1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TMĐT (E-Commerce) là gì? Cùng thảo luận và học hỏi.

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi Truong_Thanh_Thao_new, 09/01/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. SV-Stars

    SV-Stars Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    0
    Môn TMĐT này do ai dạy thế, chắc la thầy Phong phải ko.
    ------------------------------------------------
    Học, học nữa, học mãi, hộc máu
    http://www.digitalstormvn.com
    http://www.absolutetemplates.com
  2. bot_kysirong

    bot_kysirong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Nói chung thì các website đều có mục đích cuối cùng là thương mại ( mặc dù không ai nói ra :)
    http://www.thuongmaidientu.com <<< xem chơi đỡ buồn
    webmaster@quatangcuocsong.com
  3. pqh79

    pqh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Singapore: Bí quyết nào để phát triển thanh toán điện tử?



    Phỏng vấn bà Nancy Tan, Giám đốc quản lý Mạng lưới Chuyển giao điện tử Singapore, nhân hội thảo ''Con đường đi tới thương mại điện tử ở Việt Nam'' do Bộ Thương mại đã phối hợp với Công ty Hewlett-Packard Việt Nam tổ chức ngày 8/1/2003 tại Hà Nội.
    Tại Singapore, thương mại điện tử hẳn đang phát triển rất mạnh, thưa bà?
    Hiện nay, Singapore có khoảng trên 1,5 triệu người, tức gần một nửa dân số, dùng Internet. Tuy nhiên, số lượng các giao dịch mua bán thương mại điện tử vẫn chưa nhiều vì người dân vẫn thích đi mua sắm trực tiếp qua các cửa hàng. Mặc dù vậy, các hoạt động thanh toán điện tử lại rất phát triển và tăng trưởng rất nhanh. Những giao dịch cần thanh toán từ xa như thu phí cấp bằng lái xe hay đóng thuế... đều có thể thực hiện qua mạng Internet. Số các thiết bị có chứa phần mềm đọc thẻ thông minh (Smart Card) ngày càng gia tăng. Tại Singapore, bạn có thể trả tiền bằng thẻ thông minh tại các điểm bán hàng, taxi, các trạm thu phí trên đường, trạm xăng...
    Theo thống kê, trị giá các giao dịch thanh toán điện tử lên tới 600 triệu đô-la Singapore ($S) mỗi quý. Tới đây, người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại di động để thực hiện thanh toán. Chính phủ Singapore cũng đang tích cực có những chương trình thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh hơn?
    Còn các dịch vụ Chính phủ điện tử ở Singapore?
    Hầu hết các dịch vụ chính phủ điện tử đều đang được triển khai trực tuyến. Người dân có yêu cầu tất cả các vấn đề liên quan đến dịch vụ hành chính công đều có thể thực hiện qua mạng, không cần phải đến các cơ quan nhà nước để nộp các đơn từ. Các hoạt động thanh toán điện tử phục vụ rất đắc lực cho mô hình Chính phủ điện tử.
    Và Singapore hẳn đã sử dụng chữ ký điện tử trong các giao dịch trực tuyến?
    Vâng, tuy nhiên chữ ký điện tử được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và một số dịch vụ chính phủ điện tử; còn lại thì chưa phổ biến với những người tiêu dùng thông thường. Dù sao, người tiêu dùng và các ngành công nghiệp cũng chấp nhận những rủi ro có thể có của môi trường giao dịch trực tuyến nên không vì thế mà giảm lòng tin vào các quan hệ trên Internet.
    Đâu là bí quyết thành công của Singapore trong phát triển thanh toán điện tử?
    Theo tôi, trước hết đó là sự giới thiệu công nghệ băng rộng vào Singapore. Hiện nay sự phát triển của Internet băng rộng của Singapore chỉ đứng sau Hàn Quốc ở khu vực châu Á. Có được thành công này là nhờ sự đóng góp rất lớn từ các công ty cung cấp dịch vụ truy nhập. Nhiều công ty khuyến khích những người dùng mới bằng cách cho họ sử dụng Internet miễn phí một năm, mức cước phí không cao nhưng cung cấp cho người dùng nhiều giá trị gia tăng kèm theo. Nhờ vậy, số người sử dụng Internet tăng nhanh và tạo thuận lợi cho việc phát triển thanh toán điện tử, cùng các dịch vụ Chính phủ điện tử và thương mại điện tử.
    (Theo nguồn I-today).

