1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình yêu dưới góc nhìn Tâm lý học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Candy_, 22/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu dưới góc nhìn Tâm lý học

    Tình yêu - Một tình cảm của con người


    Mỗi một ngày lên diễn đàn, tôi lại thấy có ít nhất 1 bài mới viết về chủ đề tình yêu. Nhiều lúc tôi lẩm nhẩm 1 mình: "Cái này mà gọi là tình yêu ư?". Sau đó tôi tự trả lời, à tác giả gọi cái đó là tình yêu. Dần dần, sau nhiều lần ngạc nhiên về quan niệm tình yêu của người khác, tôi chợt hỏi lại mình, vậy mình quan niệm thế nào là tình yêu?!! Tôi cứ suy nghĩ, suy nghĩ, rồi đến một lúc nào đó câu trả lời xuất hiện, chưa rõ, rồi mỗi ngày một rõ thêm.

    Hoá ra từ lúc nào, những gì học được về Tình cảm - Xúc cảm đã thấm vào tôi, và tôi phát hiện ra mình đã luôn mang con mắt của người đã học về Tâm lý học đại cương để quan sát và phân tích cuộc sống. Có lẽ có người đọc đến đây bật cười, hoặc cho rằng tôi không bình thường, hoặc cho rằng tôi là một người chỉ có lý thuyết. Cũng có thể, nhưng dù thế nào thì đó cũng không phải tôi giả vờ, hay lên gân, mà tôi là thế, tôi vẫn nhìn và phân tích cuộc sống như thế, hơn nữa tôi luôn sống và cảm nhận cuộc sống theo cách như thế .

    Tôi là thế, nên với tôi quan niệm về tình yêu rất rõ ràng. Trước hết, tình yêu thuộc phần nào trong đời sống tâm lý con người?!!

    Các hiện tượng tâm lý được chia thành 3 loại: quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý.

    Quá trình thì có khởi đầu và kết thúc rõ ràng, diễn ra trong một thời gian ngắn, xác định, ví dụ như các hoạt động ăn tối, học bài, xem phim...., quá trình nhận thức một sự vật, vấn đề... Tôi cho rằng tình cảm - cụ thể là tình yêu - không phải và không thể là quá trình tâm lý như thế này. Ai đó có "tình yêu" giống quá trình tâm lý thì tôi cũng không gọi là tình yêu

    Trạng thái tâm lý là hiện tượng khác, trước hết nó không tồn tại độc lập, mà luôn đi kèm với một quá trình tâm lý, ví dụ như chú ý, uể oải, trạng thái tích cực hoạt động... Trạng thái bắt đầu khi nào, kết thúc khi nào thường ta không nhận thức rõ được, và do đó kéo dài bao lâu ta cũng không biết. Nhưng tóm lại, tình yêu thì phải tồn tại độc lập chứ , rất độc lập là đằng khác, vậy tình yêu không phải là trạng thái tâm lý

    Nếu vậy tình yêu phải là thuộc tính tâm lý. Thuộc tính tâm lý là những hiện tượng như thế nào? Đặc điểm bản chất của nó là nó tồn tại bền vững, trở thành một phần trong nhân cách, đời sống tâm lý của chủ thể, không phân biệt điểm khởi đầu dễ nhận thấy hay khó nhận thấy. Tình cảm con người thuộc khu vực này, mà tình yêu là thành viên nổi tiếng

    Đó mới chỉ là khuôn vùng quy hoạch . Bây giờ tôi mới đi vào phân tích bản chất. Hì, có lẽ tôi làm hơi ngược, nhưng không sao . Bạn nào không đồng tình với cách khuôn vùng tình yêu như trên của tôi thì cố gắng kiên nhẫn đọc tiếp, để biết cái mà tôi gọi là tình yêu là cái gì nhé .

    Trong cuộc sống con người, cần phân biệt rõ 2 khái niệm khác nhau, nhưng rất nhiều khi tồn tại cùng nhau và rất khó xác định: tình cảm và xúc cảm. Với tôi tình yêu là tình cảm.

    Cái phức tạp, rất phức tạp ở đây, là tình cảm là thuộc tính tâm lý, còn xúc cảm là quá trình tâm lý, nhưng nếu không có xúc cảm thì chắc chắn không phải là tình yêu .

    Thay vì ngồi viết tiếp theo kiểu định nghĩa xúc cảm là gì, tình cảm là gì, tôi sẽ cố gắng không làm bạn chán bằng cách chỉ cho bạn những ví dụ nổi tiếng của xúc cảm, tình cảm và mô tả nó. Hơn thế trong cuộc sống thực, vì sao việc nhận ra lại khó, vì sao có người lại chấp nhận những tình yêu không đúng nghĩa, tình yêu nửa vời.

