lực lượng phía sau của ta mạnh lắm.Khi về Ba Xã, ở trong nhà vắng chủ nhìn ra thấy đội hình xe tăng, pháo binh mình tiến lên mạnh mẽ, di chuyển nhanh để tránh bọn gian, bọn biệt kích giả dân gọi pháo địch.
    7-3 lúc nhà báo Nhật bị bắn chết tại ngã tư trên phố LS. Lúc đó chúng em đi thu dây thông tin. Một thị xã hoang tàn, những tòa nhà bị giặc ốp ba quả mìn, ở hai đầu, một giữa cho nổ tung nhưng không xụp. Em không thể hiểu nổi hành động man rợ đó đã qua hơn 2000 năm không hề phục thiện?
    Vùng chiến sự lúc đó thuộc kiểm soát của sư đoàn 337. Khi chúng em xuất trình lệnh của trung đoàn, mấy tay lính ở trạm nhìn em nói: "trẻ như thằng này nướng thịt thơm lắm". Câu nói như đùa, như nhắn hãy cẩn thận, đôi lúc vẫn rợn người anh Quế ạ!
    Ngày 7-3 chúng ta đánh trận cầu KKhê cho hả giận. Đêm đó pháo ta bắn dữ dội, em và H gác đêm thấy trời sáng rực, giữa tháng H đến thấy xác địch trôi trên sông. Sau này được biết trận cầu KKhê trên Ql 1B LS, trận ở thị xã Cao Bằng và ở Cốc San-Bản Phiệt Lào Cai, mỗi trận chiến pháo binh ta đã tiêu diệt và làm bị thương 1000 tên giặc, báo chí ta và đài Tây đánh giá là hiệu suất cao nhất của chiến tranh bảo vệ biên giới.
    Tên giặc cuối cùng ôm bộc phá đánh cầu KKhê được phong "anh hùng xâm lược", đài chúng ra rả la lên. Tháng 6 đơn vị hành quân qua cầu KKhê thấy vết bộc phá chỉ bằng cái nong tằm mà thằng giặc đó được phong danh.
    Anh Quế thân mến! sau đó là những ngày gian khổ, đơn vị lui vào dải 2 của tuyến một cách biên giới dưới 10 km để củng cố đội hình, nhận lính mới, và hành quân diễn tập liên miên. Anh được lên chức tiểu đoàn phó, quân hàm trung úy. Thời ấy chức trước hàm, nay hàm trước tìm chức sau.
    Em không còn nhớ đã bao lần đi theo đội hình của cả sư đoàn vận động hành quân, áo xanh của lính xanh hơn lá rừng, rồi áo lính bạc phếch như áo người"móc cống". Ngày ấy lính nói đồ "móc cống" là chỉ sự ăn mặc ở quá khổ của anh em mình. Lúc đó, em không cảm nhận hết nỗi khổ vì trước kia em có sướng gì, vừa đi học lại vừa đi làm. Cũng như bao người lính em không quan tâm đến khó nhọc, quần áo rách xấu hổ với ai? là người lính có gì mặc đó nhưng cái đói và cái rét thì không thể quên. " Trâu đói hóa ghẻ, trẻ đói hóa sài" anh Quế ạ. Lần đầu tiên và duy nhất, em được thằng Hạnh quê Đà Bắc, Hòa Bình dùng kim băng nhể ở tay ra 2 con ghẻ cái đặt lên móng tay thấy ghẻ bò và nó giết "bép"
    Lựu đạn nổ giữa đêm trong nhà dân bản Phai Cam , 6 chiến sỹ C1 bị thương, không hiểu tại sao đêm đó anh em ngủ đảo chiều, sau nữa lại nổ ở D3, thằng Th Gia Lâm mất, vừa hôm trước đi lấy gạo nó còn gọi chào em. Độc dược thù giết nhau "vô tư" ở chợ TĐ, em ở hang, ra sông tắm, ghẻ lở dầy người, lần về phép mẹ và bạn gái thương lắm; lên đồi hái củi, chặt trộm tre vầu, canh chốt không xuống núi cũng là may nhưng buồn lắm, chơi cờ bài ăn thuốc lá cuộn, hết thuốc lá thì không dám chơi bài ăn cơm, lấy áo của nhau.
