1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình yêu đích thực là gì?

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi jimmy_coltech, 12/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu đích thực là gì?

    ?o Một lần trong lúc vui đùa, vua Pasenadi hỏi hoàng hậu Malika:

    - Ái khanh thương ai nhất?

    - Dĩ nhiên thần thiếp thương hoàng thượng nhất trên đời.

    Vua đang vui thích thì hoàng hậu lại nói tiếp:

    -Nhưng nếu hoàng thượng cho phép nói thật mà đừng giận thì thần thiếp xin nói lại cho đúng hơn.

    - Cứ nói thật.

    - Thật ra thần thiếp thương thần thiếp nhất.

    - Sao kỳ vậy, mình mà thương mình?

    - Đó là sự thật, trên cuộc đời này, người ta chỉ thương chính mình. Nếu có thương ai cũng chỉ vì người đó mang lại hạnh phúc cho mình. Cũng vậy, vì hoàng thượng đem cho thiếp vinh quang, giàu sang, hạnh phúc nên thiếp mới yêu hoàng thượng. Chứ nếu hoàng thượng là kẻ ăn mày thì thần thiếp đâu có thương.

    Vua nghe cũng có lý nhưng thấy phủ phàng kỳ cục quá nên đứng thừ người ra trầm ngâm suy nghĩ. Đột nhiên hoàng hậu lại hỏi tiếp:

    - Muôn tâu bệ hạ, xin cho thần thiếp được hỏi, thần thiếp là người được bệ hạ sủng ái nhất phải không?

    - Đúng thế - Nhà vua xác nhận.

    - Vậy nếu bây giờ thần thiếp không chung thủy với bệ hạ, mà đi quan hệ lén lút với một người quan trong triều đình, bệ hạ sẽ làm gì?

    - Trẫm sẽ giết khanh ngay lập tức. ?o

    Khi một người nam và một người nữ gặp nhau, có thể một tình cảm nào đó giữa họ xuất hiện. Những thứ tình cảm ban đầu thúc đẩy để sau này nảy sinh tình cảm yêu đương là: sự ham muốn và luyến ái. Ngoài 2 yếu tố này, còn một yếu tố phát sinh nữa là trạng thái cô đơn của bạn. Trạng thái này vừa đóng vai trò như một chất xúc tác, vừa là hiệu ứng trong quá trình diễn biến tình cảm của 2 người. Khi một người nào đó nhìn thấy sự tồn tại một tình yêu ở một cặp đối tượng khác, sẽ nảy sinh cảm giác so sánh, sự trống trải và mong muốn được che chở, lấp đầy, được chia sẻ. Cảm giác cô đơn này cùng với hai yếu tố kể trên duy trì, phát triển thành các cung mức tình cảm của con người và dần dần tạo nên một thứ tình cảm mà người ta gọi là tình yêu về sau đó.

    Trong thực tế, có những mối tình ngang trái, thậm chí vô lý mà người ta vẫn lao vào, bất chấp danh dự, bất chấp sự nghiệp, bất chấp tương lai, bất chấp cả cái chết. Chẳng hạn, một cô gái xinh đẹp, con nhà giàu có lại đi thương một anh chàng ?odu thủ, du thực?, không đạo đức, không nghề nghiệp, chỉ biết chơi bời lêu lỏng. Mặc dù gia đình ngăn cấm, tình yêu của họ vẫn ngày càng cháy bỏng. Khi người bố hỏi: ?oCon thấy người ấy có ưu điểm gì??, cô gái không thể nào trả lời được. Không phải cô gái kia không nhìn thấy những điểm xấu của người yêu mình nhưng lúc này, lý trí đã làm theo sự sai bảo của con tim. Nếu hỏi tại sao lại đi yêu người đó, cô gái cũng không lý giải được. Hoặc có trường hợp, một người phụ nữ đã ở vào tuổi ?ongũ thập? vẫn yêu một chàng trai hai mươi tuổi đến say đắm như thời còn vàng son con gái. Đó là tình yêu rất kỳ khôi, bình thường không thể chấp nhận được nhưng họ vẫn cứ yêu, không lý lẽ nào có thể giải thích được.

    Tại sao như vậy? Vì tình yêu luôn luôn mạnh hơn lý trí. Người ta vẫn thường nói: ?oCon tim có những lý lẽ mà lý trí không hiểu nổi?. Đúng như vậy. Sức mạnh của tình yêu vượt lên những lý lẽ thường tình. Sở dĩ tình cảm có sức mạnh ghê gớm như vậy vì nó thuộc bản năng của con người. Như đã nói ở trên, đây là bản năng mạnh thứ hai so với bản năng sinh tồn của con người. Bản năng sinh tồn là sức mạnh tiềm tàng, thâm sâu trong con người, buộc con người phải duy trì sự sống. Bản năng mạnh thứ hai là bản năng hưởng thụ, là khuynh hướng thôi thúc con người đi tìm hạnh phúc. Và trong những vấn đề mà con người gọi là hạnh phúc ấy, có tình yêu. Tình yêu cũng là một loại hạnh phúc vì trong cuộc sống, con người luôn khao khát yêu thương và khao khát được thương yêu. Sống trên cuộc đời này, nếu không hề thương yêu ai cũng không được ai yêu thương, con người sẽ vô cùng đau khổ. Những người rơi vào hoàn cảnh như vậy thật đáng thương. Thậm chí, có người không chịu đựng nổi sự cô đơn, đau khổ ấy đã muốn tìm đến cái chết.