    Bạn đã từng gặp một ánh mắt lạ làm bạn vui vui, hay làm bạn sợ hãi? Ồ, cái vui vui, sợ hãi đó là xúc cảm đấy. Bạn đã từng bật khóc khi xem một bộ phim? Đó cũng là xúc cảm. Thậm chí, bạn gặp một đám tang qua đường, tự dưng bạn cảm thấy cay cay nơi sống mũi, đó cũng là xúc cảm. Bởi vì ngay sau đó (hoặc lâu hơn 1 chút, có thể là 1 buổi, 1 ngày, 1 tháng...), xúc cảm đó sẽ qua đi, không tồn tại nữa. Nó không hiện diện trong cuộc sống của bạn nữa, ko có ảnh hưởng tới những hoạt động của bạn nữa.

    Xúc cảm luôn cần có 1 tác nhân cụ thể để nó xuất hiện và tồn tại. Đây là điều quan trọng cần ghi nhớ để xây dựng nên được tình cảm. Bởi vì sao, xin nhắc lại, trong tình cảm cần sự tồn tại của các xúc cảm, thiếu xúc cảm không thể có tình cảm, không thể duy trì tình cảm. Tôi sẽ trở lại vấn đề này sau

    Còn tình cảm là gì? Tình cảm sẽ dần được hình thành khi vô số những xúc cảm cùng loại liên tục xuất hiện nơi bạn. Tình bạn cũng được bắt đầu theo cách đó mà . Đầu tiên bạn và người bạn bình thường, rồi qúy mến, rồi cảm phục, rồi qúy mến, rồi tôn trọng, rồi giúp nhau, rồi ..... và một lúc nào đó bạn nhận ra rằng bạn đã có một người bạn . Tình yêu cũng cần 1 quá trình như thế, nhưng cần thêm cả những loại cảm xúc khác mà tình bạn không bao gồm. Cái khó xác định là ở tình cảm giữa những người khác nhau bao gồm những cảm xúc khác nhau. Không có một công thức nào chung cho tình bạn hay tình yêu giữa mọi người. Ở người này tần suất đam mê xuất hiện nhiều hơn (đam mê là quá trình bạn nhé, vì quá trình này tốn năng lượng, bạn tự không thể duy trì được nó quá lâu nếu không múôn kiệt sức ), ở người kia, tần suất cảm phục xuất hiện nhiều hơn....

    Nhưng vậy thì liệu tình yêu là gồm nhiều xúc cảm cộng với nhau ư? Hoàn toàn không phải. Nếu bạn đã học triết học, thì đây chính là hiện tượng lượng chuyển thành chất .

    Có nhiều ví dụ khác để so sánh và để hiểu về sự hình thành tình cảm này. Đó là xây nhà. Bây giờ trước mặt bạn có rất nhiều gạch, có cát, vôi, nước..... Và bạn xây nhà. Nếu bạn đặt lung tung các viên gạch lên nhau, có thể bạn sẽ có một bức tường, chứ ko phải một đống gạch, nhưng nếu giữa các viên gạch không có vữa, dưới không có móng, bức tường của bạn không sớm thì muộn cũng sẽ đổ, khi đổ tất nhiên bạn buồn và tiếc rồi. Nếu bạn biết đào móng, biết đổ giữa các viên gạch là vữa, thì bức tường của bạn sẽ chắc chắn, nhưng nếu cứ như thế, và như thế, có thể bạn sẽ có được một ngôi nhà - hoặc chỉ là các bức tường. Ngôi nhà ?ztự dưng xây được đó?o có thế đẹp - hoặc xấu, bền - hoặc không bền. Nếu bạn có bản thiết kế trước, hoặc vừa làm vừa học hỏi, khả năng bạn có được ngôi nhà vừa hòan chỉnh, vừa bền vững, vừa đẹp sẽ cao hơn rất nhiều. Mà bạn nhớ rằng, cái nhà là cái nhà, không phải sự cộng lại của một đống vôi vữa cát sỏi gạch ngói. Vì với 1 đống như thế, bạn không ở được, không che nắng che mưa được, không sinh hoạt gia đình được. Còn với ngôi nhà thì bạn sống được, hoạt động được, và ....

    Ở đây tình cảm là cái nhà, còn các viên gạch là các xúc cảm đồng loại. Bạn nhớ cho rằng cái nhà khác hẳn tính chất của các viên gạch Múôn xây nên tình cảm, không chỉ cần các xúc cảm, bạn cần rất nhiều vôi, vữa, bàn tay xây dựng, và quan trọng hơn cả là bản thiết kế. Nếu bạn và người yêu có sẵn một tình bạn, thì đó chính là cái móng nhà, đảm bảo cho công trình tồn tại được bền vững hơn. Tình yêu của con người khác cái nhà ở chỗ, cái móng có thể dần hình thành sau trong quá trình xây ngôi nhà. Quả vậy, người ta hay nói không chỉ cái tình mà còn cái nghĩa. Đó, cái móng nhà đó, được hình thành sau, giúp ngôi nhà đã xây được trụ vững. Còn bản thiết kế, có thể nó có từ đầu, có thể nó được tạo nên sau này, không quan trọng, miễn là nó là một bản thiết kế tốt.