    Đói, rét đã làm em ngã trong một cuộc hành quân giữa trưa tháng 6, may mà Mịu Hoà Bình kịp đỡ không thì "sống cũng thành tật" . Em không có tấm hình nào ngày ấy, bây giờ chỉ còn duy nhất tấm hình của mình được đứa em cắt ra từ tấm hình chụp đôi trong ngày nó đưa em đi khám sức khỏe.
    Tấm hình "vĩnh biệt" tuổi học trò.
    Lúc chiến chinh, mặt em xanh xao, thấy bạn bè bảo thế, nhưng chỉ một thời gian sau lại được gọi là "H mập" để phân biệt với thằng "H cao". Lần đói ngã rồi ốm đó, em vào bệnh xá Trung đoàn được ăn nghỉ một tuần là khỏe, cũng là lần duy nhất đến nay.
    Nhớ thương đồng đội, sống trong khe núi gió sương hun hút, bới bát cơm gạo hẩm nguội lạnh trong chiếc rổ rá đặt trên đất, chẳng có gì ăn đành đi cấu rau riếp cá, hái ớt rừng hòa nước muối cho ấm bụng.
    Mùa thu xứ Lạng tuyệt vời, nắng lên soi rõ sương bay thành dòng vào lán trại, anh em đào giếng lấy nước nguồn trong xanh tắm giặt. Thằng Lộc khuyên em: sẵn củi đun nước tắm cho sạch, sau đó nó lấy lá cây so đũa thả vào nồi nước tắm để trị ghẻ? Lần sau em vào núi trèo hái lá bưởi tắm gội thơm như con gái. Thôi thì đói cơm cho sạch người, rách không cần vá, thiếu gạo thì ăn rau hoa quả?
    Những năm tháng chiến chinh em ăn nhiều hoa trái, rau quả lắm, quả gì ăn được là ăn từ đầu vụ đến cuối vụ, nhất là mận, mía, dứa, móc cọp, củ cải?có lẽ vì thế mà một đứa từ Camphuchia về, da tái mét nhìn thấy em nó bảo " nước da như anh H là hay"
    Bản năng sống, từ bé em đã thế, ăn hoa quả suốt ngày thay cơm và bây giờ em có thể chỉ uống bia bụi với rau xào nhiều tỏi, ít dầu thực vật hằng tuần vẫn ngon bụng. Một lần chuyện với nhà chùa về thực đơn, sư cười mà rằng "con tu hành nhanh đắc đạo"
    ?
    Em sẽ viết tiếp những ấn tượng những tháng năm đó. Từ hồi trở về, như muôn người em bươn bả kiếm ăn, theo bọn đào vàng, chạy chợ, xin làm việc linh tinh, rồi chạy xe, đi học,?
    Quê anh ở huyện Mỹ Đức, Hà Tây, xóm Mít, em không nhớ xã(Em coi qua bì thư chị gửi anh ngày đồn trú ở bến sông Giang)
    Ký ức đã trắng xóa, nhạt nhòa trong dòng mưa thời gian. Chúng em vẫn nhắc anh và đến thăm anh vào một lúc nào đó.
    Em.
    TB. Con chó thổ bốn mắt em và anh K tặng anh, anh cho thằng H mang về, nay ?ocon cháu? chúng thế nào. Hồi đó em muốn nuôi nó nhưng anh thích?
    ---
    Hà Nội, Tháng Nóng-nhăn như khỉ,
    Hóa đá hết rồi một thuở sống xa hoa
  10. tomca

    tomca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Anh Quế thân mến!
    Là người lính, niềm tự hào còn mãi là mặc quân phục đứng dưới quân kỳ, khoác súng hát tiến quân ca. Sư đoàn ba của chúng ta mang tên Sao Vàng- tên huân chương cao quý nhất của đất nước. Chính ủy, Chính trị viên tiểu đoàn và lớp đàn anh trong KCCM đã kể chuyện truyền thống sư đoàn cho thế hệ em trong những ngày ở biên giới phía Bắc.
