1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình yêu dưới góc nhìn Tâm lý học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi nevergu, 17/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nevergu

    nevergu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu dưới góc nhìn Tâm lý học

    Thấy các bạn bàn rất nhiều về tình yêu, nhưng thường là các "mánh khoé" để yêu. Tớ lập ra topic này để mọi người cùng chia sẻ về quan niệm của mình và để hiểu rõ hơn về bản chất của tình yêu.

    Đã có nhiều định nghĩa về tình yêu rồi nhưng đó chỉ là lý thuyết, các bạn chắc ai cũng đã từng yêu. Vậy các bạn thấy tình yêu là gì, nó có cần được nuôi dưỡng hay đã là tình yêu thì nó là duy nhất, trường tồn mãi mãi? Và có những loại tình yêu nào?

    Pls!
  2. honda_333

    honda_333 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Hình như đã có một vài bài viết về cái này thì phải. Nhưng không sao, tớ xin góp đôi chút! mà hình như lại là post lại:
    Xưa nay, có vô số định nghĩa về tình yêu nhưng chưa có một định nghĩa nào được công nhận là hoàn thiện. Người ta định nghĩa tình yêu là gió, là mây, là khói, là lá, là hoa, là sông dài, biển rộng, là núi cao vực thẳm, là mưa cuồng sóng dữ, là đạn nổ bom rơi, là X, là Y, là v v?Do đó, có người nói: ?o yêu đã khó, tìm được một định nghĩa yêu còn khó hơn?.
    Ngay cả trong lĩnh vực khoa học khác nhau cũng có quan niệm tình yêu khác nhau-Một số định nghĩa vui về tình yêu theo các ngành khoa học:
    -Theo y học: Yêu là huyết áp tăng lên, tim đập mạnh, bộ máy hô hấp làm việc dồn dập, nói chung rất nguy hiểm cho người yếu tim.
    -Theo dược học: Tình yêu là một chất kích thích làm cho con người ta sảng khoái vui tươi, nhưng cũng có khi là thữ chất độc làm cho người ta ủ dột, mềm yếu.
    -Theo vật lý học: Tình yêu là hiện tượng hút nhau giữa hai cực điện trái dấu.
    - Theo hoá học: tình yêu là một loại phản ứng phát nhiệt.
    - Dưới con mắt của nhà thơ, nhà văn, chẳng hạn như Xuân Diệu, một nhà thơ tình nổi tiếng
    Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
    Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
    Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
    Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu
    Triết học có một định nghĩa tình yêu như sau: Nói chung, tình yêu theo nghĩa khái quát và trừu tượng nhất, đó là quan hệ (thái độ) giữa con người khi người này xem người kia như là gần gũi thân thiết với bản thân mình và bằng cách này hay cách khác đồng nhất với gnười đó. Cảm thấy có nhu cầu gần gũi liên kết, đồng nhất hứng thú và ước vọng của mình với người kia và cố gắng chiếm hữu lấy nhau.
    Xét ở lĩnh vực tình yêu sẽ chẳng có một định nghĩa nào hoàn thiện. Định nghĩa nào cũng có thể đúng. Đúng theo từng trường hợp của từng cá nhân, trong từng không gian, từng thời gian nhất định. Bởi tình yêu thì muôn mặt, muôn vẻ, muôn màu, muôn hướng?Cũng có thể tình yêu vụt như sao băng, nhưng cũng có tình yêu âm thầm lặng lẽ để biến thành sóng ngầm?
    Nhìn từ góc độ giáo dục: ?otình yêu là mối quan hệ liên nhân cách, là một loại tình cảm đạo đức. Tình cảm ấy là tình cảm tự nhiên xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của con người trên ?oquả đất? [2,8]
    Nhà giáo dục người Nga V.Xukhômdiuxki: ?o Tình yêu là một sự biểu hiện của văn hoá, cần phải học để biết yêu? Tình yêu là sự biểu hiện của một nền văn hoá cao cấp của nhân loại, chỉ cần xem xét một con người yêu đương ra sao, ta có thể kết luận người ấy là người như thế nào. Con người có thể xây dựng những nhà máy điện, những toà lâu đài, những thành phố, có thể tạo ra những con tàu vũ trụ nhưng nếu họ không học để biết yêu một cách nghiêm túc thì vẫn chỉ là con người man rợ?. [5, chương 4]
    Trong các tài liệu tâm lý học có rất nhiều định nghĩa về tình yêu.
    Tâm lý học đại cương và tâm lý học phát triển nhấn mạnh rằng tình yêu là một đặc trưng tâm lý ở lứa tuổi thanh niên.
    Tâm lý học đại cương tập II do Phạm Minh Hạc chủ biên có nói: ?oTình yêu đôi lứa - một vấn đề muôn thủa của loài người. Nó là sự phát triển hợp quy luật của tâm lý con người. Muốn lý giải vấn đề tình yêu phải đặt tình yêu vào trong cuộc sống hiện thực hàng ngày? Tình yêu lứa đôi cần cho con người như không khí, cơm ăn, nước uống. Phải dạy yêu đương cho thanh niên như các môn văn, toán? Dạy trong giờ trên lớp và ngoài lớp??.
    Đặc biệt trong tâm lý học giới tính, tâm lý tình yêu được nghiên cứu theo sự phát triển của xúc cảm giới tính, phát triển từ giai đoạn thiếu niên - nẩy sinh tình bạn khác giới, tuổi thanh niên - tình yêu đôi lứa, tiếp đó là hôn nhân, ở người già?
    Tình yêu là sự thể hiện cao nhất của tình người, là sự gần gũi cao nhất, sự hiểu biết cao nhất, là sự trợ giúp cao nhất của con người với nhau. Đó là sự cuốn hút lẫn nhau, hoà quyện, quyến luyến lẫn nhau cả về thể xác và tâm hồn. Nói cách khác, tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt thể hiện sự cuốn hút lẫn nhau giữa hai giới, cả về mặt tâm hồn lẫn thể xác, thúc đẩy mỗi người vượt ra khỏi cái vỏ cá nhân của mình để hoà nhập với người mình yêu, khiến cho mỗi bên đều trở nên phong phú, tốt đẹp và hoàn thiện hơn nhờ bên kia.
    [5, chương 4]
    Theo từ điển tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên: ?oTình yêu là tình cảm mãnh liệt đắm say và tương đối bền vững được tạo nên do những nhu cầu ẩn dấu sắc thái sinh lý của chủ thể?.
    Tóm lại, quan điểm về tình yêu trong tâm lý học: Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt giữa hai người khác giới, thể hiện sự thống nhất, hài hoà, cuốn hút say mê cả về tâm hồn lẫn xúc cảm.
    Ngày nay, có những tài liệu bàn đến tình yêu trong quan hệ đồng tính luyến ái, nhưng quan điểm trên vẫn là chủ đạo và trở thành chuẩn mực xã hội.
  3. honda_333