    Lại lấy ví dụ cho dễ hiểu. Chắc ai cũng biết tình yêu sinh viên. Nó rất đẹp, nó có thể có 1 cái móng hoặc không, người ta có thể xây nên nó từ rất nhiều viên gạch đẹp, có vôi có vữa. Nhưng khi thời sinh viên chấm dứt, mỗi người bắt đầu 1 cuộc sống mới với muôn vàn khó khăn, kể cả tâm tính, mong muốn, hướng đi cuộc đời thay đổi. Tình yêu lúc đó như bức tường đang xây dở, nay gạch vữa sắp hết, lại gặp gió to. Thường tình yêu đó hay mất vào lúc này. Nếu bức tường ấy được xây với nhiều công mà mất đi người ta tiếc lắm, nhưng không biết làm thế nào tiếp cả. Không biết kiểm thêm vôi vữa từ đâu, ko biết xây tiếp về phía nam bắc trên dưới thế nào. Lúc đó tình yêu sẽ đổ vỡ nếu nó không được dự liệu, ko có bản thiết kế tiếp, ko có sự quyết tâm xây cho kỳ được cái nhà của 2 người.

    Theo quan niệm của tôi, tình yêu sinh viên cũng mới chỉ là những bức tường, chưa phải cái nhà. Tuy nhiên nó sẽ là cái nhà nếu được xây tiếp.

    Đến khi có cái nhà rồi thì sao. Người ta sẽ ở được thoải mái, hạnh phúc với nó thời gian đầu. Nhưng sau đó, dần dần nó bị cũ, các bức tường, xấu, bẩn, nứt nẻ nhanh (thời gian tùy theo độ tốt của móng nhà và bản thiết kế cùng chất lượng của gạch ngói vôi vữa). Khi đó, 2 người muốn cái nhà tiếp tục ở được, bền được, đẹp được, họ phải tu dưỡng, có các biện pháp sơn mới, xây thêm cột trụ nếu cần, sửa sang cho đẹp và hợp thời hơn, nếu có sức thì cơi nới, mở rộng xây thêm các tầng mới, phần mới. Ngay trong quá trình ban đầu, ngôi nhà sẽ ngày một đẹp và gắn kết các chủ nhân nếu nó được trang hoàng, làm đẹp mỗi ngày bằng hoa, lau chùi sạch sẽ, có cái vườn nhỏ đằng trước?. Đó, nghĩa là cái nhà kể cả xây xong rồi, muốn ở được thoải mái trong nó buộc ta vẫn phải lo cho nó, chăm chút cho nó hàng ngày thì nó mới đẹp, mối bền được và ta mới muốn sống cùng nó tiếp.

    Tình yêu cũng vậy, khởi đầu là một quá trình xây dựng lâu dài bền bỉ, cần rất nhiều xúc cảm tích cực cùng loại, cần thiết như thích, say mê, cảm phục, cảm xúc ********, ?.. Đó là gạch, ngói, ko có thì không thể xây nhà được. Rồi cần vôi, vữa, xi măng? như sự tôn trọng, sự quyến luyến, những kỷ niệm đẹp? Cái móng phải có hoặc phải xây nên và bồi bổ mỗi ngày như tình bạn, tình nghĩa, những sợi dây kết nối 2 người (con cái, tài sản, pháp luật?.). Tất cả nguyên vật liệu này không cần mua ở đâu hết, 2 người chủ đều tự tạo ra được, có những cái tạo ra mà không cần tốn công sức, tưởng như tự có ví như thích nụ cười, mái tóc, cái áo mới, sự dịu dàng? Đam mê có nhiều lúc cũng có vẻ như nó tự đến (nhưng nó cũng phải ra đi nhanh thôi). Vì thế, trên báo chí, suốt ngày người ta dạy các đôi yêu nhau hay các cặp vợ chồng phải thường xuyên làm mới mình, làm mới xúc cảm của nhau. Đó, đó là cách tạo ra gạch ngói đó. Còn vôi vữa, muốn tạo ra thì phải làm cho nhau tin cậy, tôn trọng, cảm phục, trở thành bạn của người kia, tốn công tốn sức và lâu dài khá mệt mỏi, song không có vôi vữa thì tường kiểu gì cũng đổ. Bản thiết kế chính là hình dung của mình về tình yêu, về cuộc sống chung, trên cơ sở ta hiểu về mình, hiểu vè người kia, học cách chấp nhận nhau, tự sửa mình, ví như trên nền đất này chỉ xây được nhà 1 tầng thì ta xây 1 tầng, diện tích đất rộng thì ta xây rộng, góc kia không vuông thì phải lựa sao đó, hoặc làm bể nước chỗ đó?. Rồi cách 2 người hình dung ra tình yêu, ra cuộc sống sau này có giống nhau không, người này cần sân thượng người kia lại không thích, người này thích sơn tường vàng người kia thích xanh, người này thích mời nhiều bạn bè vào nhà người kia thích biệt lập?.Nếu không giống nhau thì cũng phải bàn cho ra được bản thiết kế chung, kẻo nhà không xây được, hoặc xây được thì cũng 1 trong 2 người không vừa ý, dần dần sẽ chán ngôi nhà.

