1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình yêu là gì mà thế giới phải khóc khi mộng mơ vỡ tan tành!

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi vangtrangkhoc68, 20/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vangtrangkhoc68

    vangtrangkhoc68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu thật huyền ảo, tình yêu thật mộng mơ rất gần mà cũng rất xa.
    Mấy ai từng yêu mà chưa đau đớn một lần, mấy ai từng yêu mà chưa từng khóc.
    Mấy ai được sống như mình đã mơ, mấy ai được yêu như mình đã yêu.........
  2. vangtrangkhoc68

    vangtrangkhoc68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Tất cả chúng ta nếm trải niềm sung sướng do nụ hôn mang lại. Không phải ai cũng học được cách hôn, nhưng đứng về góc độ khoa học thì nên phân tích nụ hôn. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nụ hôn và phát hiện ra nhiều điều thú vị.
    1. Cặp nam nữ tại bang New Jersey, Mỹ Louis Almedovar và Rich Langley, đã giữ kỷ lục hôn lâu nhất: 30 giờ, 59 phút và 27 giây, kể từ ngày 5/12/2001.
    2. Một nụ hôn nồng cháy sẽ đốt cháy 6,4 calories mỗi phút.
    3. Trong miệng người ta có tới 278 loại vi khuẩn có hại cho sức khoẻ. Trong suốt quá trình ?omi? nhau, vi khuẩn từ miệng người này truyền sang miệng người khác. Trước tình hình đó, hệ thống miễn dịch trong cơ thể hai người sẽ sản sinh men và kháng sinh thiên nhiên để tự bảo vệ mình. Như vậy cơ thể hai người đều sản sinh những kháng thể chống lại vi khuẩn vì thế mà nụ hôn làm tăng sức đề kháng, có lợi cho sức khoẻ.
    4. Trung bình, phụ nữ Mỹ hôn khoảng 79 người tình trước khi lấy chồng.
    5. Nụ hôn nóng bỏng trên màn ảnh. Theo một cuộc thăm dò dư luận, nụ hôn giữa Clark Gable và Vivien Leigh trong phim Cuốn theo chiều gió là nụ hôn kinh điển nhất.
    6. Nụ hôn đầu tiên tại lễ kết hôn trong nhà thờ ở thời kỳ La Mã được công nhận như một biểu tượng của sự hòa quyện giữa hai tâm hồn. Cả cô dâu và chú rể hôn nhau trước sự chứng kiến của nhiều người như trao hơi thở của cuộc sống cho nhau.
    7. Thuật ngữ ?oNụ hôn kiểu Pháp? (là kiểu hôn không chỉ môi kề môi mà lưỡi của cả hai luôn gắn chặt lấy nhau) một kiểu hôn được mệnh danh là gợi tình nhất.
    8. Chiếc lưỡi của bạn là thứ vũ khí rất lợi hại và một hơi thở thơm tho cũng dễ khiến đối phương thổn thức. Vì vậy, đừng gặm nhấm đôi môi một cách thô bạo và lãnh đạm, hãy để lưỡi làm người dẫn đường.
    9. Theo LHJ, những nhà nhân chủng học cho rằng, 90% các cặp uyên ương vẫn thích được hôn môi. Tuy nhiên, ở một vài nền văn hóa khác nhau, chẳng hạn Eskimo thì người ta sẽ để hai gương mặt chỉ cách nhau một hơi thở, nhẹ nhàng cọ chiếc mũi của bạn vào đầu mũi xinh xắn của nàng. Đó là nụ hôn Eskimo
  3. vangtrangkhoc68