    honda_333 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Bản chất của tình yêu
    Khi nói đến bản chất của tình yêu, câu chuyện tình yêu đầu tiên của loài người - mối tình Chàng và Nàng vẫn có giá trị. Theo Kinh thánh, sau khi được Chúa Trời nặn ra, Ađam không chịu nổi kiếp sống buồn bã, thui thủi nơi trần thế hoang vu liền dâng lời ca thán khôn nguôi lên Đức Chúa Trời. Chúa Trời thông cảm, và nhân lúc Chàng ngủ, Ngài đã rút chiếc xương sườn thứ 7 của Chàng để tạo ra người nữ Eva - làm bạn cùng chàng. Ngài phán, từ nay các ngươi sẽ mãi mãi thuộc về nhau, vì các ngươi không phải là HAI mà là MỘT mà ra. Nếu không có nhau các ngươi sẽ trống trải vì sự thiếu hụt phần cơ thể của mình, bởi thế các ngươi luôn tìm kiếm nhau để hiệp nhất lại cơ thể đã bị tách ra của mình. (6, 41-42)
    Ngay từ truyền thuyết Kinh thánh đã khẳng định tình yêu là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người.
    Bản chất của tình yêu là lòng nhân ái
    Có một số nhà nghiên cứu về tình yêu nam nữ thể hiện quan điểm sai lầm. Quan niệm này chỉ hiểu:
    Con người = con vật + văn hoá f tình yêu = ******** + văn hoá chứ chưa thấy được sự khác nhau về chất giữa con người và con người. Và quan niệm sai lầm này không phải chỉ có trên lý luận mà cũng thể hiện trong quan hệ yêu đương của con người. Tình trạng đó làm nghèo nàn và giảm đi rất nhiều vẻ đẹp của tình yêu đích thực, mặc dù chúng ta công nhận có mối quan hệ gắn bó giữa tình yêu với ********.
    Bản chất của tình yêu gắn với bản chất của con người, C. Mác viết: ?o Bản chất của một nhân cách riêng không phải là râu, là máu, không phải là bản tính vật lý trừu tượng của nó mà là tính xã hội của nó?. Và trong bản tính (bản chất) của con người có nhu cầu sâu xa- nhu cầu về người khác- Đó là mong muốn vượt khỏi hàng rào cá nhân mình để đi đến với một người khác, hoà nhập với mọi người, được mọi người công nhận. Mặt khác, muốn mọi người đến với mình, quan tâm đến mình, ghi lại dấu ấn của họ với mình và thu nhận họ?
    Nhà tâm lý học Xô Viết nổi tiếng A.V.Pêtrôski gọi đó là hai mạt của nhu cầu thống nhất- nhu cầu được là một nhân cách, biểu lộ ở chỗ muốn mình được ?ođược đại diện? trong người khác và những người khác ?ocó đại diện? trong bản thân mình.
    V.A. Xukhômlinski đã phân tích rất rõ hai mặt của nhu cầu về người khác, khi con người đã trở thành cá nhân như sau:
    ?oSự phát triển bình thường về đạo đức, sự hài hoà giữa tình yêu, hạnh phúc và lao động (mà sức khoẻ bình thường của con người thực chất phụ thuộc vào sự hài hoà ấy) chỉ có thể có được trong điều kiện em bé tin chắc rằng: mình rất cần, rất cần đối với một người nào đó, mình vô cùng quý báu đối với một người nào đó. Có người nhìn thấy ở mình ý nghĩa cuộc đời họ, nhưng chính mình lại rất quý trọng một người, thiếu người đó mình không sống nổi. Niềm tin ấy có thể không biểu hiện dưới dạng một ý niệm rõ ràng, nhưng nó làm cho cuộc sống của em bé tràn đầy những cảm giác sung sướng?.