    Vậy đó, để xây tình yêu ta sẽ mất cả cuộc đời tính từ lúc ta vô tình (hoặc cố ý) tạo ra gạch ngói vôi vữa. Có những người chỉ tạo được 1 vài viên gạch duy nhất rồi nó vỡ. Có người khá hơn xây được 1 đoạn tường, có người xây được khung nhà rồi không tiếp tục được (trường hợp này đau khổ lắm), có người xây được nhà, ở được 1 thời gian rồi ko quan tâm tới nó, chán nó rồi phá đi?.

    Quan niệm tình yêu của tôi vậy đó. Nó không phải là cái lửng lơ bên ngòai ta, nó thuộc về ta, là một phần cuộc đời, nhưng muốn nó tồn tại ta phải xây dựng, và không ngừng chăm lo cho nó. Nếu người bạn ta múôn cùng làm việc không hợp tác để tạo ra gạch ngói vôi vữa và không cùng xây dựng, thì mãi mãi cái nhà chỉ ở trong trí tưởng tượng. Nói chung ai cũng cần nhà để ở, nên nhiều khi người ta vội vã tìm ai đó đồng ý cùng xây nhà với mình và bắt tay xây luôn. Nếu xúc cảm không mạnh, không có đam mê, thì chất lượng gạch ngói là không tốt, dẫn tới nhà không bền, dễ đổ vỡ.

    Quan niệm về tình yêu của tôi là như thế, nên khi đọc những bài như ?zNgã giá bằng tình?o tôi không thể hiểu được. Tôi không hiểu cái ?ztình?o mà tác giả muốn nói tới nó là cái gì. Bởi theo quan niệm của tôi, người ta xây cái nhà tình yêu là cho mình và chỉ cho mình, mình không ở thì cũng không ai ở được cả, không thể bán cho ai hay đổi lấy cái gì được. Mất là mất, mà có là có, như những bộ phận trên cơ thể ta, không thể dùng để mua bán đánh đổi với cái gì được hết. Điều đó cũng một phần lý giải tình yêu thương vô bờ của cha mẹ đối với con cái, nó chính là một phần cơ thể cha mẹ .

    Trong cuộc sống hiện đại, có nhiều người giả vờ hợp tác để xây nên cái nhà cùng một ai đó, bởi họ cần những lợi ích khác ngòai cái nhà mà người kia có thể đem lại. Tuy nhiên gạch ngói của họ là rởm, vôi vữa của họ cũng là rởm hoặc kém chất lượng. Nguy cơ nhà đổ, mà đổ vào người mình gây thương tích là rất nhiều, bởi bên phía mình xây dựng, móng nền, gạch vữa? tất cả đều yếu hơn, nếu nhà đổ sẽ đổ vào người mình. Người kia cũng sẽ bị mất công xây dựng, và tất cả vôi vữa gạch ngói đã tạo ra cùng với những giá trị khác, nhất là niềm tin. Ai đã từng đổ vỡ trong tình yêu 1 lần, lần sau mỗi khi xây dựng rất hay săm soi chất lượng gạch ngói vôi vữa. Mà khổ, hic, cái này nhìn bằng mắt nhiều khi không phân biệt được. Cũng chưa có máy móc nào hiện nay giúp con người phân biệt điều đó. Ngay trứng gà giả còn khó phân biệt nữa là xúc cảm tình cảm con người.

    Để kết thúc, tôi xin nêu quan điểm của mình về tình yêu Romeo-Juliet . Theo tôi, tình yêu đó là tình yêu còn dang dở, chưa được xây xong. Viên gạch đầu tiên là một cảm xúc mạnh, hay là sự đam mê. Khi đam mê đang lên tới cao trào, nhiều người ngòai tìm cách phá nó, dập tắt nó mà không hiểu rằng đó là cách làm cho đam mê bùng nổ dữ dội hơn, kéo dài thêm hơn vì 2 người được "tiếp năng lượng" cho đam mê của mình từ sự nhiệt tình của những người khác . Nhưng rồi khi đam mê chưa qua, 1 trong 2 người chết, và sự đau khổ dội vào người còn lại chính là nguồn năng lượng bất tận cho sự đam mê của người đó. 2 người chết với một sự đam mê còn tràn đầy năng lượng, và năng lượng đó cứ tăng mãi, tăng mãi từ sự nuôi sống và tiếc thương của những người khác. Chính vì thế nó thành bất tử - một sự đam mê bất tử.

    Có lẽ bài viết đã dài, ít nhiều các bạn cũng đã hiểu quan niệm tình cảm của tôi. Hic, cái nhà của tôi hiện giờ mới có cái móng với vài ba viên gạch, vôi vữa thì chất đống rồi nhưng gạch chưa đủ, bản thiết kế cũng còn dở dang. Tôi phải đi tạo gạch ngói tiếp đây . Chúc các bạn vui vẻ, tìm được bạn xây dựng và xây được cái nhà đẹp đẽ, bền vững. Và tôi cũng muốn nghe các bạn chia xẻ quan niệm về tình yêu của các bạn. Thân mến!