    vangtrangkhoc68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện Tình yêu cảm động, đáng trân trọng.
    Câu chuyện về người sĩ quan tình báo Nguyễn Văn Thương, anh hùng LLVTND bị địch tra tấn cưa chân 6 lần đã trở thành một biểu tượng về ý chí kiên trung, khí phách anh hùng của thế hệ trẻ thời chiến tranh. Phía sau ông còn là hình ảnh của một người phụ nữ "thép" - bà Trần Thị Em (Tư Em), vợ ông. Chúng tôi đến thăm vợ chồng người anh hùng tại nhà riêng ở TP.HCM và vô cùng xúc động về câu chuyện tình bi tráng của họ...
    Hạnh phúc đầu đời và bến sông kỷ niệm
    Trần Thị Em sinh năm 1941 trong một gia đình nông dân nghèo ở huyện Củ Chi, ngoại thành Sài Gòn. Là con thứ tư trong gia đình nên cô được gọi theo cách thân mật là Tư Em. Nhà Tư Em ở gần nơi đóng quân của Sư đoàn 5 quân đội Sài Gòn. Năm 16 tuổi, Tư Em tham gia lực lượng giao liên, hoạt động ngầm trong vùng địch. Năm 1961 cô được kết nạp vào Đảng khi vừa tròn hai mươi tuổi. Tư Em có một chú em con dì, là chiến sĩ quân giải phóng. Chú em đó thường đi công tác với một đồng đội tên là Nguyễn Văn Thương, thường gọi là Hai Thương. Những lần trên đường công tác, Hai Thương thường ghé nhà Tư Em. Duyên trời chẳng hẹn mà nên. Họ yêu nhau và trở thành vợ chồng vào năm 1963.
    Khoảng thời gian bên nhau tận hưởng niềm hạnh phúc ngọt ngào nhanh chóng qua đi. Nguyễn Văn Thương lao vào nhiệm vụ. Anh đi miết. Sống cùng người mẹ già, Tư Em ngày đêm vò võ chờ chồng. Khoảng ba tháng sau ngày cưới, vào một đêm mưa bay lất phất, trời rét căm căm, gà gáy canh ba thì Tư Em nghe tiếng gọi rất khẽ: "Tư ơi! Anh về nè". Tư Em bật dậy. Cô vui sướng đến sửng sốt. Hé tấm cửa cho chồng vào nhà, cô ôm chầm lấy anh. Hai Thương mặc bộ đồ nhà nông, đầu đội nón lá. Pha một chậu nước nóng, lấy khăn lau mặt cho chồng, xong xuôi Tư Em chuẩn bị kê gối để đón nhận vòng tay ấm áp yêu thương của chồng, thì bỗng Hai Thương đứng dậy, ghé mắt qua khe cửa nhìn về đằng đông rồi nói khẽ:
    - Anh phải qua sông trước lúc trời sáng. Nhiệm vụ đang khẩn cấp.
    Bao đêm ròng chong mắt chờ chồng, vậy mà... nhưng khoảnh khắc ấy nhanh chóng tan biến. Cô nhìn sâu vào mắt chồng, nói gọn:
    - Em sẽ đưa anh ra bến sông.
    Hai người băng vào màn đêm. Họ cắt rạch, lội bưng, băng đồng hướng lòng sông Sài Gòn thẳng tiến. Quãng đường từ nhà ra bến sông dài hơn 5 km. Ra đến bến sông thì chẳng may, con đò chở khách lại nằm ở phía bờ bên kia. Không thể cất tiếng gọi đò vì sợ bị lộ, Hai Thương quyết định vượt sông. Anh lật ngửa chiếc nón lá lên, cởi quần áo đặt xuống dưới, để khẩu súng ngắn và tài liệu lên trên rồi xuống tấn, đi mấy đường quyền cho nóng người và bước xuống sông. Một tay đỡ chiếc nón lá, một tay bơi, Hai Thương vượt tuyến sông rộng hơn 400 thước trong cái rét căm căm.