    Vì là bản năng mạnh thứ hai của con người nên tình cảm, nếu không được thỏa mãn, cũng gây nên những hậu quả đáng sợ. Bình thường, con người phải ưu tiên cho bản năng sinh tồn (duy trì sự sống) trước, sau đó mới đi tìm tình yêu, hạnh phúc. Nhưng có những lúc, tình yêu đã lấn át bản năng thứ nhất, đã tranh giành với bản năng thứ nhất. Nghĩa là đôi khi vì tình yêu mà con người phải tự tử, phải hủy hoại sự sống của mình. Thực tế đã cho thấy điều này. Không ít những chàng trai, cô gái vì thất vọng trong tình yêu đã uống thuốc độc hoặc nhảy xuống sông tự tử. Tình yêu có sức mạnh thật khủng khiếp. Tình yêu mạnh hơn cả cái chết. Với không ít người, tình yêu chính là sự sống. Vì vậy, khi đã thất bại trong tình yêu, họ sẽ vô cùng đau khổ và sự sống với họ lúc ấy không còn ý nghĩa nữa. Nói điều ấy để chúng ta thấy được sức mạnh khủng khiếp của tình yêu và luôn có ý thức giữ mình. Vì thuộc về bản năng nên tham ái luôn tiềm tàng trong mỗi con người.

    Các yếu tố ham muốn và luyến ái được sinh ra từ trong bản năng hưởng thụ và tham ái của con người, đó là những trường tâm sinh lý biến thiên và phức tạp. Trường luyến ái có một thông số cơ bản ta gọi là tần số riêng luyến ái( gọi tắt là tần số riêng). Mỗi người khi gặp một đối tượng khác phái sẽ sinh ra một tần số riêng khác nhau. Ngay lập tức, tần số riêng này xác lập một kịch bản có tính các đặc điểm cố định sau:



    - Quyết định giá trị của tần số riêng đó

    - Quyết định các giá trị sẽ thay đổi, những lần gặp gỡ trong tương lai và hết cuộc đời còn lại, thiết lập những tần số chuẩn trong những lần gặp gỡ đó.

    - Thiết lập thời lượng cho phép đời sống hoạt động của tần số riêng này.

    - Những sự ấn định tần số này là cố định, dù muốn dù không, dù khách quan hay chủ quan, dù vô tình hay cố ý( có hay ko có sự tác động chủ quan của chủ thể và khách thể), sự gặp gỡ và thiết lập tần số vẫn cứ xảy ra, bắt buộc và chấp nhận giá trị tần số riêng chuẩn được thiết lập vào thời điểm đó.

    - Sự thiết lập tần số riêng theo kịch bản cố định này là do đặt tính tâm sinh lý và những yếu tố phức tạp khác tạo nên, nằm ngoài ý thức chủ quan và kiểm soát của con người. Con người không can thiệp hay tác động vào được sự thiết lập kịch bản này.

    - Tần số riêng có 2 loại: Có những loại tần số riêng là cố định, chỉ thay đổi một lượng delta lên xuống phần nào so với tần số riêng chuẩn. Loại kia là tần số riêng cho phép có thể thay đổi được cục diện của vấn đề.

    - Đối với những khách thể khác nhau sẽ có tần số riêng khác nhau. Tần số riêng này sẽ có giá trị được tính theo một hàm phụ thuộc thời gian( thời điểm) và khả năng cải tạo của chủ thể. Tuy nhiên, giá trị tần số riêng thu về, đối với loại tần số riêng cố định, giá trị này không thay đổi quá mức so với tần số riêng chuẩn đã được thiết lập trong kịch bản.



    Như thể khi 2 đối tượng gặp nhau, cả 2 đều phát ra trường luyến ái, trong đó tần số riêng của 2 người tương đương nhau( same same), sẽ tạo nên một thứ tình cảm tương ứng và gắn bó giữa 2 người. Nếu tần số riêng của khách thể không thể đáp ứng lại tín hiệu invite của người kia, sẽ lập tức hình thành trạng thái ?oyêu đơn phương?, và đau khổ sẽ xuất hiện như đúng trong kịch bản. Cũng có khi 2 tần số gặp nhau hòa hợp, nhưng hệ thống kịch bản thiết lập tần số riêng của 2 bên đã quy định thời lượng đời sống của tần số riêng một trong hai bên kết thúc, khi đó 2 bên bắt buộc phải chia tay do điều kiên khách quan dù cả 2 bên vẫn còn yêu nhau thắm thiết.