    Bài viết của baby_greenskirt
    diễn đàn www.tamlyhoc.net



    Được Candy_ sửa chữa / chuyển vào 17:05 ngày 22/05/2005
  2. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn về tình yêu
    Người ta mãi không biết chán về tình yêu . Và nói bao nhiêu cũng không đủ về đề tài phong phú bậc nhất này . Các nhà thơ , nhà văn , hoạ sĩ , nhà điêu khắc , ca sĩ , đạo diễn , diễn viên , và nghệ sĩ xiếc ? đã nói và còn nói mãi về tình yêu .
    Có biết bao cô gái chờ đợi gặp được người mình yêu . Biết bao chàng trai mơ ước được gặp một cô gái duy nhất hợp với mình . Các cô gái , chàng trai đều có những đêm mất ngủ trăn trở sợ bỏ lỡ mất hạnh phúc của mình , họ hi vọng rồi thất vọng , thất vọng rồi hi vọng . Nếu ta hỏi bất cứ ai về diều gì cần thiết trước nhất cho sự hài hoà của đời sống vợ chồng , chắc chắn người đó sẽ trả lời ngay : Tình yêu ! Cũng đa số các cặp vợ chồng cho rằng , lí do chủ yếu làm cho hôn nhân tan vỡ là vì tình yêu phai nhạt .
    Vậy tình yêu là gì ?
    « Tình yêu là tình cảm sớm sủa nhất trong các thứ tình cảm của loài người » ; « Yêu là cảm thấy sung sướng khi ta trông thấy , cảm nhận bằng tất cả các giác quan và ở khoảng cách gần nhất con người ta yêu và yêu ta » . Đó là những lời viết về tình yêu . Đúng thế , tình yêu là ngày hội của tất cả các tình cảm , là sức hút cực kì mạnh mẽ - nồng nàn từ hai phía .
    Nhưng tình yêu còn là ngày thường của các tình cảm , nó không chỉ có cái tươi mát ban mai mà còn là sự mệt mỏi chiều hôm . Đó là thứ tình cảm từ đầu tới cuối mang đầy những mâu thuẫn : giống như ngọn lửa có thể sưởi ấm mà cũng có thể thiêu cháy - Tình yêu có thể toả nóng nhưng cũng có thể gây ra vết bỏng .
    Tình yêu giống như thượng tầng ở bên trên tất cả các nhu cầu và cảm giác sâu thẳm của con người , ở bên trên những đòi hỏi nguyên sơ nhất của tâm hồn và thể xác . Đó là sự kết hợp chặt chẽ các sức mạnh của chúng ta : sức mạnh thân thể và tinh thần , tiềm thức và ý thức .
    Và đó không chỉ là thứ tình cảm đặc biệt trong các loại tình cảm , đó còn là trạng thái đặc biệt của các loại tình cảm và của toàn bộ cơ thể ; nó là nhân tố cổ vũ không ngơi nghỉ , giúp cho các tình cảm sâu đậm và lâu bền , giúp cho tâm hồn và thể xác luôn phấn chấn cao độ.
    Chúng ta không thể tìm hiểu tình yêu nếu chúng ta không biết rằng danh từ ấy thật ra để chỉ hai lĩnh vực tâm lí hoàn toàn khác nhau . Người ta chỉ dùng một chữ ?o yêu ? thôi nhưng cốt để nói tới hai sự kiện : mong muốn đem đến tốt lành cho người khác và hưởng thụ điều tốt lành cho bản thân .
    Chúng ta luôn lầm lẫn trong tình yêu bởi chúng ta vô tình quên đi rằng : dưới nhãn hiệu ?o tình yêu ? là hai thứ chứ không phải một thứ - vấn đề là mỗi người sử dụng hai lĩnh vực ấy theo hai cách hoàn toàn khác nhau mà bản thân họ không ý thức được . Có người yêu theo cách vì người khác , có người lại yêu để hưởng cho bản thân , có người sống trên cả hai lĩnh vực đó - nên tâm lí học mới là một thế giới cực kì phức tạp , không chỉ trong thế giới tình yêu mà cả trong quan hệ người ?" người .
    Tôi không phải một nhà tâm lí học , cũng không phải một nhà phân tâm , nhưng cho phép tôi tạm dùng hai cái nhãn dán lên hai lĩnh vực này của tình yêu và được phép tản mạn vài điều : Tình yêu vị tha và tình yêu ích kỉ .
    Tình yêu vị tha là tình yêu muốn điều tốt cho người mình yêu . Tình yêu vị tha nghĩa là yêu vì đối tượng , đem lại hạnh phúc cho đối tượng .
    Tình yêu ích kỉ là tình yêu nhằm vào những hưởng thụ khác : được vui , được tự khẳng định và thể hiện bản thân - gần như là yêu cái gì đó vì cái đó thoả mãn được nhu cầu và lấp vào chỗ đói của mình ?" đáp ứng được ham muốn của mình .
    Tình yêu ích kỉ trái ngược với tình yêu vị tha . Người yêu vị tha thì không nhằm đoạt lấy dinh dưỡng để giải toả cái đói của bản thân , mà đem dinh dưỡng và giải toả cái đói cho người mình yêu . Như một người mẹ yêu con , luôn săn sóc quan tâm con hết mức và đáp ứng mọi nhu cầu của con . Nhưng lại có kẻ sẵn sàng hãm hiếp một cô gái rồi giết hại ?" đó là chuyện hưởng thụ đến mức độ độc ác .
    Thông thường chúng ta khi có quan hệ thể xác với người tình để thoả mãn cơn đói xác thịt của bản thân , vẫn tìm cách thoả mãn nhu cầu sinh lí của người ấy , hoặc không làm hại người ấy . Thế mới thấy hai lĩnh vực tâm lí đó tuy trái ngược nhau - nhưng không phải đối nghịch - cũng không hỗn hợp nhau - mà song song cùng tồn tại , cùng chung sống với nhau .