    Từ hôm đó Hai Thương đi không thấy về. Mãi đến một lần đầu năm 1966, Hai Thương mới có cơ hội ghé về thăm vợ vào lúc nửa đêm. Và trong giây phút hạnh phúc hiếm hoi nhưng đầy nguy hiểm ấy, một niềm hạnh phúc mới đã ươm mầm. Chín tháng sau, ngày 20.12.1966, cháu bé Nguyễn Thanh Liêm, con trai đầu lòng của hai người chào đời.
    Cơn bĩ cực hai mươi năm và nước mắt ngày hạnh ngộ
    Cái tin cô Tư Em xinh đẹp bỗng nhiên sinh con nhanh chóng lan ra khắp vùng. Người ta xì xầm bàn tán về cô đủ thứ chuyện. Người thì đoán già đoán non bố đứa bé là một "*********". Người thì bảo, cô Tư xinh đẹp, nết na, con gái nhà lành thế mà lại chửa hoang. Thậm chí ngay trong những đồng đội giao liên của cô cũng có những người nhìn cô bằng ánh mắt khác. Sự kiện này khiến bọn mật thám đặc biệt quan tâm. Khi cháu bé còn đỏ hỏn nằm trong nôi, cô đã bị cảnh sát ngụy gọi lên. Viên sĩ quan đồn trưởng nhỏ nhẹ:
    - Cô Tư à! Theo quy định cô phải làm giấy khai sanh cho đứa bé. Cô Tư chưa có chồng mà lại sanh con. Vậy chớ ba của đứa bé là ai vậy cô Tư?
    Tư Em ôm mặt khóc hu hu:
    - Tui ngây thơ khờ dại nên bị người ta lừa. Trong một lần đi buôn vải (thời điểm đó Tư Em làm nghề thợ may) tui gặp một thằng chả đẹp trai. Nó nói nó thương tui. Ai ngờ... xong rồi thì nó cao chạy xa bay. Trời ơi! Có ai khổ như tui không? Bị tiếng là con gái chửa hoang, tui chẳng thiết sống nữa. Các ông mà giúp tui tìm ra thằng chả lưu manh đó, tui xin đội ơn các ông.
    Viên sĩ quan ra bộ mềm mỏng, động viên cô. Hắn càng dỗ dành, cô càng khóc tợn và luôn miệng kêu muốn chết. Viên đồn trưởng nhìn cô lắc đầu:
    - Thôi, cô Tư về đi - Rồi gằn giọng: Chừng nào cần tụi tui sẽ gọi!
    Tư Em biết bọn chúng chưa tin cô. Chắc chắn chúng sẽ áp dụng những thủ đoạn khác. Quả nhiên sau đó, đám sĩ quan và bọn lính thường xuyên qua lại nhà Tư Em. Chúng bế đứa bé đi chơi khắp xóm. Mục đích của địch là thông qua người dân trong khu vực, xác định xem gương mặt của đứa bé này giống ai, từ đó sẽ truy tìm tung tích cha của nó. Mọi di động của Tư Em cũng được đặt trong tầm theo dõi, kiểm soát gắt gao. Sau một thời gian dài liên tục áp dụng tất cả các biện pháp, thủ đoạn điều tra, cuối cùng bọn chúng đã phải ghi vào hồ sơ dòng kết luận: "Cô Trần Thị Em (Tư Em) là gái chửa hoang, bị lừa tình trong lúc đi làm ăn. Không phát hiện dấu hiệu khả nghi nào khác". Tư Em nén nỗi đau cho nước mắt chảy vào trong. Cô tất bật tối ngày đi may thuê kiếm tiền nuôi con. Điểm tựa duy nhất của cô là người mẹ già.
    Sau khi xác định cô Tư Em chỉ là "gái không chồng mà có con", một số sĩ quan và binh lính hám sắc liền tìm cách mua chuộc, ve vãn. Cuộc sống khó khăn, tủi cực không làm cô nhạt phai xuân sắc. Có những viên sĩ quan đã đặt vấn đề cưới cô làm vợ. Tư Em chỉ một câu trả lời:
    - Tui như con chim trúng tên sợ cành cây cong. Nhắc đến đàn ông là tui ớn lắm rồi. Bây giờ tui đã có một đứa con, thế là đủ. Tui không mơ tưởng gì nữa.
    Bà Tư Em thời trẻ