    Sư đoàn Sao Vàng thành lập năm 1966 ở giốc Bà Bơi tỉnh Bình Định, cách đèo Cù Mông không xa. Ngày ấy em còn ở tuổi học "vỡ lòng, vỡ ruột" chim non. Sư đoàn đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang, chặn đường tàn quân giặc thất trận ở Cao nguyên mùa xuân năm 1975. Trận đánh cuối cùng của SĐ trong chiến dịch HCM tại cầu Cỏ May trên quốc lộ 51 Biên Hòa- Bà Rịa Vũng Tàu. Tiếp đó sư đoàn lại ngược về cao nguyên truy quét Fun-Rô. Anh Bình lính 74, kể những cuộc truy quét Fun Rô qua những nhà mồ, vào hang ổ sờ chăn chiếu bọn phỉ còn hơi ấm mà chúng lẩn rất nhanh. Sau này em có dịp đi qua một số địa danh của SĐ trong KCCM, đến những huyện mà trung đoàn mang tên.
    Năm 1976, Sư đoàn chuyển ra Bắc? Những vị tướng lĩnh của chúng ta đã chọn mặt gửi vàng vào sức cơ động của SĐ 3. Tháng 8- 1978, SĐ đã có mặt ở Lạng Sơn, tham gia xử lý đám người gây rối ở cửa khẩu Hữu Nghị tháng 8 năm đó bằng đòn nghi binh,? thế là họ ù té về bên kia không thiệt mạng nào, chấm dứt trò ăn vạ, ăn ảnh của báo chí phương Đông- Tây. Chỉ một Chiến sỹ biên phòng Lê Đình Chinh hy sinh đêm ấy.( Sự thật của vụ này lính ta biết rõ và im lặng- một ngày nào đó sẽ có người tường trình, cùng nhiều vụ khác, chiến tranh buộc phải giành chiến thắng . Giặc nhiều thủ đoạn thâm độc "
    Trên tuyến chính Lạng Sơn tháng 2-1979, SĐ đã hoàn thành nhiệm vụ trấn giữ biên cương. Xương máu người lính Sao Vàng đã góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc. Em nghe một thống kê nói rằng:
    Lá cờ sư đoàn SV trĩu nặng huân chương anh hùng của các tập thể, cá nhân; số thương binh, liệt sỹ SĐ đã đến gấp BA lần biên chế của sư đoàn gồm ba trung đoàn bộ binh mang tên ba huyện của Bình Định và các đơn vị khác:
    -TĐ 2- An Lão ( trung đoàn của anh và em);
    -TĐ 12- Tây Sơn mắc giữa vòng vây của giặc từ ngày 17 đến 10 -3 - 79 với sự hy sinh quá lớn (thằng Diện quê Ứng Hòa lạc vào tiểu đoàn mình làm liên lạc cho anh đã kể chuyện những ngày sống chiến đấu trong "biển giặc"
    -TĐ 141 mang tên huyện Hoài Ân, trấn ở Cao Lộc, Lộc Bình với địa hình khá rộng;
    -Trung đoàn 68 pháo binh;
    -Các tiểu đoàn trực thuộc sư đoàn.
    Những người lính chống Pháp, Mỹ nay cùng chiến hào với chúng em bảo vệ Tổ quốc đã minh chứng :
    " Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
    Đã nhắc lại với giặc " Nước Nam ta có chủ"
    Hình như ngày 10-3 -79 khi súng vẫn nổ, tại BX hậu cứ của SĐ, TBT LD. đến thăm, tuyên dương, động viên chiến sỹ SĐ (sau này em mới biết).
    Và hôm đó sơ xuất một chút thì chúng em mất mạng bởi tai nạn hy hữu cho những thước phim đúng người nhưng giả trận địa.