    Các yếu tố: ham muốn, luyến ái, cô đơn tác động và phối hợp chặt chẽ với nhau theo đúng tiến trình của kịch bản định sẵn của bản năng hưởng thụ và tham ái. Sự nồng nhiệt của tình cảm hay lãnh lẽo hững hờ là do hoạt động chủ quan của chủ thể và khách thể ở thời điểm đó. Đây chính là sự tác động và khả năng cải tạo duy nhất của người trong cuộc. Đối với loại hình có tần số riêng ko cố định, các mối tình có thể chớp nhoáng, tan vỡ hay biến chuyển một cách tích cực, thành tình bạn, thân ái hay chỉ là thoảng qua, chơi bời và người ta có thể điều chỉnh được chính là ở loại hình tần số này. Ngược lại, với các loại hình có tần số riêng cố định, kịch bản thiết lập tần số chuẩn rất chắc chắn, không thể thay đổi cục diện bài toán một cách hoàn toàn, nên khả năng của con người chỉ có thể xây dựng cho cuộc tình của họ theo hướng tích cực, tốt đẹp, trong sáng hay theo chiều hướng tiêu cực, đổ vỡ, đau khổ, hận thù, trách móc? là tùy nhận thức của người trong cuộc( Xoay quanh giá trị chuẩn của tần số riêng được kịch bản thiết lập cố định từ trước ?" đã nói ở trên).



    Giá trị của trường luyến ái, và sâu hơn nữa là tần số riêng được thiết lập với mỗi đối tượng khách thể ở trên có nguồn gốc rất sâu kín và phức tạp. Tuy thế, những biểu hiện ra của trường luyến ái này khiến cho chủ thể và khách thể đều bị che đậy và làm mờ đi bản chất thực sự của nó. Với các tần số riêng tương hợp( tức luyến ái mạnh), giữa 2 người nảy sinh cảm giác yêu thương trìu mến. Chủ thể( hay khách thể) lập tức cảm nhận những đặc điểm tốt đẹp, những giá trị mang theo sự khâm phục, sự ngưỡng mộ, cảm giác muốn có, muốn sở hữu, cảm giác muốn bao bọc, che chở, muốn chăm sóc, muốn hi sinh mình để dâng tăng cho đối tượng kia. Cảm giác này sâu kín, vi tế phủ trùm và trở thành trạng thái tâm sinh lý chủ đạo của con người trong giai đoạn ấy. Do tác động của tần số riêng, nên chủ thể không thể hiểu nổi, tại sao khách thể nếu xét về mặt lý tính( ví dụ: Hình thức, vật chất, danh vọng, tài năng, thế lực? [winking] rất bình thường, thậm chí tầm thường nhưng vẫn bị cuốn trôi theo cảm giác yêu thương, muốn hi sinh, một cách mù quáng và cảm thấy sẽ không thể sống nổi( đối với tần số riêng cao) khi thiếu vắng đối tượng kia.



    Giá trị của tần số riêng là vô thường, không cố định và không chắc chắn. Nói cách khác luyến ái là sự vô thường. Bản chất sâu kín của luyến ái là sự khát khao ích kỷ cho mình. Ngay trong câu nói: ?oThiếu anh ấy/cô ấy tôi sẽ không thể sống nổi.? Như thế bao giờ phần ?otôi, mình? cũng là động cơ của chủ thể. Việc bản năng hưởng thụ và tham ái tạo thành luyến ái là vì ta cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy được yêu thương, cảm thấy được yên bình, cảm thấy được tất cả khi ở bên người đó. Do đó, cái vị kỷ trở thành yếu tố ràng buộc và tạo nên sự thúc đẩy sâu kín làm sinh trưởng luyến ái. Bản năng này mỗi con người là khác nhau nên tạo nên các trường luyến ái khác nhau do đó các kịch bản thiết lập tần số riêng cũng khác nhau. Vì thế, nếu khi con người trong một trường kịch bản cố định, đã sống và yêu nhau, nhưng khi tần số riêng kia cạn kiệt, tức tính luyến ái trở nên phai nhạt, hao mòn thì giữa họ dần dần chấm dứt tình yêu. Thực thế, khi các bản năng vị kỷ sâu kín kia hoặc đã đáp ứng đủ, hoặc nhàm chán nó sẽ không còn đáp ứng được sự ích kỷ, thụ hưởng, tham ái của bản năng sâu kín nữa dẫn đến trường luyến ái chấm dứt và tình yêu cũng vỗ cánh bay xa. Do đó ta nói tình yêu không có thực và vô thường là như thế.



    Như vậy, ta tạm kết luận tình yêu đôi lứa là không có thật và vô thường. Với con người, thương yêu và được yêu thương là một niềm hạnh phúc. Tất nhiên, hạnh phúc chỉ đến trong buổi ban đầu, về lâu dài tình yêu sẽ làm cho con người đau khổ. Và niềm hạnh phúc cũng như nỗi đau khổ của tình yêu luôn dằn vặt nhân loại qua nhiều thời đại. Sự hưởng thụ hạnh phúc luôn làm phát triển khuynh huớng khổ đau, ích kỷ.