    Để tránh bị quấy rầy, Tư Em vô nội thành Sài Gòn tìm việc làm ở các tiệm may, đồng thời mở rộng địa bàn hoạt động của mạng lưới giao liên. Cuối năm 1969, Tư Em bất ngờ có được thông tin về chồng. Người anh rể của Tư Em có một đứa cháu làm du kích, bị bắt giam ở nhà tù Hố Nai. Khi người mẹ của anh vào thăm thì được anh báo tin: Chú Hai Thương đang bị giam ở đây. Nguồn tin ấy được bí mật báo về cho người mẹ của Tư Em. Sau khi biết tin, Tư Em bàn với mẹ phải tìm cách vô thăm chồng của cô. Kế hoạch vào thăm Hai Thương được vạch ra: Mẹ của Tư Em viết một lá đơn xin xác nhận của chính quyền vào thăm một đứa cháu mồ côi, "không hiểu nó đi đâu mà lại bị bắt vào nhà tù Hố Nai". Cùng đi với bà là con gái Tư Em. Tờ giấy xác nhận ấy đã giúp hai mẹ con lọt qua cánh cửa nhà tù để vào thăm một "đứa cháu" họ xa. Hai mẹ con được bố trí đứng phía ngoài hàng rào kẽm gai chờ đợi. Một phút... hai phút... năm phút... mười lăm phút trôi qua. Và kìa! Phía dãy nhà tù khoảng cách hơn 50 mét, hai tên cai tù đang khiêng một người đàn ông nhỏ thó gầy còm, hai chân đã bị cụt đến sát bẹn. Họ có bị nhầm không? Tư Em nhắm mắt nuôi một chút hy vọng mong manh rằng, họ đã nhầm... Và cô chỉ kịp nhét nắm tay vào mồm để không bật ra tiếng hét "Anh Thương ơi!" rồi đổ sầm người xuống bất tỉnh. Nhận ra ánh mắt soi mói của những tên gác ngục, bà mẹ vừa đỡ Tư Em vừa nhìn Hai Thương nói lớn:
    - Dì đây con ơi! Sao con ra nông nỗi này? Đôi chân của con đâu rồi. Dì đưa em vào thăm con, nó nhìn thấy con như vầy, nó thương quá xỉu luôn rồi nè...
    Phía trong hàng rào sắt, Hai Thương cũng bàng hoàng sửng sốt. Tuy nhiên với bản lĩnh và sự nhạy bén của một sĩ quan tình báo, anh biết mình phải làm gì trong hoàn cảnh này. Viên sĩ quan cai tù cúi xuống nhìn anh, hỏi:
    - Họ là thế nào với anh vậy?
    Hai Thương bình thản:
    - Một bà dì họ xa và đứa con gái của bả. Tui không có ai thân thích, chẳng biết vì sao bả biết mà đến thăm...
    Rời nhà tù Hố Nai trở về, Tư Em gạt hết nước mắt, tự động viên mình: Anh Thương còn sống, đó là một niềm hạnh phúc lớn lao. Cô dần hiểu ra rằng, chồng cô đang nắm giữ những bí mật quan trọng của cách mạng. Trận chiến nào cũng phải có mất mát hy sinh. Càng những lúc khó khăn, gian nguy, thử thách, càng phải vững niềm tin.
    Năm 1973, thực hiện hiệp định trao trả tù binh, Hai Thương được chuyển về Lộc Ninh. Đơn vị của anh về tận nhà báo tin cho Tư Em và đón hai mẹ con cô lên Lộc Ninh thăm chồng, thăm cha. Ngày hạnh ngộ, hạnh phúc chan đầy nước mắt. Sau khi biết rõ ngọn ngành câu chuyện, đồng đội, người thân không ai bảo ai, òa lên khóc. Người ta gọi tình yêu của hai người là một thiên tình sử đầy bi tráng.
    Sau một thời gian ở Lộc Ninh, Hai Thương được chuyển ra Bắc an dưỡng. Tư Em có được gần một tuần lễ hạnh phúc bên chồng rồi lại phải chia tay.
    Sau ngày đất nước thống nhất, đầu năm 1976, Tư Em làm đơn xin được đón chồng về nhà chăm sóc. Hai Thương từ biệt mảnh đất Thuận Thành, Hà Bắc và những đồng đội thương binh, ngược tàu vào Nam sum vầy mái ấm gia đình. Hai năm sau, bà Tư Em sinh thêm cho ông một người con gái. Cùng thời điểm đó, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng LLVTND.
    Bàn tay ấm áp và tình yêu thương của bà đã tiếp thêm cho ông sức mạnh để chống chọi với những cơn đau đớn thể xác từ những vết thương trên khắp mình mẩy.
  4. vangtrangkhoc68