    Con người ta không bao giờ làm một việc gì hoàn toàn vị tha . Con người chỉ làm việc gì đem lại cho họ một hưởng thụ nào đó , ít nhất cũng là về mặt tinh thần ?" chúng ta dễ lầm lẫn vấn đề này bởi : trên đời không có việc gì tuyệt đối vì người khác , chỉ có những sự hưởng thụ quá tinh vi chúng ta không thấy mà thôi . Cũng như tình yêu vị tha không bao giờ có chuyện chúng ta thoả mãn nhu cầu người khác mà không thoả mãn nhu cầu nào của bản thân . Có điều là trong khi thoả mãn được nhu cầu của mình, ta không làm tổn hại người kia .
    Nhiều người cho rằng quyến luyến người nào đó là dấu hiệu của tình yêu . Thực ra , sự quyến luyến hay sợ mất người đó chẳng qua là chúng ta cần họ - muốn giữ họ để thoả mãn nhu cầu cuả chính mình một cách ích kỉ .
    Trở lại tình yêu của mẹ dành cho con , tình yêu vị tha của bà dễ nhận thấy , nhưng khi chăm sóc con bà thấy sung sướng , gặp con bà thấy vui mừng , bà đã vô tình làm mọi việc chỉ để thoả mãn bản năng làm mẹ của mình - mà quên đi một điều rằng đứa trẻ được chăm sóc thái quá sẽ rắt có hại cho nó . Tình yêu ích kỉ thúc đấy bà nuông chiều nó, trong khi tình yêu vị tha lại ngăn cản bà ở mức độ hợp lí .
    Tình yêu ích kỉ có thể đi đơn độc , không kèm tình yêu vị tha , nhưng tình yêu vị tha lại không thể đi đơn độc mà không kèm tình yêu ích kỉ cho dù mục đích hưởng thụ lộ liễu hay thầm kín , ta có ý thức hay không có ý thức rõ rệt và hưởng thụ này có thể mạnh mẽ , thô thiển hay dè dặt , tinh vi .
    Tản mạn đôi chút nhưng vẫn phải khẳng định một điều : Xung quanh tình yêu có thành kiến và nhiều hiểu biết sai lệch . Ví dụ đàn ông thường nghĩ tình yêu là ích kỉ , còn phụ nữ thì cho rằng tình yêu là vị tha và người ta hiểu nhầm rằng hi sinh là đối lập với ích kỉ . Nhưng quan niệm ấy chỉ đúng một phần . Bởi lẽ , cả ích kỉ và vị tha đều dựa trên sự bất bình đẳng - ích kỉ là nâng mình lên , hạ người khác xuống - còn vị tha là ngược lại .
    Đương nhiên quan tâm đến người khác dù mình có bị thiệt là dạng cao cả nhất của tính người , nhất là trong những hoàn cảnh nguy hiểm hoạc khẩn cấp , hoặc khi người mạnh chăm sóc kẻ yếu , người thừa thãi đem cho kẻ thiếu thốn . Nhưng nếu ?o sự hi sinh hết thảy ? như thế trở thành cơ sở của cuộc sống trong những điều kiện bình thường - thì nó sẽ làm con người bé nhỏ đi , trở thành cái cột chống nhận lấy sức nặng của những người khác .
    Có lẽ hài hoà nhất giữa cái ích kỉ và vị tha là tạo nên sự cân bằng ?o cái tôi ? của mình với ?o cái tôi ? của người khác , là sự cố gắng không nâng mình lên trên người khác mà cũng không nâng người khác lên trên mình , mà đối xử với người khác như đối xử với chính mình . Đó là tế bào cơ bản, là cơ sở tâm lí học cuả mối quan hệ người - người , cũng là một trong những nguyên tắc mấu chốt duy trì tình yêu đôi lứa .
    Bài viết của strawberry
    www.tamlyhoc.net
    Được Candy_ sửa chữa / chuyển vào 17:33 ngày 22/05/2005
  3. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Phân tâm học và tình yêu
    Đối với một cô bé tuổi đôi mươi, ở bất của thời đại nào, cũng đều tạo ra trong mình hình ảnh người đàn ông lý tưởng - người rõ ràng, kẻ thì không rõ rệt. Nhưng khi gặp người nào đó trùng khít với hình ảnh người đàn ông bên trong đó, họ sẽ thích ngay.
    Tình yêu kiểu này, nếu ở những cô gái thiên về tinh thần, mơ mộng, họ tạo ra một hình mẫu rõ ràng...thì được coi là một tình yêu trong sáng, thuần khiết...Cô gái này có thể yêu người đàn ông đẹp trai, giỏi, có tài...
    Nhưng với những cô gái được coi là đua đòi, ăn chơi, hưởng thụ, không phải họ không có hình mẫu. Nhưng có điều, trí tưởng tượng của họ ít, họ sống thực tế hơn. Nhưng cái mà họ thích vẫn là hình ảnh về mẫu đàn ông có trong chính họ, tuy rằng mẫu này nhợt nhạt, có thể bản thân cô gái cũng chẳng có khái niệm gì rõ rệt...
    Chẳng hạn, cô gái yêu anh chàng mắt to,tóc cua, đi xe đẹp, ga lăng...
    Đây là tình yêu - nhu cầu.
    Tức là, đối với những cô gái thuộc tuổi này, tình yêu là sự khẳng định cái tôi, họ yêu chính họ. Cô ta chỉ quan tâm đến đối tượng đúng với cái phần về người đàn ông trong cô. Một anh chàng khôn lỏi, có thể chì cần khéo nịnh cật lực và đúng chỗ cũng có thể cưa đổ bất cứ cô gái nào thật xinh trong tuổi này.