    ậ một chỗ khác, ông viết: ?o lòng yêu thương người chính là hạt nhân đạo đức của các bạn. Với lòng yêu người, mỗi chúng ta sẽ khẳng định mình là một con người của dân tộc. Trong lòng yêu người của chúng ta còn có một nguồn gốc tinh thần nữa, đó là nhu cầu của chúng ta về người khác??
    Trong tình yêu của con người mãi mãi cháy lên một ngọn lửa có thể gọi đó là tinh thần sẵn sàng thuộc về người khác, làm một người yêu của người khác. Đó không phải là sự nô lệ mà là một bài ca thực sự về nhân cách. Nguồn gốc tinh thần đó chứa đựng cội rễ của nhân phẩm, của lòng tự hào, của tính độc đáo trong mỗi cá nhân. Con người, không thể trưởng thành một cách thực sự về đạo đức, không thể từng bước đi vào thế giới rộng lớn của đời sống công dân, nếu như con người không biết yêu ngừơi và gắn liền với những nhu cầu vốn có như nhu cầu mới này cũng như nhu cầu giao tiếp, nhu cầu hợp tác?
    Nhưng bây giờ cũng đã có thêm sắc thái mới, ví dụ như cần khẳng định trước xã hội, nhu cầu được tôn trọng?
    Khi những nhu cầu đặc trưng, chỉ có ở con người và liên quan đến tình người nàyđược thoả mãn ít hay nhiều, các cá nhân chẳng những thấy yên tâm, thấy mình có ý nghĩađối với xã hội và xã hội có ý nghĩa đối với mình mà còn được ?okích thích năng lượng sống?, ?otạo ra một sức sản xuất mới?. nói cách khác họ trở nên có giá trị hơn và tự thấy giá trị của mình tăng thêm, tức là cảm thấy mình là một nhân cách trọn vẹn, một con người chân chính, cảm thấy hạnh phúc. Sự thoả mãn này có thể mạnh mẽ sâu xa hơn sự thoả mãn các nhu cầu khác của con người? Dĩ nhiên qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, những giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, thậm chí ở từng cá nhân khác nhau?Nhu cầu này cũng có lúc, cũng có thể bị biến dạng đi nhưng nó là phổ biến cho mọi cá nhân. Theo chúng tôi chính lòng nhân ái, tình người, cùng với những nhu cầu đặc trưng của nó ở giai đoạn lịch sử khi cá nhân hình thành là nhu cầu về người khác, nhu cầu được là nhân cách, mới là gốc rễ chủ yếu, là nền tảng thực sự của tình yêu nam nữ, chứ không phải là nhu cầu ******** và bản năng. (2,39-53)
    Tóm lại, nhu cầu về người khác và cũng là lòng nhân ái của con người là bản chất của tình yêu.
    Chính vì lẽ đó các nhà nghiên cứu đưa ra lý luận: Tình yêu là sự lựa chọn của con tim, không ai bắt được con tim yêu hay không, song có điểu trong cả hai trường hợp: yêu hay không, gần gũi hay chia tay, con người đều phải thể hiện văn hoá nhân ái của mình.
    Tình yêu ngày nay khác xưa nhiều lắm. tình yêu ngày xưa có tình làng nghĩa xóm bảo trợ, có các tôn giáo khép vào tôn ti trật tự?Nhưng tình yêu ngày nay là tự do - sự bảo trợ duy nhất của nó là văn hoá nhân ái. Tình yêu mới đặt căn bản trên quyền tự do lựa chọn của mối người, song như triết gia J.P.Sartre đã nói: ?oCó tự do trọn vẹn, nghĩa là phải chịu trách nhiệm trọn vẹn trước sự lựa chọn của mình?.
    Bởi vậy, tình yêu đôi lứa ngày nay, trái tim mỗi cá nhân không thể tự từ thác được gánh nặng của trách nhiệm lựa chọn: Yêu hay không, chia tay hay tái thiết tình yêu?tình yêu có quyền lựa chọn tất cả, nhưng chắc là trong mọi trường hợp nó không có quyền được chọn: thiếu LÒNG NHÂN ÁI.
  4. honda_333