    vangtrangkhoc68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Lời hẹn ước - Câu chuyện về tình yêu cảm động!
    Vào một buổi chiều đẹp trời chan hòa gió và nắng, chàng trai và cô gái đã vô tình gặp nhau khi đang cùng đi dạo trên hành lang ở một bệnh viện. Ngay từ giây phút đầu tiên ánh mắt họ chạm nhau, hai trái tim non trẻ bỗng chốc đập loạn nhịp, tiếng sét ái tình đến với họ trong một hoàn cảnh thật trớ trêu.

    Cả hai cùng đang lâm bệnh nặng không có cách nào cứu chữa được. Họ đọc trong mắt nhau cả một sự tuyệt vọng vô bờ bến. Có lẽ vì cùng trong một hoàn cảnh nên dù chỉ mới nói chuyện nhưng dường như đã có cảm giác quen thuộc như hai người bạn đã quen từ lâu.
    Và cũng từ đó, những ngày tháng ở trong bệnh viện họ như hai chiếc bóng không xa rời nhau, ngày ngày cùng nắm tay ngắm mặt trời mọc rồi chiều xuống ngắm cảnh hoàng hôn rực rỡ. Hai trái tim đang yêu như được tiếp thêm sức mạnh tràn ngập hạnh phúc và hy vọng, họ không còn cảm thấy bi quan và tuyệt vọng về cuộc sống nữa...
    Cuối cùng cũng đến một ngày chàng trai và cô gái cùng được thông báo rằng bệnh tình của họ đã trở nên rất nguy kịch, không còn khả năng cứu chữa nữa, họ chỉ còn đếm sự sống bằng từng ngày từng giờ. Bệnh viện cũng bất lực trả họ lại về cho gia đình.
    Đêm cuối cùng trong bệnh viện, họ cùng nắm chặt tay nhau không nỡ xa rời, cùng hẹn ước sẽ không bao giờ quên những ngày tháng khó quên ở đây và hẹn sẽ luôn viết thư cho nhau để duy trì liên lạc.
    Đó là cách duy nhất để hai trái tim luôn được xích lại gần nhau và cả hai sẽ tiếp cho nhau thêm nghị lực để cùng chiến đấu với sự sống và cái chết đang gần kề. Họ nhìn vào mắt nhau tràn đầy niềm tin và hy vọng...
    Cứ thế, ngày tháng chậm chạp trôi đi, những lá thư họ gửi cho nhau vẫn không hề vơi cạn. Từng dòng từng chữ đối với họ đáng quý biết chừng nào, họ động viên nhau, gửi đến nhau những lời yêu thương, hy vọng, những dự định của tương lai, những niềm mơ ước. Cả cô gái và chàng trai đều như quên đi nỗi đau đớn bệnh tật đem lại, họ sống trong hạnh phúc, lạc quan và niềm tin vô bờ...
    Nhưng rồi ba tháng sau đó, bệnh tình của cô gái trong phút chốc trở nên nguy kịch, và cô đã lặng lẽ ra đi, trên tay cô nắm chặt lá thư của chàng trai, miệng cô vẫn đọng lại một nụ cười mãn nguyện:
    "... Nếu phải đối diện với vận mệnh, đối diện cái chết, em hãy đừng sợ nhé! Hãy đừng lo lắng, đừng sợ hãi! Bởi vì vẫn còn có anh luôn ở bên em, vẫn còn rất nhiều người thương yêu em ở bên em, sẽ che chở cho em, và cùng em vượt qua những chặng đường khó khăn này. Hãy vững vàng lên! Đừng khóc, dù là địa ngục hay thiên đường, chúng mình sẽ không bao giờ xa rời...".
    Mẹ của cô gái run rẩy cầm lá thư của chàng trai trên tay cô òa khóc. Bà biết cô đã ra đi rất thanh thản. Ngày thứ hai sau hôm cô gái mất, mẹ cô phát hiện thấy trong ngăn kéo bàn học của cô có một tập thư đã dán tem nhưng chưa gửi. Bức thư trên cùng viết: "Gửi cho mẹ".
    Bà run run mở thư, đúng là nét chữ quen thuộc của con gái: "Mẹ thân yêu của con. Có lẽ đến lúc mẹ nhận được lá thư này thì con đã đi rất xa rồi. Nhưng con vẫn còn một tâm nguyện chưa hoàn thành được. Con đã có một lời hẹn ước với một người con trai là con sẽ cùng anh ấy chiến đấu với bệnh tật và cùng nhau vượt qua những ngày tháng cuối cùng này. Nhưng con biết con không thể thực hiện được lời hứa đó. Cho nên sau khi con đi rồi, mẹ hãy thay con tiếp tục gửi những lá thư này cho anh ấy, để anh ấy có thêm nghị lực mà tiếp tục sống, những lá thư này đối với anh ấy rất quan trọng, nó sẽ mang lại niềm tin cho anh ấy. Chỉ cần anh ấy biết con còn khỏe, anh ấy sẽ không từ bỏ con mà ra đi, sẽ còn tiếp tục chiến đấu, tiếp tục sống...".
    Nhìn những dòng di thư cuối cùng của con gái, bà mẹ cô gái đã theo địa chỉ trên lá thư tìm đến nhà chàng trai. Vừa vào đến nhà, đập vào mắt bà là tấm di ảnh của chàng trai đặt trên bàn thờ. Trong phút chốc, bà cứ nhìn tấm ảnh đó đứng bất động tê dại.
    Một lúc sau, một người phụ nữ bước ra, khuôn mặt tiều tụy khắc khổ, vẻ đau đớn vẫn chưa xóa hẳn trong ánh mắt vô hồn của bà, đó là mẹ của chàng trai. Bà cầm ra một tập thư dày đưa cho mẹ của cô gái: "Đây là những bức thư con trai tôi để lại, nó đã mất cách đây một tháng. Nhưng nó vẫn nói với tôi nó còn có một người con gái cùng cảnh ngộ đang đợi thư nó từng ngày, vẫn đang cần nó tiếp thêm nghị lực để tiếp tục sống. Cho nên những ngày tháng qua, mỗi tuần tôi vẫn thay nó gửi một bức thư đi cho cô gái đó...".
    Nói đến đây, mẹ của chàng trai lại nức nở òa khóc. Mẹ cô gái hai mắt cũng ướt sũng từ độ nào, bà nhẹ nhàng tiến lại choàng tay ôm mẹ chàng trai vào lòng, nghẹn ngào nói: "Bà yên tâm, rồi chúng nó sẽ được gặp nhau trên thiên đường như đúng lời hẹn ước...".