    Đoàn làm phim quay hình ảnh chiến sỹ bắn DKZ, cối 82. Mấy đứa chúng em đứng sau, gần khẩu cối 82 .Quả DK bay vào khe núi, khói mù mịt, quả cối u u bay vào bầu trời tháng Ba, một quả cối rơi "phập" trước mâm cối đôi mét,.. tất cả bỏ chạy, em vượt qua rào vườn té xấp,.. nhưng đạn không nổ, tay chỉ huy chợt nhớ các quả đạn cối đã tháo đầu nổ. Em quay lại coi thấy quả đạn rơi vỡ hòn đá gan gà, rúc sâu xuống đất,? liệu có quả đạn cối nào bắn lên rồi rơi vào chính nòng súng nó thoát ra. Không.
    Trong chiến tranh, đã có chiến sỹ bắn B 41 quên không giật nắp an toàn đầu quả đạn, khác gì quẳng bắp hoa chuối vào xe tăng địch.
    Cũng trong những ngày đó em gặp đoàn thanh niên thành phố Hà Nội (chủ yếu là sinh viên đại học Sư phạm I) lên hát ca khúc chính trị. Lúc em đến thì họ đã hát xong, họ hát ngay trên ruộng rạ, bên con đường đỏ ngầu đất đá xe qua, bên nấm mồ ai đó vội chôn. Em có giây phút lơ ngơ nhìn nhóm người tuổi trẻ, em nhìn huy hiệu đoàn trên ngực cô gái lớn hơn em, chiếc huy hiệu đó được tháo ra gài trên ngực áo thằng Hợp. Mãi sau này em biết đó là cô Quỳnh Liên ca sỹ , cán bộ đoàn của ĐHSP I và gần đây mới biết đó là vợ (đầu và cũ) của nhà thơ Trần Hòa Bình, tác giả bài "thêm một" gì đó rồi sinh chuyện.
    Những thanh niên, sinh viên một lần dũng cảm.
    Nhầm lẫn và không biết tên thành LS (vô danh), nhầm cũng xong bởi đều là con em mình trứng gà trứng vịt. Nhưng không ai muốn nhầm hài cốt. Cấp trên yêu cầu lính thêu trên ngực áo tên đơn vị, tên em " H?Db1. AL" là ở trung đội thông tin thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn An Lão. Một cái tên rất âm lịch, lính hay tán chuyện.
    Con trai cầm kim chỉ khâu túm ra chữ. Chúng em tìm mấy cô gái đi đào hào, mấy cô ở bản thêu, các em buồn thương biết đó là gì! Ngày bé, em chứng kiến các anh bộ đội đặc công chia tay các mẹ, các mẹ mang rổ trứng gà vịt tặng bộ đội, có mẹ khóc, một anh vui vẻ viết tên quê hương lên quả trứng nói rằng: "vào B, nổ súng trận đầu, con sẽ viết thư về cho mẹ báo tin vui". Không ai thư về!
    Sau này áo quần rách quá, một lần em được xuống chợ tìm vào hiệu may quen, được chủ mời cơm, cho con gái vá đồ miễn phí? cô gái tên T kém em 2 tuổi, rất quý em, hỏi chuyện nhiều em không nhớ, nhớ mãi T xinh, cao gần bằng em, mắt đen, tóc mượt lắm, môi miệng tươi, mũi nhỏ nhắn hay nhìn em cười. Bây giờ gặp, em không quên người.
    Sau đó em không dám nhờ như thế, ít qua lại nhà T. Chúng em đem áo mới đi đổi đồ ăn. No vẫn hơn lành, đói sợ hơn rách. Một lần chính ủy NDMạc thấy lính rách quá, ông động viên: "đúng phẩm chất người chiến sỹ ".
    Kính gửi anh Q
    1-Hồi tân binh, em được CTV gọi lên lập danh sách, phân loại lính. Em hiểu người lính nào ?odân đen, ngắn học? vào một danh sách gủi D, gủi E chuẩn bị đi chiến đấu ở Tây Nam. Trong danh sách, em biết HA trẻ tuổi, sau đó em đã nói ?omày được đi CĐ? và HA đã đảo ngũ, sau này bạn nó kể đêm nó vượt đồi trốn về HN khổ lắm, khổ nữa là bố nó lên thăm không gặp con, buồn quá. CTV biết chuyện, chắc do HA nói ra tại sao trốn về và CTV doạ đưa em toà án binh có lẽ vì ?otiết lộ BMQS? và em bị phạt đaỳ, hắt hủi. Em nghĩ đã là người lính thì lúc nào cũng sẵn sàng đi chiến đấu. Sau đó cả Trung đoàn lần lượt ra đi. Có người sỹ quan doạ lính ?ophải đi chiến đấu? lính quặc lại ?o được đi chiến đấu? . Câu nói của lính tuyệt vời.