    Phần 2. Tình yêu thương thực sự và hạnh phúc( Đón đọc)
  2. vovinamvn

    vovinamvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    1
    Tình yêu đích thực là cái đích phải có thức !
    Nếu ko tất cả chỉ là phù phiếm
    Cái đích đó như thế nào thì còn tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người
    Có những đôi đó là rổ rá cạp lại : hay nồi nào vung ấy
    Có những đôi thì là bạn già, do lớn tuổi mới gặp nhau kẻ chết chồng người mất vợ
    Có những đôi thì một bên cần tiền, một bên cần quan hệ ********....
    Miễn làm sao cả 2 người đều thấy vui vẻ và hạnh phúc !
    Giờ thì khái niệm tình yêu cũng phải thoáng và mở rộng ra một chút
  3. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu đích thực là gì?( tiếp theo)
    Tình yêu thương lứa đôi được xuất hiện và thúc đẩy bởi luyến ái. Như đã nói ở trên, luyến ái có nguồn gốc từ bản năng hưởng thụ sâu thẳm của con người nên nó rất mạnh và ích kỷ. Chính vì thế tình cảm với người mình yêu bao giờ cũng mạnh hơn tình cảm đối với gia đình là vậy. Nhiều người dành hết yêu thương, sự quan tâm chăm sóc cho người yêu mà đối với người thân trong gia đình thì rất dửng dưng, bình thường. Tình cảm gia đình không có sự thúc đẩy mạnh mẽ được như tình yêu , vì trong tình yêu có ham muốn thúc đẩy, nói cách khác xuất phát từ sự vị kỷ sâu thẳm đòi hỏi sự hưởng thụ, đòi hỏi cảm giác hạnh phúc của con người đã làm cho con người luôn hướng đến nó. Và đây chính là nguyên nhân của đau khổ. Khi con người hướng đến cảm giác hạnh phúc, người ta mong muốn yêu và được yêu để có hạnh phúc. Và như thế, sẽ xuất hiện quá trình từ khao khát đến kiếm tìm hạnh phúc. Đâu biết rằng, chính quá trình tìm kiếm hạnh phúc một cách vị kỷ sẽ tạo nên đau khổ.

    Sự khổ đau xuất hiện trong tình yêu thể hiện dưới dạng 2 khía cạnh:

    1. Đau khổ trong quá trình tìm kiếm, chinh phục để có được một tình yêu
    2. Khi có được tình yêu rồi, tưởng là có được hạnh phúc con người vẫn tiếp tục đau khổ.

    Quá trình tìm kiếm tình yêu là quá trình hướng tới hạnh phúc, chúng ta nghĩ rằng hạnh phúc ở phía trước và chúng ta khổ sở để tìm mọi cách để nắm lấy nó. Khi ngoại cảnh tác động, dưới dạng hoặc có đối tượng khác giới xuất hiện làm nảy sinh luyến ái, hoặc có một cặp đối tượng tình yêu làm xuất hiện sự phân biệt so sánh và nảy sinh hiệu ứng cô đơn. Lúc này trong lòng chủ thể, luyến ái bắt đầu nảy nở, tự nó vẽ và dựng lên một sự khao khát tình cảm. Và hình ảnh về hạnh phúc được luyến ái dựng lên rất thơ mộng ngọt ngào: Từ nụ cười, ánh mắt, một cái nghiêng đầu, cách ăn mặc, từ cách đi đừng, cá tính, sự trẻ con, hay đàng hoàng chững chạc? tất cả tổng hợp lại và chịu sự chi phối của luyến ái. Con người lập tức thấy đó là thiên đường hạnh phúc, từ trong bản năng sâu thẳm, sự tham ái liên tục thúc đẩy khiến cho con người khao khát liên tục và từ đó nảy sinh cảm giác nhớ nhung, giận hờn và đau khổ. Khi luyến ái không được đáp lại, nó vẫn sẽ tồn tại và ứ đọng, tiếp tục sinh sôi nảy nở vì không có chỗ để giải phóng. Chính vì thế, với những mối tình đơn phương, tình cảm của người chinh phục luôn luôn dạt dào, nồng nàn và sẽ theo suốt những tháng năm lâu dài sau đó. Chính những luyến ái không có chỗ giải phóng này đành lưu giữ lại trong ký ức vẫn với một niềm ước mong sâu thẳm, và thêm vào đó, trong ký ước được đánh dấu, đăng ký về một ấn tượng ngọt ngào về đối tượng khách thể được chinh phục kia.

    Như vậy, trong khía cạnh thứ nhất này, luyến ái không được đáp lại, tức phần bản năng thụ hưởng không được đáp ứng. Con người vật vã đau khổ và các thi nhân, nhạc sĩ có đất dụng võ để cho ra đời những thi phẩm, những bài hát não tình hay u hoài tha thiết.

    Quá trình thứ hai là khi có được tình yêu rồi, tức là luyến ái được đáp ứng. Hai người nảy sinh tình yêu rồi và chìm trong một không gian mà họ bắt đầu nghĩ đó là hạnh phúc. Nhưng bản chất của bản năng thụ hưởng là tính liên tục và tính đổi mới. Tính liên tục thì rất rõ ràng rồi, vì nếu không sẽ trở nên trống trải, hụt hẫng. Tính đổi mới thì dở ở một điểm là luôn cần phải có những tần số thay đổi đi chút ít để đảm bảo không có sự nhàm chán hay mệt mỏi. Tuy nhiên vì luyến ái là nhu cầu của cả 2 bên, nên phía nào cũng muốn bên kia phải đáp ứng nhu cầu vị kỷ của mình. Tức là phải yêu thương, phải hiểu, phải quan tâm, phải chăm sóc, phải duy trì thường xuyên.. Trong đó, nhu cầu hiểu là yếu tố mãnh liệt nhất. Khả năng hiểu cũng là khả năng mang lại hạnh phúc cho đối tượng kia, vì làm từ đó sẽ làm thỏa mãn mọi nhu cầu của đối tượng. Ngay tại những điểm này, nếu tính luyến ái được xác lập có tần số và tuổi thọ không dài( xem phần 1), lập tức sẽ nảy sinh sự rạn vỡ và gây ra đau khổ. Đến đây, khả năng hiểu và chấp nhận những điểm xấu của đối phương rất quan trọng, nếu thực hiện được con người sẽ bước vào một cảnh giới mới hoàn toàn: Tình yêu thương thực sự.