    honda_333 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Hii, nói thì vậy thôi, chứ tớ chửa yêu nên cũng..chả hỉu ra làm sao cả! Mong các bác chỉ giáo thêm! Biết đâu...sau này áp dụng được mớ lý thuýêt này ra cho thiên tình sử của mình lại hay!
  5. thiendialoi

    thiendialoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Thật hay!!!!!
    Hình như bài 1 honda_333 chỉ đề cập tới tình yêu trai gái. Bào 2 cậu có nói chút đến thứ tình yêu chung. Để dow về nghiên cứu tiếp. Sau đó xẽ đánh giá đúng hơn.
    Được thiendialoi sửa chữa / chuyển vào 20:30 ngày 17/08/2006
  6. nevergu

    nevergu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Những lý thuyết mà Honda đưa ra của các bác các cụ không sai và có thiên hướng đưa nó đến cái lý tưởng. Nhưng một điều mà tôi nhận thấy trong cuộc sống đó là sự đa dạng trong kiểu tình yêu. tình yêu lý tưởng là sự thể hiện của nhu cầu hoàn thiện nhân cách. Nhưng thực tế Có lúc xem phim ảnh hay nghe mọi người kể chuyện thì tôi thấy có những người yêu chỉ vì để thoả mãn một nhu cầu chiếm hữu nào đó của bản thân. Ví dụ như thuở nhỏ, đứa trẻ bị bỏ rơi thì lớn lên nó muốn có một người yêu không chia sẻ, người khác nhìn vào thì có thể coi là sự ích kỷ. Hoặc đứa trẻ khi bé thiếu hụt sự chăm sóc của mẹ hoặc sự chăm sóc của mẹ khi bé không được thoả mãn thì khi lớn có khuynh hướng yêu một người phụ nữ hơn tuổi.
  7. thiendialoi

    thiendialoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Góp ý chút:
    Nếu muốn bàn nghiêm túc về tình yêu có lẽ nevergu nên đưa ra một dàn ý. Mọi người sẽ lấy dàn ý đó làm cơ sở để phát triển ý.
    Chứ kiểu ai cũng nói nhưng lại nói rất nhiều khía cạnh cùng một lúc thì sẽ loạn mất.
    Nếu bác không phiền thì em sẽ góp ý dàn ý đấy cho.
  8. mummmy

    mummmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    lại lý thuyết r, có j thực tế hơn k a
    kể chuyện đời thường chắc dễ hiểu hơn
  9. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy, hầu như chỉ là những lý thuyết chung chung thôi!
    Và tớ cũng rất mong chờ các bạn chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, những trải nghiệm riêng của bản thân, những bài học, và cả những ấn tượng sâu sắc!
  10. mummmy

    mummmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    hihi tớ cũng đang dài cổ chờ, tò mò ghê gớm

Chia sẻ trang này