    Ngày đó, TĐ huấn luyện đã đưa ra toà một quân nhân ?ochí phèo? cào chân bôi nhựa xương rồng, phù nề dễ sợ, một chú lính đuổi chém B trưởng. Phiên toà xử lính trước ngày ra trận. Quân đội tuyệt vời, chỉ như vậy mới xua tan hèn nhát, vô kỷ luật. Sau này tại mặt trận, D mình cũng xử một lính chiến vô kỷ luật bằng cách cắt túi áo quân phục, xích tay cho đi tù.

    Về Hà Nội, đến nay em mới biết sự hy sinh của HA, và bố HA đã mất, nhà nó chuyển đi đâu không biết. Gương mặt những người lính không trở về em còn nhớ ít nhiều.

    2-Chuyện này thì không phải lỗi: Hôm chúng em đang gác thì có tiếng pháo nổ dữ dội, yên lặng, hai tiếng sau, 11 cáng thương binh với hai người khênh, một người chạy theo để đổi vai. Em đến lật vải coi, thấy các thương binh nặng quá rồi- người sắp chết, sợ lắm. Người lính gắng sức cáng đồng đội mình ra trạm xá Sư đoàn, đến 20 cây số thì sức nào chịu đựng được. Đoàn thương binh đi được gần 1 km thì em chợt nghĩ cần dẫn họ vào trạm xá trung đoàn lấy xe đưa nhanh ra trạm xá sư đoàn. Có lẽ lần đâu em chạy hết sức mình, đứt hơi và kịp đoàn thương binh, họ quay lại vào trạm xá trung đoàn, hy vọng sẽ khá hơn. Em quay về, đội trưởng gác mắng em : ?o không phải việc của mày? Em nín lặng.

    3-Một lần nữa, em được trợ lý hậu cần giao dẫn lính đi lấy gạo, thực phẩm. Em không biết nhận bao nhiêu, do hai đầu ghi chép số lượng. Giữa đường gặp quán ăn, bọn lính dụ em, cho em ăn bát mỳ, uống ly rượu, chuyện trò để chúng lấy lạc đem bán cho dân. Em mặc kệ, đằng nào cũng là ăn, không trước thì sau. Kết quả là thiếu hụt 20 kg thực phẩm. Cùng là lính, tặng nhau mạng sống không tiếc thì mấy ký lô đậu phộng là cái gì.
    Bình độ 400-CL, tháng 5 nóng lửa tha em,
    Vị Xuyên năm ấy em ở xa.
    (thư sau CT được TL sưu tầm)
    Tháng năm 1981, Bình độ 400 đỏ lửa
    Phía bên kia chiếm khoảng 2 km ?osống lưng ngựa đường biên? TĐ 57! cầm cự nửa tháng. Cấp trên đưa pháo binh SĐ mình lên tăng cường, thằng B bạn em làm quân khí đi trước. Chứng kiến những trận đấu pháo, đêm bộ binh mình lên mò vô hầm thì giặc lủi. Đưa bộ binh vào khoảng trống thì bị pháo giặc dập.
    Trên tín nhiệm TĐ mình giỏi vận động tấn công, sa bàn bày ra, lính chuẩn bị. Em thấy lạ là những người lính tư tưởng kém được ở lại (họ cảm ơn). Lính lên xe, em bắt nhịp baì hát ?o anh đi em nhé vì chân lý sáng ngời? vui một lúc rồi lầm lũi trong đoàn xe.
    Dừng lại, chuẩn bị vào vị trí tập kết, lính bị thương nhẹ kéo lê nhau,
    (lúc khác em viết tiếp, hoặc dừng mãi ở đây)
    Chúc anh và gia đình mạnh khoẻ
    Người lính của anh, Trung sỹ NMH

Chia sẻ trang này