    Vì sao lại như thế, là vì: ?o Tình yêu thương đích thực phải có ý thức trách nhiệm, chấp nhận người kia như là chính họ, với những điểm mạnh và yếu kém của người đó. Nếu tớ chỉ thích những gì tốt đẹp nhất nơi anh ấy thì đó không phải là tình yêu thương. Tớ phải chấp nhận những yếu kém của anh ấy và mang sự kiên nhẫn, hiểu biết, và năng lượng của mình để giúp anh ấy chuyển hoá. Tình yêu thương là phải bao gồm 1) khả năng mang lại niềm vui và hạnh phúc và 2) khả năng chuyển hoá nỗi khổ niềm đau. Tình yêu thương theo cách này chỉ mang lại sự tốt đẹp. Nó không thể được diễn tả là tiêu cực hay hủy hoại. Tình yêu thương như vậy an toàn, và bảo đảm được tất cả.?

    (Vui lòng xem thêm trong http://cafe.timnhanh.com/blog-NTEyMTE3/comment/NjM1Ng== )

    Như vậy, ta thấy rõ rằng tình cảm yêu thương say mê mà mọi người đang gọi là tình yêu, có nguồn gốc từ luyến ái, là một loại tình cảm không thật, tuy là mình mong muốn hạnh phúc cho người khác, nhưng bản chất của bản năng sâu kín nhất, nó là đòi hỏi ích kỷ của con người. Khi luyến ái này không được đáp lại liên tục, nói cách khác những đòi hỏi này không được đáp ứng bền bỉ và mãi mãi, tình yêu có dấu hiệu rạn vỡ và dẫn đến chia tay. Vì thế con người hay đau khổ là như vậy. Chúng ta cứ mải chạy theo cái không thật, tự huyễn hoặc đó là thiên đường mà không biết đó chỉ là sự ích kỷ sâu kín thúc đẩy, dẫn đường ta. Chính vì thế tình yêu như thế nhỏ bé và tầm thường là như thế. Đó cũng là ý nghĩa tại sao nói tình yêu đôi lứa( khi chưa lập gia đình lâu) là không thật là như vậy.

    Như vậy, khi đã biết rõ nguyên nhân tình yêu là không thực và đau khổ(do ích kỷ, luyến ái tạo ra) chúng ta sẽ bình tĩnh nhìn lại và có ứng xử phù hợp. Chúng ta bình thản suy nghiệm và không bị cuốn trôi một cách vội vã vào những cuộc săn tìm mải mê mệt mỏi nữa. Vì chúng ta ý thức được rằng, những điều đó là giả tạo, phù phiếm. Ngay khi ta mải mê đi tìm, cái kết quả mà nếu có được cũng mong manh dễ vỡ. Vì sao, vì nó xuất phát từ tâm luyến ái ích kỷ. Khi mà mọi thứ không được đáp ứng, mọi thứ đều vỡ tan và gây tổn hại cho cả thân và tâm rất khổ đau mỏi mệt.

    Nhân nói đến vấn đề này, cũng thêm một chút về những tình cảm bạn bè, quan hệ xã hội, hay kể cả thần tượng cũng vậy. Cách suy niệm đúng đắn luôn mang lại cho chúng ta cảm giác bình thản, nhẹ nhàng không bị ưu phiền đau khổ. Suy niệm về những hậu qủa tiêu cực của lòng lưu luyến mà chúng ta dành cho bạn bè và thái độ thù địch mà chúng ta đối với kẻ thù. Những cảm giác của chúng ta đối với bạn bè và người yêu đôi khi làm cho chúng ta mù quáng. Chúng ta phóng đại những phẩm chất mà mình khao khát nơi người đó. Chúng ta tin chắc là mình không hề sai lầm. Sau đó, khi chúng ta nhận thấy sự việc không đúng với những gì mà chúng ta phóng đại, chúng ta kinh ngạc, chúng ta choáng váng. Chúng ta rớt từ đỉnh cao tột cùng của tình yêu và mơ ước xuống sự thất vọng, chán ghét và thậm chí là tức giận. Trong một số trường hợp, cảm giác hài lòng và thỏa mản trong mối quan hệ với một người nào đó mà chúng ta yêu thương có thể trở thành sự thất vọng và căm thù. Những người có tình yêu lãng mạn và lòng căm thù chính trực thường bị lôi cuốn bởi những cảm xúc này, niềm vui của họ chỉ là thoáng qua. Theo quan điểm tích cực, tốt hơn hết chúng ta nên tránh sự lôi cuốn của những cảm xúc như vậy ngay từ lúc đầu.
    (Trong phần sau chúng ta sẽ giới thiệu về tình yêu thương thực sự và hạnh phúc trong cuộc sống này)

  4. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Hẳn không ít lần chúng ta tự hỏi, vậy bản chất tình yêu trong cuộc đời này là gì? Có phải là những thứ ngọt ngào, lung linh thơ mộng như trong phim ảnh, trong văn thơ hay tiểu thuyết không? Và quả là chiếc bánh tình yêu đã hấp dẫn đến nỗi, mỗi người trong chúng ta đều muốn được cắn một miếng để thưởng thức hương vị ngọt ngào của nó.