  5. lamagun

    lamagun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    VTK !tôi thấy VTK mang bóng dáng của 1Đại Tình Nhân nếu xét trên mặt.lý thuyết.Công nhận nụ hôn trong Cuốn theo chiều gió ác thật.Chính nàng V-L sau này phải công nhận là nàng không thể quên đc tại vì trong nụ hôn đó có...mùi của rượu+thuốc lá&...tỏi.....
    Được lamagun sửa chữa / chuyển vào 21:54 ngày 07/03/2007
    Được lamagun sửa chữa / chuyển vào 21:55 ngày 07/03/2007
  6. mayvamattroi

    mayvamattroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu là gì ư? Là một bờ vai rộng để bạn đủ tin tưởng tựa vào mỗi khi mệt mỏi. Là cái tên bạn cứ lẩm nhẩm trong đầu như một người điên mỗi khi bạn khó khăn hoặc buồn chán. Là đôi mắt luôn dõi theo bạn trên mọi nẻo đường. Là lời..trách cứ mỗi khi bạn làm điều sai...Là giọt nước tuột trôi qua kẽ tay bạn ..về với đời. Là cơn gió bạn đuổi theo hoài không biết mỏi....
  7. vangtrangkhoc68

    vangtrangkhoc68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu là vĩnh cữu, chỉ có người yêu là thay đổi!
  8. vangtrangkhoc68

    vangtrangkhoc68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Mần răng biết được mềnh yêu?
    Mần răng biết được người ta yêu mềnh
    Mần răng biết cách tỏ tềnh
    Mần răng biết được là mềnh đang yêu??
    Mần răng vậy?
  9. vangtrangkhoc68

    vangtrangkhoc68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Vị khách Tình yêu


    - Một người phụ nữ bước ra ngoài và thấy ba ông già đang ngồi trước cổng nhà mình. Thấy không quen nên bà hỏi ?oTôi không nghĩ là tôi quen các ông, nhưng chắc hẳn các ông đang đói. Mời các ông vào nhà ăn chút gì cho ấm bụng?.
    - ?oThế người đàn ông trong gia đình có nhà không?? - Họ hỏi.
    - ?oKhông, chồng tôi không có nhà? - Người phụ nữ trả lời.
    - ?oThế thì chúng tôi không vào nhà được?.
    Vào buổi tối, khi chồng về, người phụ nữ kể mọi chuyện xảy ra ban ngày. Người chồng vội nói: ?oHãy mời họ vào nhà đi, nói rằng anh đang có nhà?. Người phụ nữ lại chạy ra ngoài mời 3 ông già vào nhà.
    Họ nói: ?oChúng tôi không vào nhà cùng nhau đâu?.
    Người phụ nữ thắc mắc: ?oTại sao vậy??.
    Một ông lên tiếng: ?oTên của ông ta là Giàu Sang? - Ông chỉ tay vào một người rồi chỉ sang người khác: ?oCòn ông này tên là Thành Công. Tôi tên là Tình Yêu. Bây giờ bà hãy bàn bạc với chồng xem muốn mời ai trong chúng tôi vào nhà?.
    Người phụ nữ quay vào trong và nói với chồng. Người chồng hân hoan: ?oỒ, tuyệt, hãy mời ngay ông Giàu Sang vào để cho nhà chúng ta được giàu sang?.
    Người vợ không tán thành: ?oMình à, sao chúng ta không mời ông Thành Công??. Đứa con dâu đang nghe lỏm câu chuyện, liền chạy vào tham gia ý kiến: ?oBố mẹ ơi, mời ông Tình Yêu có phải tốt hơn không. Nhà của chúng ta sẽ luôn tràn ngập tình yêu thương?.
    ?oHãy làm theo lời gợi ý của con, bà ra mời ông Tình Yêu vào? - Ông chồng nói với bà vợ.
    Người phụ nữ ra ngoài và hỏi: ?oÔng nào là Tình Yêu ạ? Xin mời ông vào?.
    Ông Tình Yêu đứng dậy và bước vào trong nhà. Hai người kia cũng đứng dậy đi theo. Ngạc nhiên, người phụ nữ hỏi ông Giàu Sang và Thành Công: ?oTôi chỉ mời ông Tình yêu, tại sao hai ông lại vào theo??.
    Họ trả lời: ?oNếu bà mời Giầu Sang hoặc Thành Công, thì hai người còn lại trong chúng tôi sẽ ở ngoài. Nhưng vì bà mời Tình Yêu, bất cứ nơi nào ông ta đi, chúng tôi cũng luôn đi cùng ông ấy. Ở đâu có tình yêu, ở đó có giàu sang và thành công

  10. tuyettamnam

    tuyettamnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2006
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    0
    Đến bây giờ em vẫn chưa biết TY là gì . Bác VTK dạy em yêu với ......... hix hix

Chia sẻ trang này