    Life is so complicated,
    Getting knowledge it is not enough 4 you
    (^_^)
  4. pqh79

    pqh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Năm 2003, thông qua Pháp lệnh Thương mại điện tử?



    Dự thảo lần thứ tư của Pháp lệnh Thương mại điện tử vừa được hoàn thành. Bộ Thương mại sẽ trình Pháp lệnh này để Chính phủ xem xét trong quý I năm nay, đó là thông báo của ông Nguyễn Hữu Anh, Trưởng Ban Thương mại điện tử, Bộ Thương mại.
    Tại Hội thảo Con đường đi tới thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam diễn ra hôm nay (8/1) tại Hà Nội, ông Hữu Anh cho biết, Pháp lệnh Thương mại điện tử có thể được Quốc hội thông qua cuối năm 2003. Ông Hữu Anh nhấn mạnh, một khung pháp lý đầy đủ là điều kiện rất quan trọng trong việc phát triển TMĐT tại Việt Nam hiện nay. Với Pháp lệnh này, những vấn đề như an toàn và bảo mật thông tin, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thanh toán điện tử... sẽ được điều chỉnh thống nhất.
    Đa số các DN sẽ tham gia TMĐT vào năm 2005?
    Đó là mục tiêu mà Bộ Thương mại đề ra trong dự án phát triển TMĐT tại Việt Nam. Tuy nhiên, như đánh giá của Thứ trưởng Bộ Thương mại Lê Danh Vĩnh, TMĐT đang phát triển một cách tự phát và hoàn toàn chưa đầy đủ. ''TMĐT ở Việt Nam mới chỉ dừng ở việc trao đổi thông tin thương mại qua mạng Internet và một số hình thức mua bán nhỏ lẻ...'', Thứ trưởng nhận xét. Điều kiện quan trọng để đẩy mạnh TMĐT là hệ thống thanh toán điện tử lại đang còn sơ khai. Các ngân hàng hiện mới có những bước đi khiêm tốn đầu tiên trong việc thử nghiệm hệ thống này. Về phía doanh nghiệp (DN), đến 90% số DN tại Việt Nam còn đang ''đứng ngoài cuộc'', chưa chủ động tham gia TMĐT. Vậy trong vòng hai năm tới, con số này có thể giảm xuống bao nhiêu?
    Ông Nguyễn Hữu Anh cho rằng, tối thiểu 30% dân cư một quốc gia dùng Internet thì TMĐT mới có thể cất cánh. Tuy nhiên, tổng số thuê bao Internet tại Việt Nam mới khoảng 250.000 thuê bao (như vậy, số người được tiếp cận Internet chỉ trên dưới 1 triệu người).
    Đi tới TMĐT - con đường dài và khó khăn
    Hình ảnh này đã được ông Barney Yiu, chuyên gia Singapore, sử dụng để mô tả thực tiễn TMĐT ở Việt Nam. ''TMĐT không phải là khái niệm tĩnh, nó liên tục được mở rộng theo thời gian. Do đó, các bạn không thể đứng ngoài nếu không muốn tụt hậu''. Ông Barney Yiu cho biết, TMĐT đang làm lợi cho vô số DN ở Singapore, Hongkong, Australia... TMĐT không những giảm thiểu khá nhiều thời gian cho mỗi cuộc giao dịch mà còn hạn chế những rủi ro, tăng khả năng lựa chọn cho DN...
    Để đẩy mạnh TMĐT, ông Barney Yiu khẳng định, Việt Nam không thể chỉ dựa vào sức mình mà cần tận dụng hiệu quả của hợp tác quốc tế. Đây cũng là điều mà Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh nhấn mạnh, đặc biệt là hợp tác trong khuôn khổ chương trình E-ASEAN của khu vực Đông Nam Á.


    (Nguồn tin I-today)


    Life is so complicated,
    Getting knowledge it is not enough 4 you
    (^_^)
  5. SV-Stars

    SV-Stars Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    0
    Một năm web chỉ tính có 3 tháng thôi, nếu Vn ko đẩy mạnh thì sẽ sớm tụt hậu so với các nước trng khu vực chứ đừng nói là thế giới.
    ------------------------------------------------
    Học, học nữa, học mãi, hộc máu
    Marketing Manager of Digital Storm Group & AbsoluteTemplates.com
    http://www.digitalstormvn.com
    http://www.absolutetemplates.com

Chia sẻ trang này