    Nhưng khi chúng ta biết được tình yêu là không có thật, có thể ai đó sẽ thảng thốt giật mình hay phản đối. Và bạn sẽ hỏi vậy cuộc sống này không có tình yêu thương thực sự hay sao? Câu trả lời là: Có!

    Tuy thế chúng ta vẫn suy niệm, bình thản trước những tình yêu không thật kia đang đến, hấp thụ và chuyển hóa nó bằng tình yêu thương thực sự. Khi ấy, bạn sẽ có một cuộc sống thanh thản, một cuộc sống hạnh phúc thực sự. Vậy thì, rút cục lại tình yêu thương thực sự là gì? Và nó có tồn tại trong cuộc sống này không?

    Sự thật là gì, ta với những hiểu biết rõ hơn về tình yêu thương ích kỷ, tâm luyến ái không có thật sẽ làm cho chúng ta bình thản và có được hành xử đúng đắn đối với cuộc sống. Vì trong thâm tâm ta mong muốn được thương yêu, được che chở, ta mong muốn có cuộc sống hạnh phúc và được hiểu biết, được sẻ chia, được thông cảm. Như thế, nếu có ai đó dành cho ta một tình cảm vị tha, một tâm hồn trong sáng và yêu thương chân thành, không toan tính, không lợi dụng. Ta sẽ thấy lúc đó mình thực sự hạnh phúc. Và ta cũng tin rằng, người dành cho ta tình yêu thương chân thật đấy, cũng được bình an hạnh phúc, trong những tình cảm yêu thương trìu mến, giữa con người với nhau không bị thúc đẩy bởi vụ lợi hay tham dục, si mê và luyến ái.

    Đối với người ta đang yêu thương bằng tình yêu thế gian, ta khoan và thôi không bị cuốn vào những vòng xoáy say mê của luyến ái. Ta đã hiểu đó chỉ là bản năng liên tiếp thúc đẩy và bất thường, không thực dễ gây ra hụt hẫng đau khổ, chỉ là cảm giác độc như là thuốc phiện. Ta sẽ dành tình yêu thương cho người mình yêu( hoặc sẽ yêu) một cách nhẹ nhàng, đằm thắm. Tình cảm yêu thương ấy, từ nơi ta sẽ đến với một lòng chân thành, không mong cầu vị kỷ cho mình, không bị luyến ái thúc đẩy. Ta sẽ nhẹ nhàng để hiểu và chia sẻ với người mình yêu thương như một người bạn, người anh, người chị, người em ruột của mình. Và trong đó, ta hạn chế và kiểm soát thứ cảm xúc thuộc về luyến ái và dục tính, dễ làm cho ta mê mờ và ảo vọng vào một nguồn hạnh phúc vị kỷ riêng mình. Như thế tình cảm của ta sẽ cân bầng, tươi đẹp và hướng đến nhiều những giá trị thực sự nhân bản hơn.

    Ta cũng sẽ vẫn đi tìm hạnh phúc, nhưng mà là hạnh phúc thực sự. Chỉ có tình yêu thương thực sự mới tạo ra hạnh phúc thực sự. Đó là cảm giác bình an, hạnh phúc không tham đắm vào những cảm xúc sôi trào, bất thường gây đau khổ. Hạnh phúc này thật là kỳ diệu.
    Chính tình yêu vị kỷ đã gây ra đau khổ, còn tình yêu thương thực sự sẽ là suối nguồn vô tận cho ta một cuộc sống thanh thản, đầy tình yêu thương, hòa ái.

    Như thế, khi ta mang yêu thương đến cho người khác, từ trong ta nảy sinh một nguồn hạnh phúc không mong cầu. Hạnh phúc ấy chân thật và không gì sánh được. Với lòng vị tha, sự bao dung độ lượng, giờ đây ta sẽ không còn thương những người ta đáng thương đáng mến, mà ta còn thương được những người mà trước đây ta có tâm khó chịu, ghét bỏ.

    Vì bất cứ ai trên cuộc đời này cũng có lỗi lầm, cũng muốn được yêu thương, nên với lòng tôn trọng, với sự cảm thông chia sẻ, sự lắng nghe và thấu hiểu sâu săc. Tình thương yêu sẽ là liều thuốc diệu kỳ xóa tan bao đau khổ, mang lại an vui và hạnh phúc cho khắp tất cả mọi người.