    Hay bạn có thể thấy rất nhiều ngôi sao yêu những người đàn ông thành đạt lớn hơn tuổi mình rất nhiều thuộc trường hợp này.
    Nhưng có thể có chuyện tình yêu kiểu cổ tích kô: Một tiểu thư xinh đẹp nhà giàu, yêu một chàng trai xấu xí, nhưng có một tài đặc biệt ?
    Có, mà điển hình là câu chuyện chàng Trương Chi.
    Một người không giống như hình mẫu, sao yêu được.
    Đây là điều lý giải những người có chút tài lẻ, hiểu biết thường tạo được sự quyến rũ nơi đối tượng, dù họ ban đầu không thuộc tuýp của cô ta. Đơn giản, họ đã đánh vào cái phần vô thức của cô gái, những cái này đâu đã có trong mẫu hình. Khi cô gái ý thức được phần vô thức của mình nhờ tài của chàng trai, cô sẽ yêu anh ta chết mê chết mệt. thậm chi cuồng si.
    Tình yêu kiểu này làm cho cô gái trở thành người đàn bà đầy đủ, như cách các nhà văn vẫn nói đầy văn hoa. Và nhiều người coi đây là tình yêu đích thực, không thực dụng.
    Họ đã nhầm. Thực sự, cô gái vẫn chỉ yêu bản thân. Bởi vì cô yêu cái hình ảnh vẫn tiềm ẩn trong cô thôi, thuộc cô và tiềm ẩn trong cô.
    Đây là tình yêu khiếm khuyết.
    Tình yêu đích thực chỉ đến khi người ta không còn cái tôi nhiều nữa. Họ không cần người đàn ông để thoả mãn các nhu cầu, mà nương tựa cũng là một nhu cầu quan trọng.
    Cũng không ai quyến rũ được họ nữa, họ đã đủ đầy.
    Họ không tìm người đàn ông để khớp và cố khớp với hình ảnh người đàn ông trong họ. Trong họ không còn người đàn ông. Vì thế họ nhìn người đàn ông thực hơn, như người đàn ông vốn thế, tuỳ thuộc vào trình độ của họ mà sụ nhìn nhận này sát thực đến đâu.
    Lúc này, nếu họ yêu ai, đây là tình yêu đích thực, không phải tình yêu nhu cầu, hay tình yêu khiếm khuyết.
    Một người càng tham, càng khó yêu. đơn giản họ chỉ tìm cách thoả mãn nhu cầu - dù cho nhu cầu đó là cao thượng hay thấp kém
    Một người chỉ yêu người khác khi họ đã đầy đủ.
    Nhưng trong XH hiện đại, nhu cầu con người là vô cùng tận, bao giò cho đủ. chính vì vậy, khi nó còn đó, tình yêu không tồn tại. Các nhà văn hay nói đến sự biến mất của tình yêu theo nghĩa này.
    Người càng kém phát triển càng dễ yêu.
    Có một bạn bên box ĐH Kinh tế TPHCM đã nhờ tôi tư vấn về vấn đề này trong topic Tại sao 87,5% con gái tốt nghiệp ĐHKT ra trường ế chống. Cũng đã lâu rồi, nhưng bây giờ mới có thể nói được, vì nó khó quá. Mà topic ấy đã mất rồi. Đành viết ra đây, hy vọng sẽ đọc được.
    Câu trả lời là:
    Các bạn đang tìm tình yêu nhu cầu, nhưng nhu cầu các bạn cao quá
    Các bạn tìm tình yêu khiếm khuyết, nhưng cái khuyết ở các bạn ít quá.
    Hoặc là tình yêu đích thực, nhưng những người đàn ông để các bạn có thể yêu ít quá ...
    Bài viết của @dumb
    Được Candy_ sửa chữa / chuyển vào 17:29 ngày 22/05/2005
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Giờ thì tôi nghĩ tình yêu rất nhiều khi chỉ là sự tưởng tuợng tâm lý. Người ta có thể nói là không thể sống nếu thiếu tình yêu, nhưng biết bao cô gái lấy chồng Đài loan chỉ để có cuộc sống đỡ vất vả, bao người vẽ nên những viễn cảnh về tình yêu, cuối cùng chậc lưỡi nhắm mắt cho qua, ký vào bản hợp đồng cam kết đầy toan tính và thực dụng.
    Vậy mà tuổi thơ của tôi bị ám ảnh về tình yêu và ********. Những tượng đài, mẫu hình bất tử của tình yêu là động lực của tôi. Nhưng cái tôi che đậy nhiều nhất cũng là những tình cảm thực của mình. Tôi không nói tôi thích, tôi yêu mà chỉ quen nói tôi ghét, tôi khó chịu.
    Và tâm hồn tôi thì tràn ngập tình yêu: Những con đường đến trường là nơi tôi nuôi những giấc mộng tình yêu thời học trò. Những sân trường cô đơn trong vạt nắng chiều chắc hẳn còn thẫm lại sự tủi thân của tôi. Tủi thân và mặc cảm.
    Chính vì vậy mà tôi phóng đại tình yêu, coi nó là tôn giáo, là cứu cánh trong những ngày tháng cô độc.
    Rồi cũng qua hết, đời cuốn trôi mãi, tha thứ cho mùa thu bé dại, ngoài trời đến muộn, loài hoa lỗi hẹn, chết trong vườn khuya.
    (Những mùa hoa bỏ lại - Việt Anh)
    Vâng, giờ thì sẽ qua hết thật. Ký ức không kìm hãm được tôi nữa, nhưng cũng không cho tôi những giây phút huyễn mình tuyệt vời mà nhờ nó, tôi có thêm nghị lực. Cái này trong tâm lý gọi là tư duy tự toả.
    Nhưng tình yêu vẫn là hiện tượng (chứ không là quá trình hay thuộc tính) tâm lý tuyệt vời nhất của loài người.
    Ai đó cảm thấy bài này không phù hợp thì pm cho tôi nhé. Tôi sẽ xoá.
  5. prokisr205

    prokisr205 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2005
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của greenskirt mà candy trích dẫn tuy hay nhưng là một người đã học qua về tâm lí học, tuy chưa có nhiều kiến thức chuyên sâu nhưng em thấy bài viết dường như được viết dưới góc độ của triết học nhiều hơn là tâm lí học.
    Tâm lí học là cũng là một môn khoa học và nó giải thích các hành vi thái độ của một con người dựa trên hoạt động của não bộ, môi trường phát triển phát triển và thậm chí là di truyền. Theo những gì mà em đọc ở bài của greenskirt thì có nhiều điểm trở nên khó hiểu mà xuất phát từ quan điểm cá nhân hơn là dựa vào một "category" chuẩn mực nào đó để đánh giá vấn đề, điều mà người ta vẫn expect ở một môn khoa học.
  6. dunghahn

    dunghahn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Hai bạn nói về tình yêu theo một logic và rất "biện chứng", theo tôi thì hai bạn đã trở thành Pro rồi đấy, vậy tôi hỏi hai bạn: hai bạn đã xây dựng những tình yêu của mình có đúng theo những quan điểm trên hay không?
    với khả năng hiện tại chắc bạn đã có thể có một vốn tri thức đủ lớn để xây dựng nên tình yêu cho riêng mình, vậy thì thật là đơn giản, và có thể áp dụng tự động hoá được rồi. Nói đùa chút thôi nhé, hai bạn đừng giận.
    Tôi cũng như hai bạn, nhưng tình yêu có thể là cái gì đó nằm trong tầm tay, nghĩa là có đủ khả năng để... lý trí quản lý được tình cảm ngay cả những lúc nhạy cảm nhất.
    Nói thật, đơn giản thì sẽ chẳng thú vị nhưng những điều thú vị nhất trong tình cảm (có lẽ chưa thể gọi là tình yêu) lại là những điều giản dị nhất, nhưng hành động, hành vi đơn giản trong cuộc sống.
    Tôi nghĩ không hẳn ai cũng có tình yêu vị tha bởi tình yêu là phải chiến đấu, đấu tranh, chiếm đoạt bởi lẽ... tình yêu phải nằm trên một thực thể, nếu thực thể đó không phải là của mình thì tình yêu sẽ tan rã.
    Tình yêu phải dẫn đến hôn nhân, đó chính là sự trọn vẹn, là ngôi nhà hiện thực chứ không phải bức tường.
    Nhờ tình cảm mà tôi tiếp tục sống, nhờ tình yêu mà tôi làm việc hăng say, nhờ tình bạn mà tôi tin tưởng vào cuộc sống.
    Tôi vẫn nghĩ để có được cái gọi là tình yêu cuối cùng có lẽ ta phải hoàn thiện mình đã, đúng không hả bạn!

Chia sẻ trang này