    Chúng ta biết rằng tình yêu thương thực sự ngược với tâm luyến ái nên không bị các yếu tố bản năng thúc đẩy, không được tâm ích kỷ tạo nên, không được sự ham muốn phát sinh. Tình luyến ái thuộc về tâm ích kỷ; lòng thương chân thật thuộc về tâm vị tha. Chính vì không có gì thúc đẩy tạo thành nên tình yêu thương thực sự rất khó xuất hiện. Tâm luyến ái tràn ngập trên cõi đời này vì có được nhiều điều kiện hỗ trợ. Còn tình yêu thương thực sự thì rất cô đơn, không có gì trợ giúp cả.
    Nhà thơ Goethe có câu nói nỗi tiếng: ?Đứng trước một bộ óc vĩ đại, tôi cúi đầu; nhưng đứng trước một trái tim vĩ đại, tôi quỳ xuống.?
    Goethe đã đại diện cho cả nhân loại để bày tỏ một nguyên lý, là đối với tài năng lớn, người ta sẽ rất nể phục; nhưng người ta chỉ thật sự tôn kính, ngưỡng mộ, thương quý đối với người có tấm lòng thương yêu rộng lớn. Thái độ quỳ xuống nói lên mức độ bị khuất phục vạn lần so với cúi đầu. Thật vậy, đứng trước người mà ta biết rõ là khoan dung độ lượng, ta cảm thấy có thể đem cả cuộc đời mình để nương tựa, bước theo, dâng hiến.
    Tình yêu thương thực sự đối với con người được thể hiện ra bởi 4 yếu tố: 1) Muốn giúp đỡ, 2) Xót xa trước nỗi khổ của tha nhân, 3) Vui mừng trước hạnh phúc của người khác, 4)Biết tha thứ. Khi ta yêu thương một người ta cũng mong muốn người đó sẽ được nhiều người khác yêu thương họ đồng thời cũng mong người đó sẽ yêu thương nhiều người khác. Do tình yêu thương của ta là vô điều kiện, ta không mong đáp trả nên nếu ta nhận được sự hờ hững, lạnh nhạt, hay ta không được thương lại ta cũng lấy làm bình thản, cố gắng thẩu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của họ và cầu mong cho mọi người ngày càng thương quý nhau hơn. Cũng do tình thương yêu của ta là chân thành, vô điều kiện, chỉ mong muốn một điều cho người khác được an vui hạnh phúc, nên nếu khi ta bị đối xử phụ bạc, hờ hững ta sẽ không đau khổ. Vì trong bản chất thâm tâm ta vốn không mong cầu điều đó( Nếu mong cầu sẽ lại rơi vào tình yêu thương ích kỷ).
    Tình thương yêu thực sự phải đi đôi với hiểu biết, thương yêu chính là hiểu biết. Nếu không hiểu biết thì không thể thương yêu, vợ chồng không hiểu nhau thì không thể thương nhau, anh em không hiểu nhau thì không thể thương nhau. Muốn cho một người nào có hạnh phúc, mình phải tìm hiểu cho được những ước vọng và những khổ đau của chính người ấy. Hiểu được rồi mình mới có thể làm mọi cách để cho người ấy bớt khổ đau và có hạnh phúc. Như vậy mới gọi là tình thương chân thật, còn nếu mình chỉ muốn kẻ kia làm theo ý mình, và không biết gì đến những khổ đau và những nhu cầu chân thực của người ấy thì đó không phải là thương. Đó chỉ là ước muốn chiếm hữu hoặc ước muốn thỏa mãn ý nguyện của mình, cho dù đó là ý nguyện muốn cho người kia sung sướng.
    Khi người thân, bè bạn và những người sống quanh ta có những đau khổ và những ước vọng của họ nếu ta thực sự hiểu thấu những đau khổ và những ước vọng ấy thì ta sẽ thực sự thương yêu được họ. Khi ấy những người được ta yêu thương, thấu hiểu sẽ sung sưóng và sống trong niềm vui, hòa ái và thanh thản. Và khi mọi người đều được sung sướng và hạnh phúc thì chính ta cũng sẽ được sung sướng và hạnh phúc. Đó là nghĩa thương yêu trong đạo lý.
    Như thế nên biết rằng những khổ đau do thứ tình thương có bản chất đam mê và vướng mắc đem lại thì nặng nề, gây gây khổ đau và thất vọng và to lớn gấp muôn vạn lần những khổ đau mà do lòng thương chân thật đã làm phát khởi trong lòng ta. Những khổ đau do tình yêu thương chân thật là khi ta chứng kiến dân chịu khổ đau vì những thiên tai như bão tố lụt lội, dịch lệ ... hoặc những con người ốm đau bệnh tật, chiến tranh, chết chóc. Sẽ có hai loại hai loại khổ đau: một loại khổ đau hoàn toàn vô ích và chỉ có công dụng tàn phá cơ thể và tâm hồn người, một loại khổ đau nuôi dưỡng được lòng từ bi, ý thức trách nhiệm và đưa tới ý chí hành động diệt khổ. Thứ tình thương có bản chất đam mê và vướng mắc vì được nuôi dưỡng trong tham đắm và si mê nên chỉ có thể đem lại những phiền não khổ đau làm tàn phá con người, trong khi từ bi chỉ nuôi dưỡng xót thương cho hành động cứu khổ. Như thế, sự xót thương rất cần cho con người. Đó là một niềm đau có ích. Không biết xót thương thì con người không thể là con người, vì vậy những khổ đau do lòng xót thương đem lại là những khổ đau cần thiết và có lợi lớn.
    Thêm nữa, chúng ta suy nghiệm rằng, mọi thứ vật chất trên thế gian này không có gì tồn tại vĩnh viễn cả. Tất cả đều vô thường, đều có ngày phải tàn hoại. Thấy được tự tính vô thường của vạn vật, chúng ta sẽ có một cái nhìn điềm đạm và trầm tĩnh, vì vậy những vô thường xảy đến không làm xáo động được tâm mình. Cũng vì vậy niềm xót thương do lòng từ bi nuôi dưỡng không bao giờ có tính cách nặng nề và chua cay của những đau khổ thế tục. Trái lại, niềm xót thương này còn đem đến sức mạnh cho người chúng ta nhiều hơn nữa.

    Để so sánh tình yêu thương chân thật với những tình yêu thương vị kỷ( kể cả tình mẫu tử cũng là vị kỷ). Thật vậy, với tình mẫu tử mến thương vẫn có ít nhiều vị kỷ của người mẹ. Nếu như tình yêu thương chân thật chỉ nhằm vào sự mong mỏi chân thành của bà mẹ hiền muốn cho đứa con duy nhất của mình được sống an lành và tạo ra sự hạnh phúc an lành. Còn tình thương con vị kỷ chỉ đem lại phiền não. Đây là một điểm tế nhị mà ta không nên hiểu lầm. Cha mẹ thương yêu, trìu mến con, con thương yêu cha mẹ, chồng thương yêu vợ, vợ thương yêu chồng. Tình luyến ái giữa những người thân yêu là lẽ thường, là một sự kiện tự nhiên. Thế gian không thể tồn tại được nếu không có tình thương. Nhưng tình thương luôn luôn ích kỷ, hẹp hòi, không so sánh được với tình yêu thương đồng đều đối với tất cả chúng sinh trong vũ trụ bao la. Do đó tình yêu thương chân thật( lòng từ bi) không đồng nghĩa với tình thương yêu ích kỷ. Tình yêu thương chân thật( lòng từ bi) không phải sự yêu thương xác thịt, cũng không phải lòng luyến ái đối với người nào. ******** và luyến ái là nguồn gốc của bao điều phiền não.
    Tình yêu thương thực sự cũng không phải là tình thương riêng biệt đối với người láng giềng, bởi vì người có có tình yêu thương này không phân biệt người thân kẻ sơ. Tình yêu thương thực sự không phải chỉ là tình huynh đệ rộng rãi giữa người và người, mà phải bao trùm tất cả chúng sinh, không trừ bỏ một sinh vật nhỏ bé nào, bởi vì loài cầm thú, các người bạn xấu số của chúng ta, cũng cần nhiều đến sự giúp đỡ và tình thương của chúng ta. Tình yêu thương đó cũng không phải là tình đồng chí, không phải tình đồng chủng, không phải tình đồng hương, cũng không phải tình đồng đạo. Tình yêu thương đó êm dịu vượt hẳn lên trên các thứ tình hẹp hòi ấy. Phạm vi hoạt động của tình yêu thương thực sự không bờ bến, không biên cương, không hạn định. Tình yêu thương thực sự không có bất luận một loại kỳ thị nào. Nhờ tình yêu thương này mà ta có thể xem tất cả chúng sinh là bạn hữu, và khắp nơi trên thế gian như chỗ chôn nhau cắt rốn.
    "Tựa hồ như ánh sáng mặt trời bao trùm vạn vật, tình yêu thương cao thượng rải khắp đồng đều phước lành thâm diệu cho mọi người, thân cũng như sơ, bạn cũng như thù, không phân biệt giầu nghèo, sang hèn, nam nữ, hư hèn hay đạo đức, người hay thú.
    Con người với tình yêu thương đến mức cùng tột sẽ thâý mình đồng hoá với tất cả chúng sinh, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái gọi là "ta" lần lần mở rộng lan tràn cùng khắp càn khôn vạn vật. Mọi sự chia rẽ đều tiêu tan, biến mất như đám sương mờ trong nắng sáng. Vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất.
    Và rồi, khi tất cả mọi thứ qua đi, thì chỉ còn tình thương ở lại. Khổ đau sẽ qua đi. Cuộc đời không còn đấu tranh, ghen ghét, không còn thù hận. Khi mà ích kỷ biến mất thì tấm lòng yêu thương vị tha ngập tràn. Và ở nơi này, trong trái tim bạn, trong trái tim tôi, và tất cả mọi người tràn đầy tình yêu thương và hạnh phúc.
  5. longlanhlunglinhlieuru

    longlanhlunglinhlieuru Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    2.429
    Đã được thích:
    0
    "Tình yêu đích thực là cái đích phải có thực
    Nếu không tất cả chỉ là phù phiếm"
    -------------------------
    Thật đúng
  6. vovohu

    vovohu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    chẳng có cái j gọi là đích thực cả, tất cả chỉ tồn tại trong một giai đoạn, giai đoạn này là đích thực, giai đoạn khác lại chuyển sang dạng khác, hạnh phúc đwợc lúc nào hay lúc đấy, buồn nhiều hơn vui...

Chia sẻ trang này